Khả năng chịu đựng của cơ thể
con người cơ bản dựa vào nguyên tắc “3
số 3”, nghĩa là con người có thể tồn tại được nhờ 3 yếu tố cơ bản: không khí,
nước, thức ăn. Thiếu không khí 3 phút, thiếu nước 3 ngày và thiếu ăn 3 tuần sẽ
không thể tồn tại được.
1. Con người có thể ngủ được
bao lâu?
Nghiên cứu do các chuyên gia
ở ĐH Chicago Mỹ (UOC) thực hiện cho thấy, các phi công là nhóm người có sức
khỏe cực kỳ tốt nhưng cũng chỉ thức được 3 - 4 đêm, nếu không được ngủ họ sẽ
gặp phải tai nạn. Thậm chí chỉ cần thiếu ngủ một đêm thì khả năng lái xe của
con người cũng giống như một người say rượu. Một người đạt kỷ lục thức tới 264
giờ (11 ngày) đó là cậu bé 17 tuổi người Mỹ tên là Randy Gardner lập năm 1965
và đến nay vẫn chưa bị phá. Tháng 6/2012, một thanh niên người Trung Quốc 26
tuổi đã bị tử vong sau 11 ngày không ngủ vì thức liên tục kèm theo uống rượu và
hút thuốc, cố gắng theo dõi tất cả các trận đấu của giải vô địch bóng đá châu
Âu. Năm 1999, các chuyên gia ở UOC đã nghiên cứu trên chuột, bắt những con
chuột này không ngủ. Kết quả sau 2 tuần bị đày đọa, những con chuột này mắc
chứng rối loạn chuyển hóa (Hypermetabolism) và do quá căng thẳng, hoạt động với
tần suất cao mà chúng tiêu thụ cạn kiệt calo có trong cơ thể và dẫn đến tử
vong. Đây cũng là hội chứng thường gặp ở nhóm người mất ngủ, thủ phạm gây ra
những căn bệnh nan y trong đó có bệnh đái tháo đường và tim mạch.

2. Khả năng phơi nhiễm phóng
xạ
Mọi người đều biết mối nguy
hiểm rất tiềm ẩn của việc phơi nhiễm phóng xạ nó làm đột biến ADN, thay đổi mã
di truyền và dẫn đến nhiều căn bệnh nan y, đặc biệt là làm cho các tế bào ung
thư phát triển. Theo các chuyên gia ở Viện Bách khoa Rensselaer Mỹ (RPI), phơi
nhiễm phóng xạ từ 5 - 6 sieverts (SV) trong thời gian vài phút sẽ có rất nhiều
tế bào của cơ thể sẽ bị lỗi dẫn đến ung thư. Thời gian tiếp xúc phơi nhiễm càng
dài thì mối nguy hiểm càng lớn. Tuy nhiên, bệnh không thể phát ra tức thì mà cơ
thể con người có thể điều chỉnh, nhưng vượt quá ngưỡng cho phép, dài kỳ thì mối nguy hiểm gây tử vong là điều
khó tránh.
Để so sánh, sự cố xảy ra tại
nhà máy điện nguyên tử Fukushima ở Nhật Bản hồi tháng 3/2011, cơ thể những
người công nhân ở đây hấp thụ 0,4 đến 1 SV mức phóng xạ/giờ, mặc dù hiện tại họ
vẫn khỏe nhưng rủi ro bị ung thư của nhóm người này là rất cao. Nguồn phóng xạ
rất đa dạng, ví dụ như có trong không khí, do những vụ va chạm nổ thiên thạch,
có trong nguồn đất, nhất là uranium có trong lòng đất, các tia bức xạ, từ các
thiết bị y tế trong các ngành công nghiệp (thường ở mức 0,025%).
3. Khả năng chịu phụ tải gia
tốc
Cấu trúc lồng ngực của con
người gồm có các rẻ xương sườn, đây chính là bộ khung để bảo vệ tim, phổi và
các bộ phận bên trong không bị tổn thương khi va đập, cũng như gia tốc do môi
trường xung quanh tác động. Các chuyên gia ở Cơ quan nghiên cứu hàng không vũ
trụ Mỹ (NASA) đã tiến hành nhiều nghiên cứu nhằm xác định khả năng chịu phụ tải
gia tốc của cơ thể, tìm ra những nguyên tắc cơ bản khi chế tạo các loại máy
bay, phi thuyền không gian. Theo nghiên cứu mới nhất công bố trên tạp chí Khoa
học phổ thông của Mỹ thì gia tốc ngang đã tạo ra những tác động đối xứng về
lực. Mức gia tốc ngang khoảng 14G (1G là trọng lực thông thường khi con người
tồn tại trên mặt đất, còn ở mức 14G có nghĩa tương đương lực hút của một hành
tinh có khối lượng gấp 14 lần trái đất) có thể làm rách hoặc chuyển dịch các bộ
phận trong cơ thể. Trong khi lực ngang rất mạnh thì lực dọc lại dễ chịu hơn,
tuy nhiên gia tốc dọc ở mức 4 - 8G có thể hạ gục con người.
4. Sức chịu đựng của con
người trước biến đổi của môi trường
Thực tế, mỗi người có khả
năng chịu đựng khác nhau trước những tác động của môi trường như nhiệt độ, áp
suất hay lượng oxy có trong không khí. Sự thích nghi của cơ thể con người phụ
thuộc rất nhiều vào tần suất tăng giảm của các yếu tố môi trường. Về cơ bản, cơ
thể con người có thể chịu đựng được mức thân nhiệt cao trong vòng 10 phút khi
nhiệt độ nóng lên tới 600C trong điều kiện ẩm ướt. Chết vì lạnh khó xác định
hơn và thường xảy ra khi thân nhiệt tụt xuống dưới mức 210C, tuy nhiên điều này
còn phụ thuộc vào khả năng dẻo dai của từng cơ thể.
Theo một nghiên cứu do NASA
thực hiện năm 1958 cho thấy, con người có thể sống được trong điều kiện nhiệt
độ môi trường dao động từ 4 - 350C, nhưng ở mức 350C độ ẩm phải không quá 50%,
vì hơi nước trong không khí thấp sẽ giúp cho việc bài tiết mồ hôi dễ dàng hơn
và như vậy sẽ làm mát cơ thể một cách
thuận lợi hơn. Nếu áp suất khí quyển, không khí không có đủ dễ làm cho con
người ta ngạt thở, trong điều kiện bình thường, không khí có chứa chứa 21% oxy.
Con người có thể chết khi nồng độ oxy nói trên tụt xuống mức 11%, ngược lại nếu
có quá nhiều oxy sẽ gây viêm nhiễm phổi trong vòng vài ngày.
Về áp lực không khí, nếu áp
suất không khí giảm xuống dưới 57% so với danh nghĩa, tương đương khi gặp ở độ
cao 4.572m. Những người leo núi khi lên cao hơn cơ thể họ dần dần thích nghi
với sự thay đổi khí hậu thiếu oxy nên ít có sự cố xảy ra, nhưng tuyệt nhiên
không ai sống sót ở độ cao 7.925m nếu không có bình dưỡng khí và ở độ cao trên
8.000m thì sự sống lúc này lại quay về thời tiền sử, có nghĩa là không có sự
sống.
DUY HÙNG (Theo HP)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét