Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Bảy, 31 tháng 1, 2015

5 sai lầm phổ biến hủy hoại thính giác


Đôi tai của bạn có thể bị tổn thương khi tiếp xúc với âm thanh lớn, khi sử dụng bông ngoáy tai hay khi đi bơi... Làm thế nào để chăm sóc và bảo vệ đôi tai luôn khỏe mạnh?

Mở âm lượng quá to

Theo một cuộc thăm dò của Hiệp hội Nghe nói ngôn ngữ Mỹ cho thấy, 28% học sinh trung học nói rằng họ phải vặn to âm lượng để nghe các chương trình truyền hình. Một nghiên cứu khác cho thấy 17% số học sinh trung học thường xuyên bị ù tai hoặc có tiếng vo ve trong tai.


Nghe nhạc từ máy MP3 với âm lượng lớn trong thời gian dài sẽ bào mòn các tế bào lông cảm giác trong tai, làm suy giảm khả năng nghe tạm thời.

TS Richard M.Rosenfeld, chuyên gia về tai mũi họng tại BV ĐH Long Island (Brooklyn) khuyên bạn nên thực hiện những điều sau:

- Nên nghỉ giải lao nếu bạn phải nghe nhạc qua tai nghe. Bạn chỉ nên nghe nhạc trong thời gian không quá 60 phút một ngày và âm lượng không quá 60%.

- Sử dụng tai nghe giảm tiếng ồn. Bằng cách này, bạn sẽ không cần phải chỉnh to âm lượng để át đi tiếng ồn bên ngoài.

- Không đứng hoặc ngồi cạnh loa tại các bữa tiệc hay buổi hòa nhạc.

Sử dụng bông ngoáy tai

Theo Webmd, ráy tai có thể khiến bạn khó chịu và trông không đẹp mắt, nhưng thực chất nó lại có tác dụng bảo vệ đôi tai của bạn. Hãy để chúng tự đẩy ra ngoài rồi lấy khăn mềm thấm chút nước để lau sạch tai.

Sử dụng bông ngoáy tai sẽ vô tình mang vi trùng và đẩy một số ráy tai vào sâu bên trong. Nếu tai của bạn bị ảnh hưởng bởi ráy tai, hãy tới bác sĩ để được kiểm tra và họ sẽ lấy ráy tai cho bạn một cách an toàn nhất.

Ráy tai có tác dụng bảo vệ phần bên trong tai vì vậy sử dụng bông ngoáy tai là không cần thiết và có hại cho tai của bạn. Ảnh: Womenshealthmag.


Không sử dụng nút tai khi bơi


Hồ bơi là nơi có rất nhiều bụi bẩn và vi khuẩn trú ẩn, bởi vậy tai của bạn sẽ không tránh khỏi bị chúng xâm nhập khi đi bơi, thậm chí có thể bị nhiễm trùng tai hay viêm tai.

Triệu chứng của nhiễm trùng tai là tai bị nghẽn, khó nghe và bị ngứa. Sau đó, ống tai bị sưng, đau và tai bị chảy mủ. Nếu tai bị đau khi chạm vào thì đó là thời điểm bệnh nhân phải đi khám bác sĩ.

Tuy nhiên, TS Rosenfeld khuyên bạn không nên sử dụng nút tai khi bơi vì nó có thể gây ra chấn thương trong ống tai.

Bôi kem chống nắng, bỏ quên đôi tai


Theo Elizabeth Tanzi, GĐ Viện phẫu thuật da liễu bằng laser Washington, mọi người thường bỏ qua việc bôi kem chống nắng cho tai của mình. "Đôi tai rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Vì vậy, đừng bỏ quên chúng", Tanzi cho biết.

Cô cho hay tai là một trong những vị trí dễ bị ung thư da nhất trên cơ thể con người. Triệu chứng ban đầu của căn bệnh này thường là tai bị đỏ ửng, nứt nẻ và dễ chảy máu nếu bị trầy xước. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu có dấu hiệu của các triệu chứng này.

Xỏ khuyên tai


Thùy tai là khu vực mềm mịn, cung cấp máu và chống nhiễm trùng tốt nhất trên tai. Nếu chẳng may bấm khuyên vào sụn, sẽ dẫn đến thiếu máu và nhiễm trùng nghiêm trọng.

Đặc biệt, sau khi bấm khuyên tai, bạn cần phải chăm sóc kỹ càng cho vị trí bấm khuyên. Hãy nhớ rửa tay trước khi vệ sinh khu vực này. Sau đó, ngâm một miếng bông trong rượu và chà nhẹ xung quanh khu vực này nhiều lần trong ngày.

Nếu thùy tai của bạn có triệu chứng nóng ran hoặc ngứa sau khi bấm khuyên một vài giờ hay vài ngày, bạn có thể đã bị nhiễm trùng. Nếu sử dụng kem kháng sinh mà vẫn không khỏi, bạn phải để cho lỗ bấm này tự liền lại.

Nếu bạn bị dị ứng với mạ kền, bạn nên đeo bông tai bằng vàng hoặc thép không gỉ.
Theo Phương Mai - Zing.vn

Những cách thanh lọc cơ thể phổ biến

Kiến thức về sức khỏe được cập nhật ngày càng rộng rãi với tốc độ đáng kinh ngạc, rất nhiều người chú trọng đến việc giữ gìn cơ thể khỏe mạnh, vóc dáng cân đối, đặc biệt là phái đẹp.

Thanh lọc cơ thể (detox) cũng được xem là xu hướng làm đẹp và chăm sóc sức khỏe có sức ảnh hưởng lớn đối với phụ nữ toàn cầu trong thời hiện đại. Trên trang 9 số 14 ra ngày 25/1, chúng tôi đã có bài viết về lợi ích cũng như một số nguy hiểm thường gặp của phương pháp detox. 
Trong bài viết dưới đây, chúng tôi xin tiếp tục giới thiệu một số chế độ detox phổ biến hiện nay trên thế giới để bạn đọc có thể tham khảo thêm.
Detox khuyến khích dùng tối đa các loại rau, củ quả nhiều nước và chất xơ, uống nhiều nước lọc hoặc nước hoa quả, loại bỏ hoàn toàn chất ngọt, dầu mỡ, thức ăn chế biến sẵn. Có thể áp dụng detox 100% nhưng cũng có thể áp dụng detox 50% kết hợp với ăn uống hạn chế để đảm bảo sức khỏe.
Chế độ thanh lọc bằng nước quả (Juice fasting)
Chỉ uống nước ép từ hoa quả tươi và các loại rau, ngoài ra, bạn không được dùng thêm bất cứ loại thực phẩm nào khác. Về lâu dài, chế độ ăn này giúp cơ thể bạn cảm thấy khỏe mạnh hơn. 
Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu, cơ thể sẽ phản ứng theo nhiều cách: từ tràn đầy năng lượng đến suy nhược. Do đó, bạn chỉ nên thực hiện chế độ này vào dịp cuối tuần hay những ngày nghỉ, khi không phải hoạt động nhiều.
Chế độ thanh lọc bằng ăn một loại quả (Mono fruit diet)
Là chế độ ăn hoặc uống chỉ bao gồm một loại quả (táo, nho, bưởi, chuối...), kéo dài trong khoảng 7 ngày. Lượng nước hữu cơ trong quả có thể dễ dàng đưa các loại khoáng chất vào và mang các chất độc ra ngoài mà không làm giảm lượng đường tối thiểu trong máu.
Chế độ thanh lọc bằng chế độ ăn lợi tiểu (Diuretic diet)
Tuy không có tác dụng giảm cân mạnh, nhưng chế độ này giúp cơ thể đào thải chất độc và các chất thừa trong cơ thể. Theo đó, bạn vẫn ăn bánh mỳ hoặc cơm thành nhiều bữa nhưng với liều lượng nhỏ. Tránh đồ ngọt và đồ mặn. Uống nhiều nước và các loại trà thảo mộc. Ăn nhiều rau và hoa quả, đặc biệt là các loại: cần tây, mùi tây, măng tây, atisô, cải xoong...
Detox bằng mát-xa
Bằng các thao tác lưu dẫn hệ bạch huyết, dịch vụ mát-xa thải độc  sử dụng các loại tinh dầu chiết xuất từ tự nhiên mát-xa toàn cơ thể để giúp đào thải độc tố và ngăn ngừa tình trạng tích mỡ dưới bề mặt da.
Thanh lọc bằng chanh (Lemon water detox)
Thanh lọc bằng chanh được thực hiện với nước chanh giúp cho việc đốt cháy chất béo trong các tế bào hiệu quả hơn, thanh lọc và hòa tan lượng mỡ dư thừa. Thức uống này giúp “làm sạch tổng thể”, loại trừ những độc tố tích tụ lâu ngày trong gan, thận hoặc các bộ phận khác, vừa làm cho làn da sáng mịn bởi lượng vitamin C dồi dào. 
Lemon water detox được nhiều người ưu ái, trong đó phải kể đến Beyoncé Giselle Knowles (nghệ danh Beyoncé) -  một nghệ sĩ thu âm nhạc R&B, diễn viên và nhà thiết kế thời trang người Mỹ - một người kiên trì sử dụng phương pháp Lemon water detox kết hợp với với chế độ luyện tập thường xuyên, kết quả là cô đã sở hữu một cơ thể thật thon gọn và săn chắc chỉ trong một thời gian ngắn.
Lưu ý:
Một liệu trình khoảng 10 ngày. Khi quay lại chế độ ăn bình thường, đừng vội ăn trứng, thịt, cá ngay. Hãy bắt đầu bằng ngày đầu ăn cam, ngày thứ hai ăn thêm súp rau và nước thịt, ngày thứ ba ăn thêm hoa quả và rau. Không vội ăn quá no và nhớ uống nhiều nước.
Về cơ bản, giảm cân bằng nước chanh là một liệu pháp an toàn nhưng nếu bạn là người có tiền sử về dạ dày thì cũng nên cẩn thận.
Không nên uống quá nhiều một lúc mà hãy nhấp từng ngụm nhỏ để rửa sạch ruột.
Việc thay đổi chế độ dinh dưỡng trong những ngày đầu tiên sẽ có một số hiện tượng khó chịu như cảm giác chóng mặt, mệt mỏi. Nếu sức khỏe chưa thật sự sẵn sàng, bạn không nên lao vào áp dụng phương pháp này ngay lập tức. Tốt nhất là tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng.
4 công thức làm đồ uống detox sử dụng hàng ngày
Vắt chanh vào nước lọc, không thêm đường, uống hàng ngày.
Vài lát gừng, 1 củ cà rốt, 1 củ cải và 1/2 quả táo xay nhuyễn trong máy xay sinh tố. Uống hàng ngày.
Xay nhuyễn hỗn hợp kiwi, bưởi và cam cùng một chút bột quế. Dùng hàng ngày.
Nửa quả dưa chuột rửa sạch, thái lát rồi cho vào 1 lít nước sôi để nguội. Bỏ thêm 1 quả chanh vàng cắt lát và 1 nắm lá bạc hà tươi. Để hỗn hợp trong bình thủy tinh qua đêm rồi uống hết trong ngày hôm sau.
Theo Trần Việt Trung - Nguyễn Thái Hòa - Sức khỏe và Đời sống

Người từng phẫu thuật ổ bụng dễ bị tắc ruột

Tắc ruột là bệnh lý nguy hiểm, nếu không điều trị kịp thời bệnh nhân (BN) sẽ mất cân bằng điện giải, nhiễm trùng, nguy cơ tử vong cao.

Đối tượng dễ bị tắc ruột là những người từng trải qua phẫu thuật ổ bụng, lớn tuổi hoặc có bệnh lý khác đi kèm.

Nhiều nguyên nhân
Theo BS Nguyễn Trường Trúc Lâm, Phó khoa Ngoại tiêu hóa, BV Chợ Rẫy TPHCM, tắc ruột là từ dùng miêu tả khi dịch tiêu hóa, thức ăn… trong ruột bị ứ lại, không đưa được ra hậu môn. Tắc ruột gây ra bởi hai nguyên nhân chính: tắc do liệt ruột (nội khoa) và tắc ruột cơ học.
Tắc do liệt ruột hay gặp ở BN bị chấn thương tủy sống sau tai nạn sinh hoạt, tai nạn giao thông. Tình trạng rối loạn điện giải, ăn uống kém cũng có thể gây liệt ruột. Ngoài ra, liệt ruột còn xảy ra ở các BN bị biến chứng của bệnh lý ngoại khoa, viêm phúc mạc, thủng dạ dày, viêm ruột thừa.
Tắc ruột do nguyên nhân cơ học hay gặp ở trẻ em bị phân su bít lòng ruột, người già bị bã thức ăn, u phân gây tắc nghẽn do nhai không kỹ.
Tắc ruột cơ học còn có thể do BN có khối u ở thành ruột, ung thư đại trực tràng, ruột non, hoặc bị bệnh lý mạn tính ở thành ruột.
BV Chợ Rẫy còn ghi nhận một số BN bị tắc ruột cơ học do dây chằng chẹn vào thành ruột, thoát vị bẹn, hoặc ruột bị hoại tử bởi mạch máu mạc treo ruột bị tắc.
Khi bị tắc ruột, tùy từng vị trí, nguyên nhân, thời gian tắc và cơ địa mà BN sẽ có biểu hiện khác nhau.
Đau bụng là một biểu hiện của bệnh tắc ruột. BN bị tắc ruột có kiểu đau rất điển hình, thường đau từng cơn, mỗi cơn khoảng 30 giây, thời gian giữa các cơn cách nhau từ vài phút tới 30 phút.
"Nếu tắc ở ruột non, khoảng cách giữa các cơn đau khoảng vài phút, còn tắc ở ruột già, đại tràng, thời gian giữa các cơn đau từ 15 - 30 phút", BS Lâm nói. Người bị tắc ruột có thể bị nôn ói và bí trung, đại tiện (không xì hơi, không đi cầu được). Nếu tắc ở vị trí trên cao (phần ruột non) BN sẽ nôn nhiều, còn vị trí tắc xảy ra ở đại tràng thì BN nôn ít hơn.
Khi khám, về mặt lâm sàng, bác sĩ thấy bụng BN chướng do ứ dịch, thức ăn. Ở BN gầy còn thấy quai ruột nổi lên, đặt bàn tay lên có dấu hiệu như rắn bò vì ruột tăng nhu động. Kiểm tra các BN tắc ruột, 60 - 70% được phát hiện có vết mổ cũ ở bụng.
Tắc ruột dễ xảy ra với những người từng bị phẫu thuật ổ bụng. Ảnh minh họa: internet
Điều trị: Vừa cấp bách, vừa… trì hoãn
BS Lâm cho biết, tắc ruột là bệnh cần điều trị cấp cứu nhưng có trì hoãn, phải kết hợp cả nội và ngoại khoa.
Điều đó có nghĩa khi chẩn đoán tắc ruột, BN cần được xử trí nội khoa trước: bồi hoàn nước điện giải, sử dụng kháng sinh chống nhiễm trùng. Sau đó, BN sẽ được theo dõi hai-ba giờ, trong trường hợp không đáp ứng mới can thiệp ngoại khoa.
Việc điều trị nội khoa ban đầu hết sức quan trọng, giúp BN đủ điều kiện trải qua ca mổ. Bỏ qua bước này, đưa BN vào phẫu thuật ngay, người bệnh có thể sốc và tử vong.
Đối với can thiệp ngoại khoa, nếu người bệnh bị dính ruột thì sẽ gỡ dính. Tắc ruột do ung thư, u bã, bác sĩ sẽ lấy thức ăn, cắt u. Với trường hợp bị thoát vị bẹn, BN cần giải phóng quai ruột…
"Với những người bị dính ruột sau phẫu thuật, khả năng tái phát rất cao. Chúng tôi từng điều trị cho một số BN bị dính ruột tới 20 lần. Các trường hợp như vậy không chỉ mệt mỏi về sức khỏe, tinh thần mà ảnh hưởng nghiêm trọng tới kinh tế, chất lượng sống", BS Lâm chia sẻ.
Những trường hợp can thiệp phẫu thuật ổ bụng, cần vận động sớm. Tuy vậy, một số BN dù được phẫu thuật theo đúng quy trình rất cẩn thận, sau mổ đi lại sớm, ăn uống sớm vẫn xảy ra dính ruột. Bởi vậy, chúng ta cần hiểu, tất cả các biện pháp phòng tránh chỉ có tính chất hạn chế, bệnh lý tắc ruột còn phụ thuộc vào cơ địa từng người.
Tại BV Chợ Rẫy, BN tắc ruột do dính sau phẫu thuật chiếm phần lớn, tắc ruột do các nguyên nhân khác chiếm 30 - 40%.
Theo Trâm Anh - Phụ nữ TPHCM

Cách giảm đau răng bị sâu hiệu quả

Cách giảm đau răng bị sâu hiệu quả giúp bạn nhanh chóng đẩy lùi cảm giác ê buốt, khó chịu.

Cách giảm đau răng bị sâu hiệu quả bằng vỏ quả xoài
Xoài rửa sạch, gọt lấy vỏ, cho vào nước và đun sôi khoảng 10-15 phút. Đổ hỗn hợp này ra chai hoặc cốc rồi cho thêm rượu với tỷ lệ rượu và nước là 3:1.
Cách giảm đau răng bị sâu hiệu quả.
Cách giảm đau răng bị sâu hiệu quả
Dùng hỗn hợp chất lỏng này để súc miệng từ 3-4 lần/ ngày vào buổi sáng khi thức dậy, sau hai bữa ăn chính trong ngày và buổi tối trước khi đi ngủ. Nên ngậm hỗn hợp này trong miệng khoảng 3-5 phút rồi súc miệng nhổ đi để đạt hiệu quả trị đau nhức do sâu răng.
Cách giảm đau răng bị sâu hiệu quả bằng lá trầu không
Dùng 2 hoặc 3 lá trầu không, giã nhỏ cùng vài hạt muối rồi hòa với 1 chén rượu, sau 10 phút thì gạn lấy nước trong. Chia 2 lần súc miệng kỹ rồi nhổ hết ra (không được uống). Chỉ cần súc miệng 2 lần (mỗi lần cách nhau khoảng 5 phút) là răng hết đau.
Cách giảm đau răng bị sâu hiệu quả bằng hạt na
Bạn hãy đập dập hạt na và lấy nhân bên trong. Cho nhân đó vào nghiền nhỏ rồi đắp sâu vào hố răng. Cách làm này giúp giảm cơn đau do sâu và viêm chân răng bởi hạt na có tính sát trùng và sát khuẩn.
Cách giảm đau răng bị sâu hiệu quả bằng tỏi
Tỏi có tính sát khuẩn nên sẽ giúp chữa lành các bệnh nhiễm trùng, kể cả chứng đau răng. Cách làm: tỏi đem nghiền nát, trộn thêm ít muối và đắp vào vùng răng bị đau.
Cách giảm đau răng bị sâu hiệu quả bằng dầu ôliu
Dầu ôliu trộn lẫn với dầu đinh hương lên phần răng và nướu bị đau. Trộn hai phần hỗn hợp tinh dầu đinh hương với một phần dầu ôliu. Làm điều này 3-4 lần mỗi ngày, cho đến khi cơn đau giảm đi. Thậm chí bạn cũng có thể nhai đinh hương, bởi đinh hương ngăn chặn sự nhiễm trùng và vi khuẩn lây lan và rất tốt trong giảm đau, kháng viêm.
Theo Phương Vũ - Gia đình Việt Nam

Dùng collagen trôi nổi nguy hiểm cho sức khỏe

“Rất nhiều nguy cơ xảy ra khi dùng thực phẩm chức năng, cụ thể là collagen trôi nổi, không rõ nguồn gốc, có thể làm suy giảm chức năng của nhiều cơ quan nội tạng như gan, thận, tiêu hóa”.


Người mua cần thận trọng vì collagen rất hay bị làm giả dưới mác "hàng xách tay" - ảnh minh họa: P.H.
“Rất nhiều nguy cơ có thể xảy ra khi dùng thực phẩm chức năng, cụ thể là collagen trôi nổi, không rõ nguồn gốc. Nghiêm trọng hơn cả, các chất độc hại trong đó có thể khiến các tế bào trong cơ thể bị biến đổi và làm suy giảm chức năng của nhiều cơ quan nội tạng như gan, thận, tiêu hóa”, BS Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM cảnh báo như trên, sau khi lực lượng chức năng TP. Hà Nội bắt giữ 10 tấn hàng giả thực phẩm chức năng, trong đó có collagen giả.
Tràn lan collagen “xách tay”
Ngày 24/1, sau khi kiểm tra một xe ô tô trên phố Trần Khát Chân, P.Thanh Nhàn, Q.Hai Bà Trưng, lực lượng chức năng Công an TP. Hà Nội đã tiếp tục khám xét khẩn cấp năm kho hàng tại chợ đầu mối Lim, huyện Tiên Du (tỉnh Bắc Ninh) và ba điểm “sản xuất” thực phẩm chức năng (TPCN), thu giữ khoảng 10 tấn TPCN giả sản phẩm (SP) sữa ong chúa, nhau thai cừu, collagen... của các thương hiệu nổi tiếng. 
Chủ hàng khai nhập hàng từ Trung Quốc, sau đó đóng hộp, dán nhãn mác, “phù phép” thành hàng nhập khẩu từ Mỹ, châu Âu rồi tung ra các chợ, cửa hàng.
Thời gian qua, nhiều chị em đã rủ nhau mua collagen về uống để kéo dài sự thanh xuân cho làn da, nhưng họ lại không quan tâm nguồn gốc SP. 
Những nhãn hiệu đang được quảng cáo nhiều trên các mạng là Shiseido, Mejii Amino, Avon, Hanami, Transino (Nhật), Costar, Amex, Rebirth (Úc), NuHealth, Now@, Neocell, ResVitále (Mỹ), Wrinkle (Hàn Quốc)... Cả người bán nhiều khi cũng không hiểu hết về SP collagen mà mình đang kinh doanh. 
Chị Diệu (Q.Gò Vấp, TP.HCM) khoe mới mua được túi collagen dạng bột, hàng xách tay từ Mỹ về. “Rất đơn giản, chỉ cần cho một muỗng vào cà phê và uống mỗi sáng, nghe nói loại xách tay này tốt lắm, uống vào da sẽ căng đầy”, chị hào hứng.
Ghi nhận thực tế cho thấy, hiện collagen được bán nhan nhản khắp nơi, ở rất nhiều kênh khác nhau, phổ biến nhất là dạng “hàng xách tay”. Chỉ một đoạn ngắn trên đường Võ Văn Tần (Q.3, TPHCM) có đến ba cửa hàng bán collagen cả dạng viên, bột lẫn nước. Dạng viên, bột được người bán giới thiệu xách tay từ Mỹ, dạng nước từ Nhật. Giá mỗi SP dao động từ 500.000 đến trên một triệu đồng.
Một cửa hàng trên đường Thạch Lam (Q.Tân Phú, TPHCM) chuyên bán collagen dạng bột đắp mặt nạ. Theo người bán thì hàng được xách tay từ Hàn Quốc. 
Tuy nhiên, SP lại được đóng trong túi zip thông thường, mặt trước của túi được dán một nhãn chỉ có vài chữ tiếng Hàn ở trên cùng, còn lại là tiếng Anh mang nội dung hướng dẫn sử dụng. Hoàn toàn không có nhãn hiệu, tên và địa chỉ của đơn vị sản xuất hay mã vạch. Mỗi túi 100g, giá chỉ 50.000 đồng.
Collagen còn được bán trong cửa hiệu gội đầu, spa. Tại một hiệu cắt tóc, gội đầu trên trên đường Điện Biên Phủ (Q.Bình Thạnh, TP.HCM), nhân viên vừa gội đầu mời chào collagen dạng đắp mặt và dạng viên uống xách tay từ Úc. 
Loại mặt nạ mỗi miếng 50.000 đồng; loại viên giá 1.000.000 đồng/hộp (300 viên). Cô này thuyết phục: “Collagen này chiết xuất từ da và sụn cá đại dương nên tốt lắm. Cứ mua dùng thử, nếu được thì mua tiếp”.
Quan sát cho thấy, loại mặt nạ ở đây cũng được đóng gói trong túi ni lông, không có thông tin về đơn vị sản xuất, chỉ thấy giới thiệu tính năng “chống lão hóa, săn chắc da…”. Loại hộp thì trông lòe loẹt, dù được ghi “made in Australia” nhưng không thấy mã vạch hay thời hạn sử dụng. Thực chất, những SP này có nguồn gốc từ đâu thì người tiêu dùng khó có thể biết được.
Tại hội thảo “TPCN dưới góc độ quản lý, sản xuất, tiêu dùng, phân tích kiểm nghiệm và đảm bảo sức khỏe” ngày 28/1/2015, bà Ngô Hoa Lư, Giám đốc Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm TPHCM cho biết: “Hiện Việt Nam có gần 10.000 SP TPCN với gần 1.800 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Lượng TPCN nhập khẩu chiếm đến 40% tổng sản lượng tiêu thụ trên cả nước. 
Riêng sáu tháng đầu năm 2014 có đến 43,73% (tương đương 1.974) cơ sở vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm như: về sức khỏe, kiến thức, thực hành an toàn thực phẩm của người tham gia sản xuất, kinh doanh; về điều kiện vệ sinh cơ sở; hàm lượng dinh dưỡng không đạt như công bố…”.
“Trong năm 2013 - 2014, nhiều lô hàng được phát hiện có chứa các hoạt chất tân dược vốn chỉ được sử dụng để điều trị bệnh dưới sự kê toa của bác sĩ; hoặc những hoạt chất nguy hại cho người dùng như thủy ngân, asen cao vượt ngưỡng cho phép…” - BS Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Phó chi cục trưởng, Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm TPHCM cho biết. 
Tuy nhiên, hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc nhiều đến mức nào, nguy hại ra sao thì chưa có con số thống kê cụ thể.
Thực phẩm chức năng giả bị bắt ngày 24/1 tại Hà Nội - Ảnh: Phương Hạnh
Cẩn trọng khi chọn lựa collagen
TS Phan Thế Đồng, Trưởng khoa Công nghệ thực phẩm, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM cho biết, collagen vốn là một dạng protein nguyên thủy có nhiều trong da và mô xương động vật. Để trích ly hiệu quả và thu được nhiều, người ta cần dùng đến các chất hóa học như chất xút (NaOH) hay một số loại axít (điển hình như HCl). 
Để trích ly thành công và đồng thời loại bỏ những tạp chất độc hại trong quá trình sản xuất, cần đầu tư hệ thống thiết bị hiện đại và quy trình công nghệ tiên tiến với chi phí cao.
Thực tế, nếu để làm giả thì chắc chắn không ai bỏ tiền đầu tư thiết bị và công nghệ. Mục đích lớn nhất của người làm hàng giả là lợi nhuận. Thế nên, rất nhiều khả năng, những SP collagen trôi nổi được sản xuất theo một quy trình bẩn cả từ nguồn nguyên liệu đầu vào đến quá trình trích ly và phân phối. 
Điều nguy hại hơn cả là khi không được sản xuất theo quy trình “sạch”, SP sẽ chứa rất nhiều tạp chất, kim loại nặng. Nếu không may dùng phải những loại SP này, người tiêu dùng sẽ phải gánh chịu những hậu quả nặng nề.
“Nếu dùng phải TPCN giả nói chung, collagen giả nói riêng, người dùng có thể gặp rất nhiều nguy cơ. Thứ nhất, có thể bị ngộ độc thực phẩm vì SP bị nhiễm vi sinh do điều kiện lưu trữ, bảo quản kém. Thứ hai, do TPCN được dùng hàng ngày và lâu dài nên người dùng có thể bị ngộ độc thực phẩm mạn tính khi trong đó có chứa các chất không có lợi cho sức khỏe. 
Trường hợp xấu nhất, nếu trong TPCN có chứa kim loại nặng, nấm mốc thì sẽ làm tổn thương các tế bào, gan, thận, khiến chúng không lọc được chất độc, không đào thải được chất độc ra khỏi cơ thể. Người dùng vừa phải tốn tiền để mua TPCN mà còn tốn rất nhiều tiền để chữa bệnh do TPCN giả gây ra” - BS Đỗ Thị Ngọc Diệp phân tích.
ThS-BS Lê Thái Vân Thanh, bộ môn Da liễu, Trường ĐH Y Dược TP.HCM cho biết thêm: “Tôi đã tiếp nhận rất nhiều bệnh nhân bị kích ứng da do dùng collagen dạng mặt nạ bột. Họ có đưa đến cho tôi xem cả SP dạng bột đắp mặt nạ, bột hòa nước uống, dạng viên nang…
Họ cho biết mua hàng xách tay từ Mỹ, nhưng SP không hề có mã vạch quốc tế, hạn sử dụng, số lô SP. Tôi từng ghi lại tên và nhờ đồng nghiệp ở Mỹ tra giúp nhưng hoàn toàn không tìm được những nhãn hiệu như vậy”.
Các chuyên gia còn khuyến cáo, dù là hàng mua tại Mỹ thì cũng chưa chắc đã an toàn vì nhà chức trách của nước này vẫn nhiều phen bắt được những lô hàng kém chất lượng hoặc giả mạo. 
Do vậy, “TPCN không phải phù hợp cho tất cả mọi người. Nếu cần dùng và mua thì nên được sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Chỉ nên mua SP có thương hiệu và tại các cửa hàng uy tín; luôn nhớ là không mua hàng trôi nổi” - BS Đỗ Thị Ngọc Diệp lưu ý.
Theo An Hà - Phụ nữ TPHCM

Vẻ bề ngoài nói gì về sức khỏe của bạn?

Sức khỏe con người được phản ánh đầu tiên qua vẻ bề ngoài của họ. Mỗi một thay đổi về làn da, mái tóc, hay bất cứ sự biến đổi bề ngoài nào đều chứng tỏ bạn không khỏe.

Dưới đây là những cảnh báo sức khỏe gặp vấn đề mà mỗi người cần phải chú ý.
Vẻ bề ngoài nói gì về sức khỏe của bạn?
Chân bị sưng
Khi đi một đôi giày quá chật hoặc không vừa sẽ làm chân bị sưng lên, nặng sẽ bong gân, chấn thương, làm tổn thương mắt cá chân. 
Tuy nhiên đối với người mang thai, béo phì và đang sử dụng một số loại thuốc cũng có thể bị ứ dịch chi dưới gây sưng. Các vấn đề thường gặp ở tim cũng là nguyên nhân gây sưng chi dưới do tim hoạt động không tốt, việc bơm máu đi các bộ phận bị hạn chế.
Vẻ bề ngoài nói gì về sức khỏe của bạn?
Mắt mệt mỏi
Thông thường một người xuất hiện quầng thâm dưới mắt thường là do thức khuya. Nhưng nếu bạn đã ngủ đủ giấc mà vẫn thâm mắt cần xem lại chế độ ăn của mình. Túi mắt (bọng) được tạo ra bởi sự tích tụ chất dịch dưới lớp da mỏng ở mí mắt. Nếu bạn ăn quá nhiều muối sẽ làm tăng khả năng trữ nước của cơ thể, kể cả ở vùng dưới mắt.
Vẻ bề ngoài nói gì về sức khỏe của bạn?
Da khô
Càng lớn tuổi da càng bị mất đi lớp collagen gây khô da. Ngoài ra còn một số lý do làm khô da là do thời tiết, không khí thiếu độ ẩm, thói quen tắm nước quá nóng, không uống đủ nước.. . Nếu loại trừ các nguyên nhân trên mà da vẫn bị khô, bạn cần quan tâm đến các vấn đề sức khỏe như bệnh về suy giáp trạng, tiểu đường, chế độ ăn thiếu chất dinh dưỡng...
Các bệnh như xơ vữa động mạch, hẹp động mạch đều ảnh hưởng đến da ở các khu vực như bàn chân, cẳng chân ...
Vẻ bề ngoài nói gì về sức khỏe của bạn?
Sự thay đổi lông, tóc
Khi lông tóc xuất hiện không đúng vị trí của chúng , đó là lúc bạn cần quan tâm hơn đến sức khỏe của bản thân. 
Ví dụ như hội chứng buồng chứng đa nang - một trong những nguyên nhân gây vô sinh- làm cho lông tóc phát triển. 70% những phụ nữ mắc căn bệnh này có sự tăng trưởng đột biến của lông và tóc, họ bị rậm lông ở trên mặt, ngực, bụng, lưng, tay, thậm chí cả bàn chân, tóc phát triển rất nhanh.
Vẻ bề ngoài nói gì về sức khỏe của bạn?
Hầu hết sự xuất hiện của nếp nhăn là dấu hiệu của sự lão hóa. Nếu con người tiếp xúc thường xuyên với khói bụi, ô nhiễm, ánh nắng mặt trời, khói thuốc lá cũng làm gia tăng nếp nhăn. Đây cũng là một dấu hiệu chứng tỏ bạn đang mắc chứng loãng xương. 
Một nghiên cứu về mối liên hệ giữa chứng loãng xương và gia tăng nếp nhăn đã chỉ ra người càng có nhiều nếp nhăn, mật độ xương trong cơ thể càng thấp.
Vẻ bề ngoài nói gì về sức khỏe của bạn?
Rụng tóc
Khi mang thai, bị stress, bệnh tật, uống thuốc, hay có những thay đổi trong hormone đều có thể dẫn đến hiện tượng rụng tóc, điều này xảy ra cho cả nam và nữ.
Đối với phụ nữ, khi tóc khô, mỏng còn là dấu hiệu của tuyến giáp hoạt động kém hoặc hoạt động quá mức. Chỉ một xét nghiệm máu đơn giản có thể kiểm tra lượng hormone tuyến giáp của mỗi người để đảm bảo bạn không mắc bệnh về tuyến giáp.
Vẻ bề ngoài nói gì về sức khỏe của bạn?
Mặt đỏ
Mắc các bệnh mạn tính về da, da nổi mụn hay đơn giản là hội chứng đỏ mặt cũng khiến lúc nào bạn cũng mang một khuôn mặt đỏ bừng. Cần tìm đúng nguyên nhân để chữa bệnh sớm bởi nhiều căn bệnh khiến mặt đỏ cần có sự kiên nhân và chữa bệnh lâu dài.
Vẻ bề ngoài nói gì về sức khỏe của bạn?
Nứt môi
Bạn có biết đôi môi của bạn có thể nói lên rất nhiều điều về sức khỏe của bạn. Ví dụ như nứt môi, môi khô có thể là một phản ứng với thuốc, hoặc là triệu chứng của một dị ứng, nhiễm trùng.... 
Nếu bị nứt ở góc của miệng có thể là một triệu chứng của hội chứng Sjogren, một rối loạn hệ thống miễn dịch, căn bệnh tự miễn , một dạng bệnh khớp rất phổ biến. Có khoảng 4 triệu người Mỹ, chủ yếu là phụ nữ mắc bệnh này.
Vẻ bề ngoài nói gì về sức khỏe của bạn?
Hôi miệng
Nếu miệng có mùi khó chịu thường là do các vấn đề của răng và nướu. Vệ sinh răng miệng kém cũng gây hôi. Nhưng có một số căn bệnh làm cho miệng có mùi là các bệnh về tim hoặc xương có vấn đề.
Một nghiên cứu công bố năm 2010 của các nhà nghiên cứu Scotland cho biết, đánh răng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Những người đánh răng hai lần một ngày ít mắc bệnh tim hơn những người đánh răng 1 lần / ngày tới 70%.
Vẻ bề ngoài nói gì về sức khỏe của bạn?
Bàn tay và bàn chân to
Một người nên lo lắng nếu có tỷ lệ xương hàm phát triển quá mức, xương ở trán, bàn tay bàn chân to quá khổ là do một rối loạn nội tiết khi tuyến yên sản xuất quá nhiều hormon tăng trưởng. Những rối loạn trên sẽ xuất hiện đầu tiên ở xương, tiếp đến là những rối loạn về phát triển ở mô..
Vẻ bề ngoài nói gì về sức khỏe của bạn?
Vùng da sậm bất thường
Nếu xuất hiện vùng da tối màu bất thường so với da ở những vị trí khác trên cơ thể, cần lưu tâm tới sức khỏe. Điển hình như xuất hiện vùng da sẫm ở những vị trí như nách, háng, cổ, da thường xạm và dày đôi khi có ngứa. 
Đây là bệnh gai đen thường kèm theo những sự thay đổi của insulin, người bị tiểu đường, béo phì, đôi khi xuất hiện ở bệnh nhân ung thư.
Vẻ bề ngoài nói gì về sức khỏe của bạn?
Phát ban vùng xoang bướm
Đây là một triệu chứng điển hình của bệnh lupus, một căn bệnh do rối loạn hệ miễn dịch có ảnh hưởng đến da, khớp, máu và thận.
Vẻ bề ngoài nói gì về sức khỏe của bạn?
Móng tay có dấu hiệu bất thường
Các dấu hiệu như móng tay bị biến dạng, đổi màu hoặc móng tay bỗng nhiên dày lên hoặc tách khỏi ngón đều phản ánh cơ thể bạn đang gặp trục trặc ở một bộ phận nào đó. Có thể là bệnh vảy nến, viêm da, bệnh khớp ....Móng tay bị rỗ cũng là một trong những chỉ báo về bệnh vảy nến.
Vẻ bề ngoài nói gì về sức khỏe của bạn?
Nốt ruồi
Nốt ruồi sẽ vô hại nếu nó không có những biến đổi bất thường. Nếu nốt ruồi bỗng nhiên biến đổi màu sắc, hình dạng đó có thể là dấu hiệu ban đầu của bệnh ung thư da. Nếu như những nốt ruồi phát triển quá 6mm, bạn cần chú ý đến gặp bác sĩ và thông báo cho bác sĩ những biến đổi này để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.
Vẻ bề ngoài nói gì về sức khỏe của bạn?
Mắt vàng
Mắt chính là cửa sổ phản ánh sức khỏe của bạn. Nếu lòng trắng của mắt chuyển sang màu vàng cần nghĩ ngay tới căn bệnh viêm gan. Tuy nhiên đây cũng là dấu hiệu chứng tỏ bạn gặp vấn đề về mật. Nó cũng làm cho mắt người bệnh chuyển sang màu vàng.
Theo Trâm Nguyễn - Sức khỏe và Đời sống

Thèm ngủ: chớ chủ quan kẻo mang trọng bệnh

Xin đừng chủ quan với cảm giác thèm ngủ như chưa bao giờ được ngủ, bởi vì đó có thể là biểu hiện của những căn bệnh đang hình thành.


Eric Haller, là một cậu bé người Mỹ thèm ngủ nhất mà mọi người biết đến, từ năm 11 tuổi cậu luôn có nhu cầu ngủ 20 giờ mỗi ngày. Tức là, cậu bị mang tiếng lười nhác, luôn bỏ lỡ những dịp trọng đại trong đời, quên luôn sở thích cá nhân và không được chứng kiến sự kiện xã hội quan trọng.
Cho đến năm 20 tuổi, hiện tượng "khát ngủ" ở cậu vẫn không mất đi. Khi ngủ, cậu trông rất khác, mặt mũ cáu kỉnh và trông như thể đang trong trạng thái ác mộng. Những nhà nghiên cứu giấc ngủ cho rằng, đây là hiện tượng ngủ rũ hay còn gọi là hôn thụy.
Nghiện ngủ như thèm ma túy
Giấc ngủ là một trạng thái yên lặng tương đối, có tính chu kỳ đều đặn theo nhịp ngày đêm. Trong giấc ngủ, có những biến đổi về sinh lý như hô hấp, chức năng tim, trương lực cơ, thân nhiệt, sự bài tiết nội tiết tố và huyết áp.
Ngủ rũ (narcolepsy) là hiện tượng ngủ ngày quá mức và có biểu hiện bất thường về giấc ngủ REM (ngủ mơ), tồn tại tối thiểu trong 3 tháng. 

Người bệnh rơi vào những cơn thèm ngủ ban ngày không cưỡng lại được, ảo giác lúc nửa tỉnh nửa mơ, họ có thể ngủ gục chập chờn từ vài giây đến nhiều phút ở bất kỳ đâu: giữa cuộc họp, trong giờ học, khi đang nói chuyện hoặc trong lúc lái xe… Đây không phải là một loại động kinh hoặc xáo trộn tâm lý, mà là một bất thường trong cơ chế giấc ngủ.
Cơn buồn ngủ thường ập đến bất ngờ, không có dấu hiệu báo trước. Khi rơi vào trạng thái ngủ, dường như mọi bộ phận trong cơ thể đột nhiên đông cứng lại, mọi hoạt động tê liệt hoàn toàn dù nhiều người vẫn nhìn được và nghe được.
Khoa học gọi hiện tượng này là con mắt trường lực. Chứng này thường xảy ra sau mỗi biến cố, căng thẳng trong cuộc sống. Những cơn kịch phát thường gắn liền với những cơn xúc động, vui mừng, giận dữ, buồn bực.
Cơ chế điều khiển chững thèm ngủ
Hội chứng thèm ngủ được mô tả cách đây hơn 100 năm trong lịch sử y khoa nhưng cho đến nay, giới khoa học vẫn còn nhiều băn khoăn. Người ta cho rằng, đó là do sự tương tác của gene và các nhân tố môi trường hoặc do di truyền, rối loạn chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine, hay một vài loại virus…
Gần đây, các nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Y tế Flinders (Australia) đã phát hiện, kháng thể từ bệnh nhân ngủ gây rối loạn tương tự ở chuột sau khi chúng được tiêm kháng thể từ máu của những người nghiện ngủ. Còn những con chuột được tiêm kháng thể từ người khỏe mạnh thì không có các triệu chứng như vậy.
Nghiên cứu còn cho thấy, ở một số bệnh nhân, hệ miễn dịch tạo ra các kháng thể gây tổn thương cho mô não, dẫn tới triệu chứng ngủ rũ. Theo GS Tom Gordon, trưởng nhóm nghiên cứu, thí nghiệm này là bằng chứng trực tiếp ủng hộ giả thuyết cho rằng chứng ngủ rũ là do rối loạn hệ miễn dịch gây ra.
Các nhà khoa học Mỹ cũng đưa ra giả thuyết tương tự: Khiếm khuyết nằm trong một gene có vai trò tạo ra một "túi" trên bề mặt tế bào não tiếp nhận tín hiệu từ các tế bào khác. Khi gene bị đột biến, "túi" này không nhận được tín hiệu, khiến người bệnh lập tức ngủ mê mệt.
Thèm ngủ - "Những cơn sóng ngầm"
Theo kết quả mới nhất của một nhóm các nhà khoa học Đại học Los Angeles (Mỹ), 8,7% số người được nghiên cứu thường xuyên có cảm giác buồn ngủ vào ban ngày. Nguyên nhân của hiện tượng ngủ rũ này có liên đới đến các chứng trầm cảm, béo phì, bệnh tiểu đường... thậm chí những "thủ phạm" này còn nguy hiểm hơn cả nguyên nhân mất ngủ vào những đêm trước đó.
Cụ thể, người bị chứng trầm cảm có tỉ lệ muốn ngủ ban ngày gấp 3 lần còn người bị tiểu đường cao hơn 2 lần so với những người bình thường. Người mắc bệnh béo phì cũng có tình trạng tương tự. 
Đặc biệt, những người nghiện thuốc lá thường lợi dụng chất kích thích nicotine để loại bỏ chứng buồn ngủ ngày của mình, nhưng họ không hề biết làm như vậy vô tình lại khiến chứng buồn ngủ trở nên trầm trọng hơn.
Hiện nay chưa có một phương pháp nào thực sự hữu hiệu để điều trị chứng nghiện ngủ, nhưng thay đổi lối sống có thể làm cải thiện triệu chứng bệnh này như: Đi ngủ và thức dậy điều độ mỗi ngày, kể cả ngày nghỉ. Nên nghỉ trưa 10-15 phút mỗi ngày. Tránh dùng đồ uống có chất kích thích như cà phê, chè, và không nên hút thuốc lá.
Đến bệnh viện ngay khi…
- Buồn ngủ vượt quá nhu cầu bình thường và không thể cưỡng lại được, xảy ra ban ngày.
- Nhiều biến đổi sinh lý, như nói lắp, nói ngọng, kéo dài vài giây đến vài phút hoặc cảm xúc mạnh như vui hoặc buồn quá.
- Bệnh nhân bị liệt ngủ - mất khả năng cử động hoặc nói năng tạm thời, ngay cả lúc đang buồn ngủ hay khi vừa mới thức dậy; kèm với triệu chứng rung giật nhãn cầu.
- Ảo giác: Có thể xảy ra khi bệnh nhân rơi nhanh vào tình trạng ngủ rũ có rung giật nhãn cầu. Lúc này bệnh nhân trong tình trạng nửa thức nửa ngủ nên hay có những cơn mơ rất thực, sống động và thường khủng khiếp.
Theo Hồ Điệp - Sức khỏe gia đình

Tập yoga 5 phút mỗi sáng giúp giảm cân hiệu quả

Theo Health, bạn hãy dành 5 phút tập luyện yoga mỗi sáng sẽ giúp bạn giảm cân hiệu quả và sở hữu một vóc dáng thon gọn, chắc khoẻ cho cuộc sống thêm vui vẻ.

1. Động tác Awkward Chair
Đứng với hai chân sát lại, bụng hóp. Đẩy hông về phía sau, hạ thấp trọng tâm tạo tư thế ngồi xổm như thể đang ngồi trên một chiếc ghế, đưa hai tay cao lên phía đỉnh đầu, đồng thời thở ra. Giữ tư thế trong 8 nhịp thở rồi trở về tư thế chuẩn bị.
2. Động tác High Lunge
Đứng hai chân chụm sát, hóp bụng. Đưa hai tay lên cao, bước một chân ra phía sau, hạ thấp trọng tâm, đồng thời thở ra. Giữ nguyên tư thế trong 8 nhịp thở rồi trở về tư thế chuẩn bị và đổi chân.
3. Động tác Warrior 1
Đứng thẳng, hai tay thả lỏng, hóp bụng. Đưa chân phải lên phía trước, trùng gối tạo góc vuông 90 độ, chân trái đưa thẳng về phía sau, hai tay đưa thẳng về phía đỉnh đầu, mắt nhìn theo tay, thở ra. Giữ nguyên tư thế trong 8 nhịp thở rồi trở về tư thế chuẩn bị và đổi chân.
4. Động tác Warrior 2
Đứng thẳng, hai tay thả lỏng, hóp bụng. Đưa chân phải lên phía trước, trùng gối tạo góc vuông 90 độ, chân trái đưa thẳng về phía sau, hai tay đưa ngang sang hai bên cao bằng vai, thở ra. Giữ nguyên tư thế trong 8 nhịp thở rồi trở về tư thế chuẩn bị và đổi chân.
Theo T.T - Sức khỏe gia đình

Cẩn trọng kẻo đột tử vì lý do không đáng có

Nguyên nhân gây đột tử rất đa dạng, 90% do bệnh tim, nhồi máu phổi, xuất huyết não, cảm xúc quá mạnh hay do quá sợ hãi.


1. Bệnh tim:
 Đa số trường hợp tử vong đột ngột do bệnh tim là do rối loạn nhịp tim. Các triệu chứng phổ biến nhất là rung tâm thất (buồng dưới của tim). Khi xảy ra hiện tượng này, tim sẽ không được cung cấp máu, người bệnh sẽ tử vong trong vòng vài phút nếu không được cấp cứu kịp thời.

2. Dị ứng: Một nghiên cứu trên Tạp chí Dị ứng và Miễn dịch học lâm sàng cho thấy khi tiếp xúc với một chất gây dị ứng, hệ thống miễn dịch sẽ phản ứng quá mức, giải phóng hóa chất gây ra triệu chứng phát ban, ngứa trong miệng hoặc cổ họng. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tình trạng sốc phản vệ, khó thở, cổ họng sưng, thậm chí gây tử vọng đột ngột.

3. Tiểu đường: Bệnh tiểu đường làm suy yếu quá trình sản xuất hoặc sử dụng insulin của cơ thể, ngăn chặn khả năng điều hòa lượng đường trong máu và tạo ra năng lượng. Nếu không có insulin, lượng đường trong máu sẽ ngày càng tăng cao và trở nên độc hại, dẫn đến mệt mỏi, đau đầu, mù mắt và gây tử vong.

4. Lạm dụng thuốc ngủ: Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí BMJ (Mỹ) cho thấy các loại thuốc ngủ, như temazepam và zolpidem điều trị chứng mất ngủ ngắn hạn có nguy cơ gây đột tử cao hơn 4 lần thông thường. Theo Guardian, lạm dụng thuốc ngủ có thể gây ra chứng ngưng thở khi ngủ, dẫn đến đau tim, thậm chí tử vong.

5. 'Yêu' khi quá mệt mỏi:
 Ngồi xe, tàu lâu trở về hoặc kiệt sức, mệt mỏi thời gian dài, nếu lập tức 'yêu', sẽ làm cho hệ thống tim mạch quá sức, dẫn đến đột tử. 

6. Lạm dụng thuốc giảm đau: Theo Mercola, các loại thuốc giảm đau như morphine, codeine, oxycodone, hydrocodone và fentanyl là những loại thuốc thường gây nghiện và bị lạm dụng nhiều nhất. Nghiêm trọng hơn, các loại thuốc này có thể khiến hơi thở chậm lại, dẫn đến đột tử nếu sử dụng quá liều.

7. Dùng thuốc không theo chỉ dẫn: Thuốc kê theo toa, thuốc có thể sử dụng mà không cần chỉ dẫn của bác sĩ và những loại thuốc bất hợp pháp đều có thể mang đến rất nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, đặc biệt nếu dùng quá liều. Những tác dụng phụ này bao gồm cả chứng loạn nhịp tim, gây ra đột tử.

8. Nguyên nhân khác: Các nghiên cứu cho thấy dù hiếm khi xảy ra nhưng nguyên nhân của những trường hợp đột tử có thể là do động kinh và bệnh hen suyễn nặng. Nghẽn mạch phổi (máu đông trong phổi) cũng có thể gây đột quỵ và tử vong nhanh chóng

Theo Dân Việt

Phụ nữ có thể mãn kinh sớm vì trang điểm


Các hóa chất tồn tại phổ biến trong mỹ phẩm trang điểm, đồ dùng nhà tắm và bao bì thực phẩm đang khiến phụ nữ bị mãn kinh sớm hơn tới 4 năm.

Các chuyên gia thuộc Đại học Washington (Mỹ) đã tiến hành phân tích hàm lượng của 111 hóa chất, chủ yếu là các hóa chất nhân tạo, trong máu và nước tiểu của 31.575 phụ nữ. Họ đã chỉ ra những chất gây trở ngại tới quá trình sản xuất và phân phối các hoóc môn tự nhiên trong cơ thể người.

Mặc dù một số nghiên cứu trước đây từng xem xét mối quan hệ giữa các hóa chất phá hủy nội tiết với quá trình mãn kinh nhưng nghiên cứu mới là công trình lớn nhất dạng này từ trước tới nay.

Trong số 111 loại hóa chất được tập trung nghiên cứu có cả các chất độc với hệ sinh sản của người hoặc những chất phải mất hơn một năm để phân hủy.


Chúng có thể là sản phẩm phụ của quá trình đốt cháy công nghiệp, chất gây ô nhiễm, oestrogen có nguồn gốc thực vật, chất lỏng làm nguội, thuốc trừ sâu hay chất hoạt động bề mặt.



Chất phthalate tồn tại trong nhiều loại mỹ phẩm như son, kem dưỡng da, sơn móng tay, đồ dưỡng tóc, ... được phát hiện có thể khiến phụ nữ mãn kinh sớm hơn tới 4 năm.


Các chuyên gia Mỹ phát hiện, 15 hóa chất, bao gồm 9 loại polychlorinated biphenyl (PCB), 2 loại thuốc trừ sâu, 2 loại phthalate và một chất độc hại có tên gọi furan, tác động rất lớn đến quá trình mãn kinh sớm ở nữ giới và có thể gây ảnh hưởng bất lợi đến chức năng buồng trứng.


Trong số đó, phthalate là hóa chất được sử dụng để làm mềm chất dẻo, tồn tại nhiều trong bao bì thực phẩm và các sản phẩm gia dụng khác, kể cả nước hoa, son, đồ tắm rửa, mỹ phẩm chăm tóc và móng tay.

Kết quả nghiên cứu hé lộ, những phụ nữ sở hữu hàm lượng các hóa chất trên cao trong máu và nước tiểu bước vào quá trình mãn kinh sớm hơn 2 - 4 năm so với các bạn đồng giới có hàm lượng những hóa chất này thấp hơn.

GS Amber Cooper, người đứng đầu nghiên cứu, nhấn mạnh: "Việc tiếp xúc với nhiều loại hóa chất đôi khi vượt quá tầm kiểm soát của chúng ta, vì chúng tồn tại cả trong đất, nước và không khí ... Việc mãn kinh sớm có thể ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của một phụ nữ và tiềm tàng rất nhiều tác động đến khả năng sinh sản cũng như sức khỏe của họ".


Theo Tuấn Anh - VietNamNet

Bị lao, ăn gì nhanh khỏe?

Nhiều người vẫn nghĩ khi mắc bệnh lao chỉ cần uống thuốc đúng chỉ định sẽ phục hồi bệnh, thực tế thuốc chỉ giúp tiêu diệt vi khuẩn.




Nhiều người vẫn nghĩ khi mắc bệnh lao chỉ cần uống thuốc đúng chỉ định sẽ phục hồi bệnh, thực tế thuốc chỉ giúp tiêu diệt vi khuẩn. Muốn nhanh hồi phục phải kết hợp với chế độ ăn uống điều độ, đủ dinh dưỡng đồng thời nghỉ ngơi hợp lý.
Người có hệ miễn nhiễm kém, tiểu đường, bệnh bụi phổi, bệnh nhân đang dùng thuốc steroids, thuốc chữa thấp khớp, xạ trị... tuổi già, nghiện rượu hay ma túy, suy dinh dưỡng, thiếu săn sóc y tế, sống hay làm việc ở những nơi đông người, không thoáng... sẽ dễ bị mắc lao.
Sốt là triệu chứng hay gặp ở người lao phổi. Sốt có thể ở nhiều dạng: sốt cao, sốt thất thường nhưng hay gặp nhất là sốt nhẹ hay gai lạnh về chiều, gầy, sút cân, ra mồ hôi trộm, chán ăn, mệt mỏi... ho, khạc đờm hoặc ho ra máu. Ho ra máu là triệu chứng có thể gặp ở 60% những người lao phổi. Các triệu chứng khác là: đau ngực, khó thở, có tiếng rên khu trú ở một vùng của phổi…
Nguyên tắc dinh dưỡng
Sức đề kháng và khả năng miễn dịch của người bị bệnh lao thường rất yếu. Hơn nữa, người bị bệnh lao dễ bị chán ăn, giảm hấp thu chất dinh dưỡng (kể cả các vi chất). Quá trình chuyển hóa cũng bị thay đổi theo chiều hướng tăng tiêu hao năng lượng và các chất dinh dưỡng dẫn đến sụt cân và thiếu dưỡng chất. 
Do đó, cải thiện tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân sẽ làm tăng hiệu quả điều trị bệnh lao, giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục.
Đối với người bị bệnh lao thì năng lượng nạp vào tùy theo thể trạng. Nếu gầy phải ăn nhiều để đạt chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể) trên 18,5. Nếu thể trạng bình thường thì năng lượng nạp vào không thay đổi. Điều quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của bệnh là phải đủ 4 nhóm thực phẩm: đường, đạm, dầu mỡ vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, cần ưu tiên lượng đường từ quả chín để tốt cho gan thải độc do tác dụng phụ của thuốc.
Các vitamin và khoáng chất nào cần ưu tiên?
Kẽm: Do cơ chế hoạt động của các loại thuốc điều trị lao đã gây nên tình trạng thiếu hụt kẽm ở người bệnh dẫn đến chán ăn, suy giảm hệ miễn dịch. Người bệnh nên chọn thực phẩm giàu kẽm như: sò, hến, con hàu, cùi dừa già, đậu Hà Lan, đậu tương, củ cải, lòng đỏ trứng gà, thịt lợn nạc…
Vitamin A, E, C: Đây là những chất quan trọng giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ niêm mạc, giúp da khỏe mạnh, tránh nguy cơ bị nhiễm khuẩn, chống ôxy hóa nhưng người bị bệnh lao lại dễ bị thiếu hụt.
Có thể uống bổ sung ở dạng dược phẩm theo chỉ định của bác sĩ  hoặc ưu tiên chọn thực phẩm giàu các vitamin này như: rau tươi có màu xanh đậm, quả chín có màu vàng đỏ như cam, xoài, đu đủ, cà chua, cà rốt chứa nhiều vitamin A, C; gan súc vật và gia cầm, thịt đỏ như thịt lợn nạc, thịt bò, cá biển… đều chứa nhiều vitamin D.
Sắt: Nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt ở người bệnh lao rất cao làm giảm sức đề kháng, dẫn đến dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, tim mạch… Cần ăn những thực phẩm giàu sắt như: mộc nhĩ, nấm hương, đậu nành, lòng đỏ trứng, thịt bò, thịt nạc, gan…
Vitamin K, B6: Do người bệnh hấp thu kém, dễ gặp rối loạn tiêu hóa nên khả năng tổng hợp vitamin K giảm, gây trở ngại quá trình đông máu. Các vitamin này có nhiều trong thực phẩm như: gan, các loại rau màu xanh đậm. 
Dùng thuốc điều trị lao thường phải dùng kéo dài (vài tháng) theo phác đồ chống lao, các thuốc này lại làm giảm khả năng hấp thụ vitamin B6 dễ gây viêm dây thần kinh ngoại biên, giảm miễn dịch do vậy ngoài uống vitamin B6 dạng dược phẩm bổ sung, người bệnh nên ăn thực phẩm chứa nhiều vitamin này như: thịt lợn nạc, thịt gà, đậu, đỗ các loại, khoai tây, chuối, súp lơ, ngũ cốc nguyên hạt…
Cần đa dạng món ăn: Do thể trạng yếu và tác dụng phụ của thuốc nên người bệnh dễ chán ăn, đòi hỏi phải đa dạng món ăn. Chọn những món người bệnh thích nhưng phải thường xuyên thay đổi để tạo sự kích thích. Nên chia nhỏ bữa ăn hằng ngày để người bệnh hấp thu tốt và đầy đủ hơn các chất dinh dưỡng cần thiết.
Những gì phải kiêng? Người bệnh tuyệt đối không được dùng các loại chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá vì những chất này làm giảm tác dụng điều trị và tăng tác dụng phụ của thuốc.

Theo BS Trần Quang Nhật - Tiền Phong

Cách đọc công thức máu

1. Chỉ tiêu bạch cầu

CTBC đủ bộ có WBC - NEU - LYM - MONO - EOS - BASO: mỗi số liệu có ý nghĩa riêng.

+ WBC: là số lượng BC, nhìn chỉ số này biết tổng lượng. Để biết tường thành phần tăng hay giảm cần tính chỉ số tuyệt đối (% x WBC) ( vì có khi tỉ lệ phần trăm giảm nhưng số lượng tuyệt đối lại bình thường nếu tổng số bạch cầu tăng - hay ngược lại). 

BC có nhiệm vụ chống viêm, diệt khuẩn nên khi số lượng giảm < 4000 phản ánh tình trạng dễ viêm nhiễm. Tuy nhiên, khi BC tăng quá cao ( > 50.000 ) với nhiều tế bào non đầu dòng (blast) không đủ chức năng cũng phản ánh mức độ nhiễm trùng nặng, LS thường gặp Bạch cầu cấp.

Tiếp cận BN:

- Nếu nhiễm trùng tái đi tái lại, ồ ạt (nhiễm trùng nổi bật) khám có gan lách hạch to cần nghĩ đến bệnh bạch cầu. Tùy thể có đủ hội chứng u hoặc chỉ lách to, hạch lách to. Phân biệt đó là BCC, BCK hay BCK chuyển cấp dựa vào CLS (CTM).

- Nếu xuất huyết nhiều chỗ (chảy máu mũi, chảy máu răng, chảy máu dạ dày..) trên nền thiếu máu nhẹ (xuất huyết nổi bật) cần nghĩ đến XH giảm tiểu cầu. Tầm soát nguyên nhân (nhiễm trùng, nhiễm độc, thuốc..) không tìm được hướng tới ITP (XH giảm tiểu cầu do MD).

- Nếu thiếu máu nặng (BN xanh xao, da niêm trắng bệch..) dù truyền máu cũng không cải thiện kèm theo xuất huyết nhiễm trùng (thiếu máu nổi bật) hướng tới Suy tủy thực sự. Chẩn đoán phân biệt với Suy tủy tiêu hao (BCC) dựa vào Tủy đồ.

+ NEU: là BC đa nhân trung tính. Nhiệm vụ chống viêm - diệt khuẩn & xử lý mô tổn thương. Vì chiếm tỷ lệ cao ( 60 - 66% ) nên vai trò Neu thường đại diện cho vai trò BC nói chung.

NEU tăng > 7.000 phản ánh quá trình viêm nhiễm, nếu khám nghe ran nổ nghĩ tới viêm phổi, nếu có vàng da (kèm sốt - gan to) nghĩ tới nhiễm trùng đường mật, nếu có hạch to rải rác toàn thân nghĩ tới Hogdkin, nếu có nhiễm trùng ồ ạt tái đi tái lại nghĩ tới BCC, nếu làm xét nghiệm sau bữa ăn hay vận động mạnh & chỉ tăng nhẹ: tăng NEU sinh lý.

NEU giảm < 1.500 phản ánh tình trặng bệnh nặng, có thể bệnh bạch cầu, suy tủy, Hogdkin, một nhiễm trùng nhiễm độc tối cấp, hoặc có thể là sốt rét (do Muỗi Anopheles) với rét run - sốt cao - vã mồ hôi.

Neu là 1 trong 3 tế bào có nguồn gốc từ Nguyên tủy bào ( 2 loại còn lại là Baso & Eos ). Lym có nguồn gốc từ nguyên bào lympho. Nguyên tủy bào & Nguyên bào lympho là 2 nhánh trực thuộc dòng bạch huyết bào, vì hiện diện khắp nơi trong cơ thể (hạch bạch huyết, gan, lá lách, dọc đường ruột - hô hấp) nên mất nhiều thời gian huy động, bù lại hiệu quả trong việc diệt khuẩn. 

Dòng còn lại là Tủy bào có các nhánh: TC + HC + BC mono với chức năng hàng rào chống viêm nhiễm tiếp xúc đầu tiên với vi khuẩn.

+ LYM: BC lympho là những tế bào có khả năng miễn dịch (lympho B sản sinh kháng thể, lympho T điều khiển hệ miễn nhiễm, có thể diệt virus & tế bào ung thư). LYM tăng > 4.000 có thể là BCC thể lympho (với WBC tăng, 15% trường hợp tăng > 100.000), cũng có thể là Lao (nếu có ho khạc đàm đục), hoặc Viêm gan siêu vi.. Trong đó cần phân biệt giữa BCC dòng lympho & BCK thể lympho, lúc này phải dựa vào Phết máu ngoại biên & Tủy đồ.

+ MONO: là dạng chưa trưởng thành của đại thực bào, phân bố đến các mô của cơ thể chờ được huy động đi làm các chức năng bảo vệ. Khi MONO tăng phản ánh trường hợp nhiễm khuẩn mạn (BCC dòng mono, lao..), khi MONO & LYM cùng tăng: hướng tới Thương hàn.

+ EOS: tăng ( > 500 ) trong trường hợp nhiễm ký sinh trùng vì giải phóng ra nhiều chất để giết ký sinh trùng. Nếu tăng cao liên tục hướng tới bệnh giun sán, nếu tăng nhẹ thoáng qua có thể do điều trị kháng sinh.

+ BASO: đóng vai trò quan trọng trong một số phản ứng dị ứng, đặc biệt Leucmie mạn tính BASO càng tăng tiên lượng càng tốt. (bt 10 - 50/ mm3).

=> Tóm lại, CTBC phản ánh tình trạng viêm nhiễm. BC được ví von là 'lính đánh viêm nhiễm' bảo vệ cho cơ thể, đội quân BC có nhiều thành phần, phân ra 2 dòng chính: dòng Tủy bào có MONO, còn lại thuộc dòng Bạch huyết bào (NEU - LYM - EOS - BASO). 

Dòng Tủy bào tuy là hàng rào chống viêm nhưng khả năng không nhiều, MONO là dạng chưa trưởng thành của đại thực bào, khi tăng phản ánh nhiễm trùng mạn. NEU - LYM - EOS - BASO là đội ngũ diệt khuẩn chống viêm hiệu quả với từng ưu thế riêng. 

NEU & LYM là 2 thành phần thường được quan tâm trên LS. NEU (thực bào) tăng phản ánh tình trạng viêm nhiễm, NEU giảm phản ánh tình trạng bệnh nặng. LYM (miễn dịch) tăng phản ánh tình trạng nhiễm virus & kèm EOS tăng nghĩ do ký sinh trùng, tăng liên tục cần soi phân tìm giun, tăng nhẹ thoáng qua rà lại kháng sinh đã dùng.

Cuối cùng, BASO - thành phần ít nhất trong đội ngũ Bạch cầu (chiếm 0,5 - 1%), BASO giảm liên quan dị ứng, còn tăng không nhiều lo ngại.

Kinh nghiệm lâm sàng:

+ LYM & MONO tăng trong bệnh lý mạn, MONO bình thường gợi ý bệnh lý cấp
+ Nhiễm trùng cấp: EOS luôn giảm
+ Có sự hiện diện của nguyên tủy bào: là bệnh bạch cầu.

2. Chỉ tiêu HGB

=> xác định TM, Hb < 13 (nam), < 12 (nữ), < 11 (nữ mang thai, người già) kết luận TM.
TM cần tìm nguyên nhân: do giảm sinh, do mất máu hay do tan máu.

Do giảm sinh có 2 nhóm:

+ TM do thiếu nguyên liệu (sắt, acid folic, vit B12, protein) - trong nhóm này TMTS chiếm tỷ lệ cao

+ TM do tủy (giảm sản - bất sản): suy tủy thực sự (bẩm sinh mắc phải), suy tủy tiêu hao (bạch cầu cấp) là 2 trường hợp thường gặp ở LS. Cần chẩn đoán phân biệt: Suy tủy tiêu hao (Bạch cầu cấp) & Suy tủy thực sự

+ Suy tủy và Xuất huyết giảm tiểu cầu không rõ nguyên nhân.

=> xác định thiếu máu chủ yếu dựa vào Hb vì chỉ số này phản ánh chính xác tình trạng khối máu trong cơ thể. Hb đo trọng lượng sắc tố của HC, còn Hct (đo thể tích HC) phụ thuộc vào lượng dịch - truyền dịch làm giảm Hct; RBC (số lượng HC) không giúp nhiều trong TM vì có trường hợp RBC cao nhưng chất lượng không đạt để tham gia vận chuyển oxy (bệnh đa HC) vẫn không đủ cung cấp oxy mô cho cơ thể.

=> RBC có ích trong trường hợp phân biệt giữa Thalassemia & TM thiếu sắt.
cả 2 đều TM hồng cầu nhỏ nhưng trong trường hợp Thalassemia thì RBC > 5 triệu, còn TMTS RBC < 5 triệu (bs.NTMai). (RBC bt # 5 triệu, < 3,5 triệu = thiếu máu).

-> Hb x 3 = Hct. Nhìn Hb có thể dự đoán Hct, khi Hb # 20 g/dl có nguy cơ TBMMN.

-> Hb < 7 g/dl: chỉ định truyền máu. Tùy bệnh chọn phẩm máu truyền:

+ XHTH: truyền HC lắng, 1 đơn vị (250ml) nâng Hb lên 1g/dl, tùy mục tiêu cần nâng bao nhiêu g truyền bấy nhiêu đơn vị. Tốc độ: XL giọt/phút. Làm phản ứng chéo trước truyền. Mục đích: khôi phục vận chuyển oxy.

+ XH giảm tiểu cầu: truyền TC đậm đặc, 1 đơn vị (150ml) nâng TC lên 30.000, nhưng truyền TC không nhằm nâng TC mà để phòng chảy máu & điều trị nguyên nhân. Tùy cân nặng bao nhiêu kg truyền bấy nhiêu đơn vị: 0,1 đơn vị/ kg. Tốc độ: C giọt/ phút (xả tối đa).

+ XH do rối loạn đông máu (thiếu vit K, xơ gan, K gan..): truyền Huyết tương tươi đông lạnh. BN nặng bao nhiêu kg truyền bấy nhiêu đơn vị: 12 - 15 ml/kg, 1 đơn vị ~ 250ml. Tốc độ: XL giọt/phút. Mục đích: điều trị & dự phòng các rối loạn đông máu do thiếu hụt 1 hoặc nhiều yếu tố đông máu.

+ Bạch cầu cấp, BC kinh: truyền HC lắng (khi WBC < 100 ngàn).

+ Suy tủy: nếu không chảy máu truyền HC lắng, nếu có chảy máu truyền Tiểu cầu đậm đặc.

+ Tán huyết do miễn dịch: truyền HC rửa. Cách tính đơn vị - tốc độ tương tự HC lắng. Mục đích: khôi phục vận chuyển oxy & tránh đưa yếu tố lạ vào cơ thể.

+ Thalassemie: truyền máu định kỳ - truyền HC lắng - nâng Hb lên # 10 g/dl.

+ Hemophilia: truyền tủa lạnh. Cách tính đơn vị - tốc độ tương tự HC lắng. Mục đích: khôi phục thành phần đang thiếu (yếu tố VIII).

Xem MCV - MCH


Nếu có thiếu máu nhìn ngay 2 chỉ số này. Xác định TM đó là HC nhỏ hay to, nhược sắc hay ưu sắc. Cả 2 đều là chỉ số về HC: MCV là thể tích trung bình, cho biết HC to - nhỏ; MCH là số lượng hemoglobin trung bình, cho biết HC nhược - ưu sắc. MCV bt 80 - 100 fl, < 80 là nhỏ, > 100 là to, > 140 là khổng lồ. MCH bt 27 - 32 pg, < 27 là nhược sắc, > 32 là ưu sắc.

Nhận định:

+ Thiếu máu hồng cầu nhỏ, nhược sắc là do bất thường chất lượng tổng hợp huyết sắc tố gây loạn sản hồng cầu.

+ Thiếu máu hồng cầu to là do bất thường cung cấp các chất để sản xuất tái tạo hồng cầu.

+ Thiếu máu hồng cầu bình thường bình sắc: nếu thiếu máu không hồi phục là do bất thường ở tủy xương. Nếu thiếu máu có hồi phục có thể do mất máu chảy máu ở ngoại vi.

Khám lâm sàng bệnh thiếu máu:
Thiếu máu mạn:

1. BN này có thiếu máu không?

- hỏi: chóng mặt ù tai hoa mắt? thở nhanh? hồi hộp đánh trống ngực? (thiếu máu gây thiếu oxy các mô)

- khám: da niêm, nướu răng, lưỡi, lòng bàn tay chân
- CLS: dựa vào Hb: trung bình 7 - 9, nặng < 7, rất nặng < 4; riêng nhẹ thì phân ra: nam > 9 -13, nữ > 9 - 12, nữ mang thai > 9-11 (đơn vị g/dl).

2. TM mạn hay cấp?

- hỏi: thời gian xuất hiện xanh xao

- khám: âm thổi thiếu máu ở tim, khả năng chịu đựng (nếu Hb < 7g/dl nhưng tỉnh táo đi lại được chứng tỏ BN thích nghi với thiếu máu từ từ, diễn ra nhiều ngày -> chịu đựng được ), mạch HA (thường ổn định khi TM mạn, mạnh nhanh HA thấp/tụt khi TM cấp mức độ trung bình hoặc nặng).

3. Đánh giá mức độ TM?

- hỏi: mệt khi gắng sức? -> nhẹ, khi làm việc nhẹ? -> TB, không tự làm vệ sinh cá nhân được? -> nặng

- khám: da niêm trắng bệch, đi lại khó khăn cần người giúp đỡ, nhịp tim nhanh, thở nhanh nông.

Thiếu máu cấp:

Nhẹ (Độ 1) Trung bình (Độ 2) Nặng (Độ)

Lượng máu mất =<10% thể tích máu <30% thể tích máu >30% thể tích máu
Triệu chứng: Giám tưới máu cơ quan ngoại biên, tỉnh, hơi mệt Giảm tưới máu cơ quan trung ương. Mệt mỏi, niêm nhợt, da xanh, chóng mặt, đổ mồ hôi, tiểu ít. Giảm tưới máu cơ quan trung ương, không còn chịu đựng được, hốt hoảng, lo âu, li bì, vật vã, thở nhanh, vô niệu.

Mạch 90 -100 l/p 100 -120 l/p >120 l/p
HATT >90mmHg 80 - 90 mmHg <80mmHg, HA kẹp
Hct >=30% 20% - 30% <20%
RBC >= 3 M/µL 2 - 3 M/µL < 3 M/µL

Theo Xetnghiemdakhoa.com