Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Tư, 31 tháng 12, 2014

7 nguyên tắc bảo vệ sức khỏe cho năm mới

Hãy chào đón năm mới bằng một kế hoạch chiến lược để sống khỏe mạnh. Những nguyên tắc bảo vệ sức khỏe sẽ giúp bạn giữ vóc dáng, luôn xinh đẹp và năng động.

Thoa kem chống nắng mỗi ngày
Không ai có khả năng chống nắng. Đa số các trường hợp ung thư da phát triển sau tuổi 50, mặc dù bạn bắt đầu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời từ khi còn rất trẻ. Ánh nắng mặt trời cũng có thể khiến da bạn hình thành các đốm nâu, và có thể gây lão hóa sớm. 
Chúng ta cần bảo vệ da khỏi ánh nắng mỗi ngày trong suốt cả năm, ngay cả trong mùa đông, do đó hãy chắc chắn rằng bạn dùng kem chống nắng để tránh việc hình thành các nếp nhăn.
Lên kế hoạch bảo vệ sức khỏe cho năm mới để giúp bạn luôn năng điộng và xinh tươi.
Lên kế hoạch bảo vệ sức khỏe cho năm mới để giúp bạn luôn năng điộng và xinh tươi.

Kiểm soát khẩu phần ăn
Nếu bạn muốn kiểm soát cân nặng của bạn, bạn cần phải kiểm soát khẩu phần ă. Khẩu phần ăn lớn dẫn đến thừa calo và chất béo. Chúng ta có xu hướng sử dụng phần lớn các chất béo và thực phẩm giàu calo trong bữa ăn. Ăn trong bát và đĩa nhỏ là cách hiệu quả để kiểm soát việc bạn ăn quá nhiều. 
Nếu bạn đang ăn uống tại một nhà hàng, bạn có thể chia nhỏ khẩu phần, mang những thức ăn thừa về nhà và dùng món tráng miệng thay cho bữa ăn chính. Khẩu phần cho một người được phục vụ tại nhà hàng có thể dễ dàng dùng đủ cho hai người.
Cố gắng ngủ đủ giấc
Giấc ngủ là rất cần thiết cho sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn. Ngủ đủ giấc và thường xuyên có thể giúp bạn tránh stress và bệnh tim. Nghiên cứu đã chứng minh rằng những người ngủ không đủ giấc thì khả năng nhận thức của họ kém hơn những người ngủ đủ giấc.
Nó cũng có tác động nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất của bạn. Tình trạng thiếu ngủ có liên quan tới việc tăng nguy cơ béo phì và bệnh tiểu đường loại 2.
Khi bạn ngủ, toàn bộ cơ thể và da của bạn được sửa chữa. Làn da của bạn cố gắng để làm mới bản thân bằng cách thay thế các tế bào da cũ với cái mới. Hãy chắc chắn rằng bạn sẽ có được ít nhất tám giờ ngủ mỗi đêm.
Tăng cường vận động
Hầu hết mọi người có xu hướng lười vận động. Hãy thử vận động ít nhất 60 phút mỗi ngày. Tránh ngồi quá lâu. Cố gắng đứng dậy khi có thể, đi cầu thang bộ thay vì sử dụng thang máy, và đi bộ quãng đường ngắn thay vì lái xe. Hãy tận dụng mọi cơ hội có thể giúp bạn vận động.
Giảm tiêu thụ muối
Chế độ ăn uống hiện đại hàm chứa một lượng natri gần gấp đôi giới hạn cho phép. Lượng natri cao không chỉ là nguyên nhân gây ra việc giữ nước mà còn làm tăng huyết áp. Tránh các loại thực phẩm chế biến vì chúng chứa một lượng lớn natri. Tiêu thụ natri thấp có thể làm giảm đáng kể nguy cơ cao huyết áp và bệnh tim.
Bổ sung nhiều chất chống oxy hóa
Các gốc tự do là những phân tử được tạo ra khi cơ thể của bạn chia nhỏ thực phẩm. Sự bức xạ và hút thuốc cũng sản xuất các gốc tự do. Trong một khoảng thời gian, các gốc tự do gây hại cho cơ thể và gây nhiễm trùng, viêm và thậm chí cả ung thư. 
Chất chống oxy hóa trung hòa ảnh hưởng của các gốc tự do và bảo vệ cơ thể của bạn. Bổ sung các loại trái cây và rau quả vào chế độ ăn uống của bạn để nhận được những lợi ích của chất chống oxy hóa.
Tập thể dục để tăng cường sức khỏe mỗi ngày
10 phút tập thể dục mỗi ngày có thể cung cấp cho bạn nhiều năng lượng, giúp cơ bắp và xương của bạn cứng cáp hơn, và có thể thúc đẩy sự trao đổi chất của bạn. Có những bài tập rèn luyện thể lực mà không đòi hỏi thiết bị tập thể dục, vì vậy bạn có thể thử chúng ở nhà.
Theo Phương Vũ - Gia đình Việt Nam

Thuốc ho - Dùng sao cho đúng?

Trên thị trường hiện có nhiều loại thuốc ho. Có thuốc dùng trong ho có đờm, có thuốc dùng trong ho khan. Vậy thuốc ho dextromethorphan dùng trong trường hợp ho nào.

Dextromethorphan là thuốc giảm ho có tác dụng lên trung tâm ho ở hành não, được dùng giảm ho nhất thời do kích thích nhẹ ở phế quản và họng như cảm lạnh thông thường hoặc hít phải các chất kích thích. Dextromethorphan có hiệu quả nhất trong điều trị ho mạn tính, không có đờm. 
Thuốc thường được dùng phối hợp với nhiều chất khác trong điều trị triệu chứng đường hô hấp trên và thuốc không có tác dụng long đờm. Với liều điều trị, tác dụng chống ho của thuốc kéo dài được 5 - 6 giờ. Ðộc tính thấp, nhưng với liều rất cao có thể gây ức chế hệ thần kinh trung ương.
Thuốc ho - Dùng sao cho đúng?Dùng thuốc giảm ho cần theo chỉ định của bác sĩ
Cần lưu ý, ho là một phản ứng của cơ thể nhằm loại bỏ chất nhầy và các chất khác ra khỏi phổi và đường hô hấp. Việc ngăn chặn ho sẽ làm giảm cơ chế bảo vệ quan trọng của phổi, do vậy dùng thuốc giảm ho chưa hẳn là cách tốt nhất với người bệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ. Chỉ nên dùng thuốc giảm ho khi ho gây khó chịu, khiến cho cơ thể mệt mỏi, ho kéo dài trên 1 tuần...
Hiện trên thị trường thuốc có nhiều dạng như viên để nhai, viên nang, siro, dung dịch uống... Thuốc còn có mặt trong nhiều chế phẩm trị ho và cảm lạnh. 
Trong các chế phẩm này dextromethorphan thường được dùng phối hợp với nhiều thuốc khác như: acetaminophen (hạ sốt, giảm đau), pseudoephedrin, clorpheniramin (chống dị ứng), guaifenesin, phenylpropanolamin... 
Do có nhiều loại, nhiều dạng thuốc ho khác nhau dành cho từng đối tượng, mỗi loại có tác dụng và nhược điểm riêng. Vì vậy, dùng loại thuốc ho nào, liều lượng và thời gian dùng bao lâu cần phải theo chỉ định của bác sĩ.
Không dùng thuốc cho trẻ em dưới 2 tuổi, người dị ứng với thuốc hoặc với bất cứ thành phần nào của thuốc, người bệnh đang điều trị các thuốc ức chế monoamin oxydase (MAO) vì có thể gây những phản ứng nặng như sốt cao, chóng mặt, tăng huyết áp, chảy máu não, thậm chí tử vong.
Đối với các trường hợp cần thận trọng khi dùng thuốc này bao gồm: người bệnh bị ho có quá nhiều đờm và ho mạn tính ở người hút thuốc, hen hoặc tràn khí; Người bệnh có nguy cơ hoặc đang bị suy giảm hô hấp; Dùng dextromethorphan có liên quan đến giải phóng histamin và nên thận trọng với trẻ em bị dị ứng; Việc lạm dụng và phụ thuộc vào thuốc dextromethorphan có thể xảy ra (tuy hiếm), đặc biệt do dùng liều cao kéo dài.
Khi sử dụng thuốc một số người bệnh có thể gặp các tác dụng không mong muốn của thuốc như thấy mệt mỏi, chóng mặt, nhịp tim nhanh, buồn nôn, da đỏ bừng...  hoặc thấy buồn ngủ nhẹ, rối loạn tiêu hóa. Do thuốc có thể gây buồn ngủ nên khi dùng thuốc cần tránh dùng cùng các thuốc ức chế thần kinh trung ương và rượu.
Theo DS Nguyễn Thị An - Sức khỏe và Đời sống

Có nên tắm nắng cho trẻ trên đường?

Nhiều người nghĩ việc phơi nắng sẽ giúp trẻ sơ sinh có vitamin D để hấp thu canxi tốt hơn, trẻ cứng cáp hơn và phơi nắng là cách bổ sung vitamin D tự nhiên tốt nhất...

Hai phụ nữ tắm nắng cho trẻ sơ sinh trên đường Trường Sa, Q.Bình Thạnh (TP.HCM) - Ảnh: Hữu Khoa
Những người bà, người mẹ đội nón, che chắn mình kín mít đứng phơi các đứa trẻ đỏ hỏn trên những con đường không có vỉa hè và xe cộ đông đúc khiến tôi băn khoăn liệu có nên tắm nắng cho trẻ trên đường.
Khi một đứa trẻ ra đời, bác sĩ nhi nào cũng yêu cầu gia đình phải cho trẻ tắm nắng, nhưng hình như các bác sĩ không hỏi “có chỗ nào cho trẻ tắm nắng không?”.
Vì thế ở đô thị như TPHCM, Hà Nội, những gia đình sống trong các hẻm nhỏ, hẻm sâu, nhà không có sân thượng - nơi ánh nắng mặt trời không thể chiếu tới - đành lũ lượt mang trẻ sơ sinh ra đường phơi nắng vào giờ cao điểm buổi sáng.
Trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện hệ hô hấp và các cơ quan như thị giác, thính giác... khi sinh ra, bé phải tập thích nghi dần với một môi trường khác hẳn môi trường vô trùng trong bụng mẹ.
Vậy có nên hay không mỗi sáng đưa bé ra đường để tai bé nghe những tiếng ồn ào, trong đó có tiếng còi hơi chát chúa của xe buýt, bé hít thở bầu không khí đặc quánh khói xe, bụi đường cuộn lên khi mỗi bánh xe lăn qua?
Có ai đã thử kiểm tra trong đám bụi đường ấy có bao nhiêu vi khuẩn từ những bãi khạc nhổ vô tội vạ của người đi đường, của chất thải vật nuôi, của chuột, của rác?
Và liệu có những tai nạn từ trên trời rơi xuống bởi các chiếc xe mất lái, chạy ẩu khi người lớn ôm trẻ con phơi nắng ở những con đường không có vỉa hè hay không?
Thân nhân của trẻ sơ sinh luôn đặt niềm tin tuyệt đối nơi bác sĩ. Vì thế có lẽ khi khám cho trẻ và tư vấn cho gia đình, bác sĩ nên hỏi một câu “nhà có chỗ phơi nắng không?”.
Theo tôi, việc tư vấn này sẽ giúp cha mẹ của trẻ có thêm lựa chọn để chăm sóc trẻ tốt hơn và có thể sẽ giảm một nguyên nhân gây bệnh viêm hô hấp cho trẻ...
TS.BS Vũ Tề Đăng (phó trưởng khoa sơ sinh Bệnh viện Từ Dũ TPHCM):
Tắm nắng không đúng cách gây hại cho trẻ
Tắm nắng đúng cách khá quan trọng trong việc giúp trẻ tổng hợp được lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể nhằm phòng tránh bệnh còi xương.
Tuy nhiên, việc tắm nắng không đúng cách không những không có lợi mà nhiều khi còn ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Vậy làm sao để trẻ tắm nắng đúng cách? Ánh nắng để tắm cho trẻ không được quá nóng vì làn da của trẻ rất non yếu, mỏng manh. Nếu tắm nắng cho trẻ dưới ánh nắng quá nóng có thể làm trẻ bị tổn thương làn da hoặc làm tăng quá mức thân nhiệt.
Vì vậy các bậc phụ huynh nên chọn ánh sáng vào đầu ngày lúc mặt trời vừa lên để tắm nắng cho trẻ.
Ở các thành phố nhộn nhịp, đông người, nhà cửa san sát như TPHCM, không phải vị trí nào cũng có thể tắm nắng cho trẻ được.
Vị trí tắm nắng cho trẻ cần có không khí trong lành, không có khói bụi, không có gió lùa quá mạnh. Nếu không đảm bảo những điều kiện này, tốt nhất không nên cố tắm nắng cho trẻ mà có thể bổ sung vitamin D bằng đường uống.
Những nhà cao tầng có sân thượng nên đưa trẻ lên sân thượng tắm để tránh khói bụi, tuy nhiên cũng cần phải chọn nơi ít gió lùa. Nếu trong nhà có cửa hướng đông, ánh sáng chiếu tận vào phòng thì có thể cho trẻ tắm nắng trong phòng để tránh bị gió lùa.
Chú ý khi tắm cho trẻ phải mở cửa kiếng vì kiếng có thể làm giảm tác dụng của việc tắm nắng. Ngoài ra, khi tắm nắng cho trẻ lưu ý không để mắt trẻ nhìn trực tiếp vào ánh nắng mà nên lấy băng bịt mắt cho trẻ vì nếu trẻ vô ý nhìn thẳng vào mặt trời có thể gây tổn hại đến mắt.
Để tắm nắng có hiệu quả, da của trẻ phải tiếp xúc với ánh nắng càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, không cần tắm nắng hết toàn bộ cơ thể trẻ mà chỉ cần tắm nắng ở phần lưng, phần mông và tay chân.  
Thời gian tắm nắng kéo dài khoảng 15 phút mỗi ngày là đủ để cơ thể tự sản sinh lượng vitamin D cần thiết cho trẻ trong việc hấp thụ canxi.
Nếu đang tắm nắng, trẻ có biểu hiện tăng thân nhiệt, đổ mồ hôi nhiều, mặt đỏ, nhịp tim và nhịp thở nhanh hơn thì cần ngưng ngay và cho trẻ vào phòng uống sữa hay nước để tránh việc mất nước quá mức. 
Thùy Dương ghi
BS Nguyễn Trí Đoàn (trưởng khoa nhi phòng khám quốc tế Victoria Healthcare):
Bổ sung vitamin D cho trẻ qua đường uống
Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ và nhiều tổ chức khác trên thế giới không khuyến khích tắm nắng cho trẻ vì chưa có nghiên cứu về mặt lợi của tắm nắng, nhưng đã có những bằng chứng về tác hại của việc cho trẻ tắm nắng như làm bỏng da, nổi sảy, mẩn ngứa và chàm da nếu trẻ có cơ địa da nhạy cảm và nguy cơ gây ung thư da vì da của trẻ rất mỏng và còn non.
Theo khuyến cáo chung của Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ, nếu trẻ uống sữa công thức với lượng từ 700ml trở lên mỗi ngày thì không cần phải bổ sung vitamin D vì lượng vitamin có trong sữa đã đáp ứng đủ.
Nếu trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn hoặc uống ít hơn 400ml sữa công thức mỗi ngày thì cần bổ sung 400 đơn vị vitamin D mỗi ngày qua đường uống. Trẻ có thể bổ sung vitamin D từ lúc hai tuần tuổi, bởi trong những tuần đầu tiên trẻ vẫn còn đầy đủ lượng dưỡng chất đã có từ trong bụng mẹ.
Hồng Nhung ghi

Theo Thiên Tường - Tuổi trẻ

Trẻ giật mình khi ngủ cảnh báo bệnh nguy hiểm gì?

Giật mình cũng có thể là biểu hiện của một loại bất thường về cấu trúc hoặc chức năng của não bộ.

Trẻ gặp ác mộng
Các bé có thể thức dậy giữa đêm, la hét, khóc lóc. Nguyên nhân khiến bé bị giật mình khi ngủ có thể là do bé vừa gặp ác mộng. Cũng có thể chỉ là Hội chứng sợ hãi về đêm vô hại đối với bé.
sức khỏe, chăm sóc sức khỏe, nuôi con, gia đình, làm mẹ, có thể bạn chưa biết
Giật mình cũng có thể là biểu hiện của một loại bất thường về cấu trúc hoặc chức năng của não bộ.

Trẻ thiếu canxi
Bé thiếu canxi, có liên quan đến chứng còi xương. Trường hợp này, bé có thể xuất hiện một số dấu hiệu đi kèm như bé chậm mọc răng, hay ra mồ hôi trộm, rụng tóc hình vành khăn…
Biểu hiện bất thường về chức năng não
Giật mình cũng có thể là biểu hiện của một loại bất thường về cấu trúc hoặc chức năng của não bộ. Phải có thêm nhiều thông tin cũng như các xét nghiệm cần thiết mới có thể chẩn đoán chính xác.
Vì vậy, trẻ bị giật mình khi ngủ có thể là biểu hiện bình thường nhưng cha mẹ không nên chủ quan. Nếu hiện tượng này lặp lại liên tục và trẻ có những biểu hiện lạ, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở uy tín để bác sĩ có lời khuyên tốt nhất.
Cách khắc phục
Khi trẻ sơ sinh thường xuyên giật mình khi ngủ, ngủ không đủ giấc, ngủ chập chờn…sẽ dẫn đến nguy cơ trẻ bị nhiễm khuẩn, phát triển chậm về cân năng và chiều cao. Để hạn chế hiện tượng này, cha mẹ cần lưu ý những điều sau:
Không vỗ lưng trẻ khi trẻ giật mình khi ngủ hay cho bé bú ngay mà nen quan sát một lúc xem bé có ngủ tiếp không. Chỉ khi bé bật khóc hoặc cử động mạnh thì lúc đó cha mẹ mới nên dỗ dành bé cà cho bé bú.
Không quấn bé quá chặt trong chăn để tránh cho bé toát mồ hôi và có thể bị cảm lạnh.
Không để đèn quá sáng khi bé ngủ.
Cho bé chơi sau khi bú mẹ, cho bé nghe nhạc để bé ý thức được đây là khoảng thời gian vui chơi.
Đặt bé xuống giường hoặc nôi khi bé vừa thiu thiu ngủ. Khi đặt xuống thì vị nhai tay bé lại để bé không giật mình, giữ một lúc mới thả ra. Không nên cho bé thường xuyên ngủ trên tay mẹ.
Bổ sung vitamin D và canxi cho bé bằng sữa mẹ và các sản phẩm bổ sung dưỡng chất dành riêng cho trẻ nhỏ vì bệnh còi xương là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng này.
Theo Thanh Lê - Khỏe và Đẹp

Chữa mồ hôi trộm ở trẻ với thực phẩm bổ dưỡng

Theo Mi Trần - Kiến thức

Loét dạ dày vì thuốc trị viêm khớp

Diclofenac là một thuốc tốt để chống viêm khớp. Nhưng nếu có một sai sót nhỏ trong dùng thuốc cũng có thể gây ra những hậu quả khó lường.

dau-khop-0e66c
Quên là lãnh đủ
Bà Nguyễn Thị Phùng, 60 tuổi (Thanh Trì, Hà Nội) bị bệnh thoái hoá khớp gối và háng đã nhiều năm nay. Bà đã đi khám ở nhiều bệnh viện và nhiều phòng khám nhưng bệnh không giảm.
Lần gần đây đi khám, bác sĩ chỉ kê đơn thuốc và liều dùng ngoài ra không dặn thêm bất cứ điều gì. Uống thuốc được hai ngày, bà cảm thấy đau bụng không thể chịu được, miệng nôn ra hết thức ăn. Bà phải nằm nghỉ hoàn toàn. Dạ dày cứ thế bị đau tái diễn nhiều lần vào nhiều ngày sau đó. Cứ ăn vào là đau không chịu được. Chưa hết đau gối, bà phải đã phải bỏ thuốc vì không chịu được thuốc.
Đi khám lại tại Bệnh viện 103 (Hà Đông), bác sĩ đã chẩn đoán cho bà bị loét dạ dày tái phát do dùng thuốc. Nhìn sơ bộ, thấy đơn thuốc cũ của bà có kê đơn diclofenac. Tuy nhiên, đơn thuốc đã không ghi rõ cách sử dụng cũng như những lưu ý, thế là bà đã bị biến chứng.
Sai lầm của bà là đã quên kể thêm bệnh dạ dày của bà cho bác sĩ và sai lầm của bác sĩ cũng quên luôn nhắc bà đến nguy cơ biến chứng trên dạ dày.
Có thể gây thủng dạ dày
Diclofenac giúp giảm đau, giảm sưng khớp hiệu quả; thường được dùng trong điều trị viêm khớp, thấp khớp cấp, thoái hoá khớp, viêm khớp dạng thấp… Nó được sản xuất dưới 3 dạng: viên uống (hàm lượng 50mg), dung dịch để tiêm (hàm lượng 75mg) và thuốc đạn để đặt (hàm lượng 100mg).
Cơ chế tác động của thuốc này là ức chế chế men cyclooxygenase để ngăn chặn sự hình thành chất trung gian hoá học prostaglandin (nguyên nhân chính gây viêm, đau và sưng khớp). Song đáng tiếc là nó lại gây hại trên dạ dày. 
Bởi, khi men cyclooxygenase bị ức chế, chất nhầy bảo vệ ở dạ dày sẽ không được tiết ra đầy đủ. Dạ dày dễ bị acid làm cho viêm loét. Tuy tác hại của nó không ghê gớm như các thuốc khác cùng dòng nhưng hoàn toàn có thể gây ra những biến chứng nguy hại như viêm, loét, chảy máu, thủng dạ dày.
Một khi bị biến chứng không mong muốn do thuốc, nhẹ nhất người bệnh sẽ bị viêm loét dạ dày. Biểu hiện là nóng rát đau bụng sau một vài ngày dùng thuốc. Nóng rát sau xương ức và đau tại vùng bụng ngay dưới mũi ức (vùng thượng vị). Đau liên quan đến ăn uống, cứ ăn vào là đau, đau quặn, kèm theo đó là buồn nôn và nôn.
5 nguyên tắc an toàn
Bạn nên dùng thuốc theo 2 giai đoạn: tấn công và duy trì. Với dạng tiêm bạn chỉ nên dùng trong giai đoạn tấn công, tuyệt đối không được dùng trong giai đoạn duy trì. Còn với giai đoạn duy trì bạn bắt buộc phải dùng dạng thuốc viên.
Thời gian tấn công (nếu có) tuyệt đối không vượt quá 2 ngày. Thời gian duy trì tối đa là 7 ngày.
Khi tiêm, tối đa chỉ 2 ống/ngày (ống 75mg), thông thường chỉ tiêm 1 ống. Không được tiêm hai ống liên tiếp tại một vị trí, nếu không sẽ gây đau nhức cơ.
Trong trường hợp đã dùng quy chuẩn mà bệnh chưa giảm thì bắt buộc phải tái khám và có sự can thiệp của bác sĩ chuyên nghành. Mọi việc dùng thêm thời gian, thêm liều hay thay đổi dạng thuốc dùng thì bắt buộc phải có ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ.
Không bao giờ được phép dùng diclofenac mà không có thuốc bảo vệ dạ dày (như cimetidin) đi cùng.
Nên uống thuốc trong khi ăn hoặc ngay sau khi ăn; Chuyển thuốc nếu đang bị viêm gan.

Theo Như Bình - Sức khỏe gia đình

Dùng thuốc xổ an toàn

Nhầm tưởng tác dụng "tháo cống" của thuốc xổ cũng đồng nghĩa với việc tiêu hóa tốt hơn, nhiều người đã chuốc lấy hậu quả.


Tieu chay8543016112011
Nhập viện thì thuốc xổ
Sau một trận cảm cúm, chị Mai ở Hoàng Mai, Hà Nội bị táo bón do dùng nhiều thuốc kháng sinh, người gầy yếu lại không đại tiện được cứ mỗi lần ngửi thấy mùi thức ăn là chị buồn nôn cứ như người ốm nghén. 
Chị nghe mấy người hàng xóm gần nhà "cứu cánh" bằng việc mua thuốc xổ về đặt là có thể giải quyết được nên chị làm theo. Kết quả là chị được một phen hết hồn vì "Tào Tháo đuổi" liên tục mấy ngày, phải nhập việm vì bị mất nước quá nhiều.
BS Vũ Đức Chung, Trưởng khoa Tiêu Hóa, Bệnh viện Quân Y 354, Hà Nội cho biết, thuốc xổ là một trong những thuốc có tác dụng nhuận tràng nhưng không phải ai cũng dùng được mà cần phải có chỉ định của bác sĩ. Nhiều người luôn có quan niệm về thuốc xổ hết sức sai lầm là thuốc xổ giúp tiêu hóa, nhuận tràng tốt.
Nhưng thực chất thuốc xổ chỉ là một loại thuốc giúp bạn đại tiện được dễ dàng trong trường hợp có "nhu cầu" nhưng không "giải quyết" được chứ không hề có tác dụng kích thích tiêu hóa. Nếu muốn tiêu hóa tốt, thì mọi người nên dùng thuốc giúp tiêu hóa thường là những thuốc tăng khả năng hấp thu năng lượng giúp bạn ăn khỏe hơn, cảm giác ngon miệng hơn.
Liệu pháp có chỉ định
Có một thực tế mà không mấy người để ý là không phải ai cũng dùng được thuốc xổ. Thuốc xổ chống chỉ định với những người dị ứng với thành phần glycerol (một thành phần của thuốc); người mắc chứng phù phổi, mất nước nghiêm trọng, người suy gan, suy thận. Bệnh nhân vừa mới qua phẫu thuật vẫn còn thuốc mê hoặc thuốc tê trong người cũng không nên dùng thuốc xổ.
Bệnh nhân tim mạch, huyết áp, đái tháo đường cần cẩn trọng khi dùng thuốc xổ; vì thuốc có thể gây tăng đường huyết và đường niệu. Những người cao tuổi, người bị bệnh mất, thiếu nước, da khô dễ gây đột quỵ, phụ nữ mang thai cũng nên cẩn trọng với loại thuốc này. 
Hiện tại, tính an toàn của thuốc xổ đối với thai phụ vẫn chưa được xác định vì vậy bà bầu không được tự ý dùng thuốc, chỉ dùng khi có sự chỉ định của bác sĩ. Dùng thuốc xổ quá liều có thể gây tiêu chảy, đau rát và co rút trực tràng, tăng đường huyết, dễ gây sảy thai hoặc tác động không tốt đến thai nhi.
Liều dùng:
Trẻ em dưới 6 tuổi, mỗi ngày đặt thuốc 1-2 lần (dạng viên); với dạng dung dịch thụt thì dùng từ 2-5 ml.
Người lớn và trẻ em trên 6 tuổi, 1-2 lần/ngày với dạng viên đặt; 5-15ml với dung dịch thụt.
Trị táo không dùng thuốc
Đâu phải cứ "tắc" là phải dùng thuốc "xổ", bạn hoàn toàn có thể cải thiện tình hình bằng cách luyện tập, điều chỉnh chế độ ăn:
Tích cực ăn thêm thức ăn giàu chất xơ có nhiều trong trái cây, ngũ cốc, rau xanh. Khi ăn nên nhai kỹ để men tiêu hóa trong dạ dày tiết ra nhiều hơn, giúp việc hấp thu thức ăn tốt hơn, tiêu hóa dễ dàng hơn.
Uống nhiều nước: Bạn nên uống từ 1,5-2l/ngày, hạn chế dùng các chất kích thích ảnh hưởng không tốt đến quá trình tiêu hóa như trà, cà phê, thuốc lá, đồ uống có gas…
Ăn uống đúng giờ giấc, tránh stress và tham gia luyện tập thể dục thể thao đều đặn.
Ngoài ra, tập cho mình thói quen đi tiểu mỗi ngày vào một thời điểm nhất định cũng giúp phòng táo bón.

Theo T.H3 - Sức khỏe gia đình

Bệnh nguy hiểm với nam giới trong kỳ nghỉ lễ

Ngày lễ, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi không hợp lý, cộng với tâm lý lười vận động khiến nam giới mắc không ít bệnh nguy hiểm.


bệnh nguy hiểm, nghỉ lễ, nam giới, nhậu nhẹt, uống rượu
Ngộ độc rượu: TS Phạm Duệ - nguyên Giám đốc Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết: Ngày lễ Tết, cánh đàn ông thường uống quá chén làm tình trạng ngộ độc rượu tăng gấp nhiều lần ngày thường. Người trúng độc rượu có biểu hiện nôn mửa, lời nói không rõ ràng, động tác vụng về, sắc mặt tái mét, mồm miệng tím tái, thân nhiệt hạ, mê man, bất tỉnh.

bệnh nguy hiểm, nghỉ lễ, nam giới, nhậu nhẹt, uống rượu
Đái tháo đường: Ngày lễ, việc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa nhiều đường (bánh, kẹo, mứt, nước ngọt) các thực phẩm giàu chất béo như giò thủ, thịt đông, thịt kho tàu, ít rau xanh, lười vận động gây rối loạn chuyển hóa lipid làm nhiều cánh mày râu mắc bệnh đái tháo đường.

bệnh nguy hiểm, nghỉ lễ, nam giới, nhậu nhẹt, uống rượu
Tim mạch: Ngày lễ, việc sử dụng các loại thực phẩm công nghiệp như: thịt hộp, cá hộp; thực phẩm nhiều muối: dưa, củ cải muối, mì, phở, cháo ăn liền, tương, giò chả hoặc các loại thịt mỡ, da, phủ tạng động vật làm tăng cholesterol trong máu, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch ở nam giới.

bệnh nguy hiểm, nghỉ lễ, nam giới, nhậu nhẹt, uống rượu
Béo phì: Ngày lễ, thực đơn có nhiều thực phẩm nhiều năng lượng, nhiều dầu mỡ, cholesterol và đường như: các món ăn dạng chiên, quay, xào... làm tăng cholesterol, gây tăng dự trữ mỡ - đây là nguồn cung cấp năng lượng rỗng, không dùng cho cơ thể hoạt động mà sẽ được chuyển hóa thành dạng mỡ dự trữ, lâu ngày gây bệnh béo phì.

bệnh nguy hiểm, nghỉ lễ, nam giới, nhậu nhẹt, uống rượu
Bệnh gout: Các loại thức uống chứa chất cồn như rượu, bia, nội tạng động vật (óc, gan, bầu dục), hải sản (trừ cá), thịt, nấm, măng tây xuất hiện trong thực đơn các ngày lễ… vì dễ làm dư thừa axcid uric. Axit uric có thể kết tủa thành các tinh thể tích tụ trong bao hoạt dịch, ổ khớp gây đau đớn dữ dội cho cánh mày râu.

bệnh nguy hiểm, nghỉ lễ, nam giới, nhậu nhẹt, uống rượu
Bệnh về gan: Trong ngày lễ, nếu mải vui mà nhiều nam giới ăn uống quá độ, ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất mỡ hoặc đường, uống rượu, hút thuốc lá... sẽ khiến gan phải làm việc nhiều hơn, từ đó các bệnh về gan bộc phát mạnh hơn.

bệnh nguy hiểm, nghỉ lễ, nam giới, nhậu nhẹt, uống rượu
Ngộ độc thực phẩm: Ngày lễ, giờ ăn uống không cố định nên dạ dày thường phải làm việc quá sức. Bên cạnh đó, việc dùng thức ăn kém vệ sinh hoặc ôi thiu, hoặc ăn cùng lúc những món kỵ nhau khiến nhiều quý ông bị ngộ độc thức ăn dẫn đến rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy cấp. Biểu hiện thường là nôn ói và đi tiêu chảy.

bệnh nguy hiểm, nghỉ lễ, nam giới, nhậu nhẹt, uống rượu
Cảm cúm: Trong những ngày lễ, nhiều nam giới thường chủ quan đi chơi không đội mũ, đeo khẩu trang, thời tiết lại thất thường nên rất dễ bị nhức đầu, hắt hơi, sổ mũi, đó là những triệu chứng của bệnh cảm cúm.

bệnh nguy hiểm, nghỉ lễ, nam giới, nhậu nhẹt, uống rượu
Táo bón: Do chế độ ăn ít chất xơ và thiếu vận động. Ngoài ra, việc lạm dụng cà phê và các loại nước giải khát có chứa cafein càng làm cho cơ thể mất nước nhiều hơn. Đây chính là lý do khiến tỷ lệ nam giới mắc bệnh táo bón trong dịp lễ Tết càng nhiều

bệnh nguy hiểm, nghỉ lễ, nam giới, nhậu nhẹt, uống rượu
Viêm tuyến tuỵ cấp tính: Ăn quá nhiều thực phẩm có chứa protein, chất béo cao, lại thêm uống rượu đều làm cho tuyến tuỵ sưng lên, gây ra viêm tuyến tuỵ cấp tính. Do vị trí phát bệnh không chính xác, người bệnh sau khi ăn cơm khoảng từ 1 - 2 tiếng, xuất hiện đau bụng liên tục và mãnh liệt, đồng thời có cảm giác buồn nôn, oẹ.

bệnh nguy hiểm, nghỉ lễ, nam giới, nhậu nhẹt, uống rượu
Đột quỵ: Những buổi tiệc tùng và bia rượu chính là nguyên nhân khiến nhiều nam giới bị đột quỵ. Họ sử dụng rượu bia, ăn những thức ăn chứa nhiều muối, mỡ và đi lại trong thời tiết giá lạnh, đó là những tác nhân dẫn đến cơn tăng huyết áp đột ngột.

Theo HT - VTC News

Dùng men tiêu hóa không đúng sẽ gây tai họa

Vẫn được coi là thuốc bổ "hiền lành" của hệ tiêu hóa nên chúng được nhiều người tự ý sử dụng. Nhưng thực chất men tiêu hóa cũng có thể gây không ít phiền toái.

Men tiêu hóa là các chế phẩm có bổ sung các enzyme tiêu hóa đông khô. Chúng sẽ giúp thức ăn phân hủy dễ dàng hơn và rất thích hợp cho những người đang bị chứng thiểu năng dịch dạ dày và các dịch tiêu hóa khác. Nhưng không phải càng nhiều dịch dạ dày, dịch tiêu hóa càng tốt nên bổ sung men tiêu hóa không đúng lúc, đúng người sẽ gây tai họa.
Cạn kiệt dịch tiêu hóa
Cơ thể người là một cỗ máy sống mang đặc điểm thích nghi sinh học nhất định. Nếu bộ máy tiết dịch tiêu hóa bình thường mà bạn cứ liên tục bổ sung men tiêu hóa thì sẽ gây ra một phản ứng ngược là cơ thể giảm tiết. 
Các kích thích giảm tiết lặp nhiều lần khiến cho bộ phận tiết dịch teo đi, lâu ngày chúng không tiết ra dịch nữa. Đến một ngày nào đó bạn không uống men tiêu hóa và thấy bụng đầy lên, thức ăn có vẻ chậm tiêu thì lúc đó có nghĩa là bạn đã bị lệ thuộc.
Lời khuyên: Khi bạn vẫn thấy ngon miệng, tiêu hóa bình thường thì chớ lạm dụng men tiêu hóa. Khi được bác sĩ khuyên dùng thì chớ dùng thêm liều. Khi đã trót dùng nhiều thì không nên bỏ ngay mà hãy giảm liều dần dần và dừng hẳn.
Làm tăng tiêu chảy
Về mặt cơ bản, tiêu chảy xảy ra là do hệ thần kinh của ruột bị kích thích quá mức, vận động ruột tăng cao không kịp hấp thu nước và điện giải. Khi dịch vị tăng tiết, chúng tăng kích thích nhu động ruột làm cho đi ngoài nặng thêm.
Sản phẩm men tiêu hóa chứa các men từ dạ dày sẽ làm tăng nồng độ dịch vị nên có thể dẫn đến kích thích quá mức hệ thần kinh ruột. Hậu quả là bạn bị đi ngoài sẽ đi ngoài nặng thêm.
Lời khuyên: Nếu bạn đang bị đi ngoài thì không nên chọn loại men tiêu hóa có các men của dạ dày như Pepsin. Trong trường hợp này, bạn nên chọn men vi sinh (tức loại chứa vi khuẩn có lợi; một số người cũng đánh đồng gọi chúng là men tiêu hóa).
men-tieu-hoa
Nặng thêm bệnh dạ dày
Men tiêu hóa chỉ phù hợp với người thiểu năng tiết dịch tiêu hóa, còn với người bị ưu năng dịch dạ dày thì chúng hại nhiều hơn lợi.
Viêm loét dạ dày là tình trạng dịch dạ dày tiết ra quá nhiều, ăn mòn và phá hủy luôn niêm mạc. Dùng men tiêu hóa là bạn vô tình bổ sung thêm các dịch này làm cho bệnh nặng thêm.
Lời khuyên: Nếu như bạn đang bị bệnh viêm niêm mạc dạ dày, loét dạ dày hay ung thư dạ dày thì không nên dùng.
Phân hủy thuốc kháng sinh
Men tiêu hóa của dịch dạ dày có tác dụng phân hủy kháng sinh rất mạnh. Nếu như chúng ta dùng men tiêu hóa khi đang phải dùng kháng sinh thì nguy cơ thuốc bị phân hủy rất cao nên sẽ giảm hiệu quả điều trị.
Lời khuyên: Để an toàn, bạn nên dừng men tiêu hóa nếu phải uống thuốc. Còn nếu như bạn bắt buộc phải dùng hai thứ vì hai bệnh kết hợp, bạn nên uống thuốc trước, sau chừng 30 phút đến 1h thì bạn dùng men tiêu hóa.
Theo BS Yên Lâm Phúc - Sức khỏe gia đình

Mẹo nấu ăn để giảm mỡ máu

Nếu không biết cách chế biến, bạn có thể tạo ra các món ăn không tốt cho sức khỏe mặc dù thực phẩm bạn lựa chọn hoàn toàn lành mạnh.

Để giảm mỡ máu, bạn hãy làm theo những lời khuyên sau đây khi nấu ăn. Hầu hết các công thức nấu ăn yêu thích của bạn có thể thay đổi theo hướng lành mạnh hơn chỉ đơn giản bằng cách thay thế các thành phần ít béo. Nếu có bất kỳ thành phần trong công thức nấu ăn của bạn ở cột bên trái, hãy thay thế bằng các thành phần sau để có chế độ ăn lành mạnh hơn.
Bạn có thể thay thế những gì?
Trứng, lòng đỏ trứng =>Lòng trắng trứng, ¼ trứng
Bơ => Dầu thực vật không bão hòa, hạt bơ, gia vị và thảo mộc
Mayonnaise => Sữa chua không béo, mù tạt, mayonnaise ít béo hoặc không béo
Sữa chua, kem chua => Sữa chua, kem chua không béo
Snack khoai tây => Bánh quy, khoai tây chiên ít béo hoặc nướng
Sữa nguyên kem => Sữa đá, sữa chua đông lạnh ít béo
Sữa chua => Sữa chua ít béo hoặc không béo
Dầu dừa, dầu hạt cọ => Dầu rum, hướng dương, dầu hạt cải, dầu ô liu
Salad trộn => Salad trộn ít béo với giấm
meo nau an de giam mo mau hinh anh
Nấu ăn đúng cách có thể giảm mỡ máu đáng kể.

Sử dụng ít chất béo trong công thức nấu ăn. Nếu cần phải sử dụng 1 chén bơ, hãy sử dụng ½ chén bơ và thay thế ½ chén còn lại bằng ¼ chén mận khô xay nhuyễn. Bạn có thể xay nhuyễn mận theo công thức 1 chén mận khô với 6 muỗng canh nước ấm . Với các món nướng, bạn có thể thay thế 1 chén bơ, dầu, bơ thực vật với 1 chén nước sốt táo không có chất béo và calo.
Bạn có thể thực hiện sau các lời khuyên sau để có 1 chế độ ăn lành mạnh.
- Bỏ lò, nướng, hấp… chỉ với 1 ít dầu
- Sử dụng chảo không dính
- Dùng dầu thực vật thay cho bơ hoặc nấu với nước dùng đã khử mỡ, nước trái c6ay hoặc rượu vang
- Dùng nước sốt và súp với sữa đã tách béo với một ít bột mì, bột bắp thay thế cho các sản phẩm sữa nguyên kem.
- Thay thế nguồn protein không có nguồn gốc động vật như đậu phụ, đậu Hà Lan, đậu lăng cho các protein động vật 1 đến 2 lần/tuần.
- Thay đổi dần dần. Theo thời gian, bạn sẽ quen với các thực đơn mới và khẩu vị của bạn cũng sẽ thay đổi. Bổ sung thêm nhiều rau quả để làm tăng chất xơ, giúp giảm cholesterol xấu LDL.
Chất xơ được tìm thấy trong yến mạch, cam, lê, cải bắp brussels, cà rốt, đậu khô và đậu.
Sử dụng các loạithảo mộc thay thế bơ hoặc bơ thực vật hoặc sử dụng dầu thực vật không bão hòa. Nhiều sách dạy nấu ăn có danh sách các loại thảo mộc để tăng cường hương vị của thực phẩm. 

Ví dụ, bạn có thể dùng húng quế với bí xanh hoặc tiêu chanh với bông cải.
Sử dụng hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn như nước xốt đóng gói, mì ống và ngũ cốc ăn liền có nhiều chất béo.
Trong trường hợp bạn không thể hạ mỡ máu bằng cách giảm chất béo và cholesterol mà bạn ăn vào, hãy thử thêm các thực phẩm như bơ thực vật và dầu trộn salad làm giảm cholesterol.
Công thức nấu ăn mẫu chứa ít cholesterol: Rau củ nướng
Nguyên liệu:
- 1 quả cà tím nhỏ, cắt thành từng lát mỏng 1-2 cm
- 2 quả ớt chuông đỏ, bỏ hạt và cắt theo chiều dọc
- 3 quả bí ngòi xắt lát
- 6 nấm tươi, bỏ phần thân
- ¼ chén dầu ô liu
- ¼ chén nước cốt chanh
- ¼ chén húng quế tươi xắt nhỏ
- 2 tép tỏi, lột vỏ và băm nhuyễn
Thực hiện
- Đặt cà tím, ớt, bí ngòi và nấm tươi vào 1 tô lớn.
- Trộn đều dầu ô liu, nước cốt chanh, húng quế và tỏi vào tô và cho vào tô lớn, đậy nắp và để trong tủ lạnh ít nhất 1h.
- Chuẩn bị lò nướng với nhiệt độ cao
- Đặt các loại quả đã ướp trực tiếp lên lò hoặc xiên. Nướng mỗi mặt khoảng 2-3 phút, rưới nước xốt thường xuyên đến khi chín.

Theo PV - Kiến thức

Trào ngược dạ dày thực quản dễ dẫn đến ung thư

Bệnh diễn ra trong một thời gian dài làm cho niêm mạc thực quản biến đổi, dễ chuyển thành ung thư thực quản.

BS Nguyễn Phước Lâm, Trưởng khoa nội soi tiêu hóa, BV Quốc tế Thành Đô cho biết, triệu chứng đặc hiệu của bệnh trào ngược dạ dày thực quản là chứng ợ nóng, có vị chua ở họng, nóng rát hoặc đau ở ngực, cảm giác thức ăn bị kẹt lại khi nuốt.
Các triệu chứng khác như khàn giọng và rát họng vào buổi sáng, hơi thở hôi. Các triệu chứng thường xuất hiện sau khi ăn hoặc về đêm. Bệnh cũng có thể biểu hiện dưới dạng các triệu chứng khác như đau ngực, ho kéo dài, đau rát họng... dễ gây nhầm lẫn với bệnh lý tim phổi, viêm họng. 

Có khi bệnh không có biểu hiện gì cả, khi nội soi hoặc đến khi có biến chứng thì mới phát hiện. Ở trẻ em là dấu hiệu nôn trớ, chất nôn có mùi chua của dịch dạ dày. Ít gặp hơn là triệu chứng khò khè, bé biếng ăn, chậm lớn, viêm phổi.

Trào ngược dạ dày thực quản dễ dẫn đến viêm loét thực quản, nếu nặng và kéo dài đưa đến hẹp thực quản. Viêm loét thực quản cũng có thể gây chảy máu. Bệnh diễn ra trong một thời gian lâu làm cho niêm mạc thực quản biến đổi tựa như niêm mạc ruột, là tổn thương tiền ung thư, có thể chuyển thành ung thư. Ở một số bệnh nhân, đặc biệt là trẻ em và người già, có thể gây nên viêm phổi do hít dịch trào ngược vào đường thở. 

Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng có thể là dấu hiệu sinh lý bình thường nếu như nó chỉ xảy ra thoáng qua và không gây cảm giác khó chịu. Nếu các triệu chứng này xảy ra thường xuyên, ở một mức nặng hơn, làm cho người bệnh cảm thấy khó chịu hoặc gây viêm thực quản thì được xem như là bệnh lý.
Bị trào ngược dạ dày cần lưu ý gì?
Người bị trào ngược dạ dày thực quản cần thay đổi chế độ ăn, kiêng rượu bia, cà phê, thuốc lá, thức ăn có nhiều dầu mỡ, thức ăn chua, cay, nước uống có ga. Hạn chế ăn trái cây có chứa nhiều axit như cam, chanh, bưởi, cà chua, cóc, me... 

Không ăn bữa ăn quá no, nên chia làm nhiều bữa ăn ít hơn, không ăn muộn vào buổi tối, không nằm trong 2h sau khi ăn, không uống quá nhiều nước trong khi ăn.

Ngủ nằm đầu cao 15cm so với chân. Giảm cân nếu thừa cân, béo phì, ngưng các thuốc kích thích dạ dày.

Các loại thức ăn có thể tăng khả năng trào ngược cần hạn chế như chocolate (có chứa chất methyxanthine làm giảm co thắt cơ vòng dưới thực quản), tiêu, ớt, hành, tỏi, bạc hà.. gây kích thích dạ dày; nên ăn sữa chua, bơ làm từ đậu phộng, các thực phẩm giàu chất xơ như đu đủ, các loại đậu, táo, bơ, bông cải, atiso.. tốt cho sức khỏe, tốt cho vấn đề tiêu hóa và làm giảm trào ngược dạ dày thực quản.
Theo An Nhiên - Infonet

Cảnh giác khi ho ra máu

Ho ra nhiều máu rất nguy hiểm vì máu chảy ra sẽ gây tắc nghẽn đường thở, bệnh nhân không thở được nữa dẫn đến chết ngạt.

ThS.BS Lê Khắc Bảo, giảng viên ĐH Y dược TP HCM cho biết, hora máu là tình trạng chảy máu từ đường hô hấp dưới và được khạc ra ngoài khi bệnh nhân ho. Ho ra máu cần được phân biệt với ói ra máu hay chảy máu từ đường hô hấp trên, trong đó có chảy máu cam.
Trường hợp ói ra máu là máu chảy ra từ đường tiêu hóa bao gồm thực quản, dạ dày, tá tràng và chảy ra ngoài khi bệnh nhân ói. Máu thường có màu đỏ sậm vì đã chảy ra sẵn trong dạ dày từ trước rồi. Một đặc điểm để phân biệt nữa là chảy máu tiêu hóa thường kèm theo đi cầu phân màu đen như hắc ín. 
Trường hợp chảy máu cam, chảy máu từ khu vực tai mũi họng, máu cũng có màu đỏ tươi nhưng thường có thể thấy ngay là máu chảy ra từ mũi, bệnh nhân có thể không có ho mà máu vẫn chảy.
homeremedies
Ho ra máu có nhiều nguyên nhân khác nhau và việc chẩn đoán không phải dễ dàng. Ảnh minh họa: homeremedies.
Theo BS Bảo, thông thường người bệnh cảm thấy ngứa vùng cổ, ngột ngạt khó chịu trong ngực sau đó ho mạnh và thấy có máu. Ho ra máu thường có máu màu đỏ tươi, có lẫn bọt khí vì xuất phát từ đường hô hấp có nhiều khí.
Ho ra máu là triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau, thay đổi từ bệnh hết sức nhẹ nhàng như viêm phế quản cấp cho đến bệnh nặng hơn nhiều như ung thư phế quản. 
Ho ra máu có thể do nguyên nhân hiển nhiên, tức là chỉ nhìn sơ qua là thấy ngay như sau chấn thương lồng ngực, sau khi hít phải dị vật ví dụ xương cá, rối loạn đông máu nặng, tai biến can thiệp y khoa chọc dò hoặc dẫn lưu màng phổi. 
Ho ra máu có những nguyên nhân thường gặp như lao phổi, ung thư phế quản, giãn phế quản, phù phổi, thuyên tắc động mạch phổi... Ho ra máu cũng có thể do u lành phế quản, u mạch máu đơn độc, xuất huyết phế nang, dị dật mạch máu, vỡ phình động mạch chủ, bệnh nhân mở khí quản...
Mức độ nguy hiểm của ho ra máu thay đổi tùy theo mức độ chảy máu, mức độ tắc nghẽn đường thở và nguyên nhân gây ho ra máu. Ho ra máu lượng nhiều sẽ nguy hiểm hơn ho ra máu lượng ít. 
Ho ra máu được gọi là nhiều khi tổng lượng máu ho ra trên 200ml/ngày hoặc trên 50ml/lần ho. Ho ra máu lượng nhiều rất nguy hiểm vì máu chảy ra sẽ gây tắc nghẽn đường thở, bệnh nhân không thở được nữa và sẽ chết ngạt. Ho ra máu lượng nhiều tái đi tái lại sẽ làm giảm thể tích máu trong cơ thể, người bệnh sẽ bị thiếu máu.
Ho ra máu do ung thư phế quản cho dù không nguy hiểm trước mắt nếu lượng ít nhưng vì ung thư phế quản trong đa số trường hợp là không điều trị được nên tiên lượng lâu dài xấu hơn. 
Ngược lại ho ra máu do lao phổi trước mắt tuy lượng máu nhiều đe dọa tử vong nhưng nếu qua được giai đoạn cấp tính này và điều trị lao thành công thì lại không còn nguy hiểm nữa vì cơ bản là bệnh lao ngày nay đã có thể điều trị được.
"Vì ho ra máu có diễn tiến bất thường không thể tiên lượng được nên hễ có ho ra máu phải đến khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán, can thiệp kịp thời nhằm tránh diễn tiến nặng", bác sĩ Bảo nhấn mạnh.
Có thể căn cứ vào diễn tiến về số lượng máu ho ra, màu sắc máu, tần suất ho để chẩn đoán máu đã ngưng hay tiếp tục còn chảy. Nếu lượng máu ho ra tăng dần lên, màu sắc đỏ tươi, khoảng cách thời gian giữa hai lần càng lúc càng gần lại thì rõ ràng ho ra máu đang tiếp tục tiến triển. Ngược lại nếu lượng máu ho ra giảm dần, màu sắc đen dần, khoảng cách thời gian giữa hai lần ho ra máu xa dần thì ho ra máu đã ngưng chảy rồi.
BS Bảo khuyến cáo, ho ra máu có nhiều nguyên nhân khác nhau và việc chẩn đoán không phải dễ dàng. Do đó mỗi khi có ho ra máu cần phải đi khám bác sĩ để có thể phát hiện nguyên nhân, từ đó có hướng can thiệp điều trị phù hợp.
Theo Lê Phương - VnExpress

Dùng thuốc kháng sinh có thể gây tiêu chảy

Tiêu chảy hay dân gian thường gọi đùa là "tào tháo đuổi" khiến cho người mắc bệnh vô cùng khó chịu. Nguyên nhân gây ra chứng bệnh này đôi khi là do việc uống thuốc kháng sinh.

















Ai cũng mong muốn mình khỏi ốm nhanh để có sức khỏe làm nhiều việc khác, nên nhiều người thường lạm dụng thuốc kháng sinh mà không tham khảo ý kiến của y bác sĩ. Chính điều này đôi khi là nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy hết sức khó chịu.
Với những trường hợp mắc các bệnh như: viêm mũi, các vấn đề về răng miệng… sử dụng kháng sinh lúc này có thể đánh mất đi sự cân bằng giữa vi khuẩn tốt và vi khuẩn xấu trong cơ thể bằng việc khuẩn chí trong ruột bị thay đổi, khiến cho quá trình xử lí thức ăn của cơ thể bị ảnh hưởng.
Sau khi sử dụng thuốc kháng sinh cho các trường hợp trên mà bạn bị tiêu chảy thì tốt nhất nên đến ngay các cơ sở y tế để được tư vấn về cách sử dụng thuốc cho đúng. Đồng thời, người bệnh cũng nên nhớ hạn chế ăn sữa chua có chứa probiotic trong lúc này để giúp cân bằng lại hoạt động của các bộ phận trong cơ thể.
Một trong những loại nhiễm trùng nguy hiểm nhất xảy ra sau một đợt dùng kháng sinh là nhiễm Clostridium difficile (C.diff). Loại vi khuẩn này tồn tại tự nhiên trong ruột nhưng các thuốc có thể gây quá phát dẫn tới tiêu chảy nặng, thường phân có màu xanh của tảo biển kèm theo sốt. Bạn hãy khám bác sĩ ngay lập tức nếu thấy các triệu chứng này.
Theo Sức khỏe gia đình

Cách giúp bạn kiểm soát đường huyết hiệu quả

Những người bị bệnh tiểu đường hoặc đang có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thường nhận được lời khuyên kiểm soát lượng đường trong máu hoặc theo dõi chỉ số đường huyết.

Trên thực tế, tất cả những người bị bệnh tiểu đường cần phải kiểm soát lượng đường trong máu của mình. Bài viết này sẽ tập trung vào những biện pháp quan trọng giúp bạn kiểm soát đường huyết.
Biết rõ chỉ số đường huyết của mình và thiết lập giới hạn cần thiết
Hãy hỏi bác sĩ của bạn về mục tiêu mà họ muốn bạn phấn đấu đạt được. Để biết mức độ lượng đường trong máu của bạn, bạn phải sử dụng đường kế và kiểm tra máu của bạn. Nếu bạn không có đường kế, hãy đi khám bác sĩ để biết được lượng đường trong máu là bao nhiêu.
Cách giúp bạn kiểm soát đường huyết hiệu quả theo lời khuyên của các chuyên gia y tế Hoa Kỳ.
Cách giúp bạn kiểm soát đường huyết hiệu quả theo lời khuyên của các chuyên gia y tế Hoa Kỳ.
Hãy chắc chắn bạn biết cách sử dụng đường kế. Rửa tay bằng nước sạch và xà phòng, lau khô trước khi đo đường. Cách tốt nhất để đo chính xác lượng đường là thực hiện theo những bước sau:
Đầu tiên bạn nên chắc chắn đo đường huyết vào buổi sáng, khi bạn đang đói, tức là đo đường sau 8 tiếng, kể từ bữa ăn cuối cùng của bạn. Kết quả sẽ là mức đường huyết lúc đói của bạn. Mức độ này sẽ cho bạn biết lượng đường huyết thực tế của bạn khi bạn không ăn uống gì. Nó là một trong những điều đầu tiên bác sĩ sẽ cố gắng kiểm soát.
Theo khuyến cáo của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, đường huyết lúc đói là 70-130 mg/dl (3,9-7,2 mmol/l).
Theo khuyến cáo của Hiệp hội các nhà Nội tiết Lâm sàngMỹ (AACE), đường huyết đói dưới 110 mg/dL(6,1 mmol/L).
Bác sĩ của bạn cần phải biết lượng đường trong máu khi đói của bạn để đưa ra đánh giá, nếu cần thiết sẽ kê đơn thuốc để kiểm soát mức độ đường huyết qua đêm.
Một đến hai giờ sau khi bắt đầu bữa ăn
Để kiểm soát tốt bệnh tiểu đường, Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ khuyến cáo lượng đường trong máu nên đạt kết quả ít hơn 180 mg/dl (10,0 mmol / L) đo 1-2h sau khi bắt đầu bữa ăn.
Hiệp hội các nhàNội tiếtLâm sàngMỹ (AACE) khuyến cáo lượng đường huyết nên đạt kết quả ít hơn 140 mg/dl (7,8 mmol / L) 2 giờ sau khi bắt đầu bữa ăn.
Nếu lượng đường huyết ổn định trước bữa ăn và tăng cao sau khi ăn, đó có thể là do người bệnh quên dùng thuốc theo thời gian chỉ định hoặc do thức ăn mà họ đã tiêu thụ.
Biết cách đo lường tinh bột
Hãy theo dõi những điều căn bản để trợ giúp bệnh tiểu đường của bạn. Lên kế hoạch ăn uống và biết được hàm lượng tinh bột có trong những thứ bạn ăn trong bữa ăn của mình. Nếu bạn ăn nhiều tinh bột hơn so với khuyến cáo, thường sẽ khiến lượng đường trong máu của bạn nâng cao. Nếu bạn không ăn đủ lượng tinh bột cần thiết, bạn có thể bị hạ đường huyết hoặc lượng đường trong máu thấp.
Biết việc tập thể dục ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bạn như thế nào
Kiểm tra lượng đường trong máu của bạn trước, trong và sau khi bạn tập thể dục. Nếu bạn đang tiêm insulin hoặc dùng một loại thuốc có thể làm giảm hàm lượng insulin, bạn cần phải biết việc tập thể dục ảnh hưởng đến bạn như thế nào. Luôn mang theo đồng hồ đo đường, thuốc và điện thoại di động khi bạn khi tập thể dục.
Bệnh tật ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bạn
Nếu bạn bị bệnh, hãy gọi cho bác sĩ của bạn và báo cho họ biết bạn cảm thấy như thế nào. Việc làm này rất hữu ích, giúp các bác sĩ có cái nhìn tổng thể về những gì đang xảy ra. Luôn có sẵn kết quả đo nồng độ lượng đường trong máu và nhiệt độ của bạn. Đó là những gì mà bạn phải làm nếu bạn bị bệnh tiểu đường.
Căng thẳng và thiếu ngủ có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bạn
Hãy tìm hiểu nguyên nhân gây ra sự căng thẳng. Kiểm tra lượng đường trong máu của bạn để xem điều đó ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bạn như thế nào. Nói chuyện với bác sĩ chuyên khoa về những cách để giúp bạn kiểm soát căng thẳng và cách để thư giãn, giúp bạn ngủ ngon.
Hoóc môn cơ thể
Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sẽ nhận thấy có một sự thay đổi mức độ lượng đường trong máu của họ tại những thời điểm khác nhau của thai kỳ. Hãy theo dõi biểu đồ mức độ đường trong máu của bạn và nhờ bác sĩ của bạn tư vấn nếu bạn cần phải thực hiện bất kỳ thay đổi nào, dựa trên kết quả của bạn.
Thuốc men
Nói chuyện với bác sĩ và dược sĩ của bạn khi bạn bắt đầu sử dụng một loại thuốc mới. Một số loại thuốc không được dùng cho người bệnh tiểu đường, sẽ ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bạn. Bạn cần một loại thuốc tiểu đường để kiểm soát đường huyết khi nó gia tăng hoặc xuống thấp.
Mất nước
Mất nước có thể sẽ làm tăng lượng đường trong máu của bạn. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ để biết bạn cần bổ sung bao nhiêu nước là hợp lý.
Kiểm soát lượng đường máu rất quan trọng để giúp bạn ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường.
Theo Phương Vũ - Gia đình Việt Nam

Cẩm nang phòng trị ung thư: Loài người nặng gánh ung thư

AloBacsi xin giới thiệu đến quý độc giả những bài viết quý giá trong tác phẩm "Cẩm nang phòng trị ung thư" của GS.BS Nguyễn Chấn Hùng - Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam.




http://Images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/12/30/Cam-nang-phong-tri-ung-thu-Loai-nguoi-nang-ganh-ung-thu-_1.jpgGS.BS Nguyễn Chấn Hùng

Gánh nặng ung thư toàn cầu
Cơ quan Quốc tế nghiên cứu ung thư (IARC) công bố gánh nặng ung thư trên toàn cầu của năm 2008 (GLOBOCAN 2008). Ung thư là sát thủ mạnh tay nhất so với các bệnh khác. Toàn hành tinh có 12,7 triệu người mới mắc và 7,8 triệu người chết. Ung thư thường gặp ở phổi, vú, ruột già. Ung thư gây chết nhiều nhất là ung thu phổi, dạ dày và gan. Năm 2030 sẽ có xấp xỉ 21,4 triệu ca mới và 13,2 triệu ca chết hằng năm. Có sự khác biệt lớn các loại ung thư từ vùng này sang vùng khác. 
Gánh nặng ung thư toàn cầu và Việt Nam - Đồ họa: Ngọc Thành
Ung thư phổi là loại thường gặp nhất, chiếm 12,7% tổng số ca ung thư mới trên toàn cầu. Tử suất cũng chiếm vị trí đầu (18,2% tổng số). Tác hại của khói thuốc lá thật rõ, chủ yếu của đàn ông. Phụ nữ hút ít hơn nhưng hít ké nên nguy cơ vẫn đáng lo.
Ung thư vú phụ nữ đứng hàng thứ hai (10,9% các loại ung thư). Tỉ lệ cao ở các nước giàu, thấp ở các nước nghèo. Rõ là có mối liên hệ ung thư vú và nếp sống phương Tây.
Ung thư ruột già (đại - trực tràng) là loại thường gặp thứ ba. Có đến 60% xuất hiện ở các nước giàu, nguy cơ ở Úc và Tây Âu cao gấp 10 lần ở châu Phi (trừ Nam Phi). Chế độ ẩm thực khác nhau giải thích sự chênh lệch về nguy cơ.
Ung thư dạ dày (bao tử) đứng hàng thứ tư. Dịch nhiễm vi khuẩn H.Pylori, khói thuốc lá và chế độ dinh dưỡng thiếu rau trái, thức ăn mặn là các yếu tố nguy cơ.
Ung thư gan, rất ác, gây tử vong hàng thứ ba toàn cầu. Nguy cơ thật cao ở Trung Quốc, Đông Nam Á, Trung và Tây Phi, gắn chặt với nguy cơ đại dịch viêm gan B và C, nghiện rượu nặng và nhiễm độc tố aflatoxin.
Không phải kêu trời
Ở Ấn Độ, ung thư hốc miệng (môi, lưỡi, viêm mạc má...) chiếm 30% ung thư đều cả đàn ông lẫn đàn bà. Cầm lá trầu têm vôi gói một miếng cau, một cục thuốc lá, bỏ vào miệng nhai, thỉnh thoảng ngậm một bên khóe miệng. Ung thư hốc miệng cũng hoành hành ở Pakistan, Bangladesh, tới xa tận vùng đảo Fiji và Papua New Guinea, nơi tục ăn trầu thịnh hành.
Ở nước Úc, ung thư da cao nhất thế giới. Màu da sáng của người Úc (hậu duệ của người da trắng từ châu Âu) không chịu nổi nắng cháy vùng gần xích đạo. Ít nhất hai trong ba người bị ung thư da vào khoảng tuổi 70. Tia cực tím của nắng nhiệt đới gây tổn hại phân tử DNA, làm đột biến gen của tế bào da dẫn đến ung thư. 
Ở Singapore, ung thư ruột già cao vọt từ 30 năm qua. Người Hoa ở đây có nguy cơ cao hơn người Hoa ở Hong Kong, Thượng Hải, xấp xỉ ở phương Tây (Anh, Úc và Mỹ). Đây là thí dụ về sự gia tăng ung thư ruột ở các nước công nghiệp do nếp sống phương Tây: chế độ ăn nhiều chất béo, hút thuốc, ngồi một chỗ, ít vận động và béo phì do fast food (thức ăn nhanh).

Cứ  nghĩ bị ung thư là trời kêu ai nấy dạ. Buông xuôi tay chạy thầy chạy thuốc dân gian đến lúc bệnh trổ nhiều thì các cách điều trị chuẩn cũng không còn hiệu quả nhiều.

Phòng tránh được mà
Đừng đổ trời kêu ai nấy dạ. Hầu hết các ung thư là do những gì con người hít thở, ăn uống, cọ xát hoặc phơi trải. Tránh xa khói thuốc lá, đừng uống rượu quá đà. Ăn đúng ăn lành, nhiều rau quả tươi, không quá mặn, quá ngọt, quá béo, quá cháy. Thể dục đều, giữ cân tốt. Ngăn ngừa bệnh nhiễm... Để bệnh nhập vào là bụng làm dạ chịu.

Biết bệnh sớm dễ trị lành
Khám sức khỏe định kỳ rà tìm khi bệnh còn im lìm. Lưu tâm các triệu chứng báo động. Các thầy thuốc như có được mắt thần. Các ống soi mềm vào mọi ngõ ngách trong phổi, dạ dày, ruột, bọng đái... Đầu dò siêu âm thăm khắp thân người. Các máy CT, MRI, PET thấy rõ các nội tạng, xương và não. Chẩn đoán phân tử chộp đúng các xáo trộn gen.
Đã có nhiều cách khống chế ung thư. Các  thầy thuốc phối hợp nhuần nhuyễn: lưỡi dao mổ bứng trọn khối bướu, chùm tia phóng xạ nhắm trúng ung thư né được mô lành, nhiều thuốc đặc trị tìm diệt đúng các tế bào ác tính rải rác, liệu pháp trúng đích điều chỉnh các gen rạn vỡ. Thật nhiều tiến bộ. Phải biết: “Ung thư biết sớm trị lành. Nếu mà để trễ dễ thành nan y”.
Nhiều bạn đọc thôi thúc: “Thời buổi bận bịu lắm, bác sĩ viết sách gọn gọn đi”. Quyển sách mỏng này mong đáp lại sự trông đợi và thương mến của bà con.
Chân thành cảm tạ Nhà Xuất bản Tổng hợp TPHCM đã tạo điều kiện để tác phẩm được  ra mắt bạn đọc.
Mong bạn đọc quý mến chỉ giúp những sơ sót.
Theo GS.TS Nguyễn Chấn Hùng