Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Tư, 30 tháng 7, 2014

Linh hồn: Kiến giải xưa và nay

Từ xưa đến nay có nhiều nhà khoa học, triết học không phân biệt trường phái duy tâm hay duy vật kể cả nhà y học dấn thân vào nghiên cứu về chủ đề: “Linh hồn là gì, có hay không sự tồn tại của linh hồn?”. Chúng ta thử đọc, suy ngẫm xem người xưa và các nhà khoa học nay lý giải thế nào về điều bí ẩn, nhạy cảm này.
Kiến giải xưa và nay 1
 Linh hồn là một khái niệm vô hình.
Phải chăng lúc chết não là lúc linh hồn bừng sáng?
Đánh giá độ hôn mê từ sâu đến tỉnh táo bằng chỉ số lưỡng phổ BIS, có giá trị 0 -100. Năm 2009, tại Mỹ, TS. Lakhmir S Chawla (ĐH George Washington) nghiên cứu trên 7 người; Davis Auyuong (Trung tâm y khoa Virgnia Masan) nghiên cứu trên 3 người đều thu được kết quả tương tự: Khi còn các phương pháp trợ sinh, người bệnh còn sống, BIS ở mức 40 hay hơn. Khi ngừng các phương pháp này, người bệnh ở “trạng thái chết tim”, BIS xuống dưới 20. Nhưng sau đó tất cả các người  bệnh  ở “trạng thái chết tim” ấy, BIS lại đột ngột tăng lên 60 - 80 - 90 trong 1 - 20 phút rồi đột ngột giảm xuống 0. Một số nhà khoa học giải thích BIS tăng lên là do thừa kali ở ngoại bào hay do thừa canxi do tế bào thần kinh chết, song  không thuyết phục. Tại sao khi não không có máu, ôxy nuôi dưỡng, các chuyển hóa không còn, người bệnh rơi vào “trạng thái chết não” mà hoạt động điện não lại bùng phát, BIS tăng cao? Phải chăng lúc chết não là lúc linh hồn bừng sáng?
Linh hồn nằm ở ngoài bộ não?
GS. Burce Greyson, Trưởng khoa Nghiên cứu tri giác (ĐH Virginia Mỹ) cho biết, có “sự trải nghiệm cận tử” xảy ra trong “trạng thái chết tim”. Lúc đó, họ có thể mô tả chính xác hoạt động xung quanh, trong khi ở trạng thái ấy, điện não đồ và các bằng chứng y khoa khác lại cho thấy não không còn dấu hiệu hoạt động. Chuyên gia về “trải nghiệm cận tử” Pim Van Lommel (Hà Lan) cũng cho rằng, ở trạng thái cận tử, người bệnh không những có ý thức mà ý thức còn mở rộng hơn, có thể suy nghĩ hết sức rõ ràng, hồi tưởng hết sức chi tiết thời thơ ấu; cảm thấy có sự liên kết  chặt chẽ với mọi người, mọi vật xung quanh, trong khi ở trạng thái cận tử, não không còn hoạt động...”. Phải chăng lúc đó linh hồn ở bên ngoài bộ não?
Phải chăng người chết và người sống có thể  giao lưu?
Ngay từ cuối thế kỷ 19 Camille Flammarion (Pháp) bỏ ra 60 năm thu thập, kiểm chứng, phân tích 4.800 bức thư trên thế giới về linh hồn, từ đó đưa ra kết luận: “Người chết thì linh hồn vẫn tồn tại dưới dạng “vô hình” mà người sống không nhận ra được và phát ra những sóng nhẹ có tần số riêng. Khi  tiếp cận với người sống có sóng cùng tần số ấy thì linh hồn nhập vào người sống. Lúc đó, người sống cảm nhận được linh hồn và linh hồn trở thành “hữu hình”. Từ thế kỷ 20 người ta dùng máy ảnh đặc biệt, chụp được vầng hào quang nhiều màu tỏa sáng quanh cơ thể sống, song vẫn chưa biết rõ chúng chứa đựng những thông tin gì, còn có năng lượng vô hình nào không?. Chúng không phải sinh ra từ thân xác mà chỉ là tồn tại cùng thân xác. Khi chết, thân xác không còn thì vầng hào quang tách ra khỏi thân xác, tồn tại, hoạt động, chuyển hóa và khi có điều kiện tương thích thì tác động đến người sống. Vầng hào quang ấy chính là linh hồn. Phải chăng nhờ linh hồn (vô hình) mà người chết có thể giao lưu với người sống (hữu hình)? Khi giao lưu với người sống,  linh hồn cũng chuyển thành dạng “hữu hình”? 
Khoa học nói gì về ý thức, linh hồn?
Quan niệm truyền thống cho rằng: Ý thức hình thành từ hoạt động của hàng tỷ neuron thần kinh. Song theo GS. AStuart Hamerooff (ĐH Ariona Mỹ) và GS. Roger Penrose (ĐH Oxpord Anh) thì ý thức còn là sản phẩm của các tính toán hay “quá trình lượng tử” diễn ra ở vi ống, một dạng cấu trúc siêu nhỏ của tế bào não. Cũng theo quan niệm truyền thống, các máy tính lượng tử chỉ hoạt động trong môi trường lạnh chứ không thể ở nhiệt độ cao như não. Song, các nghiên cứu 5 năm trở lại đây lại cho thấy cơ học lượng tử tham gia khá nhiều quá trình sinh học mà không cần nhiệt độ lạnh, ví dụ sự quang hợp. Nghiên cứu của Anirban Bandyopadhyay (Vịên khoa học Vật liệu Quốc gia Nhật Bản) cho biết, khả năng các “bit” thông tin lượng tử có thể gắn kết trong môi trường nhiệt độ cao của các vi ống đơn lẻ ở tế bào là nhờ vào năng lượng sinh học.
Theo đó, khi quá trình cung cấp máu ôxy ngừng lại, hết năng lượng sinh học thì sự gắn kết các “bit” thông tin không còn, song thông tin lượng tử được tạo ra từ quá trình lượng tử thì vẫn  tồn tại, phát tán vào vũ trụ. Nếu được cứu sống, thông tin lượng tử sẽ được não tiếp nhận lại; nếu không được cứu sống, thông tin lượng tử, sau đó cũng có thể được não  người khác tiếp nhận khi có điều kiện tương thích. Như vậy, linh hồn thực chất là ý thức tồn tại dưới dạng thông tin lượng tử. Đi xa hơn, các nhà khoa học còn cho rằng nếu linh hồn là dạng thông tin lượng tử thì nó có khởi nguồn từ lúc hình thành vũ trụ, từ vụ nổ Big Bang.
Mấy điều suy ngẫm
Xưa và nay kiến giải về bản chất linh hồn có chỗ khác nhau, nhưng chưa có kiến giải nào đi đến chỗ phủ nhận sự tồn tại của linh hồn. Việc thừa nhận có hay không có linh hồn cũng không phải là ranh giới để phân biệt phái duy tâm hay duy vật. Dù thế nào, thì lời khuyên sống thiện cho linh hồn siêu thoát thanh thản, làm phúc cho con cháu mai sau vẫn là lời khuyên hữu ích cho mọi phái.
Hà Thủy Phước (Theo Hufinggton Post, Fortean Times, Discover, Popular Mechanics)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét