Những người bị thiếu máu thường chống chọi rất tốt với căn bệnh sốt rét. Đó là vì những biến đổi gen liên quan đến bệnh thiếu máu đã làm thay đổi hình dạng của hồng cầu. Những hồng cầu biến dạng này thường nhanh chóng bị cơ thể đào thải, và đây lại là yếu tố đóng vai trò tiêu diệt ký sinh trùng sốt rét.
Bệnh Huntington tốt cho sức khỏe sinh sản và chống ung thư:
Căn bệnh này tấn công hệ thần kinh trung tâm, gây ra tình trạng giảm
sút trí tuệ và những hành vi không thể kiểm soát. Tuy nhiên, khi nghiên
cứu căn bệnh này, GS. BS. Benjamin Eskenazi (thuộc Đại học Tufts ở
Massachusetts, Mỹ) đã nhận thấy rằng: những cá nhân mắc bệnh Huntington
thời thơ ấu thường có sức khỏe phi thường và có đông con cái hơn người
khác. Ca sĩ dân ca Mỹ nổi tiếng Woody Guthrie là thí dụ điển hình. Trước
khi phát hiện bị bệnh, Guthrie từng có ba vợ và tám đứa con.
![]()
Van Gogh bị trầm cảm, có tuổi thơ cơ cực nhưng khả năng sáng tạo về hình họa của ông là thiên tài.
|
Nếu đã mắc chứng thừa sắt thì sẽ khó bị bệnh truyền nhiễm:
Hermochromatosa được biết đến như là chứng bệnh rối loạn trao đổi chất,
dẫn đến tình trạng cơ thể hấp thu quá nhiều nguyên tố sắt. Căn bệnh này
khiến cơ thể có nước da màu nâu sậm trông rất xấu xí. Tuy nhiên, chính
nó lại có tác dụng bảo vệ cơ thể trước bệnh dịch hạch. Cách đây không
lâu, các nhà khoa học mới biết được nghịch lý thú vị này khi họ phát
hiện ra những gen liên quan đến căn bệnh. Biến dạng gen di truyền liên
quan đến khả năng hấp thụ nhiều sắt hơn bình thường bắt đầu xuất hiện
phổ biến trong dân cư.
Nó trở thành yếu tố giúp họ miễn dịch đối với dịch hạch. “Chính quá
trình tiến hóa đã tạo nên sự miễn dịch này, thoạt đầu, vi khuẩn có tên
Yersinia pestis lấy chất sắt làm chất dinh dưỡng. Để chống lại con bệnh,
con người đã biến chính chất dinh dưỡng đó thành vũ khí tiêu diệt vi
khuẩn gây bệnh dịch hạch này - GS. Sharon Moalem, chuyên gia sinh học
tiến hóa (thuộc Đại học Y Mount Sinai ở New York, Mỹ) lý giải.
Các nhà khoa học thuộc University of Cincinnati (Mỹ) cũng nhận thấy
hiện tượng tương tự khi nghiên cứu khuẩn lao phổi. Vi khuẩn lao
(Mycobacteria tuberculosis) tương tự như vi khuẩn dịch hạch, cũng cần
nhiều chất sắt để sống. Kết quả là nó cũng bị chính con người sử dụng vũ
khí chất sắt để chống lại, những cá nhân có gen liên quan đến
Hemochromatosa có khả năng đề kháng cao hơn với bệnh dịch hạch, lao
phổi, các bệnh khác do hậu quả của vi khuẩn và các loại nấm gây bệnh
sống bằng chất sắt.Bệnh thần kinh tạo ra thiên tài: Nhà hiền triết cổ đại Hy Lạp nổi tiếng Aristoteles từng đặt câu hỏi thú vị: Tại sao so với số đông, những người nổi tiếng lại dễ bị khổ sở vì các chứng rối loạn thần kinh hơn? Ngày nay các chuyên gia di truyền học đã cung cấp không ít chứng cớ khẳng định rằng, những gen liên quan đến sự chậm phát triển trí tuệ có khả năng tồn tại bền vững, bởi chúng gắn liền với những năng lực sáng tạo lớn hơn. Hiện tượng như thế đã diễn ra với hội chứng Williams, hậu quả của tình trạng biến đổi diễn ra trong nhiễm sắc thể số 7. Trẻ mắc chứng bệnh này phát triển trí tuệ chậm hơn bình thường, nhưng sáng tạo nhiều hơn và có năng khiếu âm nhạc đặc biệt.
Những gen làm tăng khả năng bị các chứng rối loạn tâm lý như bệnh
thần kinh, trầm cảm, tâm thần phân liệt... đồng thời đóng vai trò kiểm
soát quá trình sản xuất dopamin trong não bộ. Chất dẫn xuất thần kinh
này liên quan cả với động cơ và các cảm xúc cũng như với các quá trình
nhận biết. Những gen gắn liền với hoạt động tích cực thái quá của hệ sản
xuất dopamin đồng thời dẫn đến những ý tưởng mới lạ và quyết định khả
năng sáng tạo.
Những nghiên cứu tiến hành tại Phần Lan cho thấy: Trong số những
người mắc các hội chứng rối loạn tâm lý thuộc lứa tuổi 16 - 28, có tới
11% đạt được những tiến bộ tuyệt vời trong học tập và nghiên cứu khoa
học trước khi bệnh xuất hiện. Đó là tỷ lệ gần bốn lần cao hơn so với
nhóm người cùng độ tuổi hoàn toàn khỏe mạnh. Vì lý do như vậy, các hội
chứng thần kinh, rối loạn tâm lý... đồng thời còn được gọi là căn bệnh
thiên tài vì nó đã tạo ra khá nhiều người nổi tiếng và những nhân vật
lỗi lạc cho thế giới.
Trung Kiên (Theo N and Z)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét