Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Bảy, 28 tháng 2, 2015

Cách giúp bạn điều trị cơn ho

Cơn ho luôn luôn làm bạn cảm thấy lúng túng và không thoải mái khi đang ở nơi công cộng, hoặc phá vỡ sự im lặng khi bạn không thể ngừng ho.

Ho có hai loại, ho khan và ho có đờm. Dưới đây là một số biện pháp đơn giản giúp bạn không những dứt cơn ho mà còn hạn chế tức ngực.

Rễ cam thảo
Rễ cam thảo có tác dụng long đờm và điều trị viêm họng. Bạn có thể đun rễ cam thảo khô lấy nước uống hai lần một ngày để cải thiện tình trạng ho.
Cách giúp bạn điều trị cơn ho nhanh chóng.Cách giúp bạn điều trị cơn ho nhanh chóng.

Xạ hương
Các đặc tính chống vi khuẩn của xạ hương làm thông thoáng đường hô hấp đang bị tắc nghẽn do đờm. Đun sôi một ít xạ hương tươi trong một nồi nước, để nguội trong 10 phút và uống hỗn hợp này ba lần một ngày. Bạn cũng có thể thêm vào một chút mật ong để làm cho nó dễ uống hơn.
Tinh dầu bạch đàn
Xông hơi tinh dầu bạch đàn có thể giúp long đờm, đây là một cách xử lý tạm thời, ngay lập tức làm cho bạn dễ thở hơn.
Quả amla
Quả amlalà một loại quả rất quen thuộc của người Ấn Độ. Nó là một thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên có thể ngăn chặn nhiều mầm bệnh nếu uống thường xuyên, giúp đảm bảo sự hoạt động bình thường của gan và cải thiện lưu thông máu.
Trà thảo dược
Bạn nên thử thêm một chút húng quế, gừng và hạt tiêu đen vào trà. Đây là ba thành phần rất phổ biến có tác dụng cải thiện các cơn ho do cảm lạnh.
Hạt lanh
Đun hạt lanh cho đến khinở ra,sau đó lọcbỏ nước. Thêm một vài giọt nước cốt chanh và mật ong. Các hỗn hợp này rất tốt cho những người bị cảm lạnh hoặc ho.
Hỗn hợp húng quế, gừng, mật ong
Bạn cũng có thể dùng một chút nước gừng, thêm lá húng quế đã nghiền nát cùng một chút mật ong để đẩy lùi cơn ho.
Sữa pha với bột nghệ
Uống một ly sữa ấm pha với một muỗng đầy bột nghệ từ hai đến ba lần một ngày. Cách này giúp bạn phòng chống các vi khuẩn gây ra triệu chứng ho và long đờm.
Gia vị cay nóng
Các loại thực phẩm gia vị như ớt, gừng, tỏi và hạt tiêu đen cũng có thể giúp bạn giảm khó chịu khi bị tức ngực, khó thở. Những thực phẩm này làm loãng các chất đờm khiến cổ họng thông thoáng hơn.
Theo Phương Vũ - Gia đình Việt Nam

Nhỏ thiếu vitamin D, lớn dễ bị đột quỵ

Việc cung cấp đủ nguồn dinh dưỡng và vitamin cho cơ thể khi còn nhỏ đóng vai trò rất quan trọng cho giai đoạn sau này.

Vì tình trạng thiếu hụt vitamin D lúc bé có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tim mạch ở một người khi trưởng thành.
Đó là kết quả một nghiên cứu mới của các nhà khoa học Phần Lan, vừa được công bố trên tạp chí y học Endocrinology & Metabolism (của Hiệp hội Nội tiết Mỹ).
Trong nghiên cứu, các nhà khoa học Trường Đại học Turku (Phần Lan) đã tiến hành kiểm tra và phân tích tình trạng sức khỏe của 2.148 người tham gia, có độ tuổi từ 3 - 18. Sau đó, các nhà nghiên cứu tiếp tục kiểm tra lại tình trạng sức khỏe của số người tham gia ở thời điểm họ được 30 - 45 tuổi.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, tình trạng thiếu hụt vitamin D khi còn nhỏ có nhiều khả năng gây nên các vấn đề về tim mạch ở một người vào thời điểm 25 năm sau đó. Các nhà nghiên cứu cho biết, sở dĩ xảy ra tình trạng này vì vitamin D đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe tim mạch.
BS Mark Juonala - thành viên nhóm nghiên cứu Trường Đại học Turku - phát biểu: "Nghiên cứu của chúng tôi phát hiện có mối liên quan mật thiết giữa mức độ thấp vitamin D trong thời thơ ấu với nguy cơ tăng chứng xơ vữa động mạch và đột quỵ ở tuổi trưởng thành".
Kết quả vẫn không thay đổi, ngay cả sau khi các nhà nghiên cứu đã xem xét đến các yếu tố gây nên các vấn đề về tim mạch khác, như chứng tăng huyết áp, chế độ ăn uống, thói quen hút thuốc lá, mức độ hoạt động thể chất, béo phì, tình trạng kinh tế xã hội…
Các nhà nghiên cứu cho biết, cần tiến hành thêm các cuộc nghiên cứu sâu hơn để xác định cụ thể mối liên quan này. Tuy nhiên, ngay từ bây giờ, các bậc phụ huynh cần quan tâm hơn đến nhu cầu vitamin D của con em mình ngay từ bé nhằm bảo vệ và duy trì sức khỏe tim mạch khi chúng trưởng thành.
Theo Nguyễn Niệm - Phụ nữ TPHCM

Nói khó, nuốt khó phải làm sao?

Âm ngữ trị liệu (ANTL) đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị và phục hồi những khó khăn về giao tiếp và nuốt, nhất là với những người sau tai biến và trẻ bị nói ngọng, nói đớt...






ThS Lê Khánh Điền cùng tình nguyện viên tại lớp mỹ thuật điều trị cho bệnh nhân (giữa) - Ảnh: Quang Định
Anh Nguyễn Hữu Việt (Đồng Nai) có một đứa con trai. Năm bé 4 tuổi, anh phát hiện con không phát âm rõ tiếng (một dạng nói ngọng) nhưng nhiều người bảo là sau một thời gian sẽ tự khỏi. Đến năm 5 tuổi, tình trạng của con anh vẫn không thuyên giảm mà còn nặng hơn.
Nghe ai chỉ bệnh viện nào, anh đưa con đến bệnh viện đó. Hành trình đưa con đi chữa trị ròng rã 10 năm trời nhưng gần như không kết quả. Mỗi lần nhìn con cực khổ gồng lên để nói, lưỡi không đánh được, hàm không cử động để phát âm thành tiếng, cả gia đình rất đau lòng.
Rơi nước mắt khi con nói được
Mãi đến năm con được 15 tuổi, nghe một người giới thiệu có thể trị bệnh cho con ở đơn vị ANTL BV An Bình (TPHCM), anh Nguyễn Hữu Việt đã đưa con đến. Sau hai năm điều trị ở đây, tình trạng con anh đã cải thiện rất nhiều.
“Từ một đứa trẻ tự ti, nhút nhát nay con đã mạnh dạn bắt chuyện với người khác, nói chuyện nhiều hơn, gia đình hiểu được nhu cầu của con nhiều hơn” - anh Việt cho biết.
Thứ hai hằng tuần, anh Việt đưa con đến bệnh viện để tập nói và phát âm, thứ sáu tham gia lớp học vẽ điều trị - lớp học này là một trong những phương pháp điều trị khá hiệu quả và được bệnh nhân tham gia rất tích cực.
Trong thời gian đưa con đi khám bệnh, để tiết kiệm chi phí hai cha con đi bằng xe buýt. Từ lúc lên xe đến khi tới bệnh viện con anh nói liên tục, nói không tròn vành rõ chữ lại còn nói to, nói nhiều nhưng anh không cảm thấy xấu hổ với những người xung quanh mà mừng rơi nước mắt.
Ông Lê Cao Nguyên (61 tuổi, ở Vũng Tàu) đến với đơn vị ANTL của BV An Bình chỉ mới tám tháng nhưng đã được cải thiện rất nhiều so với khi bị tai biến đến mức không nói được vào năm 2008.
Dù còn nói khó khăn, nói chậm, nhưng với ông đó là niềm vui lớn bởi vẫn còn nói được suy nghĩ của mình chứ không phải ôm suy nghĩ trong lòng mà ứa nước mắt.
“Suốt hai năm sau khi bị tai biến, tôi cảm thấy cuộc sống này không còn ý nghĩa gì, muốn làm gì cũng không được, muốn tâm sự cũng không ai có thể nghe vì không nói được, những suy nghĩ trong đầu cứ chạy nhưng miệng cứ im và nước mắt cứ chảy” - ông Nguyên tâm sự.
Gia đình: then chốt trong việc phục hồi
ThS Lê Khánh Điền, trưởng đơn vị ANTL BV An Bình, cho biết ANTL đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều trị và phục hồi những khó khăn về giao tiếp và nuốt.
Rối loạn giao tiếp ở người lớn thường gặp trong những trường hợp tổn thương não do đột quỵ, chấn thương sọ não do tai nạn giao thông hoặc viêm não.
Những người này có thể gặp khó khăn trong các vấn đề diễn tả thông tin bằng lời nói hoặc chữ viết, nghe hiểu hoặc đọc hiểu. Sự bế tắc trong giao tiếp hằng ngày gây ra lúng túng, căng thẳng cho người bệnh lẫn người nhà, lâu ngày có thể dẫn đến trầm cảm.
Việc xác định được bệnh nhân gặp vấn đề gì ở vùng ngôn ngữ để có phương pháp điều trị thích hợp phụ thuộc rất nhiều vào chuyên viên ANTL.
Chẳng hạn, một bệnh nhân bị rối loạn ngôn ngữ do đột quỵ có thể vẫn tiếp nhận thông tin tốt qua nghe và đọc nhưng không làm cách nào để truyền đạt lại suy nghĩ của mình do “hệ thống xử lý thông tin bị tắc nghẽn”.
Trong trường hợp này, nhiệm vụ của chuyên viên ANTL là giúp bệnh nhân phục hồi khả năng diễn đạt ngôn ngữ bằng phác đồ điều trị riêng cho từng trường hợp khác nhau.
Việc mất khả năng nuốt sau tai nạn gây chấn thương não hoặc đột quỵ buộc phải đặt ống ăn trong thời gian dài gây mặc cảm, vấn đề thẩm mỹ và không thay thế được dinh dưỡng như bình thường cho bệnh nhân.
Khi bệnh nhân bị rối loạn nuốt, bằng nhiều phương pháp, chuyên viên ANTL sẽ xác định nguyên nhân, phát hiện khó khăn và vấn đề của bệnh nhân mắc phải để đưa ra phác đồ thích hợp.
Theo ThS Khánh Điền, giao tiếp bắt nguồn từ gia đình ra xã hội. Vậy nên người thân, gia đình, người trực tiếp chăm sóc người bệnh đóng vai trò cực kỳ quan trọng về vật chất lẫn tinh thần trong quá trình phục hồi cho bệnh nhân.
“Có những lúc con chỉ ú ớ, diễn tả quay cuồng trong tiếng la hét và các động tác chân tay, người ngoài không ai hiểu, chỉ có bố mẹ mới diễn dịch được là con đang cần gì. Vì vậy, đang là công chức nhà nước tôi đã xin nghỉ, mở tiệm ngay tại nhà để tiện chăm sóc con, đưa con đi chữa bệnh và có nhiều thời gian bên cạnh con hơn”- anh Việt chia sẻ.
Rối loạn giọng nói cũng cần trị liệu
Rối loạn giọng nói và rối loạn lời nói cũng nằm trong lĩnh vực can thiệp của ANTL.
Mất giọng, khàn tiếng là biểu hiện rối loạn giọng nói thường gặp ở những ngành nghề phải nói nhiều như MC, ca sĩ, giáo viên, người bán hàng...
Tuy nhiên, giữ gìn dây thanh quản khỏe mạnh không chỉ ở những người có ngành nghề đặc thù mà ở cả người bình thường. Khi cảm thấy có vấn đề về giọng nói phải nghĩ ngay đến việc gặp bác sĩ tai mũi họng, chuyên viên ANTL càng sớm càng tốt.
Rối loạn giọng nói còn có thể gặp ở các trẻ nam trong giai đoạn vỡ giọng tuổi dậy thì. Trẻ có giọng nói hệt như bạn nữ, khiến các em tự ti, mặc cảm khi giao tiếp với bạn bè. Những trẻ bị nói ngọng, nói đớt, nói lắp... cũng cần được gia đình quan tâm, can thiệp sớm.

Theo Diệu Nguyễn - Tuổi trẻ

Tầm quan trọng của việc khám sức khỏe định kỳ

Chúng ta thường quá chăm chút cho việc bảo dưỡng xe, nhưng lại chểnh mảng với việc kiểm tra sức khỏe định kỳ của mình.




Dưới đây là tầm quan trọng của việc khám sức khỏe định kỳ để bạn lưu tâm.
Ngay cả khi bạn cảm thấy hoàn toàn khỏe mạnh, điều đó không đảm bảo bạn không tiềm ẩn bất cứ bệnh lý nào. Hãy đọc bài viết này để tìm hiểu những lợi ích của việc khám sức khỏe định kỳ.
Việc kiểm tra sức khỏe định lỳ là cần thiết.Việc kiểm tra sức khỏe định kỳ là cần thiết.

Kiểm tra định kỳ
Nếu bạn có một lối sống lành mạnh và hợp lý, bạn vẫn nên đi khám bác sĩ mỗi năm một lần, đảm bảo rằng bạn luôn được tiêm đầy đủ tất cả các loại vắc xin và các bài kiểm tra, cũng như chắc chắn rằng sức khỏe của bạn vẫn bình thường. Tương tự như vậy, 6 tháng bạn cũng nên đến nha sĩ kiểm tra một lần để có được hàm răng sáng bóng chắc khỏe.
Phòng chống các dịch bệnh
Đây là lý do quan trọng nhất của việc khám sức khỏe, phòng bệnh hơn chữa bệnh. Các bác sĩ sẽ cho bạn lời khuyên phù hợp với lứa tuổi, trọng lượng và lối sống để có thể giúp bạn ngăn ngừa và phòng chống các bệnh mà bạn có nguy cơ mắc phải.
Mối quan tâm về tài chính
Nhiều người bỏ qua việc tới bác sĩ kiểm tra vì họ nghĩ rằng nó quá đắt. Họ chỉ đi khi họ đang thực sự bị bệnh và không còn cách nào khác. Đây là một suy nghĩ thiển cận. 
Việc không thường xuyên kiểm tra sức khỏe có thể làm cho mầm bệnh tiềm ẩn trong cơ thể bạn khó phát hiện và ngày càng phát triển. Cuối cùng, bạn sẽ phải chi một khoản tiền lớn hơn rất nhiều so với số tiền bạn phải trả cho việc kiểm tra định kỳ.
Các chỉ số Y tế
Hầu hết mọi người đều không biết và bỏ qua chỉ số huyết áp, cholesterol và vitamin D của họ. Việc nhận thức được những con số có thể giúp bạn thay đổi lối sống của bạn nếu cần thiết, thậm chí làm cơ sở đối chiếu sau này. 
Do đó, bạn có thể so sánh các thông số trong tương lai của bạn với hiện tại khi mà bạn vẫn còn trẻ và khỏe mạnh, xem sức khỏe của bạn vẫn tốt hay đang ngày càng yếu đi.
Phát hiện mầm bệnh
Nếu bạn có bất cứ căn bệnh hoặc tình trạng sức khỏe không tốt mà bạn không nhận ra được, việc khám thường xuyên sẽ giúp bạn phát hiện ra điều đó. Việc chẩn đoán sớm được các bệnh sẽ cho bạn cơ hội lớn hơn để chống lại nó.
Hồ sơ bệnh án
Nếu bạn đã từng mắc phải các bệnh nghiêm trọng, các bác sĩ hoặc bệnh viện nào trực tiếp chữa trị cho bạn sẽ cần phải tham khảo hồ sơ bệnh án của bạn trước đây để đưa ra quyết định về việc điều trị sau này. Khám sức khỏe thường xuyên sẽ giúp bạn thiết lập một hồ sơ bệnh án, giúp bạn tiết kiệm thời gian cho các bài kiểm tra trong trường hợp khẩn cấp.
Cải thiện mối quan hệ bác sĩ - bệnh nhân
Khám sức khỏe thường xuyên sẽ giúp bạn có cơ hội để tiếp xúc và cải thiện mối quan hệ với bác sĩ của bạn, giúp bác sĩ và bệnh nhân hiểu nhau hơn. Nhất là về sau này. Ví dụ như khi bạn đang ở trong một tình trạng nguy kịch, nếu các bác sĩ đã quen và hiểu được tình trạng sức khỏe của bạn, có hồ sơ bệnh án và đã tiếp xúc với bạn có thể chăm sóc và điều trị cho bạn hiệu quả hơn.
Theo Phương Vũ - Gia đình Việt Nam

Phương pháp góp phần tăng hiệu quả điều trị ung thư

Kỹ thuật DBP sẽ cho kết quả trong vòng 16h góp phần đưa ra cách điều trị ung thư đúng hướng cho mỗi bệnh nhân.

Các nhà nghiên cứu tại Viện Ung thư Dana Farber ở Boston đã phát triển một kỹ thuật mới có thể dự đoán loại thuốc cụ thể nào sẽ tác động hiệu quả nhất trong điều trị nhiều loại khối u ung thư.

Kỹ thuật này được gọi là sự chép hình chức năng BH3 (DBP) và sẽ cho kết quả sau 16 giờ thử nghiệm trong hầu hết các trường hợp. Kỹ thuật này được thiết kế nhằm phát hiện những dấu hiệu sớm nhất mà một tế bào ung thư được điều trị đang bắt đầu tự hủy thông qua sự "tự sát" của tế bào - quá trình kiểm soát chất lượng tự nhiên giúp cơ thể được giải thoát khỏi những tế bào không cần thiết hay những tế bào không bình thường.

"Phép đo này có thể được thực hiện trong vòng chưa đầy một ngày. Nó chỉ ra rằng những loại thuốc thúc đẩy các tế bào ung thư tới ngưỡng "tự sát" gần hơn thậm chí hơn vượt khung thời gian ngắn mà cuối cùng những những loại thuốc tiêu diệt các tế bào ung thư tốt nhất trong phòng thí nghiệm, ở chuột và thậm chí cả con người", TS Anthony Letai, tác giả của nghiên cứu kiêm PGS Viện Ung thư Dana Farber chia sẻ trên FoxNews.

Các tế bào ung thư có thể tồn tại bằng cách ngăn chặn tín hiệu phân tử kích hoạt "sự tự sát của tế bào". Hầu hết các phương pháp điều trị hóa trị liệu làm việc bằng cách kích thích các tín hiệu ủng hộ cái chết trong các tế bào ung thư để vượt qua các tín hiệu sinh tồn. 

Quá trình chết có thể diễn ra trong vài ngày nhưng với thử nghiệm DBP, các nhà khao học có thể xác định được loại thuốc nào hay sự kết hợp thuốc đã khởi động tín hiệu ủng hộ cái chết hiệu quả nhất.

Phương pháp góp phần tăng hiệu quả điều trị ung thư 1Kỹ thuật DBP sẽ cho kết quả trong vòng 16h góp phần đưa ra cách điều trị ung thư đúng hướng cho mỗi bệnh nhân. Ảnh minh họa

TS Letai cho biết độ chính xác trong việc dự đoán loại thuốc "chiến thắng trong 20 loại thuốc điều trị ung thư phổ biến của DBP lên tới 80-90 %. Nhiều khối u bao gồm bệnh bạch cầu, ung thư hệ bạch huyết, ung thư vú, u ác tính, ung thư phổi, tuyến tiền liệt, ruột kết và buồng trứng đã được thử nghiệm trong nghiên cứu.

"Chúng tôi sẽ có cái nhìn sớm nếu tế bào ung thư đang bị đẩy tới cái chết. Điều khiến kỹ thuật này có tác động đặc biệt là chúng tôi không hạn chế để sử dụng một loại thuốc ở một thời điểm, nó có thể kiểm tra hiệu quả của những sự kết hợp", Letai nói.

Thử nghiệm được tiến hành trên các tế bào khối u sống được loại bỏ từ cuộc phẫu thuật, sinh thiết hoặc đông lạnh sau khi tách khỏi tế bào sống.

Những kỹ thuật trước đó về độ chính xác của thuốc điều trị ung thư bao gồm khối u thử nghiệm đột biến DNA khiến căn bệnh ung thư nhạy cảm hơn với một số loại thuốc. Nghiên cứu chỉ ra rằng loại thử nghiệm này không phải lúc nào cũng đưa ra kết quả chính xác và hầu hết các khối u có nhiều đặc tính ngoài đột biến xác định phản ứng thuốc.

Các tác giả của nghiên cứu mới này cho biết phương pháp DBP có khả năng mạnh mẽ hơn bởi vì phương pháp thử nghiệm này kiểm tra cụ thể các loại thuốc chống ung thư trực tiếp trên các tế bào từ khối u của bệnh nhân và nhanh chóng xác định các loại thuốc có thể tiêu diệt bệnh ung thư.

"Tôi hy vọng rằng những phát hiện này sẽ thuyết phục cách điều trị ung thư của Thế giới rằng những phương pháp mang tính chức năng, nhanh chóng về cách tế bào ung thư sống của bệnh nhân phản ứng với một loạt các phương pháp điều trị ung thư, ít nhất có giá trị trong việc xác đinh cách tốt nhất để điều trị cho mỗi bệnh nhân. Đây là phương thuốc chính xác mang tính chức năng giúp dùng đúng loại thuốc cho đúng bệnh nhân", Letai cho biết thêm.

Các nhà khoa học cũng cho biết kỹ thuật này có thể dẫn đến các công cụ đáng tin cậy, cho kết quả nhanh chóng hơn cho phương pháp điều trị bệnh ung thư "cá nhân hóa" so với hiện tại. Thử nghiệm lâm sàng đang được tiến hành và các kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Cell.

Theo Trí thức trẻ

Phòng bệnh viêm gan A và những điều cần biết

Hiện nay, một trong những bệnh về gan phổ biến và có nguy cơ lan rộng trong là viêm gan A

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm gan A

Viêm gan A là bệnh do virus viêm gan A gây nên khiến người bị bệnh có thể bị giảm chức năng gan. Bệnh có các dấu hiệu, triệu chứng là: Mệt mỏi; buồn nôn, nôn; đau bụng hoặc đau tức, khó chịu ở vùng bụng trên bên phải, bên dưới xương sườn; chán ăn; sốt nhẹ; nước tiểu sẫm màu; đau cơ; ngứa; vàng da; vàng mắt… Bệnh viêm gan A là một bệnh dễ lây nhưng khi điều trị có thể hồi phục hoàn toàn.

Tại Việt Nam, bệnh lưu hành rải rác, tập trung ở một số tỉnh khu vực Tây Nguyên, đặc biệt là nơi có điều kiện vệ sinh kém.

Virus viêm gan A có thể tồn tại trong mọi nơi trong thức ăn, nước uống, bể bơi, đồ dùng gia đình, vật dụng sinh hoạt cá nhân, trong môi trường đất, nước…

Ở người nhiễm bệnh, virus viêm gan A được tìm thấy trong nước bọt, nước tiểu, nhưng nhiều nhất vẫn là trong phân người có bệnh.

Liên quan đến bệnh viêm gan A, vừa qua, một số phương tiện thông tin đại chúng đã đưa tin về việc 13 người Úc đã được chẩn đoán nhiễm viêm gan A sau khi ăn hỗn hợp trái cây đông lạnh của Công ty Patties Foods được trồng tại Chilê và Trung Quốc, đóng gói tại một nhà máy ở Trung Quốc.

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có Công văn gửi Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đề nghị rà soát và có các biện pháp kiểm soát các sản phẩm liên quan nói trên khi cần thiết.

Phòng bệnh viêm gan A và những điều cần biết 1Tiêm phòng vắc xin để phòng viêm gan A. Ảnh minh họa

Nguyên nhân và biến chứng bệnh viêm gan A

Viêm gan A là do nhiễm virus viêm gan A. Các virus viêm gan thường lây lan khi một người ăn lượng nhỏ các chất bị ô nhiễm. Viêm gan siêu vi A lây nhiễm vào các tế bào gan và viêm gây ra. Các viêm nhiễm có thể làm giảm chức năng gan và gây ra các dấu hiệu và triệu chứng của viêm gan A.

Bệnh viêm gan A chủ yếu lây qua đường tiêu hóa (đường phân - miệng), hiếm khi lây qua đường máu vì có rất ít virus viêm gan A trong máu.

Bệnh lây qua các đường chính sau: Ăn thức ăn, thực phẩm bị nhiễm mầm bệnh; uống nước bị nhiễm bệnh, bơi lội trong ao hồ, bể bơi bị nhiễm bệnh; ăn chung thức ăn, sử dụng chung đồ dùng sinh hoạt cá nhân (vật dụng ăn uống, khăn mặt, khăn tắm, bàn chải đánh răng, xô, chậu…) với người có bệnh.

Tuy nhiên không ít các bệnh nhân có thể tiến triển viêm gan cấp tính nặng, gọi là thể tối cấp, có thể dẫn tới tử vong. Đặc biệt trong số những người đang nhiễm một loại virus viêm gan mãn như viêm gan B hoặc viêm gan C, nếu nhiễm thêm vi rút viêm gan A, có nguy cơ cao hơn tiến triển thành viêm gan thể tối cấp.
Mặc dù số đông những người nhiễm virus viêm gan A không tiến triển thành bệnh, sau đó vẫn đáp ứng sinh kháng thể, nhưng vì mức độ dễ lây nhiễm và nếu không may tiến triển thành thể cấp tính và tối cấp thì rất nguy hiểm, tiêm phòng chủ động viêm gan A vẫn là cần thiết. Đặc biệt ở những người đang nhiễm virus viêm gan B hoặc C, càng cần tiêm vắc xin viêm gan A.

Ngoài ra, trong trường hợp hiếm, viêm gan A có thể gây suy gan cấp tính, mất chức năng gan xảy ra đột ngột. Những người có nguy cơ biến chứng cao nhất này bao gồm những người có bệnh gan mãn tính và người lớn tuổi. Suy gan cấp tính đòi hỏi phải nhập viện để theo dõi và điều trị.

Phòng bệnh

Cục Y tế dự phòng thuộc Bộ Y tế đưa ra cách phòng tránh bệnh viêm gan A trên website của Cục. Đó là:

- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn và chế biến thức ăn. Đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, nguồn nước.

- Xử lý tốt phân, chất thải của người bệnh, rác thải, nước thải.

- Thực hiện ăn chín, uống chín.

- Không dùng chung đồ dùng sinh hoạt cá nhân (vật dụng ăn uống, khăn mặt, khăn tắm, bàn chải đánh răng, xô, chậu…) với người có bệnh.

- Tiêm phòng vắc xin phòng viêm gan A.

Theo khuyến cáo của các bác sĩ nếu đang ở các vùng có bệnh viêm gan A phát sinh ổ dịch xảy ra, có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng bằng cách lột và rửa tất cả các loại trái cây tươi và rau quả không ăn những thực phẩm mà nấu chưa chín. Uống nước đóng chai và cũng có thể sử dụng nó khi đánh răng.

Theo Minh Tuyết - Trí thức trẻ

Viêm gan A từ thực phẩm, lứa tuổi nào cần "cảnh giác"?

Khi virus viêm gan A ra môi trường xung quanh, chúng vẫn tồn tại đến một tháng mà vẫn còn khả năng lây nhiễm và gây bệnh


Bàn tay bẩn cũng là nguồn lây virus khi ngậm móng tay, cắn móng tay, chế biến và chuẩn bị thức ăn - Ảnh minh họa.
Phải nói ngay Việt Nam chúng ta vẫn là một trong những nước đang phát triển, nên đối tượng có nguy cơ cao bị nhiễm viêm gan A là những người dưới 18 tuổi, nhất là trẻ em dưới 10 tuổi.
Theo thống kê ở các nước đang phát triển thì gần 90% số người trên 18 tuổi có kháng thể tự nhiên đối với virus viêm gan A.
Viêm gan siêu vi A (gọi tắt là viêm gan A) là một bệnh do vivus (kích thước nhỏ bé hơn cả vi trùng) gây ra. Virus viêm gan A khi xâm nhập cơ thể sẽ tấn công lá gan chúng ta gây viêm gan cấp tính với triệu chứng chán ăn, mệt mỏi, tiểu vàng, vàng mắt vàng da.
Virus viêm gan A từ đâu ra?
Virus này lây lan theo đường tiêu hóa tức là từ thức ăn bẩn hay nước uống không hợp vệ sinh xâm nhập vào cơ thể chúng ta.
Người bị nhiễm vi-rút viêm gan A là nguồn phát tán vi-rút ra môi trường xung quanh vì mặc dù còn đang ở giai đoạn ủ bệnh chưa có triệu chứng gì cả, họ vẫn thải virus ra ngoài theo phân trong một tháng liên tục
Khi virus viêm gan A ra môi trường xung quanh, chúng vẫn tồn tại đến một tháng mà vẫn còn khả năng lây nhiễm và gây bệnh.
Tuy nhiên virus dễ dàng bị tiêu diệt với nước sôi trong vòng 1-2 phút và xà phòng giúp tẩy trùng mạnh.
Các nguồn thực phẩm thường làm lây lan bệnh
- Nước uống không hợp vệ sinh: uống nước không đun sôi, nước khoáng không rõ nguồn gốc, nước giếng, nước ngầm không được lọc, không đun sôi, các loại sữa tươi chưa được tiệt trùng.
- Rau, quả tươi bị nhiễm bẩn trong quá trình trồng trọt, vận chuyển, bảo quản và chế biến.
- Rau quả đóng gói, ướp lạnh bị nhiễm bẩn do qui trình sản xuất không kín, không vô trùng hoặc do nguồn nước xử lý bị nhiễm bẩn.
- Ăn tôm, cua, hàu, sò, ốc không nấu chín sẽ dễ mắc bệnh vì lượng virus bám vào vỏ và cơ thể các loài này đậm đặc hơn nguồn nước bị ô nhiễm gấp 10-100 lần.
- Bàn tay bẩn cũng là nguồn lây virus khi ngậm móng tay, cắn móng tay, chế biến và chuẩn bị thức ăn.
Theo BS CKII Trần Ngọc Lưu Phương - BV Nguyễn Tri Phương
Tuổi trẻ

Trẻ mọc răng phải làm sao?

Rất nhiều cha mẹ tỏ ra quá lo lắng khi thấy con mình có biểu hiện sốt, quấy khóc... Tuy nhiên có rất nhiều lý do khiến trẻ có biểu hiện đó

Hãy quan sát những biểu hiện dưới đây để phát hiện xem có phải bé đang mọc răng hay không.
Mốc giai đoạn trẻ mọc răng
Trẻ từ 6 tháng tuổi đã bắt đầu mọc răng sữa. Chiếc đầu tiên là răng cửa giữa, hàm dưới. Thời kỳ mọc răng sữa của bé bắt đầu trong khoảng từ 5 - 8 tháng tuổi. Không có mốc chuẩn cụ thể nào qui định cho thời gian mọc răng sữa của trẻ, một số trẻ mọc sớm lúc 3 - 4 tháng tuổi, có trẻ mọc răng lúc 6 - 7 tháng tuổi và một số trẻ có thể muộn hơn.
Việc mọc răng nhanh hay chậm vài tháng là điều hoàn toàn bình thường. Thậm chí, có trẻ sinh ra đã có sẵn 1 hoặc 2 chiếc răng rồi gọi là "răng sơ sinh". Giới hạn của tuổi mọc răng đầu tiên là từ lúc sinh tới 1 tuổi. Răng đầu tiên trung bình mọc vào 6 - 8 tháng tuổi. Hai răng cửa hàm dưới sẽ mọc đầu tiên, sau đó các răng khác sẽ tuần tự mọc.
Bộ răng sữa của trẻ gồm có tất cả 20 răng, 10 ở hàm trên và 10 ở hàm dướiBộ răng sữa của trẻ gồm có tất cả 20 răng, 10 ở hàm trên và 10 ở hàm dưới
Những dấu hiệu và biểu hiện trẻ đang mọc răng
Khi mọc răng, trẻ thường có một số "rối loạn" trong cơ thể, trẻ có thể mệt mỏi, quấy khóc, hay mè nheo, ít ngủ, dễ bị kích động khi mọc răng, như bứt rứt khó chịu trong người nên hay làm nũng cha mẹ.
Một số trẻ hay bị chảy nhiều nước miếng và thường gặm thứ gì đó trong miệng cũng là những biểu hiện thường thấy. Khi mọc răng trẻ dễ bị bệnh, bị rối loạn tiêu hóa. Vào thời kỳ này hoặc sớm hơn, trẻ thường bị sốt nhẹ và đôi khi kèm đi tiêu phân lỏng, dân gian thường gọi là "tướt mọc răng".
Trước khi răng nhú lên, nướu có thể bị sưng, viêm tấy đỏ, có khi bị loét. Nướu sưng đỏ làm trẻ luôn có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu tại chỗ răng nhú lên, trẻ thường cho ngón tay, đồ chơi hay bất kỳ đồ vật gì có trong tay vào miệng để cắn, những triệu chứng này thường xảy ra trước khi răng nhú lên 3 - 5 ngày.
Trước khi răng nhú lên, nướu có thể bị sưng, viêm tấy đỏ, có khi bị loétTrước khi răng nhú lên, nướu có thể bị sưng, viêm tấy đỏ, có khi bị loét
Những chăm sóc cần thiết khi trẻ mọc răng
Có thể làm dịu sự khó chịu cho trẻ tạm thời bằng cách cho một vật nhẹ, mềm để trẻ cắn lên (như vòng mọc răng, ngậm núm vú giả bằng cao su). Nếu cảm thấy trẻ bị đau dữ dội gây khó khăn cho việc ăn uống và sinh hoạt của trẻ, phụ huynh nên đưa trẻ đến khám và tư vấn bác sĩ chuyên khoa răng - hàm - mặt để được chữa trị tốt hơn.
Nếu trong thời gian mọc răng sữa, trẻ sốt cao 38,50C trở lên và đau nhiều, có thể dùng paracetamol để hạ sốt và giảm đau, liều lượng 10-15 mg/kg cân nặng, cứ 4 - 6h cho uống một lần. Không được để trẻ sốt quá cao. Nếu trẻ sốt nhẹ hơn thì không cần uống thuốc hạ sốt, chỉ cần lau ấm cho trẻ và cho uống thêm nước.
Trẻ mọc răng thường chảy nước miếng nhiều, thường đưa tay vô miệng cắn hoặc dùng lưỡi liếm vùng nướu phía trước. Cần chú ý giữ vệ sinh răng miệng cho trẻ thật tốt. Thường xuyên lau sạch nước miếng chảy quanh miệng trẻ bằng khăn mềm sạch, làm sạch nướu sau khi cho trẻ bú hoặc ăn. Dùng một miếng gạc hoặc vải mềm nhúng nước sạch quấn quanh ngón tay lau thật nhẹ nhàng. Nên cho trẻ uống nước lọc sau khi bú hoặc sau khi cho trẻ ăn.
Chú ý cho trẻ uống nhiều nước. Điều này đặc biệt quan trọng vì tiêu chảy nhiều khiến trẻ dễ mất nước. Nên cho trẻ ăn các thức ăn lỏng, mềm để trẻ ăn uống dễ dàng hơn, thức ăn quá nóng hay quá lạnh đều không có lợi cho sự phát triển của răng trẻ. Ngoài ra cũng cần bổ sung thêm cho trẻ hàm lượng canxi trong thành phần các bữa ăn hàng ngày.
Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ trong giai đoạn mọc răng như thế nào?
Khi mọc răng, trẻ thường biếng ăn. Các bà mẹ cần chú ý đặc biệt đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ trong giai đoạn này. Một số thực phẩm như khoai tây nghiền, lòng đỏ trứng hay cháo ngũ cốc là những loại thức ăn rất tốt cho trẻ.
Khi trẻ ở giai đoạn bắt đầu ăn dặm cũng là lúc trẻ mọc những chiếc răng đầu tiên. Nếu giai đoạn này bé biếng ăn chỉ cần cho bú mẹ là đủ, có thể cho ăn cháo xay nhuyễn trộn lẫn sữa nếu mẹ thiếu sữa. Lúc mọc răng, trẻ thường hay ngứa lợi. 
Vì vậy, trẻ thường hay cho bất kỳ vật gì vào miệng để cắn. Mẹ nên cắt rau củ quả như cà rốt, củ đậu, bí xanh…thành hình khối khác nhau cho trẻ làm đồ chơi và nếu trẻ muốn cho vào miệng để cắn thì những đồ chơi này không ảnh hưởng đến răng của bé
Khi trẻ đã mọc răng hàm, mẹ không nên xay nhuyễn thức ăn mà dùng cách băm, thái nhỏ để bé tập nhai, nên thường xuyên thay đổi món ăn để răng trẻ quen với thức ăn mới.
Tập cho bé biết nhai là vô cùng quan trọng. Khi trẻ biết nhai trẻ sẽ ăn được nhiều loại thức ăn khác nhau, trẻ sẽ ít mắc chứng biếng ăn do chỉ ăn được 1 loại thức ăn xay nhuyễn, động tác nhai giúp trẻ tiết nước bọt nhiều hơn. 
Nước bọt chính là nem tiêu hóa chất bột đường, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Một điều quan trọng động tác nhai giúp phát triển cơ hàm của trẻ, sau này cung hàm không bị hẹp khi thay răng trẻ không bị răng mọc lệch.
Trẻ trên 1 tuổi nên cho uống nước bằng cốc, ăn sữa bằng cốc thìa, hạn chế bú bình sẽ tốt hơn cho sự phát triển của răng.
Khi mọc răng, trẻ thường biếng ănKhi mọc răng, trẻ thường biếng ăn
Những sai lầm hay gặp khi chăm sóc răng miệng cho trẻ
Nằm uống sữa: Trẻ đang thời kỳ mọc răng nên rất ngứa lợi, nên thói quen của trẻ là cái gì cũng đưa lên miệng. Nếu lúc này mẹ đưa cho bé 1 bình sữa và để bé nằm uống thì phản xạ của bé sẽ là ngậm chặt núm bình, sau đó để răng mình ngâm trong sữa rất lâu. Điều này sẽ khiến răng bị biến dạng và là 1 trong nguyên nhân làm hỏng nem răng. Hơn nữa điều này sẽ tạo nên điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở và gây sâu răng cho trẻ.
Mút đầu ngón tay: Trẻ có thói quen cho đầu ngón tay cái vào miệng và mút ngon lành. Nhiều mẹ không để ý điều này và coi điều đó là bình thường. Tuy nhiên, thói quen mút tay có thể sẽ khiến răng của bé phát triển không bình thường hoặc mọc không đều, không thẳng hàng.
Nhai một bên: Răng của trẻ khi còn nhỏ sẽ phát triển chưa hoàn thiện và rất dễ bị tổn thương. Nếu bé nhai 1 bên và duy trì thói quen này sẽ khiến bé bị lệch hàm, ảnh hưởng đến thẩm mĩ của khuôn mặt.
Không cho con ăn thức ăn cứng: Nhiều mẹ vì bảo vệ răng của con mình nên dù bé được 1 tuổi vẫn cố nghiền nát thức ăn và chỉ cho bé ăn thức ăn mềm mà thôi. Tuy nhiên, các nha sĩ cho rằng điều này không có lợi cho sự phát triển răng miệng ở trẻ nhỏ. Người lớn nên quan sát sự phát triển ở răng cửa trẻ và bổ sung thức ăn có độ cứng phù hợp để răng của bé thích nghi và phát triển toàn diện hơn.
Theo Song Ngư - Gia đình Việt Nam

Làm gì để phòng thoái hóa khớp?

Thoái hóa khớp là chứng bệnh thường gặp nhất trong các bệnh lý của khớp.

Bệnh tiến triển thầm lặng, không có biểu hiện gì cho đến một mức độ tổn thương nhất định của sụn khớp mới gây nên các triệu chứng trên lâm sàng như đau khớp, cứng khớp, dính khớp, teo cơ quanh khớp,... gây khó khăn trong lao động, sinh hoạt, giảm chất lượng cuộc sống, thậm chí là tàn tật. 
Mặc dù các yếu tố di truyền và lão hóa không thể điều chỉnh được nhưng chúng ta vẫn có thể giảm nguy cơ thoái hóa khớp nếu có tác động tích cực vào các yếu tố cơ học, dinh dưỡng, lối sống...
Làm gì để phòng thoái hóa khớp?Quá trình thoái hóa khớp.
Truy tìm nguyên nhân
Nguyên nhân thực sự của bệnh thoái hóa khớp vẫn chưa được hiểu biết đầy đủ. Các hiểu biết hiện tại cho rằng sụn khớp phải chịu lực quá tải (yếu tố cơ học tấn công trực tiếp lên bề mặt sụn) đồng thời gây nên sự hoạt hoá và sự giải phóng các chất trung gian hoá học (cytokine các enzyme) gây thoái giáng chất cơ bản (yếu tố gây viêm), sau đó gây phá hủy sụn khớp. Tuy nguyên nhân của bệnh chưa biết rõ nhưng người ta đã biết được một số yếu tố nguy cơ gây nên bệnh thoái hóa khớp, đó là:
Yếu tố di truyền: Thoái hoá khớp cũng như nhiều bệnh khác chịu chi phối rất lớn của di truyền, có những chủng tộc người có tỷ lệ thoái hoá khớp cao hơn các chủng tộc khác.
Lão hóa: Các tế bào sụn với thời gian lâu dần sẽ giảm khả năng tổng hợp các chất tạo nên sợi colagen và chất cơ bản của sụn làm cho chất lượng của sụn, tính đàn hồi, tính chịu lực bị giảm sút. Nói cách khác, thoái là hậu quả của quá trình lão hoá của sụn khớp, do đó tần số mắc bệnh tăng dần theo tuổi. Với tuổi thọ trung bình ngày càng cao đồng nghĩa với số bệnh nhân bị bệnh thoái khớp ngày càng nhiều.
Yếu tố cơ học: Các vi chấn thương tích tụ lại nhiều lần (hiện tượng quá tải) là yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình thoái hoá tăng nhanh. 
Hiện tượng quá tải hay gặp trong trường hợp như tư thế làm việc không hợp lý; tăng cân quá mức do béo phì, do nghề nghiệp đặc biệt là các chấn thương thể thao như khớp bàn tay, khớp khuỷu tay của công nhân vận hành búa máy, khoan cắt bê tông; khớp cổ chân của diễn viên balê; đĩa đệm cột sống của vận động viên cử tạ...
Yếu tố dinh dưỡng: Thừa cân, béo phì gây quá tải nên sụn khớp, ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, thiếu chất khoáng (mangan, zinc), một số vitamin làm ảnh hưởng đến chất lượng của sụn khớp.
Ngoài ra, các dị dạng bẩm sinh và rối loạn phát triển như loạn sản sụn; trật khớp háng bẩm sinh, biến dạng kiểu chân chữ X, chữ O; gù vẹo cột sống gây ra do những rối loạn làm thay đổi đặc tính của sụn và làm hư hại bề mặt khớp.
Cần làm gì để trì hoãn quá trình thoái hóa khớp?
Vì chưa biết rõ nguyên nhân của bệnh và bệnh diễn tiến âm thầm không triệu chứng một thời gian dài trước khi bộc lộ đầy đủ trên lâm sàng nên mục đích của phòng bệnh là tác động vào các yếu tố nguy cơ như đã nói trên càng sớm càng tốt. 
Nguyên tắc là làm chậm quá trình hủy hoại khớp, nhất là ngăn sự thoái hóa sụn khớp, duy trì khả năng vận động, cải thiện chất lựợng cuộc sống. Trong các yếu tố cần điều chỉnh thì yếu tố di truyền và yếu tố lão hoá là những yếu tố mà chúng ta không thể điều chỉnh được. 
Ngược lại, các yếu tố còn lại (yếu tố cơ học, dinh dưỡng, lối sống...) chúng ta có thể điều chỉnh được bằng các biện pháp sau:
Tránh cho khớp bị quá tải: tư thế làm việc hợp lý, không nên làm việc ở một tư thế kéo dài mà nên thay đổi tư thế thường xuyên, nên kết hợp những khoảng nghỉ ngắn 5-10 phút trong khi làm việc; giữ cân nặng ở mức hợp lý, giảm cân nếu béo phì; Tập thể dục thường xuyên và vừa sức như bơi lội, đạp xe đạp, đi bộ khoảng 30 -60 phút/ngày, tập dưỡng sinh, tập các động tác tập tăng cường sức mạnh của các cơ quanh khớp, làm giảm lực tác động trên bề mặt sụn.
Phát hiện và điều trị kịp thời các chấn thương do thể thao, do nghề nghiệp, sau đó là sử dụng các biện pháp lý liệu pháp, phục hồi chức năng để khớp trở về trạng thái sinh lý bình thường, tránh diễn biến xấu dẫn đến thoái hoá khớp. Với những người làm nghề có nguy cơ thoái hoá khớp cao thì tìm kiếm các biện pháp thích nghi với điều kiện làm việc, với nguyên tắc là tránh cho khớp ít bị quá tải nhất có thể.
Dinh dưỡng hợp lý: ăn uống đầy đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng nhất là các chất khoáng, các vitamin như rau quả tươi, giàu các chất chống ôxy hoá.
Phát hiện và sửa chữa các dị dạng bẩm sinh, tư thế xấu, lệch trục khớp như chỉnh lại trục khớp, gọt giũa xương chày trong lệch trục khớp gối, sửa chữa lại các thiểu sản khớp háng bẩm sinh.
Theo BS Vũ Lan Anh - Sức khỏe và Đời sống

Những nguyên nhân thường gặp gây đau lưng

Đau lưng là căn bệnh thường gặp, phổ biến ở nhiều người. Lối sống thiếu vận động đang làm căn bệnh này có xu hướng trẻ hóa.

Có rất nhiều nguyên nhân gây đau lưng, người bệnh cần tìm đúng nguyên nhân mới trị dứt căn bệnh này.
Đau lưng có thể biến thành những cơn ác mộng ngoài tầm kiểm soát của người bệnh. Nó không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn tàn phá sức khỏe của mỗi người. Nhiều người bệnh thường bỏ qua triệu chứng đau lưng rất nguy hiểm vì đây có thể là nguyên nhân của một căn bệnh khác ngoài xương khớp. 
Trước khi nghĩ đến việc có thể mắc một căn bệnh nào đó, người bệnh hãy loại bỏ các nguyên nhân hàng đầu gây đau lưng dưới đây.
Qua các nghiên cứu trên lâm sàng và thực tế điều trị, các chuyên gia y tế đã thống kê được 10 nguyên nhân hàng đầu được coi là "thủ phạm" gây ra chứng đau lưng phổ biến.
Những nguyên nhân thường gặp gây đau lưng
Do thương tích hoặc bong gân
Khi bị bong gân hay chấn thương tủy sống người bệnh có thể không cảm thấy đau ngay lập tức. Người bệnh có thể bị đau nhiều sau mang vác nặng, đó có thể do bong gân hoặc giãn dây chằng do chấn thương. Tuy nhiên trên lâm sàng, những vết thương cũ hoặc bị thương dẫn đến bong gân được cho là nguyên nhân phổ biến của chứng đau lưng này.
Bị thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng đĩa đệm bị dịch chuyển ra khỏi vị trí bên trong đốt sống, thường xảy ra sau các sang chấn hoặc trên nền đĩa đệm bị thoái hóa, nứt rách, người bệnh thường xuất hiện chứng đau lưng.
Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ đoạn nào của cột sống, nhưng hay gặp nhất là thoát vị đĩa đệm ở vị trí thấp của lưng, trong trường hợp này sẽ gây ra chứng đau thắt lưng. Nhiều khi thoát vị đè vào dây thần kinh làm đau lan xuống chân.
Không giống như bong gân ở cột sống, người ta có thể cảm thấy loại đau do thoát vị đĩa đệm ngay lập tức. Đau lưng do đĩa đệm thoát vị thường được chẩn đoán thông qua chụp X-quang hoặc MRI.
Những nguyên nhân thường gặp gây đau lưng
Gãy xương
Gãy xương ở cột sống có thể là một trong những nguyên nhân nổi bật của bệnh đau lưng. Tuy nhiên cơn đau do gãy xương thường khác hẳn với đau lưng mạn tính, nó thường có cảm giác đau buốt. Nếu chỉ bị rạn xương sẽ đau âm ỉ kéo dài, người bệnh trẻ tuổi thường bỏ qua triệu chứng này vì nghĩ nó là hậu quả do một tai nạn chẳng hạn. 
Nhưng đối với người lớn tuổi, việc liền xương rất khó và mất thời gian, cần phải bó cố định hoặc bó bột. Những bệnh nhân bị gãy xương ở cột sống thường trở thành bệnh nhân đau lưng mạn tính ngay cả sau khi phẫu thuật hoặc điều trị.
Viêm xương khớp
Viêm xương khớp là một vấn đề thường gặp ở tuổi trung niên, chủ yếu thường xuất hiện ở phụ nữ hơn nam giới. Bệnh có đến hàng chục loại, nhưng chủ yếu là viêm khớp do thoái hóa và viêm khớp do viêm. 
Tình trạng này xảy ra do thoái hóa khớp, dịch khớp đông lại nhất là vào mùa lạnh làm chứng đau khớp, viêm khớp tăng lên. Để điều trị các chứng viêm khớp tùy thuộc vào căn nguyên gây bệnh có thể được bác sĩ cho dùng thuốc, vật lý trị liệu hoặc phải phẫu thuật.
Bài tập giảm đau lưng.Bài tập giảm đau lưng.
Mang thai
Phụ nữ trong kỳ có kinh hoặc có thai thường đau ở vùng thắt lưng là chuyện bình thường. Do áp lực quá mức trên cột sống, đau lưng rất phổ biến với nhiều phụ nữ mang thai đặc biệt là ở giai đoạn cuối của thai kỳ. Ngoài ra các bệnh nhiễm trùng đường ruột, ở thận, niệu quản, bàng quang người bệnh cũng cảm thấy đau lưng cấp hoặc mạn.
Hội chứng đau cơ xơ hoá (Fibromyalgia)
Đây là một yếu tố hàng đầu gây đau lưng, nặng có thể gây đau toàn thân. Hội chứng đau cơ xơ hoá là một tình trạng đau mạn tính trong cơ, dây chằng, gân và các tổ chức phần mềm của cơ thể. 
Đau cơ xơ hoá thường kèm theo cảm giác mệt mỏi, mất ngủ, hoặc trầm cảm nhưng không có tổn thương thực thể tại cơ, xương, khớp. Đau thường tăng lên sau quá trình làm việc nặng kéo dài, bệnh không ảnh hưởng đến tính mạng và sức khỏe nhưng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. 
Hội chứng này hay gặp ở những người mắc các bệnh khớp mạn tính. Để điều trị căn bệnh này, ngoài các loại thuốc giảm đau, giãn cơ, người bệnh có thể được cho đi tập vật lý trị liệu cũng rất hiệu quả.
Béo phì
Nếu bị béo phì, bạn cũng có nguy cơ cao bị đau lưng. Khi lượng chất béo tích tụ ngày càng nhiều trong cơ thể sẽ tạo ra một áp lực lên cột sống, khiến xuất hiện bệnh đau lưng. Biện pháp khắc phục duy nhất cho loại bệnh này là giảm cân. 
Cần duy trì chế độ ăn giảm chất béo, năng vận động để đưa cân nặng về con số thích hợp. Cần lưu ý rằng việc giảm cân đối với người bị béo phì phải từ từ, tránh đột ngột vì nếu giảm cân quá mức lại khiến đau lưng tăng lên.
Bài tập kéo giãn cơ lưng.Bài tập kéo giãn cơ lưng.
Do lo âu và căng thẳng
Cuộc sống hiện đại làm con người gia tăng các mối lo và căng thẳng. Hơn nữa, lối sống và chế độ ăn uống không đúng cách gây ra nhiều rối loạn về sức khỏe trong đó có cả chứng đau lưng. 
Bệnh thường xảy ra khi các dây thần kinh bên trong cột sống không được cung cấp đủ lượng oxy do căng thẳng quá mức, hay việc sử dụng thuốc giảm đau mà không có tác dụng khiến người bệnh lo lắng, đã đau càng thêm đau.
Ngủ không đúng tư thế
Đôi khi những tư thế ngủ bất thường có thể là một trong những nguyên nhân gây đau lưng. Ví dụ như ngủ nằm úp bụng hay khi ngủ đầu không thẳng với cổ , nó làm cho cột sống phải chịu thêm áp lực. 
Những chứng đau do ngủ sai tư thế chỉ xảy ra tạm thời, nhưng nó sẽ trở thành mạn tính nếu bạn không thay đổi tư thế ngủ của mình. Cách tốt nhất khi ngủ là nằm thẳng lưng, nằm ngửa là tư thế tốt nhất cho hệ xương khớp.
Ngồi quá nhiều
Thói quen ngồi nhiều trong một thời gian dài rất phổ biến nhất là đối với những người làm việc văn phòng. Điều này có thể rất có hại cho sức khỏe và chức năng hoạt động cột sống của bạn. Bạn nên nghỉ ngơi ít nhất 10 phút mỗi giờ và di chuyển xung quanh để tránh mắc bệnh đau lưng.
Theo Nguyễn Hoàng - Sức khỏe và Đời sống

Viêm gan A: Môi trường sống ô nhiễm khiến bệnh lây lan nhanh

Viêm gan A là do nhiễm vi rút viêm gan A, bệnh lây chủ yếu qua đường ăn uống. Điều tra dịch tễ, bệnh thường xuất hiện ở các vùng có điều kiện vệ sinh kém.


Ảnh minh họa.
Vừa qua thông tin về việc 13 người Úc đã được chẩn đoán nhiễm viêm gan A sau khi ăn hỗn hợp trái cây đông lạnh của Công ty Patties Foods được trồng tại Chilê và Trung Quốc, trước khi được đóng gói tại một nhà máy ở Trung Quốc được nhiều người Việt Nam khá quan tâm.
Ngay sau đó, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã có Công văn gửi Cục Bảo vệ thực vật - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và đề nghị quý Cục rà soát và có các biện pháp kiểm soát các sản phẩm liên quan nói trên khi cần thiết.
Theo PGS Trần Đắc Phu - Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế, bệnh viêm gan A là bệnh do vi rút viêm gan A gây nên, người bị bệnh có thể bị giảm chức năng gan và có các dấu hiệu/triệu chứng: Mệt mỏi; buồn nôn, nôn; đau bụng hoặc đau tức, khó chịu ở vùng bụng trên bên phải, bên dưới xương sườn; chán ăn, sốt nhẹ; nước tiểu sẫm màu; đau cơ; ngứa; vàng da, vàng mắt…

Bệnh viêm gan A là một bệnh dễ lây nhưng khi điều trị có thể hồi phục hoàn toàn. Tại Việt Nam, bệnh lưu hành rải rác, tập trung ở một số tỉnh khu vực Tây Nguyên, đặc biệt là nơi có điều kiện vệ sinh kém.
Các vi rút viêm gan thường lây lan khi một người ăn lượng nhỏ các chất bị ô nhiễm. Viêm gan siêu vi A lây nhiễm vào các tế bào gan và viêm gây ra. Các viêm nhiễm có thể làm giảm chức năng gan và gây ra các dấu hiệu và triệu chứng của viêm gan A.
Viêm gan A vi rút có thể lây truyền một số cách, chẳng hạn như: Khi một ai đó xử lý những thực phẩm không cẩn thận; Không rửa tay của mình sau khi vệ sinh; Uống nước bị ô nhiễm; Ăn nguyên động vật có vỏ từ nguồn nước ô nhiễm với nước thải; Tiếp xúc gần gũi với người bị nhiễm bệnh, kể cả trong trường hợp người đó không có dấu hiệu hay triệu chứng gì; Quan hệ tình dục với người có siêu vi khuẩn; Được truyền máu với máu có chứa vi rút, mặc dù điều này là rất hiếm.
Một số ít người bị viêm gan A sẽ tiếp tục gặp các dấu hiệu và triệu chứng nhiễm bệnh trong vài tuần. Đối với những người này, viêm gan A có dấu hiệu và triệu chứng có thể giảm và sau đó xuất hiện trở lại trong vài tuần.
Trong trường hợp hiếm, viêm gan A có thể gây suy gan cấp tính, mất chức năng gan xảy ra đột ngột. Những người có nguy cơ biến chứng cao nhất này bao gồm những người có bệnh gan mãn tính và người lớn tuổi. Suy gan cấp tính đòi hỏi phải nhập viện để theo dõi và điều trị. Trong một số trường hợp, người bị suy gan cấp tính có thể yêu cầu được ghép gan.
Về phương pháp điều trị, hiện nay không có phương pháp điều trị cụ thể tồn tại cho viêm gan A. Cơ thể sẽ tự đề kháng chống lại bệnh viêm gan A vi rút. Trong hầu hết các trường hợp viêm gan A, gan lành hoàn toàn trong một hoặc hai tháng không có thiệt hại lâu dài.
Điều trị bệnh viêm gan A thường tập trung vào đối phó với dấu hiệu và triệu chứng của viêm gan A.
Cách phòng tránh bệnh viêm gan A: Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn và chế biến thức ăn. Đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, nguồn nước. Xử lý tốt phân, chất thải của người bệnh, rác thải, nước thải, thực hiện ăn chín, uống chín, không dùng chung đồ dùng sinh hoạt cá nhân (vật dụng ăn uống, khăn mặt, khăn tắm, bàn chải đánh răng, xô, chậu…) với người có bệnh. Tiêm phòng vắc xin phòng viêm gan A.
Theo Khánh Ngọc - Infonet

Dị dạng nang phổi bẩm sinh: bệnh tiềm ẩn nhiều nguy hiểm với trẻ nhỏ

Thực tế nhiều trẻ bị bệnh do dị dạng nang phổi bẩm sinh đã tử vong vì không được phát hiện kịp thời.

Vì thế, cha mẹ cần có hiểu biết để có thể phát hiện bệnh và đưa trẻ đi khám kịp thời.

Bệnh rất dễ nhầm lẫm

Tháng 12 năm 2014, BV Nhi Trung tiếp nhận và điều trị thành công cho bệnh nhân P. M.N (3 tháng tuổi, Thái Bình) được phát hiện bị dị dạng nang tuyến phổi bẩm sinh. Bệnh nhân N. vào viện trong tình trạng khò khè, ho nhiều, ho từng cơn. Trước đó, bé đã được điều trị bệnh viêm phế quản tại bệnh viện tỉnh nhưng không hiệu quả.

Dị dạng nang phổi bẩm sinh là bệnh lý dị dạng đường thở do sự phát triển bất thường của mầm khí phế quản trong bào thai, tạo nên những nang trong lồng ngực hoặc trong phổi, tùy kích thước của nang có thể gây khó thở ở trẻ mới sinh. Cấu trúc nang có thể dạng đặc hoặc lỏng.

Triệu chứng khi bị dị dạng nang phổi thường giống với các bệnh lý hô hấp khác như: ho khò khè, khó thở, sốt… do đó rất dễ bị bỏ quên. Bệnh thường chỉ được phát hiện khi trẻ bị viêm phổi tái đi tái lại nhiều lần và qua chụp X-quang phổi, chẩn đoán xác định bằng chụp cắt lớp điện toán (CT scan). Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra biến chứng như áp-xe phổi (khi bội nhiễm), tràn khí màng phổi (khi nang khí vỡ), thậm chí nặng hơn nữa là tử vong.

Với trường hợp cháu N., do không được phát hiện sớm, nang khí bị vỡ gây biến chứng tràn khí màng phổi. Bệnh nhi đã được điều trị kháng sinh sau đó tiến hành phẫu thuật cắt phần phổi dị dạng. 10 ngày sau phẫu thuật, tình trạng sức khỏe cháu N. đã ổn định, được ra viện.

Dị dạng nang phổi bẩm sinh: bệnh tiềm ẩn nhiều nguy hiểm với trẻ nhỏ 1Thực tế nhiều trẻ bị bệnh do dị dạng nang phổi bẩm sinh đã tử vong vì không được phát hiện kịp thời. Ảnh minh họa

Bệnh có thể phát hiện sớm trong thời kỳ mang thai

Dị dạng nang phổi bẩm sinh có thể được phát hiện sớm trong thời kỳ bào thai nhờ kỹ thuật siêu âm hoặc MRI, phát hiện được trước tuần thứ 20. Do đó trong giai đoạn trước sinh, người mẹ cần khám và siêu âm định kỳ để phát hiện sớm các bệnh lý ở phổi nói chung và bệnh nang phổi bẩm sinh nói riêng, từ đó có phương án điều trị ngay sau sinh.

BS Nguyễn Thị Hiền, công tác tại BV Thanh Nhàn chia sẻ: Dị dạng nang phổi bẩm sinh là một bất thường phát triển bẩm sinh của phổi xảy ra từ giai đoạn trong bào thai và khá hiếm gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh là do một phần của phổi thai nhi phát triển bất thường, bao gồm nhiều nang nhỏ như 1 chùm nho, chúng không có chức năng hô hấp như phổi bình thường và dễ bị nhiễm trùng tái phát.

Phần bất thường này có nguồn gốc từ tổ chức tiểu phế quản, tổn thương đa nang, thành nhiều nang nhỏ như một chùm nho, chúng không có chức năng hô hấp như phổi bình thường nên dễ dẫn đến tình trạng suy hô hấp sau sinh.

Theo BS Hiền, có những dị dạng phổi có thể phát hiện được trong lúc mang thai bằng siêu âm để cảnh báo trước sinh nhằm phát hiện kịp thời những trường hợp suy hô hấp khi trẻ mới ra đời và có cách xử trí thích hợp. 

Nhiều khi trẻ mới sinh ra bị suy hô hấp, các bác sĩ nghĩ do sinh ngạt hay một nguyên nhân khác mà không nghĩ đến các dị tật bẩm sinh phổi, do đó cứ loay hoay đi tìm nguyên nhân khiến trẻ tử vong.

Các bệnh phổi bẩm sinh hay gặp là: phổi biệt lập, nang phổi bẩm sinh, nang phế quản bẩm sinh, giảm sản phổi, giãn thùy phổi, dị dạng mạch máu phổi.

Tuy tỉ lệ dị dạng nang tuyến phổi không cao nhưng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ do thường xuyên bị viêm phổi, viêm phế quản.

Khi trẻ có biểu hiện viêm phế quản, viêm phổi kéo dài cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế có chuyên môn cao để bác sỹ ngoại nhi kiểm tra chỉ định điều trị kịp thời. Việc phát hiện và điều trị sớm dị tật phổi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển sức khỏe và thể chất lâu dài của trẻ.

Để phát hiện bệnh kịp thời các bà mẹ mang thai trẻ bị nang phổi bẩm sinh không nên quá lo lắng mà nên theo dõi và quản lý thai kì chặt chẽ tại bệnh viện. Ngoài ra, các sản phụ này nên sinh bé tại những bệnh viện chuyên sản có khả năng hỗ trợ hô hấp cho trẻ sơ sinh hoặc liên hệ trước với các bệnh viện nhi để đề phòng trường hợp suy hô hấp sớm ở trẻ.

Theo Minh Tuyết - Trí thức trẻ

Sa dạ con

Sa dạ con là bệnh lý khá phổ biến ở những phụ nữ lớn tuổi, tuy nhiên, cũng nhiều trường hợp sa dạ con gặp ở người trẻ, dù chỉ sinh ít con và ở mỗi người, mức độ sa dạ con hoàn toàn khác nhau. Khi bị sa dạ con, bệnh nhân có cảm giác nặng và căng tức ở vùng âm hộ, thậm chí thấy rõ một khối tròn lồi hẳn ra ngoài âm đạo. Thông thường, sa dạ con được chia làm ba mức độ.
Mức độ 1: Dạ con sa nhưng cổ dạ con vẫn còn trong âm đạo
Mức độ 2: Cổ và một phần thân dạ con lồi ra bên ngoài âm đạo.
Mức độ 3: Toàn bộ dạ con lồi ra phía ngoài âm đạo, có thể bị viêm nhiễm hay bị loét.
Thông thường bệnh hay gặp ở những phụ nữ phải lao động nặng nhọc, mang vác nặng quá sớm sau sinh. Khi mới sinh đến khoảng 1-2 tháng, tử cung vẫn còn to và nặng, chưa co lại hoàn toàn. Trong khi các cơ và dây chằng nâng đỡ ở đáy chậu còn đang mềm yếu, chưa phục hồi sau thai nghén. Nếu thai phụ làm việc lao động nặng nhọc, gắng sức, đi lại quá nhiều khiến dạ con bị sa xuống.
Vì thế, khi mới sinh, sản phụ nên đi lại nhẹ nhàng, vừa tránh được tình trạng bế sản dịch, vừa giúp dạ con co bóp, co lại trở về bình thường.
Phụ nữ sau sinh cũng cần ăn nhiều rau xanh, hoa quả để không bị táo bón. Việc gắng sức rặn khi đi ngoài cũng có thể làm dạ con sa nhiều hơn. Sản phụ cũng nên cho con bú mẹ vừa tốt cho em bé, lại giúp tử cung co bóp tống sản dịch ra ngoài và giúp tử cung co nhỏ lại.
Sau khi sinh, có thể luyện tập phương pháp Kegel. Bởi vì mang thai và sinh con có thể làm suy yếu các cơ sàn chậu và mô liên kết, các bài tập này giúp liên tục bóp và thư giãn các cơ của khung xương chậu - trong khi mang thai và sau đó. Để thực hiện các bài tập, thắt chặt cơ xương chậu như thể dừng lại dòng nước tiểu. 
Đối với người bình thường có thể giảm nguy cơ bị sa tử cung bằng cách duy trì trọng lượng khỏe mạnh, tránh béo phù có thể làm giảm nguy cơ bị sa tử cung. Ngoài ra, cần kiểm soát ho, điều trị ho mạn tính, viêm phế quản, và không hút thuốc… cũng là một phương pháp giảm nguy cơ sa dạ con.
Về điều trị, đối với những trường hợp biểu hiện nhẹ, dạ con có thể co lên sau khi nghỉ ngơi, không làm việc gắng sức. Hoặc bác sĩ có thể can thiệp phục hồi thành âm đạo, đeo vòng để đẩy tử cung lên… còn những trường hợp nặng, dạ con lồi cả khối to ra ngoài thì thường phải phẫu thuật cắt bỏ dạ con.
Ngoài ra, khi có dấu hiệu sa âm đạo, không được chủ quan mà cần đi khám chuyên khoa để được can thiệp ngay khi ở mức độ nhẹ. Tùy vào trường hợp cụ thể, khi thăm khám kỹ càng bác sĩ mới có thể đưa ra lời khuyên.

Cách xử lý khi bị dị ứng nước hoa

Theo Linh Chi - Kiến thức

Vì sao không nên để trẻ dưới 8 tuổi tự đánh răng?

Tập cho trẻ đánh răng ngay từ nhỏ là một thói quen tốt, tuy nhiên để trẻ dưới 8 tuổi tự đánh răng lại là một sai lầm tai hại.






Các bác sĩ nha khoa cho biết, đánh răng thường xuyên, ăn uống lành mạnh và khám bác sĩ nha khoa định kỳ là những cách hiệu quả ngăn ngừa sâu răng. Tuy nhiên, ngày càng nhiều các bậc phụ huynh coi nhẹ các phương thức trong việc chăm sóc răng miệng cho trẻ.
Hầu hết trẻ em dưới 8 tuổi không có các kỹ năng chải răng hiệu quả do trẻ nhỏ chưa có đủ khả năng vận động để làm sạch răng. 
Sau khi bé tự đánh răng, mẹ (hoặc bố, ông bà, anh chị) giúp trẻ chải sạch lại bằng cách cho bé nằm, đầu hướng vào vào lòng mẹ rồi chải đủ các góc, nhất là những chiếc răng trong cùng dễ bị sâu nhất. Phương pháp này được áp dụng cho đến khi bé được 8-9 tuổi, lúc ấy bé có thể tự đánh răng mà không cần người lớn kiểm tra hay chải giúp.
Ngoài ra, còn có những thói quen tai hại của cha mẹ khiến hàm răng của trẻ dễ bị hư hỏng như cho con uống sữa, nước trái cây trước khi ngủ.
Đây là cách gây sâu răng dễ dàng nhất mà các bà mẹ có con nhỏ hay mắc phải. Cho dù chỉ là chút sữa trước khi đi ngủ cũng khiến lượng đường trong khoang miệng tăng cao, dễ làm sâu răng sữa. Nếu trẻ đòi uống sữa, cần làm sạch khoang miệng trẻ sau khi uống bằng gạc sạch, vải mềm hoặc bàn chải nếu bé đã có răng.
Một số loại thực phẩm như chuối, nho khô và ngũ cốc nguyên hạt mặc dù nhiều dinh dưỡng nhưng lại dễ mắc vào kẽ răng làm cho răng sâu. Cho trẻ uống nhiều nước ngọt, đồ uống có gas cũng khiến răng sữa của bé bị hủy hoại bởi axit có trong nước ngọt.
Vì thế, cần hạn chế tối đa cho trẻ uống đồ uống có gas và luôn nhắc trẻ đánh răng sau khi ăn.
Theo An Nhiên - Infonet

Thứ Sáu, 27 tháng 2, 2015

Ngứa, không thể xem thường

Ngứa là một phản ứng tự vệ của cơ thể và cũng là triệu chứng của một số bệnh dị ứng. Khi bị ngứa, bắt buộc người bệnh phải gãi theo bản năng. Chính vì gãi nên có thể gây biến chứng bội nhiễm da do vi khuẩn và kéo theo nhiều hệ lụy khác…
Cơ chế gây ngứa
Ngứa là do các tế bào da tăng tiết quá nhiều histamin. Khi histamin được tiết ra do một sự kích thích nào đó có thể bên trong hay bên ngoài, sẽ tác động gây kích thích lên đầu mút thần  kinh da - những thụ thể đặc biệt và gây ngứa..
Ngứa sẽ tạo nên phản xạ gãi.Đây là một giải pháp tình thế làm giảm ngứa hoặc có thể hết ngứa nhưng rất nhiều trường hợp càng gãi càng ngứa như trong trường hợp bị mề đay chẳng hạn, hoặc có khi gãi làm chảy cả máu nhưng ngứa vẫn hoàn ngứa (như trong bệnh chàm nhiễm khuẩn).
Ngứa, không thể xem thường
Thoa kem dưỡng ẩm có thể làm giảm cảm giác ngứa.
Như vậy, ngứa là một phản ứng tự vệ của cơ thể gặp ở mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính, hầu như không di truyền và không lây và có thể xuất hiện bất cứ chỗ nào trên da của cơ thể. Ngứa không trực tiếp gây chết người nhưng nhiều khi là biểu hiện của các loại bệnh tiềm ẩn.
Những bệnh nào gây ngứa?
Rất nhiều bệnh có biểu hiện bằng triệu chứng ngứa.Các bệnh về da có thể gây ngứa như ghẻ, chấy rận, ve, côn trùng cắn, ong đốt, viêm da do dị ứng, hoặc viêm da do tiếp xúc. Tổn thương trong các tình trạng này thường gây phát ban ở da.
Một số loại vải, len, dạ… hoặc các chất gây kích ứng da như mỹ phẩm hay những hóa chất hòa tan cũng có thể gây ngứa.Tình trạng da khô, thường gặp ở người già, cũng có thể gây ngứa nhiều vùng da rộng.
Thời tiết lạnh, tiếp xúc với nước kéo dài, tắm bằng nước nóng... thường làm tăng cảm giác ngứa. Khi nhiệt độ giảm có thể khiến người mắc bệnh mề đay lạnh nguy hiểm do bị dị ứng phát ban. Vì vậy, người bị mề đay lạnh không nên bơi, chơi ở  ngoài lạnh và ăn kem trong thời tiết lạnh. Khi bị nhiễm lạnh những người này rất dễ bị sốc phản vệ gây tử vong, nếu không điều trị kịp thời.Triệu chứng của bệnh là ngứa, phát ban nhiều ngày, khó thở và mệt mỏi.Nguy hiểm nhất là bệnh nhân bị suy sụp, sốc hoặc tử vong.Bệnh thường xảy ra ở lứa tuổi thanh niên và chưa có cách điều trị. Do đó những người hay mắc mề đay lạnh, thì cách duy nhất để phòng tránh bệnh là giữ ấm và dùng thuốc kháng histamine chống dị ứng.
Bệnh cảm cúm cũng dễ gây nổi mề đay và ngứa. Bệnh dễ gặp khi thay đổi thời tiết và rất dễ lây. Biểu hiện bệnh gồm các triệu chứng như đau đầu, sốt, gai rét, đau cơ đi kèm với các biểu hiện đường hô hấp.Ở một số người khi bị cảm thường nổi mề đay. Nguyên nhân do cơ thể bị dị ứng với virus như cảm lạnh hoặc cúm. Bởi vậy những người cơ thể dễ bị dị ứng nên cẩn thận khi thời tiết thay đổi, đồng thời nên có chế độ dinh dưỡng đầy đủ giúp cơ thể tăng cường khả năng miễn dịch.
Chẩn đoán ngứa thế nào?
Việc gãi của chính bản thân người bệnh cũng gây kích ứng da và làm cho ngứa nhiều hơn, tạo thành vòng luẩn quẩn: ngứa-gãi-ngứa. Khi gãi nhiều có thể làm đỏ da và tạo ra những vết trầy xước sâu trên da.Trên thực tế, một số người, dù chỉ gãi nhẹ cũng có thể làm nổi những vệt đỏ trên da làm ngứa dữ dội hơn.Trường hợp gãi và chà xát da kéo dài có thể làm da dày lên và gây sẹo hóa trên da.
Trong việc chẩn đoán ngứa thì quan trọng là xác định nguyên nhân gây ngứa để loại bỏ nó. Nguyên nhân gây ngứa có thể thấy được một cách rõ ràng, trong các trường hợp vết cắn của côn trùng, hay chất gây dị ứng. Khi ngứa ngáy kéo dài hai ba ngày, xuất hiện và biến mất một cách thường xuyên mà không có nguyên nhân rõ ràng thì bạn cần phải đi khám và làm các xét nghiệm, như làm test da để xác định dị ứng một chất nào đó. Đối với bệnh hệ thống gây ngứa, cần phải làm xét nghiệm máu để kiểm tra chức năng gan, chức năng thận, mức đường huyết, số lượng bạch cầu ái toan…vì nếu số lượng của chúng tăng có thể gợi ý đến một tình trạng dị ứng. Bác sĩ cũng yêu cầu bệnh nhân ngưng một vài loại thuốc để xác định nguyên nhân gây ngứa  do thuốc bệnh nhân đang dùng. Việc sinh thiết, lấy mẫu da để quan sát dưới kính hiển vi, có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ngứa, chẳng hạn do nhiễm khuẩn da.
Chăm sóc da và điều trị
Khi bạn bị ngứa, dù do bất kỳ nguyên nhân nào, bạn cũng nên tắm nhanh và tắm bằng nước ấm nhưng không nên dùng xà phòng, hay sữa tắm. Bạn nên lau người nhẹ nhàng, tránh chà xát mạnh trên da vì dễ kích thích làm ngứa tăng. Ở một số người bị ngứa, có thể cảm thấy dễ chịu khi dùng một số loại kem dưỡng ẩm thoa trên da ngay sau khi tắm. Có điều bạn nên dùng những loại kem không có mùi và không màu, vì các chất tạo màu và mùi rất dễ gây kích ứng da và gây ngứa. Bạn cũng nên cắt ngắn móng tay, nhất là đối với trẻ em, để làm giảm nguy cơ trầy xước da khi gãi. Bạn có thể thoa vùng da bị ngứa bằng những chất làm dịu da như bạc hà, khuynh diệp…
Điều trị toàn thân bằng việc uống thuốc kháng histamine có ích trong hầu hết các trường hợp ngứa. Các thuốc được khuyên dùng là:  hydroxyzine diphenhydramine, nhưng có tác dụng gây ngủ, vì vậy chỉ nên dùng vào buổi tối. Các loại kháng histamine khác không gây buồn ngủ như loratadine, cetirizine… có thể dùng ban ngày. Lưu ý những loại kem có chứa chất kháng histamine như diphenhydramine khi dùng cần đề phòng chúng gây ra phản ứng dị ứng, làm ngứa. Loại kem có chứa corticoid có tác dụng giảm viêm và kiểm soát ngứa, do đó có thể dùng trong các trường hợp ngứa giới hạn ở trong một vùng da nhỏ; ngứa do nhiễm độc cây thường xuân, cũng có thể bôi kem có corticoid.
Điều lưu ý là chỉ nên dùng corticoid nhẹ (như 1% hydrocortisone) khi bôi lên mặt, vì corticoid có tác dụng mạnh sẽ làm mỏng làn da nhạy cảm ở mặt. Không dùng kem có chứa corticoid với dược tính mạnh bôi ở những vùng da rộng trong thời gian dài, vì có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, do thuốc có thể thẩm thấu vào máu, nhất là ở trẻ sơ sinh. Có thể dùng corticoid đường uống nếu bị ngứa ở một vùng da rộng.
Cần phải điều trị đặc hiệu trong các trường hợp ngứa do nhiễm nấm, ký sinh trùng hoặc vi khuẩn gây ngứa, kết hợp những loại thuốc điều trị ngứa cục bộ hay toàn thân.
Các bác sĩ chuyên khoa khuyên bệnh nhân hay bị ngứa nên uống nhiều nước sẽ có tác dụng tốt.

BS. Ninh Hồng