Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014

Trẻ bỗng nhiên hạ nhiệt: Nguy hiểm!

Thân nhiệt giảm đột ngột có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng nặng hoặc bắt đầu giai đoạn “vào sốc” trong một số bệnh nhiễm siêu vi.

Thay đổi nhiệt độ là một cơ chế phòng vệ tự nhiên của cơ thể để chống lại các tác nhân tác động xấu. Dạng thay đổi thân nhiệt thường gặp nhất là sốt với vô số khuyến cáo từ các bác sĩ về cách can thiệp và nhiều loại thuốc để giải quyết triệu chứng tại chỗ. 
Tuy nhiên, ở một số dạng bệnh, bệnh nhân lại bị hạ thân nhiệt thay vì sốt. Theo các bác sĩ chuyên khoa, hạ thân nhiệt tuy ít gặp nhưng “khó chịu” và nguy hiểm hơn sốt rất nhiều.
35 độ trở xuống: Phải vào viện
Trên một diễn đàn dành cho phụ nữ có con nhỏ, một bà mẹ đặt câu hỏi: “Con trai 2 tuổi của tôi 2 hôm nay hơi mệt nhưng người không sốt mà còn có vẻ mát hơn bình thường, vậy có sao không?”. Trong số khá nhiều câu trả lời bàn tới bàn lui, một phụ nữ khuyên: “Bạn phải đem con đi cấp cứu ngay!”.
Chăm sóc trẻ mắc bệnh nhiễm tại Bệnh viện Nhi Đồng 1
Chăm sóc trẻ mắc bệnh nhiễm tại BV Nhi Đồng 1

Phụ nữ nêu trên cho biết 1 năm trước, chính bé gái con chị cũng đột ngột hạ nhiệt sau 3 ngày sốt li bì vì sốt xuất huyết. Chị cảm nhận con hơi lạnh so với bình thường nhưng suy nghĩ chủ quan rằng sốt xuất huyết vốn gây sốt khó hạ, giờ con hạ nhiệt là vui rồi... 
Không ngờ, chỉ  1h sau, chị phát hiện tay chân con gái tím tái nên vội bồng bé vào viện. Rất may, nhà chị ở gần BV Nhi Đồng 2 (TPHCM) nên cô bé được cứu kịp dù đã bắt đầu vào giai đoạn sốc của bệnh.
Theo BS Nguyễn Minh Tiến, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực - chống độc BV Nhi Đồng 1 (TPHCM), hạ thân nhiệt là một dạng thay đổi nhiệt độ khá ít gặp nhưng thường là biểu hiện của những vấn đề khá nghiêm trọng. 
Đối tượng có nguy cơ hạ thân nhiệt nhiều nhất là trẻ nhỏ, nhũ nhi, đặc biệt là các bé sinh non. Ở trẻ em, hạ thân nhiệt thường là biểu hiện của tình trạng nhiễm trùng hoặc “báo động” giai đoạn vào sốc của một số bệnh nhiễm như sốt xuất huyết, tiêu chảy cấp...
“Ví dụ trẻ sốt xuất huyết, nhiều em đang sốt cao khó hạ mấy ngày bỗng người hạ nhiệt, mát hẳn, có khi nhiệt độ giảm dưới 35 độ C rồi bắt đầu chuyển sang giai đoạn sốc” - BS Tiến dẫn chứng. Theo ông, khi đo thân nhiệt cho trẻ, nếu thấy nhiệt kế báo từ 35 độ C trở xuống thì nên lập tức đưa vào viện.
BS Tiến cũng lưu ý rằng trẻ em thường có khả năng chịu lạnh kém hơn người lớn nên cũng có thể bị hạ thân nhiệt do môi trường, như phải ở lâu trong phòng có nhiệt độ quá thấp. Trong trường hợp này, nên ủ ấm cho trẻ. Nếu trẻ hạ thân nhiệt nhiều quá thì cũng nên đưa vào bệnh viện.
Hạ nhiệt “khó chịu” hơn sốt
Theo BS Phạm Lực, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực - chống độc BV Phạm Ngọc Thạch (TPHCM), hạ thân nhiệt thường xảy ra khi bệnh nhân nhiễm vi khuẩn Gram âm, trái với trạng thái sốt thường thấy khi nhiễm vi khuẩn Gram dương. 
Hạ thân nhiệt thường xảy ra khi bệnh nhân bị nhiễm trùng nặng. Ngoài ra, những người bị hạ đường huyết, sốc, tụt huyết áp... cũng có thể bị hạ thân nhiệt. Hạ thân nhiệt quá nặng mà không được xử lý kịp thời thì bệnh nhân có nguy cơ tử vong.
“Khi một bệnh nhân bị hạ thân nhiệt, trước hết, các cơ quan ngoại biên như tay, chân, da... sẽ có biểu hiện lạnh bởi cơ thể dồn máu nuôi các cơ quan bên trong. Nếu tình trạng hạ thân nhiệt tiếp diễn, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn và các hệ cơ quan khác sẽ dần dần bị ảnh hưởng” - BS Nguyễn Minh Tiến phân tích.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, một điểm nguy hiểm của hạ thân nhiệt là nhiều khi bệnh nhân và người nhà không nghĩ tới nên bỏ qua các triệu chứng, đặc biệt là với trẻ em. Người bị hạ thân nhiệt thường cảm thấy mệt mỏi, người khác sờ vào có thể cảm nhận da, tay chân hơi mát hoặc lạnh tùy theo mức độ... 
Khá nhiều người chỉ lo sợ cơn sốt và không nghĩ đến việc cơ thể đang “báo động” bằng sự thay đổi nhiệt độ theo hướng ngược lại. Có người còn mừng vì nghĩ cơ thể bỗng dưng mát sau mấy ngày bị cơn sốt hành hạ... mà không hiểu đó là dấu hiệu nguy cấp.
“So với sốt, hạ thân nhiệt “khó chịu” hơn nhiều. Hạ thân nhiệt một ít có khi còn nguy hiểm hơn sốt cao 39-40 độ C vì mức độ nghiêm trọng rất khó lường” - BS Lực khẳng định.

Theo Anh Thư - Người lao động

Những thói quen nguy hiểm cho dạ dày

Có rất nhiều những thói quen xấu trong sinh hoạt và ăn uống dẫn tới bệnh dạ dày như đau, viêm loét, ung thư… Vậy hãy tránh xa những thói quen sau nhé.

1. Ăn trước khi ngủ
Bất cứ loại thực phẩm nào, kể cả thực phẩm dễ tiêu hóa như sữa, hoa quả… cũng có thể làm hỏng dạ dày. Vì thành phần protein có trong thực phẩm sẽ kích thích quá trình tiết axit và dịch vị trong dạ dày. Thức ăn chưa kịp tiêu hóa hết sẽ phân hủy và lên men trong dạ dày, dẫn tới đầy bụng và đau dạ dày.
2. Ăn không đúng bữa
Ăn vặt nhiều quên bữa chính hay thời gian giữa các bữa ăn không cố định chính là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày. Đến một giờ cố định, dạ dày theo thói quen sẽ tiết axit để tiêu hóa thức ăn. Nếu không bổ sung thức ăn kịp thời, lượng axit sản sinh sẽ "phản lại" chính chủ nhân của mình, từ đó gây ra căn bệnh viêm loét dạ dày thường gặp.
3. Lạm dụng thuốc giảm đau
Chúng ta thường có thói quen viện tới thuốc giảm đau ngay cả khi chỉ là những cơn đau đơn thuần như đau đầu, đau cơ, đau khớp… mà không hề biết rằng thuốc giảm đau gây tác hại không nhỏ cho dạ dày.
Các loại thuốc giảm đau đều có tác dụng kìm hãm sự sản xuất niêm mạc bảo vệ thành dạ dày, gây chảy máu dạ dày, thậm chí vết loét xuất hiện suốt thời gian dài mà không biểu hiện triệu chứng nào.
Do vậy, nếu cơn đau không thực sự nghiêm trọng, bạn không nên lạm dụng thuốc giảm đau. Chỉ nên sử dụng thuốc giảm đau khi có sự tư vấn của các bác sĩ.
4. Hút thuốc quá nhiều
Thuốc lá, ngoài việc gây ra những tổn thương cho phổi và các cơ quan hô hấp, thuốc lá còn gây ra những di chứng nặng nề cho dạ dày. Thành phần các chất nicotine trong thuốc lá có thể làm thu hẹp các mạch máu ở thành dạ dày, từ đó làm tổn thương lớp niêm mạc dạ dày và làm giảm tính năng tiết dịch vị tiêu hóa thức ăn của dạ dày.
5. Ăn quá nhanh
Ăn quá nhanh thường gây nên hiện tượng khó tiêu hoá vì khi lượng thức ăn được "nạp" vào quá nhanh, não bộ chưa kịp nhận tín hiệu từ dạ dày và kết quả là dạ dày không kịp tiết dịch và co bóp để tiêu hoá thức ăn. Thói quen ăn nhanh lâu ngày có thể dẫn tới bệnh đau dạ dày.

Theo Pháp Luật TPHCM

Tín hiệu khi cơ thể bị stress nặng

Chảy máu chân răng, đau đầu vào cuối tuần, da mẫn ngứa,... là một số biểu hiện khi cơ thể bị stress nặng.

Chảy máu chân răng     
Các nhà nghiên cứu phát hiện rằng, nếu cơ thể bài tiết quá mức lượng hooc-môn căng thẳng trong một thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập và gây ra hiện tượng chảy máu chân răng.
Thích đồ ngọt
Đột nhiên bạn muốn ăn sô cô la dù trước đây không hề hào hứng. Các nhà nghiên cứu Mỹ đã so sánh phụ nữ trước và sau thời kỳ mãn kinh đã phát hiện ra rằng: không có mối quan hệ nào giữa sự yêu thích sô-cô-la với hooc-môn nữ nhưng lại có quan hệ mật thiết với sự căng thẳng và áp lực.
Đau đầu vào cuối tuần
Chủ nhiệm trung tâm trị liệu đau đầu của ĐH Washington cho biết, sự sụt giảm áp lực đột ngột dễ gây ra đau nửa đầu. Vì vậy, cần duy trì thói quen nhịp độ làm việc vào cuộc sống trong những ngày cuối tuần.
Đau bụng kinh
Một nghiên cứu của ĐH Harvard chứng minh rằng, những phụ nữ bị căng thẳng có tỉ lệ đau bụng kinh tái phát cao gấp nhiều lần bình thường.
Đau nhức cằm dưới
Các bác sĩ hiệp hội nha khoa Mỹ cho biết, 50% trong số nguyên nhân gây hiện tượng đau cằm dưới khi ngủ dậy là do hậu quả của việc nghiến răng khi ngủ, và người bị căng thẳng có số lần nghiến răng nhiều hơn.
Liên tiếp gặp ác mộng
Các nhà nghiên cứu phát hiện, áp lực stress khiến bạn ngủ không sâu và luôn trong tình trạng nửa ngủ nửa thức, thậm chí gặp ác mộng. Dùng đồ uống không chứa cafein và chất cồn trước khi ngủ sẽ giúp phòng ngừa tình trạng trên.
Mẩn ngứa ở da
Áp lực căng thẳng kích thích dây thần kinh tạo ra cảm giác ngứa ngáy. Điều tra 2.000 người ở Nhật cho thấy: bệnh nhân bị mẩn ngứa kéo dài phần lớn là những người thường xuyên bị áp lực. Họ gọi đó là triệu chứng nguyên cố mẩn ngứa gây áp lực, sự căng thẳng và mệt mỏi sẽ khiến bênh trầm trọng hơn.

Theo O2TV.vn

4 tác động giúp người gầy tăng cân hiệu quả

Thiếu cân, sụt cân nhanh chóng là biểu hiện của sự gầy ốm, suy nhược cơ thể và là nguy cơ tiềm ẩn những căn bệnh khác, đôi khi có thể dẫn tới tử vong.

Khi nhận ra mình đang rơi vào tình trạng này, người gầy ốm đôi khi chủ quan hoặc chỉ nghĩ đơn giản là ăn nhiều hơn, ngủ nhiều hơn sẽ tăng cân. Song, thực tế lại không phải như vậy, rất nhiều người gầy gần như không thể tăng cân hoặc chỉ tăng cân vài tháng rồi lại trở về trạng thái như ban đầu.
Câu hỏi đặt ra: Vì sao tăng cân chắc khoẻ và bền vững lại khó như vậy?
Dưới đây là 4 tác động cơ bản không chỉ giúp người gầy tăng cân hiệu quả, dễ dàng mà còn đem lại một sức khoẻ tốt, cơ thể săn chắc và vóc dáng thon gọn.
1. Thanh lọc, thải độc cơ thể
Hàng ngày, cơ thể phải tiếp xúc với rất nhiều các chất độc từ đồ ăn và không khí khói bụi. Thông thường, các tác nhân gây hại từ môi trường sẽ không gây ảnh hưởng rõ rệt tới sức khỏe của bạn. 
Tuy nhiên, khi các cơ quan lọc độc là gan và thận làm việc không tốt, cơ thể bị tích tụ nhiều chất độc thì đây sẽ là tác nhân gây ảnh hưởng nghiêm trọng, nhất là đối với những người gầy ốm, suy nhược cơ thể. Những biểu hiện thường thấy khi cơ thể chứa nhiều chất độc - gốc tự do gây hại là: thường xuyên mệt mỏi, chán ăn, hay ốm vặt, sức khỏe và sức đề kháng yếu. 
Vì vậy, các chất chống oxi hóa, chống gốc tự do sẽ là vũ khí đắc lực giúp bạn trong việc thanh lọc, thải độc này. Hãy thường xuyên bổ sung các chất chống oxi hóa tự nhiên từ thực phẩm hàng ngày như: rau, củ, quả và tảo Spirulina….
2. Tăng cường dinh dưỡng đầy đủ hơn
Dinh dưỡng chắc chắn là yếu tố người gầy không thể bỏ qua nếu muốn tăng cân. Ăn nhiều hơn, không bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng là những điều kiện kiên quyết trong quá trình tăng cân của người gầy. Tuy nhiên, chỉ như vậy thì không đủ. 
Để tăng cân hiệu quả, ngoài việc tăng cường lượng dưỡng chất hàng ngày, người gầy cần phải đảm bảo sự đa dạng của các nhóm chất dinh dưỡng đó. Các nhóm chất người gầy cần phải có trong các bữa ăn là:
Protein (đạm): cần bổ sung cả đạm động vật và thực vật;
Các vitamin và chất khoáng (từ rau xanh, trái cây…);
Các chất béo bão hòa (từ động vật) và chất béo không bão hòa (từ thực vật);
Năng lượng (từ các thực phẩm chứa nhiều tinh bột: cơm, khoai, sắn…);
Nếu không thể bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng này hàng ngày, bạn có thể nhờ tới sự trợ giúp của các thực phẩm bổ sung có nguồn gốc từ tự nhiên để đảm bảo cơ thể không bị thiếu hụt chất.
3. Tăng cường khả năng hấp thu tốt hơn
Đa số người gầy khó tăng cân là do khả năng hấp thu dinh dưỡng kém, đặc biệt nếu bạn đang mắc chứng đau dạ dày hay viêm đại tràng thì đây lại càng là một vấn đề nan giải. Để khắc phục nguyên nhân này, người gầy cần gia tăng số lượng lợi khuẩn (probiotics) và khả năng hoạt động của chúng trong đường ruột bằng việc sử dụng các loại men vi sinh, sữa chua hàng ngày. 
Đồng thời, người gầy có thể dùng thêm những thực phẩm bổ sung có chứa các chất chống oxi hóa cao, vitamin và khoáng chất nhằm tạo môi trường tốt cho các lợi khuẩn (probiotics) phát triển….
4. Ngủ đủ giấc, chăm sóc cho giấc ngủ ngon và sâu hơn
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng giúp bạn tăng cân. Thường xuyên thức khuya, ngủ không đủ giấc (ít hơn 7 - 8 tiếng/ ngày) sẽ làm cơ thể mệt mỏi, stress, căng thẳng, và giảm khả năng ăn uống. Vì vậy, giữ cho não bộ có được thời gian nghỉ ngơi hoàn toàn trong 7 - 8 tiếng/ ngày, không chỉ giúp bạn khỏe hơn mà còn tăng cường khả năng ăn uống, tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng hàng ngày của bạn. 
Các phương pháp hỗ trợ để bạn có một giấc ngủ ngon, sâu giấc như: tập thể dục nhẹ nhàng trước khi đi ngủ, uống 1 ly sữa ấm vào buổi tối nhằm bổ sung 2 axit amin là Tryptophan và Phenylalanin, đây là 2 axit amin rất tốt cho giấc ngủ ngon…
Và cuối cùng, để có kết quả tốt nhất, một "chiến dịch tăng cân" thành công, người gầy nên áp dụng đồng thời cả 4 tác động trên và kết hợp tập thể dục nhẹ nhàng, vừa sức mỗi ngày. Như vậy, tăng cân không còn là việc quá khó mà đơn giản chỉ là đúng cách và kiên trì. Mong rằng, những "siêu cò hương" sẽ sớm tăng cân, khoẻ mạnh, săn chắc và có vóc dáng "chuẩn" để tự tin hơn trong cuộc sống.

Theo Gia đình và Xã hội

Thuốc đái tháo đường có tác dụng trị bệnh Alzheimer

Theo nghiên cứu cho thấy thuốc chữa đái tháo đường có khả năng hạn chế nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.

Các chuyên gia ĐH Ulster (UOU), Anh đã nghiên cứu và phát hiện thấy thuốc chữa đái tháo đường (ĐTĐ) có tác dụng bảo vệ các tế bào não không bị tổn thương và thúc đẩy phát triển các tế bào não mới, hạn chế nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
ĐTĐ týp 2 là căn bệnh có thể làm gia tăng bệnh Alzheimer, đặc biệt là gây tổn thương các tế bào thần kinh. Trong nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện thấy việc dùng thuốc nhóm (Val8) GLP-1 chữa ĐTĐ lại có tác dụng kích thích hoạt hóa một loại protein có tên là GLP-1, giúp cơ thể khống chế được lượng đường huyết.
Qua thử nghiệm trên chuột, loại thuốc còn có tác dụng tốt cho các tế bào thần kinh của não bộ. Đặc biệt, nó xúc tiến việc phát triển các tế bào não mới có trong vùng hải mã (hippocumpus), nơi đảm nhận chức năng xử lý trí nhớ của con người. 
(Val8) GLP-1 có tác dụng tương tự như 2 loại thuốc ĐTĐ hiện đang được sử dụng là byetta và victoza. Như vậy, nếu dùng nhóm thuốc này sẽ giúp cho người mắc bệnh Alzheimer cải thiện được rủi ro suy giảm trí nhớ đồng thời điều tiết lượng đường huyết ở ngưỡng tối ưu.

Theo Sức khỏe và Đời sống

Tiêu chảy: dấu hiệu nhiều bệnh lý nguy hiểm

Tiêu chảy không chỉ là triệu chứng khi bạn bị rối loạn tiêu hóa, mà thực tế nó còn ẩn chứa nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.

Nếu điều trị không phù hợp, chậm trễ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, thậm chí tử vong.
BS Hồ Thanh Bình - Phó Khoa Nội tổng quát, BV Chợ Rẫy TPHCM cho biết,tiêu chảy là kết quả của sự rối loạn các quá trình tiết dịch, co bóp, tiêu hóa và hấp thụ. Trước tiên, tiêu chảy được chia ra hai dạng cấp tính và mạn tính.
Ở thể cấp tính, tình trạng tiêu chảy sẽ diễn ra trong vài ngày. Bệnh nhân bị đi tiêu nhiều lần trong ngày, nôn ói, sốt, mất nước, tụt huyết áp, lơ mơ, trụy tim mạch và tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Một trong những nguyên nhân gây ra tiêu chảy ở thể cấp tính hay gặp chính là nhiễm trùng do vi trùng (tả, lỵ, thương hàn...), vi rút (cảm cúm, Rotavirus, Enterovirus), ký sinh trùng, nấm đường ruột (nấm Candida).
"Nếu bị tiêu chảy do vi trùng, phải điều trị bằng kháng sinh, còn do vi rút thì thường BS chỉ định điều trị triệu chứng. Những bệnh nhân bị tiêu chảy do vi rút thường sẽ tự khỏi sau bảy - mười ngày. Các trường hợp do ký sinh trùng, nhiễm nấm phải có thuốc đặc hiệu", BS Bình nói.
Khách du lịch là đối tượng rất dễ bị tiêu chảy cấp, do sự thay đổi vi khuẩn thường trú trong ruột vì ăn những thức ăn lạ.
Một nguyên nhân khác dẫn tới tình trạng tiêu chảy là do sử dụng thuốc: sau khi dùng kháng sinh, thuốc nhuận tràng, chống động kinh (topamax), thuốc điều trị bệnh tiểu đường...
Tiêu chảy mạn tính dễ bị bỏ qua và khó tìm nguyên nhân hơn. Không đe dọa tính mạng trực tiếp, nhưng bệnh nhân bị tiêu chảy mạn tính sẽ bị suy kiệt thể trạng.
Tieu chay
Một trong các nguyên nhân gây ra tiêu chảy mạn tính là bệnh viêm loét đại tràng. Người bị viêm loét đại tràng mạn tính không chỉ hay bị tiêu chảy mà còn kèm theo triệu chứng toàn thân như sụt cân, chán ăn, viêm khớp.
Ở Việt Nam, những bệnh nhân bị viêm loét đại tràng thường là do lỵ amip. Để chẩn đoán, bệnh nhân phải được soi phân đúng kỹ thuật, nội soi đường ruột tìm các vết sang thương, loét điển hình, xét nghiệm máu, huyết thanh…
Tiêu chảy mạn tính còn xảy ra ở những người bị ung thư đường ruột, chính vì thế, cần hết sức cảnh giác. Việc đi vệ sinh đột nhiên không đều đặn, lúc táo bón, lúc tiêu chảy, hoặc một trong hai biểu hiện trên kéo dài nhiều ngày được gọi là rối loạn thói quen đại tiện.
Tình trạng này có thể do nhiễm khuẩn đường ruột hoặc cơ thể thiếu chất xơ để bài tiết, nhưng nếu dùng thuốc nhiều ngày vẫn không khỏi, tiến triển bệnh ngày một trầm trọng hơn, kèm biểu hiện đau bụng từng cơn thì nó có thể là dấu hiệu của một khối u đang lớn dần.
Các bệnh nhân ung thư trực tràng thời kỳ cuối còn thấy hậu môn trực tràng sa xuống, số lần đại tiện tăng, khi táo bón, khi tiêu chảy, phân lẫn máu.
Một trong các dạng rất nguy hiểm là tình trạng tiêu chảy mạn tính phân mỡ. Bệnh tiêu chảy phân mỡ hay bệnh ruột nhạy cảm gluten (một loại protein có trong lúa mì, đại mạch, lúa mạch đen) là tình trạng phản ứng miễn dịch quá mức với gluten trong thức ăn.
Dấu hiệu nhận biết là đầy bụng, tiêu chảy, buồn nôn, mệt mỏi, táo bón, loét miệng, đau đầu, sụt cân, rụng tóc, các vấn đề về da, trầm cảm, vô sinh, sẩy thai nhiều lần và đau xương khớp, trướng bụng, chán ăn, gầy sút; phân nhiều, nhão, có màu xám, bóng và nhiều nước.
Để điều trị bệnh tiêu chảy phân mỡ, chỉ cần loại bỏ hoặc không ăn những thức ăn chứa chất gluten. Bệnh phát hiện chậm trễ sẽ gây ra các hậu quả nguy hiểm như u lympho ruột, vô sinh…
Ngoài ra, các trường hợp mắc bệnh suy giảm miễn dịch cũng dẫn đến tiêu chảy mạn tính.
Để phòng tránh tiêu chảy, cần thực hiện ăn chín, uống sôi, rửa tay sạch bằng xà phòng, không ăn thực phẩm không rõ nguồn gốc, kém tươi. Nếu thấy bị tiêu chảy kèm theo sốt, tụt huyết áp, phân có máu, bóng mỡ, tay chân lạnh thì không được tự ý chữa trị mà phải tới bệnh viện ngay để được xử trí kịp thời.

Theo Sức khỏe gia đình

Di chứng run sau chấn thương, đột quỵ não

Chấn thương, đột quỵ não để lại nhiều di chứng, trong đó có chứng run, rung giật, gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động của người bệnh.

Bộ não là trung tâm điều khiển mọi chức năng của cơ thể kể cả những hoạt động có ý thức(giao tiếp, vận động)và những hoạt động vô thức (hô hấp, nhịp tim, v.v.). 
Tình trạng tổn thương não cho dù nhiễm virus, vi khuẩn, đột quỵ hay chấn thương đầu nghiêm trọng đều có thể phá vỡ một số hoặc tất cả những chức năng này, dẫn đến bất thường về vận động và hành vi của cơ thể, đặc biệt là chứng run không chủ ý.
Tiểu não là bộ phận quan trọng của não -đảm nhiệm chức năng điều hòa trương lực cơ, kiểm soát và điều chỉnh các vận động, qua đó giữ thăng bằng cho cơ thể. 
Vì vậy những sang chấn vùng tiểu não trực tiếp sẽ dẫn đến tình trạng run và gây khó khăn trong các hoạt động, vận động thường ngày. Người bệnh khó có thể thực hiện được các động tác tưởng chừng đơn giản như cài khuy áo, bật công tắc điện, đến động tác đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ như viết, vẽ…
Phục hồi chứng run sau đột quỵ để cải thiện chất lượng sốngPhục hồi chứng run sau đột quỵ để cải thiện chất lượng sống
Nguyên nhân chủ yếu gây tổn thương vùng não điểu khiển chức năng vận động có thể kể đến như:
Đột quỵ, nhồi máu não: Tai biến mạch máu não có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng di chứng để lại thường gặp nhất là yếu, liệt nửa người và tình trạng run như run chân tay, run lưỡi, cằm, môi,…làm ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người bệnh và vô tình biến họ trở thành gánh nặng của gia đình.
Chấn thương não do tác động cơ học (tai nạn xe cộ, rơi ngã hoặc trúng đạn). Sự tổn thương có thể xảy ra vào thời điểm bị tác động hoặc muộn hơn do não bị sưng, phù nề, xuất huyết trong não, ngoài và dưới màng cứng. Thời gian sau đó, phần não bị tổn thương có thể được hồi phục nhưng còn nhiều vấn đề liên quan đến cử động, trí nhớ, ngôn ngữ, đặc biệt là những thay đổi về hành vi vẫn diễn ra trong tương lai gần như, đầu, cổ.
Viêm não do vi khuẩn hoặc virus như viêm não Nhật bản B, Arbovirus, Herpes virus, Enterovirus (virus ruột)… chủ yếu gặp ở đối tượng trẻ em. Đây là tình trạng bệnh lý nặng nề đe dọa tính mạng hoặc để lại các di chứng như nhũn não, bại não…. 
Một số trẻ tuy không để lại di chứng tại thời điểm đó nhưng khi trẻ trưởng thành, cấu trúc não bộ được hoàn thiện cũng là lúc bắt đầu xảy ra tình trạng run không chủ ý, giảm trương lực cơ, rối loạn tiếng nói, chữ viết...
Hồi phục khả năng vận động sau tổn thương não là một trong những mục tiêu quan trọng để người bệnh trở về với cuộc sống thường ngày. 
Mức độ hồi phục phụ thuộc vào ý chí người bệnh, sự giúp đỡ của gia đình, liệu pháp phục hồi chức năng và các thuốc điều trị cũng như sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược có tác dụng an thần - trấn tĩnh - trừ run như Thiên ma, Câu đằng… đã từng được dùng từ lâu đời trong y học cổ truyền.

Theo Lê Giang - Gia đình và Xã hội

Hắc lào: Đừng bỏ qua dấu hiệu bệnh

Hắc lào gây ngứa ngáy rất khó chịu ở vùng da bị tổn thương, cả ngày lẫn đêm, ngứa nhiều hơn khi về đêm, đổ mồ hôi, thời tiết nóng bức.

Hắc lào còn gọi là bệnh lác. Đây là bệnh do vi nấm cạn gây nên thuộc nhóm dermatophytes, hay gặp nhất là hai loại trychophyton và epidermophyton.
Nếu không điều trị kịp thời bệnh sẽ lây sang những vị trí khác của cơ thể, tăng mức độ tổn thương trên da, chàm hóa hoặc dễ dàng lây sang người khác do tiếp xúc trực tiếp hoặc lây qua quần áo.
Dấu hiệu bệnh hắc lào

hac-lao:-dung-bo-qua-dau-hieu-benh
Hắc lào gây ngứa, đặc biệt khi nóng, ra mồ hôi thì rất ngứa khó chịu.
Nổi mẩn đỏ một vùng có giới hạn rõ, trên bề mặt xuất hiện những mụn nước, tập trung ở phần rìa vùng nổi mẩn. Bệnh có thể gặp ở bẹn, chân tay, mặt, bụng, ngực...
Thường xảy ra ở các nếp kẽ lớn (nếp bẹn 2 bên, kẽ mông, thắt lưng, nách.. ), đôi khi xuất hiện ở cổ gáy, mặt. Bệnh gây ngứa, đặc biệt khi nóng, ra mồ hôi thì rất ngứa khó chịu.
Nấm hắc lào sẽ nổi mẩn đỏ một vùng có giới hạn rõ, trên bề mặt xuất hiện những mụn nước, tập trung ở phần rìa vùng nổi mẩn. Bệnh có thể gặp ở bẹn, chân tay, mặt, bụng, ngực...
Cảm giác ngứa ngáy rất khó chịu ở vùng da bị tổn thương, cả ngày lẫn đêm, ngứa nhiều hơn khi về đêm, đổ mồ hôi, thời tiết nóng bức... Bệnh lành tính nhưng nếu không điều trị triệt để dễ trở thành nấm da mạn tính hay tái phát.
Điều trị bệnh hắc lào
Thuốc có thể dùng như bôi cồn BSI 1 - 3% hoặc cồn ASA 1 - 3% kết hợp với mỡ benzosali (các loại thuốc này có bán sẵn tại các hiệu thuốc).
Trong Đông y người ta dùng cồn lá muồng trâu, lá chút chít, rễ cây bạch hạc 30 - 50% điều trị nấm hắc lào cũng có tác dụng.
Dùng nhựa của trái chuối xanh, cắt đôi khi thấy nhựa chảy ra thì chấm vào vết hắc lào, có thể hơi ngứa chút vì "nấm hắc lào đang giãy giụa", cực kỳ nhanh khỏi và hiệu quả không gì bằng.
Tuyệt đối không được cạo da trước khi bôi thuốc (vì như vậy dễ dẫn đến dị ứng và nhiễm khuẩn). Tránh bôi các thuốc hại da như axit, pin đèn, kiến khoang, và không mặc quần áo lót chặt, và không nên dùng đồ sợi nhân tạo.
Phòng bệnh hắc lào bằng cách nào?
Nguyên nhân gây ra bệnh hắc lào là do sống trong môi trường không vệ sinh, người ra nhiều mồ hôi mà ít tắm giặt, bơi lội trong vùng nước bẩn. Chính vì vậy việc phòng bệnh phải bắt đầu bằng lối sống vệ sinh sạch sẽ, tắm gội và giặt giũ quần áo, chăn màn thường xuyên.
Những người đang bị bệnh, bên cạnh việc dùng thuốc tại chỗ phải diệt nấm ở những vật dụng cá nhân như quần áo, chăn màn... bằng cách luộc ở nước sôi 100oC trong vòng 15 phút.
Đối với người lành không mang bệnh không nên mặc quần áo chung với người khác, tránh làm việc nơi ẩm ướt, nếu ra mồ hôi nhiều cần phải thường xuyên tắm giặt và giữ khô những vùng nếp như háng, nách, bẹn. Khi mắc bệnh phải đi khám để được hướng dẫn chữa trị đúng.
Mách nhỏ cho các bạn là, khi bị mụn, không nên nặn vì sẽ dễ bị nhiễm khuẩn và càng bị nhiều hơn nhưng nếu nó xấu quá muốn nặn ngay, sau khi nặn có thể chấm một giọt nhựa chuối xanh lên hoặc nhựa của củ nghệ sống, sẽ mau hết sưng và không để lại sẹo. Đây là bài thuốc tự nhiên chắc chắn sẽ không hại da như mỹ phẩm, bản thân mình đã sử dụng qua nên biết nó tuyệt đối an toàn.

Theo Phununews.vn

Đối phó 5 rắc rối thường gặp ở da trẻ

Khi bé gặp các vấn đề về da, cách xử lí đúng của cha mẹ là vô dùng cần thiết để đảm bảo an toàn cho con.

Hăm
Là tình trạng phát ban chủ yếu ở nếp gấp của da, đặc biệt là ở cổ. Nó thường xuất hiện ở trẻ mũm mĩm và dưới 6 tháng.
Triệu chứng: da có màu đỏ, trầy xước, phát ban và tình trạng tồi tệ hơn trong các nếp gấp da.
Nguyên nhân: do da bị ẩm quá mức bởi nước dãi và do yếm khí ở vùng da bị gấp.
Cách khắc phục: rửa sạch bên trong nếp gấp da của bé bằng nước và áp dụng một loại kem có kẽm oxit.
Bạn không cần lo lắng vì khi trẻ lớn hơn thì tình trạng này sẽ tự biến mất.
Rôm sảy
Đây là tình trạng phát ban, nổi nhọt, có thể xảy ra trên mặt, cổ, lưng, hoặc dưới.
Triệu chứng: có những mụn đỏ nhỏ trên da.
Nguyên nhân:Vì da của bé không thể điều chỉnh nhiệt tốt, nên bất cứ thứ gì gây nóng cho bé (như thời tiết nóng, ẩm, quần áo chật) đều gây nổi rôm.
Cách khắc phục: Mặc quần áo mát mẻ, chất liệu cotton cho trẻ. Nới rộng kích cỡ quần áo, tã.
Tăng tiết bã nhờn
Đây là hiện tượng phát ban có thể xuất hiện trên da đầu và lông mày, phía sau tai, hoặc trên cổ, mặt và ngực. Đó là hiện tượng phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi.
Triệu chứng: Xuất hiện những vẩy da trắng trông giống như gàu, với màu vàng và mật độ dày trên da đầu và lông mày. Phía sau tai có da bong tróc trông như có vảy; trên ngực và cổ có nhọt. Hiện tượng này làm em bé trở nên xấu xí nhưng không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nguyên nhân: hiện các bác sĩ chưa rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Cách khắc phục: Bạn hãy chà xát một ít dầu olive trên da đầu của trẻ để bong tróc các vẩy ra. Ở các vùng da đầu, sau tai hay các khu vực khác thì nên tắm rửa bằng dầu gội chống gàu cho trẻ.
Eczema
Eczema có thể xuất hiện bất cứ nơi nào trên cơ thể của bé bắt đầu từ khoảng 3 hoặc 4 tháng. Có tới 20% trẻ sơ sinh gặp hiện tương này.
Triệu chứng: ở mức độ nhẹ, eczema làm da khô và tạo vết nứt gãy loang lổ. Trong trường hợp xấu hơn, da sẽ chuyển sang màu đỏ, có mủ rỉ, và đóng vảy.
Nguyên nhân: những trẻ có gene di truyền hoặc có tiền sử gia đình bị bệnh này thì dễ mắc bệnh. Thời tiết nóng có thể gây ra đổ mồ hôi, thời tiết lạnh có thể làm khô da và chúng đều là nguyên nhân gây eczema. Xà phòng, quần áo, đặc biệt là đồ len cũng có thể "châm ngòi" cho một đợt bùng phát.
Cách khắc phục: rửa sạch da bé một cách nhẹ nhàng, sau đó dùng kem dưỡng ẩm. Đối với trường hợp nghiêm trọng hơn, hãy nói chuyện với bác sỹ về một thuốc mỡ có steroid.
Viêm da
Một phản ứng của da với những gì mà bé đã tiếp xúc như xà phòng và chất tẩy rửa, thảm cỏ và các loại cây khác.
Triệu chứng: Da sẽ đỏ, nổi ngứa ở chỗ tiếp xúc.
Nguyên nhân: Nếu trẻ bị phát ban toàn thân thì nguyên nhân có thể do xà phòng, sữa tắm. Nếu ngực và cánh tay bị ảnh hưởng, thủ phạm có thể là quần áo mới, chưa được giặt rũ. Nếu hiện tượng xảy ra ở chân có thể là do tiếp xúc với thảm lau nhà hoặc cỏ ngoài vườn.
Cách khắc phục: Nếu vùng da phát ban trông khô, bạn hãy bôi kem dưỡng ẩm cho bé.
Hãy tách bé ra khỏi yếu tố nguy cơ: cuộn tấm thảm lên, giặt quần áo cho trẻ, hãy thử một xà phòng hoặc chất tẩy rửa nhẹ nhàng. Nếu trẻ bị ngứa, hãy nói chuyện với bác sỹ về một loại kem hydrocortisone hoặc thuốc kháng histamin.

Theo Sức khỏe gia đình

Cách xử trí và sơ cứu hiệu quả khi bị rắn cắn

Tai nạn rắn cắn thường xảy ra bất ngờ, khiến nạn nhân và những người trong gia đình lúng túng, chậm trễ… nhiều khi không cứu nổi.

Sau khi cắn người, con rắn thường chạy mất, nạn nhân không kịp nhận diện để biết là rắn lành hay rắn độc, nhất là trong đêm tối.

Cách xử trí và sơ cứu hiệu quả khi bị rắn cắn - Ảnh 1

Vì thế, chẳng may bị rắn cắn hoặc có người nhà bị rắn cắn bạn nên bình tĩnh làm theo các bước sau đây:
Xác định loại rắn độc và không độc
Trước tiên bạn cần nhanh trí xác định đây là loại rắn có độc hay không có độc để biết cách sơ cứu kịp thời.
Rắn có độc: Đây là loại rắn nguy hiểm và thường gây ra các hiện tượng phản ứng ngay lập tức hoặc để vài giờ bệnh nhân có triệu chứng miệng bị cứng lại, mắt mờ, ứ đọng đờm nhớt, nôn ra máu… Nhìn vào vết thương sẽ thấy 2 vết răng nanh, mỗi răng cách nhau khoảng 5mm và một số vết răng nhỏ.
Rắn không độc: Không gây ra phản ứng cho nạn nhân. Nhìn vào vết cắn thấy 2 hàm răng với những chấm nhỏ, có hình vòng cung và đặc biệt không có răng nanh.
Mục tiêu của sơ cứu khi bị rắn cắn
Làm cho nọc độc của rắn từ vết cắn xâm nhập vào trong cơ thể chậm hơn và ít hơn, nhờ đó nạn nhân có đủ thời gian để kịp được vận chuyển đến cơ sở y tế khi chưa có biểu hiện ngộ độc.
Bảo vệ tính mạng của bệnh nhân, chữa các triệu chứng nguy hiểm xuất hiện sớm và ngăn chặn các biến chứng trước khi bệnh nhân đến được cơ sở y tế.
Vận chuyển bệnh nhân một cách nhanh nhất, an toàn nhất đến cơ sở y tế có điều kiện điều trị thực sự (ví dụ cấp cứu hô hấp, tim mạch tốt hoặc có huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu).
Bạn nên nhớ không được kích động hay làm nạn nhân hoảng loạn mà nên trấn an tinh thần người bị rắn cắn.
Cách sơ cứu kịp thời cho bệnh nhân bị rắn cắn
Nếu bị nhóm rắn hổ cắn:
Các loại rắn như hổ mang, rắn ráo... (loại Colubridae) có độc tố thần kinh. Chỗ rắn cắn không đau lắm nhưng chân tê bại, mệt mỏi cao độ, buồn ngủ, muốn ngất, nấc, nôn, tối loạn cơ tròn... Mạch yếu, huyết áp hạ, khó thở, hôn mê rồi tử vong sau 6 giờ.
Cách xử trí và sơ cứu hiệu quả khi bị rắn cắn - Ảnh 2

Bước 1: Băng ép (garô): Phải nhanh chóng buộc garô (nơi nào có thể garô được) ở phía trên vết cắn 3-5cm. Garô bằng mọi thứ dây tự có tại chỗ như: dây thun, dây chuối, dây quai nón... Chú ý khi garô phải dùng dây bản to để giảm tổn thương nơi garô.
Bước 2: Tẩy nọc bằng cách rửa sạch vết rắn cắn, sau đó đến cơ sở y tế rửa lại bằng thuốc tím 1‰, cồn iốt 2%.
Bước 3: Rạch nhẹ vết cắn hình chữ thập (+). Độ sâu qua da đến cơ chảy máu là được, rạch rộng dài khoảng 1-2 cm. Trước khi rạch rộng phải sát trùng để tránh nhiễm trùng, tránh rạch đứt dây thần kinh, mạch máu và dây chằng.
Bước 4: Hút máu tại chỗ rắn cắn để đưa bớt độc tố ra khỏi cơ thể nạn nhân. Hút đến khi thấy máu đỏ tươi chảy ra thì dừng lại.
Bước 5: Rửa lại vết cắn rồi nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế mà ở đó có điều kiện cấp cứu hồi sức.
Nếu bị nhóm rắn lục cắn:
Rắn lục (loại Vipéridae) có độc tố gây xuất huyết. Toàn chi bị rắn cắn đau dữ dội, da đỏ bầm, có những đám xuất huyết, chỗ bị rắn cắn phù (sau dễ bị hoại tử). Sau 30-60 phút: nôn, ỉa lỏng, mạch nhanh nhỏ, huyết hạ, ngất xỉu.
Cách xử trí và sơ cứu hiệu quả khi bị rắn cắn - Ảnh 3

Trước tiên cần giải quyết vấn đề đau nhức, sưng nề, xuất huyết, tán huyết, hoại tử. Bạn lưu ý, với trường hợp này không cần garô, rạch rộng, hút máu. Lý do là garô sẽ làm bệnh nhân dễ hoại tử hơn, rạch rộng sẽ làm chảy máu không cầm được. Chỉ cần băng ép, tẩy nọc và chuyển nạn nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Khi sơ cứu xong cần chuyển nạn nhân tới ngay bệnh viện có khoa hồi sức cấp cứu. Tuyệt đối không đi loanh quanh ở những nơi không có điều kiện cấp cứu hồi sức và không có kháng huyết thanh đặc hiệu mà bỏ lỡ cơ hội cứu sống nạn nhân.
Nếu bị rắn cắn sau 15-30 phút mà vết cắn không đau, không phù, chỗ bị cắn không tê bại thì không phải rắn độc cắn.

Theo PV - Đời sống và Pháp luật

Trẻ bị viêm da do kiến ba khoang tăng đột biến

ThS.BS Phạm Thị Mai, BV Nhi Trung ương cho biết, gần đây mỗi ngày phòng khám Da liễu của bệnh viện tiếp nhận khoảng 10-20 bệnh nhân bị viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang.

Kiến ba khoang hay kiến khoang là một loài côn trùng có thân mình thon dài, hai màu đỏ và đen tạo thành các khoang đen- vàng cam xen kẽ, nhìn giống con kiến. Trong dân gian, chúng có rất nhiều tên gọi khác nhau: kiến lác, kiến gạo, cằm cặp, kiến nhốt, kiến cong đít.

Loài kiến này thường sống ở các ruộng lúa, vườn cây, cỏ mục, bãi rác thải, công trình đang xây dựng... Kiến ba khoang xuất hiện nhiều vào đầu mùa mưa và rất thích ánh sáng đèn ban đêm. Sau những cơn mưa, do nước ngập không còn nơi cư trú, chúng bay vào trong nhà theo ánh đèn, đậu vào khăn mặt, quần áo, giường chiếu chăn màn.

Khi tiếp xúc với da, loài côn trùng này gây tổn thương da, chuyên môn gọi là viêm da tiếp xúc do côn trùng, người dân gọi là bệnh “giời leo”.
 


Biểu hiện khi bị kiến ba khoang đốt
- Viêm da thường xuất hiện ở vùng hở như: mặt, cổ, ngực, vai, gáy, tay.

- Tổn thương cơ bản có dạng dát đỏ, thành vệt, thành đám, theo chiều tay quệt, nền hơi cộm, trên có mụn nước hoặc mụn mủ nhỏ li ti ở giữa, có vùng hơi lõm màu vàng nâu, hình hình tròn hoặc bầu dục.

- Thương tổn tiếp tục xuất hiện mặc dù không còn sự hiện diện của kiến ba khoang nếu trẻ tiếp tục quệt ra vùng da lành, đặc biệt là các vùng nếp gấp (kissing lesion).

- Bệnh nhi có cảm giác rát bỏng tại chỗ, nếu thương tổn trên diện rộng trẻ có thể sốt nhẹ, nổi hạch lân cận

Tiến triển của bệnh viêm da khi bị kiến ba khoang đốt

Sau tiếp xúc: cảm giác râm ran.

6-8h sau: xuất hiện ban đỏ, dát đỏ.

12-24h tiếp theo: xuất hiện thương tổn điển hình.

Sau 3 ngày: thương tổn bắt đầu đỡ rát bỏng, bong vảy.

Sau 5-7 ngày: vảy bong hết nhưng để lại dát thâm lâu mất.

Cách xử lý khi bị kiến 3 khoang đốt 
Nhiều người có thói quen đập chết kiến ba khoang khiến chất độc thấm vào da, gây ra phỏng rộp. Mức độ ngứa và phỏng rát phụ thuộc vào mức độ tiếp xúc với chất tiết. Nặng nhất là bị đốt ở da vùng mặt (má, mắt); vùng da có nếp gấp (bẹn, khoeo tay) bởi đây là vùng da mỏng dễ bị kích ứng.

ThS.BS Phạm Thị Mai lưu ý, đã có trường hợp bệnh nhân bị viêm da nhưng nghĩ mình bị giời leo nên mua thuốc tự bôi. Hậu quả là bệnh không khỏi còn nặng thêm. Khi bị kiến ba khoang tấn công, nếu được điều trị thì sau một tuần sẽ hết. Nếu điều trị muộn, tổn thương da có thể để lại sẹo đỏ đến nhiều tháng. Do đó, người bệnh cần đến bác sỹ kịp thời, không nên tự ý dùng thuốc.

Khi gặp kiến 3 khoang đậu trên người thì thổi nhẹ cho nó bay đi chứ không chà xát mạnh để diệt kiến ba khoang. Tuyệt đối không được lấy tay đập kiến, thay vào đó dùng găng tay, vỉ đập ruồi…, cần tập trung chúng lại, quét chúng vào túi nilon và đổ vào thùng rác nhưng tuyệt đối không được tiếp xúc da với nọc độc kiến ba khoang.

Nếu không may bị đốt, bạn cần rửa thật sạch vết đốt với xà phòng, sau đó có thể bôi bằng hồ nước, các thuốc có chứa corticoid chỉ định cho các loại côn trùng đốt…

Cách phòng tránh
- Đề phòng côn trùng bay vào nhà (hạn chế mở cửa nhiều, nhất là nơi ở gần cây cối, cánh đồng..).

- Tránh đứng dưới bóng đèn sáng nơi công cộng, chú ý khi làm việc dưới ánh đèn vì kiến ba khoang rất hay xuất hiện ở nơi có đèn sáng.

- Giũ mạnh khăn mặt, quần áo trước khi dùng.

- Không dùng tay trần để bắt, giết, miết kiến ba khoang. 

- Khi bắt đầu thấy rát ở một vùng da có thể rửa vùng đó bằng nước muối loãng, xà phòng...


Theo Minh Hải - VnMedia

Món ăn phòng ngừa cao huyết áp

Rau muống chứa nhiều canxi, có lợi cho việc duy trì áp lực thẩm thấu của thành mạch và huyết áp. Ăn mỗi ngày 1-2 quả cà chua sống phòng cao huyết áp rất tốt.

Đột quỵ là bệnh có tỷ lệ tử vong rất cao và để lại nhiều di chứng nặng nề. Ngoài việc phòng bệnh và xử lý kịp thời khi có những dấu hiệu xảy ra thì việc chăm sóc dinh dưỡng đúng cách cho bệnh nhân là rất quan trọng.
BS Trần Thị Thu Liễu, BV Y học cổ truyền TPHCM cho biết, bệnh nhân đột quỵ cần có chế độ dinh dưỡng giàu vitamin, khoáng chất, ăn nhiều trái cây, rau quả, ngưng thuốc lá, hạn chế rượu bia, giảm thức uống có hại như trà, cà phê... Ngoài ra cần giảm muối (dùng khoảng 5-6 g một ngày), không ăn thức ăn chế biến sẵn như đồ hộp, thức ăn đông lạnh, thức ăn nhanh, thịt muối...
Một số thực phẩm tốt cho bệnh nhân đột quỵ
Ăn nhiều cá: Mỗi tuần vài 3 lần để thu nhận acid béo hệ omega-3 (có nhiều trong cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá trích và cá thu), có tác dụng bảo vệ mạch máu.
Bệnh nhân đột quỵ nên ăn nhiều cá. Ảnh: Lê Phương.
Bệnh nhân đột quỵ nên ăn nhiều cá. Ảnh: Lê Phương.
Rau muống: Chứa nhiều canxi, rất có lợi cho việc duy trì áp lực thẩm thấu của thành mạch và huyết áp trong giới hạn bình thường. Là loại rau đặc biệt thích hợp cho những người bị cao huyết áp có kèm theo triệu chứng đau đầu.
Cà chua: Công dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết bình can và hạ huyết áp. Là thực phẩm rất giàu vitamin C và P, nếu ăn thường xuyên mỗi ngày 1-2 quả cà chua sống sẽ có khả năng phòng chống cao huyết áp rất tốt, đặc biệt là khi có biến chứng xuất huyết đáy mắt.
Tỏi: Công dụng hạ mỡ máu và hạ huyết áp. Hàng ngày nếu kiên trì ăn đều đặn 2 tép tỏi sống hoặc đã ngâm dấm hay uống 5ml dấm ngâm tỏi thì có thể duy trì huyết áp ổn định ở mức bình thường.
Hành tây: Có thể thêm gia vị xào hoặc luộc, kiêng dùng mỡ động vật. Mỗi ngày ăn 100g, dùng cho người chứng bệnh mỡ máu cao, tăng huyết áp.
Bưởi: Trong bưởi có hợp chất naringenin, một chất chống oxy hóa có thể giúp gan đốt cháy lượng mỡ dư thừa. Đồng thời bưởi giúp cải thiện quá trình kiểm soát lượng đường trong máu, làm hạ đường huyết, rất tốt cho những người mắc bệnh tim mạch hay béo phì.
Dưa hấu: Thanh nhiệt và lợi niệu khá tốt, từ đó giúp cho huyết áp được ổn định. Người ta còn dùng vỏ dưa hấu 12g và thảo quyết minh 12g sắc uống thay trà hàng ngày.
Táo: Chứa nhiều kali, có thể kết hợp với lượng natri dư thừa để đào thải ra bên ngoài, giúp cho cơ thể duy trì huyết áp ở mức bình thường. Mỗi ngày nên ăn 3 quả hoặc ép lấy nước uống 3 lần, mỗi lần chừng 50ml.
Nho: Rất tốt cho người bị cao huyết áp, kể cả nho tươi hoặc nho khô, vì trong thành phần có chứa nhiều muối kali nên có công dụng hạ huyết áp, lợi niệu và bồi phụ lượng kali mất đi do dùng các thuốc lợi tiểu Tây y.
Chuối tiêu: Thanh nhiệt, lợi niệu, thông tiện và hạ huyết áp. Mỗi ngày nên ăn từ 1-2 quả, hoặc dùng vỏ quả chuối tiêu tươi 30-60g sắc uống thay trà.
Sữa đậu nành: Là đồ uống lý tưởng cho người bị cao huyết áp, có công dụng phòng chống vữa xơ động mạch, điều chỉnh rối loạn lipid máu và giáng áp. Mỗi ngày nên dùng 500 ml sữa đậu nành pha với 50g đường trắng, chia uống vài lần trong ngày.
Nấm linh chi xay nhỏ: Hãm uống ngày 10g, nấm linh chi không độc nên có thể dùng lâu dài.
Lá sen 50g: Mỗi ngày sắc uống, dùng cho người mỡ máu cao.
Sơn trà 10g, hoa cúc 10g, quyết minh tử 10g: Sắc nước uống thay trà, dùng cho người mỡ máu cao, kèm huyết áp cao.
Một số lưu ý với bệnh nhân đột quỵ
- Sử dụng thuốc điều trị một số yếu tố nguy cơ chính như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu hoặc để điều hòa tuần hoàn não, nâng cao thể trạng… phải tùy theo từng trường hợp dưới sự chỉ định, khuyến cáo, theo dõi của thầy thuốc.
- Phải uống thuốc đều đặn, không được tự ý ngưng thuốc.
- Có sổ tay theo dõi bệnh và tái khám định kỳ.
- Nhanh chóng đến các cơ sở y tế khi có một trong những dấu hiệu báo động của cơn thiếu máu não thoáng qua hoặc đột quỵ.

Theo Lê Phương - VnExpress

Không nên tự điều trị bệnh vảy nến

Y học hiện đại chưa có phương pháp điều trị khỏi bệnh vảy nến, nhưng người bệnh vẫn nghe quảng cáo và tự mua thuốc điều trị. Hậu quả là tiền mất tật mang.


Bác sĩ BV Da liễu TPHCM khám cho một bệnh nhân bị bệnh vảy nến - Ảnh: L.TH.H.
Ảnh do bệnh viện cung cấp
ThS.BS Nguyễn Trọng Hào, phó giám đốc BV Da liễu TP.HCM, cho biết như vậy tại hội thảo nhân Ngày vảy nến thế giới (29/10), do BV Da liễu TP tổ chức sáng 29/10.
Chưa hiểu đúng về bệnh
Vảy nến là bệnh đứng hàng thứ tư trong các loại bệnh da liễu có số lượng bệnh nhân đến điều trị nhiều ở Bệnh viện Da liễu TP. Dù bệnh có triệu chứng rất kinh khủng nhưng đây là bệnh không lây, mang tính chất gia đình.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người chưa hiểu nên còn kỳ thị người bệnh.
Theo BS Trọng Hào, tỉ lệ mắc bệnh vảy nến tại VN khoảng 2-3% dân số (tương đương 1,8-2,7 triệu người).
Vảy nến có hai loại: type 1 (chiếm 2/3 trường hợp mắc bệnh) thường liên quan đến yếu tố di truyền, khởi phát sớm (16-22 tuổi) và bệnh diễn tiến nặng; type 2: khởi phát muộn (57-60 tuổi mới mắc bệnh), diễn tiến nhẹ hơn.
Vảy nến được coi là bệnh viêm hệ thống, có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan của cơ thể.
Nguyên nhân gây bệnh là do hệ thống miễn dịch phát những tín hiệu sai làm da phát triển quá nhanh, các tế bào da mới được tạo ra chỉ trong vài ngày chứ không phải vài tuần như người bình thường.
Ðiều này dẫn đến lớp vảy cũ chưa kịp bong ra ngoài để thay thế bằng lớp vảy mới thì lớp vảy mới đã tích tụ, xếp thành lớp trên bề mặt da gây nên những mảng vảy nến.
Vảy nến có nhiều dạng: vảy nến mảng, vảy nến giọt, vảy nến mủ, vảy nến đảo ngược và vảy nến đỏ da toàn thân.
Trong đó, vảy nến mảng là loại thường gặp nhất, chiếm tới 80-90% trường hợp mắc bệnh này. Vảy nến giọt thường liên quan đến một đợt nhiễm trùng nào đó của cơ thể. Vảy nến mủ ít gặp hơn nhưng đây là dạng vảy nến cấp tính, thường liên quan đến sử dụng thuốc không đúng.
Khi bị vảy nến mủ toàn thân, bệnh nhân phải nhập viện do bệnh có thể ảnh hưởng đến tổng trạng sức khỏe của người bệnh, gây nguy hiểm đến tính mạng.
Khi bị vảy nến mủ toàn thân, bệnh nhân có triệu chứng đỏ da, mệt mỏi, kiệt sức, sốt, lạnh run, ngứa nhiều, mạch nhanh, chán ăn, yếu cơ.
Nếu bị vảy nến đỏ da toàn thân, bệnh nhân cũng phải nhập viện để được bác sĩ chuyên khoa da liễu điều trị, tránh những biến chứng nặng có thể xảy ra.
Đừng nghe quảng cáo
“Vảy nến là bệnh diễn tiến mãn tính, không thể điều trị khỏi hẳn và dễ tái phát khi có các yếu tố nguy cơ làm kịch phát bệnh vảy nến” - BS Trọng Hào cho biết.
Những yếu tố gây khởi phát trên người có gen vảy nến hoặc trên người đã bị vảy nến là stress (căng thẳng thần kinh), viêm họng, dùng thuốc lithium (điều trị tâm thần), dùng thuốc kháng sốt rét, thay đổi thời tiết, khí hậu khô, lạnh, có một vết cắt trên da hoặc bị trầy xước, phỏng da.
Theo BS Trọng Hào, vảy nến phải điều trị theo nhiều giai đoạn (tấn công, chuyển tiếp, duy trì) và theo nguyên tắc.
Tùy tình trạng bệnh, type bệnh mà bệnh nhân sẽ được bác sĩ chọn lựa phương pháp điều trị nào, bằng thuốc gì như thuốc bôi ngoài da, thuốc uống, thuốc tiêm hoặc quang trị liệu (chiếu tia cực tím trên vùng da vảy nến) để làm giảm triệu chứng, giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn, cải thiện chất lượng cuộc sống.
Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều bệnh nhân chưa tuân thủ điều trị của bác sĩ, tự chạy chữa làm bệnh nặng hơn, khó chữa trị hơn.
Có người nghe quảng cáo, người quen mách bảo đã tìm đến một số cơ sở điều trị không chính thống để mua những loại thuốc không rõ nguồn gốc, được giới thiệu là “thuốc đông y gia truyền điều trị dứt hẳn bệnh vảy nến”.
Trong khi những thuốc này có thể bị pha trộn thạch tín, corticoide. Sau khi uống những loại thuốc này một thời gian, bệnh nhân đỏ da toàn thân, xuất hiện vảy nến mủ phải vào BV Da liễu TP cấp cứu, điều trị.
Thậm chí có bệnh nhân còn tự mua thuốc methotrexate về uống do thuốc này rẻ tiền, điều trị tốt nhưng hậu quả là bệnh nhân bị suy gan, xơ gan.
Theo BS Trọng Hào, trước khi dùng thuốc này, người bệnh phải được làm một số xét nghiệm về gan, thận, máu xem có chống chỉ định không do thuốc có tác dụng phụ gây thiếu máu, tăng men gan, ảnh hưởng đến thận.
Nếu có chỉ định của bác sĩ, khi uống thuốc còn phải theo dõi các tác dụng phụ bằng xét nghiệm định kỳ mỗi 1, 2 hoặc 3 tháng. Nếu có tác dụng phụ phải ngưng điều trị.
Bệnh nhân phải giữ nền tảng sức khỏe tốt
Theo BS Trọng Hào, để vảy nến không bùng phát nặng, người bệnh kéo dài được thời gian sống không xuất hiện vảy nến, bệnh nhân cần hợp tác chặt chẽ với bác sĩ để giảm thiểu những tác động của vảy nến lên chất lượng cuộc sống.
Ngoài ra, người bệnh cần hiểu rõ về vảy nến và các yếu tố nguy cơ, chú ý đến những đợt tái phát, biết phát hiện sớm biến chứng, kiểm soát ngứa và giữ nền tảng sức khỏe tốt.
Để giữ nền tảng sức khỏe tốt, bệnh nhân phải bỏ hút thuốc lá, hạn chế rượu bia, sống vui vẻ để giảm stress, uống nhiều nước, ngủ đủ giấc, tập thể dục, thư giãn và có chế độ ăn hợp lý. 
Bệnh nhân nên ăn nhiều loại thức ăn, đủ chất dinh dưỡng, dùng muối và đường vừa phải, giảm thức ăn nhiều mỡ và cholesterol, tránh thức ăn có tương tác với thuốc điều trị, bổ sung sinh tố.
Nên ăn các loại thực phẩm có chất chống oxy hóa (nho và bưởi, các loại đậu, quả hạch, mơ, nho khô, mận, ngũ cốc, cây đinh hương, cây quế);
Các thực phẩm có beta carotene (cà rốt, rau lá xanh, quả mơ, xoài), có folate (ngũ cốc, đậu lăng, lúa mì, đậu Hà Lan, cây bông cải xanh, cải bắp, giá và nước cam), có kẽm (sò và các thực phẩm có ngũ cốc), có axit béo Omega-3 (cá mòi, cá thu và cá hồi, các loại hạt lanh, hạt hướng dương và hạt mè).
Hạn chế ăn đường, thực phẩm chiên xào và chế biến sẵn, thức ăn cay, tiêu, chocolate, trứng (một số bệnh nhân)...

Theo Lê Thanh Hà - Tuổi Trẻ

Sắp sử dụng thuốc chống lao mới

Theo TS Nguyễn Viết Nhung, GĐ BV Phổi T.Ư, được sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới, Việt Nam sẽ là một trong những quốc gia đầu tiên sử dụng thuốc chống lao mới.

Trước mắt, thuốc này sẽ được chỉ định cho khoảng 100 trường hợp mắc lao siêu kháng thuốc trên cả nước.

Thống kê của BV Phổi T.Ư, mỗi năm nước ta có 130 nghìn bệnh nhân mới mắc lao, trong đó có khoảng 100 nghìn bệnh nhân được phát hiện và điều trị bệnh.
Trong đó, ước tính có khoảng 5.100 trường hợp mắc lao đa kháng thuốc với chi phí để điều trị đắt gấp 40 lần so với điều trị lao thông thường, nguy cơ tử vong cao.
Nguyên nhân dẫn đến lao kháng thuốc như: Do người bệnh không tuân thủ đúng phác đồ điều trị; Do vi trùng lao dễ thay đổi cấu trúc để chống lại thuốc lao; Do thuốc điều trị lao hiện nay đã được dùng quá lâu…

Theo V.A - Giao thông vận tải

Vì sao mắt cần sinh tố A?

Có thể bạn đã biết, sinh tố A rất cần cho hoạt động tối ưu của thần kinh thị giác. Có thể bạn chưa biết đâu là nguyên nhân khiến mắt cần hoạt chất này gấp 50 lần bình thường.

Vì sao mắt cần sinh tố A
Công việc đòi hỏi bạn phải ngồi trước máy vi tính hàng giờ, hoặc là khi bạn ngồi trước máy truyền hình liên tục hơn 3 tiếng đồng hồ. Đây là hình ảnh tiêu biểu của con người hiện đại, thời đại của công nghệ thông tin khiến nhiều người chưa già đã phải đeo kính.
Vì sao mắt cần sinh tố A?
Vì sao mắt cần sinh tố A?
Nhưng nếu tưởng như chỉ cần bổ sung sinh tố A càng nhiều càng tốt thì lại là sai. Ngoại trừ trường hợp bệnh lý cần được điều trị bằng thuốc sinh tố A với liều cao, như ở người quáng gà, mụn nặng dù đã trưởng thành…, nghĩa là có chỉ định rõ ràng của thầy thuốc. 
Sử dụng sinh tố A quá nhiều là điều nên tránh vì hại nhiều hơn lợi, do sinh tố một khi tích lũy đến độ dư thừa sẽ phát huy độc tính nhiều hơn tác dụng như mong muốn.
Bổ sung sinh tố A như thế nào cho đúng?
Bạn nên cung cấp đều đặn tiền sinh tố A cho cơ thể. Như tên gọi, chất này là tiền thân của sinh tố A. Chất này khi vào cơ thể mới được chuyển thể thành sinh tố A tùy theo nhu cầu thực tế nên tránh được tình trạng tích lũy. Hơn thế nữa, tự bản thân tiền sinh tố A cũng là hoạt chất cần thiết cho thị lực, thậm chí đa dạng hơn xa sinh tố A.
Nhiều hoạt chất trong nhóm tiền sinh tố A như betacaroten, lutein, zeaxanthin… có tác dụng cộng hưởng để qua đó cùng lúc bảo vệ cấu trúc của thần kinh thị giác, ổn định tính thẩm thấu của mạng lưới mạch máu trên đáy mắt cũng như tăng cường sức đề kháng của giác mạc.
Người biết cách tiếp tế tiền sinh tố A đúng lúc cho cơ thể nhờ đó có thể phòng tránh nhiều căn bệnh của mắt, từ cườm nước (tăng áp lực nội nhãn) bước qua cườm khô (đục thủy tinh thể) cho đến thoái hóa võng mạc.
Đó là lý do tại sao các loại rau quả dồi dào tiền sinh tố A như rau dền, dâu tằm, đu đủ, cà-rốt… nên có trong bữa ăn của người phải làm việc nhiều giờ mỗi ngày với máy vi tính, phải sinh hoạt trong môi trường thiếu ánh sáng thiên nhiên, phải tiếp xúc với phế phẩm kỹ nghệ…
Bên cạnh đó bạn cũng đừng quên các chất màu thuộc nhóm anthocyane thường tìm thấy trong vỏ đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen… Nhóm hoạt chất này bên cạnh công năng bảo vệ thị lực còn có tác dụng kháng sinh rất hiệu quả lại thêm không có phản ứng phụ như với thuốc kháng sinh thông thường.
Chén chè, chén cháo với đủ loại đậu không đãi vỏ, càng nhiều màu càng tốt, là món ăn rất tốt với người hay bị đau mắt hột, viêm giác mạc.

Theo BS. Lương Lễ Hoàng - Gia đình Việt Nam

Người viêm gan B dễ bị ung thư gan

Khoảng 10-20% bệnh nhân xơ gan có thể biến thành ung thư gan. Bệnh nhân bị nhiễm virus B có xác suất ung thư gan cao gấp 200 lần người bình thường.

PGS.TS Nguyễn Tấn Cường, GĐ y khoa BV Quốc tế Thành Đô cho biết, ước tính hiện có khoảng 8,6 triệu người Việt Nam nhiễm virus viêm gan B. Bệnhviêm gan siêu vi B thường phát triển theo các giai đoạn: viêm gan siêu vi B cấp, viêm gan siêu vi B mạn và những người lành nhưng mang mầm bệnh trong cơ thể.
Viêm gan siêu vi B cấp thường có biểu hiện giống như cảm cúm, thỉnh thoảng có cảm giác buồn nôn, ói mửa, sụt cân, ăn kém ngon, ngứa khắp người. Người bị bệnh nặng hơn có thể gặp các triệu chứng sốt, vàng da, vàng mắt, đau bụng, đau khớp, đau cơ, nước tiểu có màu vàng sậm.
Khi chuyển sang giai đoạn viêm gan siêu vi B mạn tính thì người bệnh hầu như không có triệu chứng và luôn cảm thấy sức khỏe bình thường hoặc đôi khi có mệt mỏi, chán ăn. Hậu quả nghiêm trọng nhất của người bị viêm gan siêu vi B mạn tính là xơ gan với các biến chứng như có dịch trong ổ bụng, chảy máu đường tiêu hóa, ung thư.
Khi bệnh đã diễn tiến xơ gan thường khó hồi phục mặc dù tình trạng viêm gan được cải thiện. Vì vậy cần điều trị bệnh sớm nhằm ngăn ngừa hoặc làm chậm quá trình xơ gan. Khoảng 10-20% bệnh nhân xơ gan có thể biến thành ung thư gan. 
Bệnh nhân bị nhiễm virus B có xác suất ung thư gan cao gấp 200 lần người bình thường. Tại Việt Nam 60-70% ca ung thư gan có nhiễm virrus B, 20% nhiễm virus C.
Những người lành mang mầm bệnh là khi cơ thể nhiễm virus viêm gan B nhưng không có dấu hiệu hay triệu chứng viêm gan nào biểu hiện. Virus có thể ở trong cơ thể suốt đời, nhưng cũng có một lúc nào đó nó phát triển thành bệnh trong người và lây truyền cho người khác. 
Vì vậy cần cảnh giác bằng cách đến gặp bác sĩ mỗi 3-6 tháng tùy trường hợp để được kiểm tra.
Tùy theo quyết định của bác sĩ, một số trường hợp cần điều trị sớm và tích cực để loại trừ hoặc giảm thiểu tình trạng viêm gan, do đó ngăn ngừa, làm chậm tiến triển sang giai đoạn xơ gan, ung thư gan. Bên cạnh đó, người bệnh nên đi khám bác sĩ định kỳ nhằm đào thải toàn bộ, hoặc một phần lượng virus B trong cơ thể, đặc biệt ở trong gan những người lành có mang mầm bệnh.
Những người lành nhưng mang mầm bệnh viêm gan B trong cơ thể nên đi khám bác sĩ định kỳ. Ảnh minh họa: Lê Phương.
Các loại thuốc sử dụng trong điều trị:
- Interferon: Có hiệu năng tăng cường khả năng miễn dịch, ngoài ra còn kháng virus. Khi dùng một số người bệnh có thể gặp các triệu chứng như sốt, rụng tóc, mệt... TTuy nhiên, giá thuốc cao và thời gian điều trị lâu dài, vì vậy chỉ thích hợp với những bệnh nhân có điều kiện kinh tế khá giả.
- Lamivudin: Có hiệu năng kháng virus. Thời gian đạt được mục tiêu này phụ thuộc vào từng người, ít nhất là một năm trở lên và tái phát còn có thể dùng lại. Hiện nay tỷ lệ kháng lamivudin lên tới 70% vì thế không được chỉ định nhiều nhưng cũng có khoảng 20% người bệnh hầu như không bị kháng thuốc.
- Adefovir, entecavir, telbivudin: Thời gian đạt được mục tiêu điều trị ngắn hơn lamivudin. Tỷ lệ kháng thuốc thấp hơn lamivudin và có hiệu quả với những người bệnh đã kháng với lamivudin.
- Tenofovir: Là thuốc mới nhất được EU và Mỹ đưa vào sử dụng vào năm 2008. Qua các nghiên cứu cho thấy tenofovir tốt hơn các thuốc trước đó cả về mức đạt được hiệu quả và chưa bị kháng thuốc.
- Phối hợp các loại thuốc: Gần đây, nghiên cứu về việc phối hợp thuốc trong điều trị viêm gan siêu vi B bằng cách phối hợp chất tăng cường miễn dịch (interferon - pegylat) với chất kháng virus (lamivudin) cho kết quả tốt hơn dùng riêng lẻ mỗi thuốc. Tuy nhiên phối hợp hai chất kháng virus thì cho kết quả không đều, chưa ổn định và làm tăng chi phí điều trị nên chưa áp dụng trên lâm sàng.
Lời khuyên dành cho người viêm gan siêu vi B
- Thay đổi chế độ ăn uống: Nếu là người lành mang mầm bệnh, nên hạn chế uống rượu. Người nghiện rượu mắc bệnh viêm gan B thường hay bị xơ gan hơn. Chế độ ăn bình thường là thích hợp với hầu hết trường hợp viêm gan siêu vi B. Khi có dấu hiệu xơ gan nên giảm muối trong chế độ ăn.
- Thay đổi lối sống: Người bị nhiễm viêm gan siêu vi B thường lo lắng về nguy cơ truyền bệnh sang những người xung quanh, vì siêu vi B lây nhiễm qua tiếp xúc với máu hoặc dịch tiết của bệnh nhân trong quan hệ tình dục.
Cần chú ý để tránh lây nhiễm cho người khác
- Khi phát hiện bị nhiễm siêu vi thì cần xét nghiệm để tầm soát đối với người thân như cha mẹ, anh em ruột, vợ chồng, con cái.
- Phụ nữ có thai khi bị viêm gan B có nguy cơ truyền bệnh sang cho con trong khi sinh là rất cao. Những trường hợp trẻ sinh ra mắc viêm gan B có tới 90% sẽ chuyển thành viêm gan B mạn tính. Cần phải chích ngừa cho trẻ sơ sinh trong vòng 24 giờ đầu sau sinh để hạn chế tới mức thấp nhất trường hợp lây nhiễm.
- Hiện nay đã có văcxin chủng ngừa cho những người tiếp xúc với người mang mầm bệnh. Người mang mầm bệnh cần có biện pháp phòng ngừa như không dùng chung các vật dụng cá nhân có nguy cơ lây nhiễm như bàn chải đánh răng, dao cạo râu, dụng cụ cắt móng tay, tránh làm lây máu khi bị vết thương, hãy lau sạch máu bằng thuốc sát trùng. Nên sử dụng biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục.

Theo Lê Phương - VnExpress

Xử trí khi bị kiến ba khoang cắn

Da phồng rộp thành vệt hoặc đám, nổi mụn nước ở giữa, cảm giác rát bỏng, trẻ con có thể sốt nhẹ..., nếu nặng phải dùng thuốc kháng histamin hoặc kháng sinh.

Phòng khám da liễu BV nhi Trung ương mỗi ngày tiếp nhận 10-20 bệnh nhân bị viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang, tăng nhiều so với trước. Kiến ba khoanghay kiến khoang là loài côn trùng có thân mình thon dài, hai màu đỏ và đen tạo thành các khoang đen - vàng cam xen kẽ. Trong dân gian, chúng có rất nhiều tên gọi khác nhau như kiến lác, kiến gạo, cằm cặp, kiến nhốt, kiến cong đít.
Loài kiến này thường sống ở các ruộng lúa, vườn cây, cỏ mục, bãi rác thải, công trình đang xây dựng... Kiến ba khoang xuất hiện nhiều vào đầu mùa mưa và rất thích ánh sáng đèn ban đêm. 
Sau những cơn mưa, nước ngập không còn nơi cư trú, chúng bay vào trong nhà theo ánh đèn, đậu vào khăn mặt, quần áo, giường chiếu chăn màn. Kiến ba khoang thường tiết ra chất dịch có thể làm tổn thương da người nếu tiếp xúc với dịch này. 
kien-ba-khoang-duoi-nhon-8163-1414634124
Hình ảnh kiến ba khoang đuôi nhọn. Ảnh: Contrungvietnam.com.vn.
Biểu hiện lâm sàng:
- Viêm da thường xuất hiện ở vùng hở như mặt, cổ, ngực, vai, gáy, tay.
- Tổn thương cơ bản có dạng dát đỏ, thành vệt, thành đám, theo chiều tay quệt, nền hơi cộm, trên có mụn nước hoặc mụn mủ nhỏ li ti ở giữa, có vùng hơi lõm màu vàng nâu, hình tròn hoặc bầu dục.
- Thương tổn tiếp tục xuất hiện dù không còn sự hiện diện của kiến ba khoang nếu trẻ ngứa gãi quệt ra vùng da lành, đặc biệt là các vùng nếp gấp.
- Bệnh nhi có cảm giác rát bỏng tại chỗ, thương tổn trên diện rộng trẻ có thể sốt nhẹ, nổi hạch lân cận.
viemda-7479-1414634124.jpg
Trẻ bị viêm da tiếp xúc do côn trùng. Ảnh: Mai Hương.
Tiến triển của bệnh: 
- Sau khi tiếp xúc với kiến, người bệnh cảm giác râm ran.
- 6-8h sau xuất hiện ban đỏ, dát đỏ.
- 12-24h tiếp theo xuất hiện thương tổn điển hình.
- Sau 3 ngày thương tổn bắt đầu đỡ rát bỏng, bong vảy.
- Sau 5-7 ngày vảy bong hết nhưng để lại dát thâm lâu mất.
Phân biệt:
Viêm da tiếp xúc do côn trùng có thể bị nhầm với một số bệnh ngoài da, đặc biệt là bệnh Zona. Zona thường gặp ở những người từng bị thủy đậu, với các dấu hiệu báo trước như đau nhức dọc theo dây thần kinh ở nửa người, nơi vùng da chuẩn bị nổi thương tổn. Tổn thương cơ bản là các mụn nước lõm ở giữa, mọc thành chùm ở một bên cơ thể.
tonthuong-9465-1414634124.jpg
Trẻ bị tổn thương dạng hôn (kissing lesion) do bị kiến ba khoang cắn. Ảnh: Mai Hương.
Xử trí:
Nếu phát hiện được kiến ba khoang ngay sau khi tiếp xúc, cần:
- Loại bỏ côn trùng, không dùng tay trần để bắt, giết, miết.
- Rửa vùng tiếp xúc bằng nước sạch và xà phòng, sau đó dùng thuốc sát trùng nhẹ.
Khi thương tổn đã phỏng rộp, tùy vào mức độ tổn thương mà bác sĩ chỉ định thuốc phù hợp. Trường hợp nhẹ chỉ cần sát trùng, bệnh tự giới hạn. Nếu tình trạng trung bình và nặng thì phải bôi thuốc dịu da, corticosteroid bôi, uống kháng histamin, uống kháng sinh khi có dấu hiệu bội nhiễm .
Phòng bệnh:
- Đề phòng côn trùng bay vào nhà bằng cách hạn chế mở cửa nhiều, nhất là nơi ở gần cây cối, cánh đồng...
- Tránh đứng dưới bóng đèn sáng nơi công cộng, chú ý khi làm việc dưới ánh đèn vì kiến ba khoang rất hay xuất hiện ở nơi có đèn sáng.
- Giũ mạnh khăn mặt, quần áo trước khi dùng.
- Không dùng tay trần để bắt, giết, miết kiến ba khoang.
- Khi bắt đầu thấy rát ở một vùng da có thể rửa vùng đó bằng nước muối loãng, xà phòng...

TheoThS.BS Phạm Thị Mai Phương - VnExpress