Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Ba, 30 tháng 6, 2015

Cách tập thể dục cho mắt sáng

Để có đôi mắt sáng khỏe, tinh nhanh, các bạn đừng quên chăm sóc đôi mắt của mình bao gồm cả việc tập luyện, vệ sinh và bảo vệ đôi "cửa sổ tâm hồn" của bản thân.


Nháy mắt thường xuyên
Nhấp nháy đôi mắt của bạn sau mỗi vài giây là cách tốt nhất để giảm căng thẳng và mệt mỏi cho đôi mắt. Những người sử dụng máy tính trong thời gian dài, thường tập trung cao độ và hay quên nháy mắt. 
Các nhà khoa học đã tính rằng một người khi làm việc bằng mắt, cần phải chớp mắt mỗi 4 - 5 giây để tránh mệt mỏi, căng thẳng, và bị kích ứng.
Cách tập thể dục cho mắt sáng
Bài tập thể dục với mắt mở
Quanh mắt là một cách tuyệt vời để thoát khỏi bất kỳ độ cứng và mệt mỏi. Bài tập rất đơn giản, nhưng rất hiệu quả để cải thiện thị lực. Ngồi xuống thoải mái, hướng tầm nhìn của bạn lên trên, nằm ngang và xuống dưới. 
Có thể tập xoay mắt theo chiều kim đồng hồ năm lần và ngược lại. Động tác này sẽ giảm bớt độ cứng ở các cơ bắp xung quanh mắt, làm cho chúng linh hoạt hơn và giảm căng thẳng của mắt.
Tập thể dục cho mắt nhắm
Đây là một cách tập luyện rất hay khi đang nhắm mắt. Nhẹ nhàng nhắm mắt lại, có thể ngồi hoặc nằm. Vừa nhắm mắt vừa di chuyển mắt theo chiều kim đồng đồ và ngược lại, mỗi bên làm 5 lần. Mục đích là làm giảm căng thẳng cho các cơ mắt, tăng cường sự lưu thông máu tới các mạch máu ở mắt.
Tập nhìn vào một vật
Cách luyện tập này rất thú vị và hiệu quả cho mắt, chỉ mất một vài phút. Đây là cách nhanh nhất để cải thiện thị lực! Bạn cần ngồi thoải mái, mở rộng bàn tay và tập trung vào ngón tay trỏ của bạn. 
Sau một vài giây, hướng mắt tới một vật nào đó cách khoảng 3 m. Tập trung vào vật đó vài giây rồi trở lại các ngón tay. Bài tập này có thể tập trong 2 phút để củng cố các cơ bắp xung quanh mắt và tăng cường thị lực.
Duy trì sự tập trung
Đây là một biến thể của bài tập đã đề cập ở trên. Ngồi thoải mái, duỗi tay trước mặt, giơ ngón tay lên, tập trung vào các ngón tay. Sau đó từ từ đưa ngón tay gần mặt hơn cho đến khi nó chỉ cách mắt khoảng 10cm. 
Lặp lại động tác duỗi cánh tay của bạn một lần nữa, tập trung vào các ngón tay di chuyển. Nếu thực hiện bài tập này thường xuyên, sẽ giúp cải thiện đáng kể thị lực của bạn trong một khoảng thời gian ngắn.
Cách tập thể dục cho mắt sáng
Cho mắt nghỉ ngơi
Khi làm việc lâu với máy tính hoặc xem tivi quá nhiều, có thể áp dụng bài tập giúp mắt nghỉ ngơi sau. Ngồi chống khuỷu tay lên bàn, hít thở sâu, để cánh tay vuông góc với bàn, úp lòng bàn tay vào mắt, không gây áp lực lên mắt, ngón tay chạm trán, cổ tay chạm má. 
Sau đó nhấp nháy mắt trong lòng bàn tay của mình, bạn sẽ rất ngạc nhiên về hiệu quả của nó, giúp cho mắt được nghỉ ngơi hoàn toàn.
Động tác giảm mệt mỏi cho mắt
Một bài tập làm giảm độ cứng và mệt mỏi của các cơ mắt và làm cho bạn cảm thấy thoải mái là nhắm mắt, sử dụng đầu các ngón tay, đặt 4 ngón tay lên phía trên lông mày của 2 bên mắt, tác động một lực nhẹ nhàng, vừa phải, miết ra phía ngoài của cung lông mày. Lặp đi lặp lại động tác này khoảng 10 lần, mắt sẽ được thư giãn đúng cách.
Cách tập thể dục cho mắt sáng
Chăm sóc đôi mắt
Đừng quên rửa mặt nhiều lần trong một ngày, điều quan trọng là rửa mắt mỗi tối trước khi đi ngủ và mỗi sáng sau khi dậy. Bạn có thể sử dụng nước ở nhiệt độ trong phòng. Vào mùa đông, có thể dùng nước ấm vì nước lạnh có thể làm cho mắt bạn khô. 
Nhiều người có thói quen vục nước rửa mặt, điều này thực tế là rất tốt cho mắt vì nước sẽ rửa sạch bụi bẩn và cung cấp độ ẩm cho mắt.
Theo Nguyễn Bạch Dương - Sức khỏe và Đời sống




Kiểm soát tăng huyết áp

Trong y văn của YHCT không có bệnh danh tăng huyết áp (THA), nhưng căn cứ vào những triệu chứng lâm sàng cho thấy bệnh này thuộc phạm vi chứng huyễn vựng trong YHCT.

Theo quan niệm của YHCT, nguyên nhân của chứng huyễn vững là do:
- Yếu tố tinh thần (rối loạn thất tình): do tinh thần căng thẳng kéo dài, hay lo nghĩ, tức giận khiến can khí uất kết, dẫn đến can thận âm hư, can dương vượng.
-  Yếu tố ăn uống không điều độ: ăn quá nhiều các chất béo, ngọt, uống rượu bia nhiều, hút thuốc lá... dẫn đến đàm thấp nội sinh mà phát bệnh.
-  Nội thương hư tổn: thường gặp ở những người do lao lực quá độ hay ở người cao tuổi, thận yếu, can không được nuôi dưỡng dẫn đến can phong nội động sinh ra chứng huyễn vựng.
Thầy thuốc YHCT xưa đã quy nạp chứng huyễn vựng thành 4 thể lâm sàng chính: can dương vượng, can thận âm hư, đàm thấp, tâm tỳ hư và tùy thuộc vào tính chất bệnh lý của mỗi thể bệnh mà có những phương pháp điều trị khác nhau. 
Trong 4 thể lâm sàng này thì có 3 thể tương đồng với bệnh tăng huyết áp của YHHĐ, đó là:
Thể can dương vượng
-  Triệu chứng lâm sàng: Người bệnh thường đau đầu, hoa mắt hay có cơn bốc hỏa, mặt đỏ, chất lưỡi đỏ, mạch huyền.
-  Pháp điều trị: Bình can tiềm dương.
-  Bài thuốc cổ phương: Thiên ma câu đằng ẩm.
Kiểm soát tăng huyết áp bằng YHCT
Thể can thận âm hư
-  Triệu chứng lâm sàng: Người bệnh thường chóng mặt, đau đầu, gò má đỏ, lòng bàn tay bàn chân nóng, hay ra mồ hôi trộm, lưỡi đỏ, khô, mạch huyền tế.
-  Pháp điều trị: Dưỡng thận tư âm.
-  Bài thuốc cổ phương: Kỷ cúc địa hoàng hoàn.
Thể đàm thấp
-  Triệu chứng lâm sàng: Người bệnh thường hoa mắt, chóng mặt, đầu thường có cảm giác nặng, người thường béo phì, lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng nhờn, mạch nhu hoạt.
-  Pháp điều trị: Trừ đàm, hóa thấp.
-  Bài thuốc cổ phương: Bán hạ bạch truật thiên ma thang.
Người xưa, trong điều kiện chưa có YHHĐ, để điều trị chứng huyễn vựng người ta thường sử dụng thuốc YHCT tùy theo từng thể lâm sàng. Ngoài ra người ta còn có thể sử dụng châm cứu để điều trị các triệu chứng của chứng huyễn vựng như: đau đầu, cơn bốc hỏa, mất ngủ… 
Ngày nay, kết hợp YHCT với YHHĐ thì vai trò của YHCT trong kiểm soát THA nên như thế nào để vừa đảm bảo phát huy được vai trò của dược thảo, cùng với kinh nghiệm và lý luận trị bệnh độc đáo của YHCT vừa đảm bảo an toàn cho người bệnh trong quá trình kiểm soát huyết áp, tránh những biến chứng đáng tiếc xảy ra?
Trước hết trong điều trị THA của YHHĐ bước đầu ngay ở bệnh nhân THA độ I, không có biến chứng bệnh tim mạch và tổn thương cơ quan đích đã đề cập tới sự điều chỉnh lối sống ở ngay 4 - 6 tháng đầu và vấn đề này vẫn tiếp tục với việc dùng thuốc ở bệnh nhân THA nặng.
Thay đổi lối sống làm giảm huyết áp: giảm cân nặng; hạn chế muối ăn; tăng cường vận động thân thể; tăng cường ăn rau và hoa quả; giảm chất béo toàn phần và loại bão hòa.
Các biện pháp làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch: ngừng hút thuốc; thay chất béo bão hòa bằng chất béo đơn không bão hòa; tăng ăn cá.
Theo PGS.TS Nguyễn Nhược Kim - Sức khỏe và Đời sống

Lạm dụng bột protein có thể gây suy thận, bệnh tim

Tất cả các mô và tế bào trong cơ thể đều chứa protein, hơn nữa các hoạt động trao đổi chất trong cơ thể cũng không thể thiếu protein.
Bột protein là một dạng thực phẩm chức năng có tác dụng cung cấp các loại protein cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là đối với sự phục hồi sức khỏe của bệnh nhân phẫu thuật. 
Tuy nhiên, trong những trường hợp xấu, tiêu thụ quá nhiều bột protein có thể gây hại đối với sức khỏe con người về lâu dài.
Protein là thành phần cơ bản tạo nên cơ thể con người, chiếm khoảng 18% trọng lượng cơ thể. Tất cả các mô và tế bào trong cơ thể đều chứa protein, hơn nữa các hoạt động trao đổi chất trong cơ thể cũng không thể thiếu protein. Các chất có chức năng sinh lí quan trọng như hoocmon, kháng thể, protein huyết tương…bản chất đều là protein hoặc polypeptide.
Theo nhà Dinh dưỡng học Keri Gans, một người đàn ông 80kg chỉ cần tiêu thụ khoảng 65g protein mỗi ngày, trong khi đó một số sản phẩm bột protein có thể cung cấp tới 40g hoặc nhiều hơn đối với mỗi phần ăn.
Như vậy, nếu sử dụng bột protein hằng ngày dẫn đến việc dư thừa protein làm tăng thêm gánh nặng cho gan và thận, gây suy thận, thậm chí tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
Lạm dụng thực phẩm chức năng như bột protein có thể gây nguy hại đến sức khỏe con ngườiLạm dụng thực phẩm chức năng như bột protein có thể gây nguy hại đến sức khỏe con người
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), nữ giới nên tiêu thụ khoảng 46g protein môt ngày còn nam giới khoảng 56g. Tuy nhiên, theo một cuộc khảo sát năm 2009 - 2010, trung bình người Mỹ tiêu thụ khoảng 70 - 100g protein/ ngày.
Năm 2012, một nghiên cứu của Mintel - công ty nghiên cứu thị trường nhận thấy 19% thực phẩm và các sản phẩm nước giải khát mới trên thị trường Mỹ bị dán nhãn “hàm lượng protein cao”, cao hơn so với các nước cũng tham gia cuộc khảo sát.
Bột protein có nhiều dạng nhưng hầu hết chúng được chế biến với hàm lượng calo, đường cao cùng một số các chất phụ gia không có giá trị dinh dưỡng khác. 
Từ khi được xem là một loại thực phẩm chức năng, bột protein không thuộc sự quản lý của Cục Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ (FDA). Các chất tạo ngọt nhân tạo cũng như các chất phụ gia aspartame và maltodextrin được tìm thấy trong bột protein. Một cuộc điều tra của Consumer Reports năm 2012 còn tìm thấy hàm lượng chì, catmi, thủy ngân và asen có trong nhiều loại bột protein phổ biến.
Đối với người khỏe mạnh, chỉ cần duy trì chế độ ăn uống bình thường thì sẽ không thể xảy ra tình trạng thiếu hụt protein. Sữa, trứng, thịt, đậu nành, ngô đều có chứa đầy đủ các loại, đủ số lượng, tỉ lệ phù hợp các axit amin thiết yếu cho cơ thể.
Duy trì thực đơn phong phú và đa dạng là đã có thể hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu protein của cơ thể mà không cần phải bổ sung thêm bột protein.
Theo Loan Nguyễn - Chất lượng Việt Nam

Nhận biết dấu hiệu bệnh đau dạ dày

Những cơn đau thường xuất hiện khi công việc căng thẳng, lo lắng nhiều, buồn rầu, tức giận hoặc sợ hãi, nhất là khi ăn uống thất thường, không đúng bữa, không được nghỉ ngơi, bệnh sẽ dễ phát và tái phát.
Đau dạ dày (còn gọi là đau bao tử), là từ dùng để chỉ tình trạng đau có nguồn gốc tổn thương tại dạ dày như viêm hay loét dạ dày.
Người thức khuya hay uống nhiều bia rượu thường bị đau dạ dày. Có rất nhiều dấu hiệu giúp bạn nhận biết bệnh đau dạ dày để có thể điều trị kịp thời.
Đau thượng vị
Rất nhiều người bị đau dạ dày chịu đựng những cơn đau âm ỉ ở thượng vị. Đây là dấu hiệu ghi nhận được cả ởngười mắc bệnh tá tràng.
Cảm giác đau thường là do tùy từng người đau âm ỉ, tức bụng, nóng rát khó chiu… nhưng không có cảm giác đau quằn quại và cơn đau thường xảy ra khi cơ thể đói quá hoặc có thể no quá.
Ăn kém
Do ăn không tiêu và tức bụng nên người đau dạ dày thường có biểu hiện kém ăn. Tuy nhiên không phải ai kém ăn cũng đều do mắc bệnh dạ dày.
Ợ chua, ợ hơi
dấu hiệu đau dạ dày
Đây là dấu hiệu rất quan trọng của bệnh đau dạ dày. Do hoạt động dạ dày bị rối loạn nên thức ăn bị khó tiêu và dẫn tới lên men. Bệnh nhân có thể bị ợ hơi, ợ chua và ở lên nửa chừng và kèm theo đó là các dấu hiệu đau sau mũi ức hoặc sau xương ức ( dấu hiệu đau thượng vị).
Buồn nôn và nôn
Ít người nhận biết ra dấu hiệu của bệnh dạ dày bao gồm cả việc buồn nôn và nôn.Triệu chứng này là biểu hiện của các bệnh có liên quan tới dạ dày gây ra nôn như: viêm dạ dày cấp, loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày, hẹp môn vị, chảy máu dạ dày.
Khi nôn nhiều cơ thể mất nước nên dễ nhầm với tình trạng mất nước và kéo theo cả tụt huyết áp.
Nếu việc này tiếp diễn nhiều thương xuyên sẽ dẫn tới những hậu quả như: rách thực quản, rách niêm mạc thực quản vùng tâm vị dẫn đến chảy máu (Hội chứng Mallory Weiss).
Chảy máu tiêu hóa
Chảy máu tiêu hóa hay còn gọi là chảy máu dạ dày là hiện tượng máu thoát ra khỏi thành mạch và chảy vào lòng ống tiêu hóa.
Chảy máu dạ dày rất nguyhiểm đến tính mạng cho con người trong thời gian ngắn vài giờ thậm chí có thể trong vài phút chính vì thế cần đưa người bệnh có triệu chứng này đến các cơ sở y tế ngay để được điều trị.
Khi chảy máu dạ dày thì người bệnh thườngbị nôn ra máu đỏ tươi, máu đen hoặc đi ngoài ra máu. Hiện tượng này xuất hiện ởnhững người có bệnh lý về dạ dày như loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày…
Theo Người đưa tin




Dấu hiệu viêm khớp dạng thấp bạn không nên bỏ qua

Ngày càng nhiều phụ nữ mắc phải căn bệnh này, do đó quan trọng là bạn phải nhận biết sớm dấu hiệu và triệu chứng của viêm khớp dạng thấp. Trong khi đau và sưng khớp là những dấu hiệu phổ biến nhất, đừng bỏ qua các triệu chứng khác.
Mệt mỏi
Những phụ nữ có bệnh viêm khớp sẽ có dấu hiệu của sự mệt mỏi ở tất cả các giai đoạn, đặc biệt khi tình trạng viêm khớp đang hoành hành. Toàn bộ sự mệt mỏi này do phản ứng của cơ thể với tình trạng viêm, thêm vào đó là các yếu tố như thiếu ngủ và việc dùng thuốc hàng ngày.
Chậm lành bệnh
Tình trạng miễn dịch suy giảm, thể hiện ở việc phục hồi chấn thương chậm. Không chỉ xuất hiện ở những bệnh nhân lớn tuổi, nó cũng có thể thấy ở bệnh nhân trẻ.
Bị tê
Một triệu chứng nữa thường bị bỏ qua là một cảm giác ngứa ran ở bàn tay hoặc bị tê. Đôi khi hội chứng ống cổ tay có thể là dấu hiệu sớm của bệnh viêm khớp. Cảm giác bất thường ở bàn tay và bàn chân hoặc tình trạng sưng là tất cả các tín hiệu để bạn nên xem xét.
Dấu hiệu viêm khớp dạng thấp bạn không nên bỏ quaDấu hiệu viêm khớp dạng thấp bạn không nên bỏ qua
Sợ đi bộ
Nếu bạn nhận thấy rắc rối với đôi chân của bạn, nó có thể là do viêm khớp hoặc tình trạng viêm. Phụ nữ thường gặp vấn đề này và bị đau gót chân do sưng các mô.
Vấn đề về mắt
Viêm khớp đôi khi cũng đem lại nguy cơ mắc hội chứng Sjögren, là một bệnh tự miễn toàn thân trong đó các tế bào miễn dịch tấn công và phá hủy các tuyến ngoại tiết sản xuất nước mắt và nước bọt, gây khô mắt và khô miệng.
Đau khớp
Đau khớp là một triệu chứng phổ biến nhất. Nếu bạn có tình trạng viêm ở các khớp của bạn hoặc đau xương, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn ngay lập tức. Đau khớp cũng thường được chẩn đoán nhầm là bệnh loãng xương hay hội chứng mệt mỏi mãn tính.
Cứng khớp
Nếu bạn gặp rắc rối khi rời khỏi giường vào mỗi sáng với khuôn mặt bị cứng cơ mặt, bạn có thể muốn kiểm tra xem mình có bị viêm khớp hay không. Cứng khớp đặc biệt là vào buổi sáng là một triệu chứng, xảy ra do sự cố ở các khớp và kéo dài hàng giờ dài. Độ cứng có thể kéo dài và gây phiền hà.
Theo Phương Vũ - Gia đình Việt Nam


Biểu hiện của thoái hóa cột sống thắt lưng

Thoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh mạn tính tiến triển từ từ tăng dần gây đau, hạn chế vận động, biến dạng cột sống thắt lưng mà không có biểu hiện viêm.

thoái hóa đốt sống lưng
Thoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh mạn tính tiến triển từ từ tăng dần gây đau
Tổn thương cơ bản của bệnh là tình trạng thoái hóa sụn khớp và đĩa đệm cột sống phối hợp với những thay đổi ở phần xương dưới sụn và màng hoạt dịch.
Nguyên nhân
Thoái hóa cột sống là hậu quả của nhiều yếu tố: tuổi cao; nữ; nghề nghiệp lao động nặng; một số yếu tố khác như: tiền sử chấn thương cột sống, bất thường trục chi dưới, tiền sử phẫu thuật cột sống, yếu cơ, di truyền, tư thế lao động …
Do tình trạng chịu áp lực quá tải lên sụn khớp và đĩa đệm lặp đi lặp lại kéo dài trong nhiều năm dẫn đến sự tổn thương sụn khớp, phần xương dưới sụn, mất tính đàn hồi của đĩa đệm, xơ cứng dây chằng bao khớp tạo nên những triệu chứng và biến chứng trong thoái hóa cột sống.
Biểu hiện của bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng
Phần lớn bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng là do những tổn thương của đĩa đệm gây nên. Tùy thuộc vào mức độ hư đĩa đệm mà có các biểu hiện như:
- Đau lưng xuất hiện đột ngột sau chấn thương, vận động quá mức, hoặc sau khi bị mắc mưa, bị lạnh.
- Đau ở phần cột sống thắt lưng, đau nhiều nên cúi không được, ngồi xuống không đứng lên ngay được.
- Đau dữ dội, hoặc âm ỉ làm hạn chế vận động, đứng vẹo qua một bên.
- Đau tăng xuất hiện khi vận động, thay đổi thời tiết, ho hay trở mình cũng đau. Thường xuất hiện từng đợt kéo dài rồi giảm và hết, sau đó lại xuất hiện đợt khác sau khi vận động nhiều ở khớp và quanh khớp, kết hợp với tình trạng chịu áp lực quá tải kéo dài của cột sống.
- Kèm theo co cứng cơ cạnh cột sống.
Theo Thanh Thu - Khỏe và Đẹp




4 cách đơn giản giúp phòng tránh bệnh tiểu đường

Hiện nay, tiểu đường đang là một căn bệnh gia tăng nhanh chóng của xã hội hiện đại. Tiểu đường không chỉ xuất hiện ở các bệnh nhân lớn tuổi mà thậm chí một số thanh niên ở lứa tuổi 20 cũng xuất hiện các triệu chứng tiền tiểu đường.
Khi các triệu chứng này ngày càng tăng lên và biến thành bệnh tiểu đường tuýp 2, bệnh nhân sẽ phải trải qua quá trình tiêm insulin và khám bác sĩ định kỳ. Vậy khi có dấu hiệu của tiền tiểu đường, bạn cần phải làm gì?
Bạn cần có một phác đồ cụ thể để phòng tránh bệnh này.
Đó là đối với người béo phì, bạn phải bắt đầu giảm cân (ít nhất là 10% trọng lượng cơ thể), tăng cường vận động như đi bộ và tập thể dục, chú ý đến chế độ ăn giảm calo, học cách kiểm soát đường huyết để giữ lượng glucose trong máu ở mức độ ổn định.
4 cách đơn giản giúp phòng tránh bệnh tiểu đường
Ở tại Hoa Kỳ, có 79 triệu người Mỹ trên độ tuổi 20 từng bị chẩn đoán có các triệu chứng tiền tiểu đường.
Theo Cơ quan Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), 90% trong số họ không biết họ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và 70% trong số đó sẽ tiến triển thành căn bệnh tiểu đường.
Đặc biệt là đái tháo đường tuýp 2, chiếm 95% trong số các ca mắc đái tháo đường có khả năng phòng tránh cao.
Insulin là vấn đề trọng tâm và nổi cộm trong tiến triển của bệnh tiểu đường. Một hormone do tuyến tụy sản sinh ra, insulin chuyển hóa glucose (đường) từ mạch màu vào trong các tế bào gan, cơ và chất béo.
Nếu không có insulin, lượng glucose trong máu sẽ tăng cao, dẫn tới hủy hoại các mô cơ và bỏ đói tế bào.
4 cách đơn giản giúp phòng tránh bệnh tiểu đường
Ở tiểu đường tuýp 1, tuyến tụy không tạo ra đủ insulin. Ở tiểu đường tuýp 2, tuyến tụy tạo ra nhiều insulin, nhưng gan, cơ, và tế bào chất béo trở nên kháng insulin. Đó là vì chúng không thể phản ứng trước insulin.
Hậu quả của việc đường huyết cao mãn tính làm thúc đẩy quá trình lão hóa nhiều mô cơ, gây bệnh cho động mạch, bệnh tim, cơn đau tim và đột quỵ, bệnh về mắt, tổn thương tế bào thần kinh, và các vết thương lâu lành.
Tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường rất quan trọng trong việc phòng chống nguy cơ này.
Sau đây là một vài bí quyết nhỏ và công thức từ 500 Liệu pháp tại nhà thử nghiệm qua thời gian ( 500 Time-tested Home Remedies ) góp phần ngăn ngừa mức độ tàn phá của căn bệnh này:
1. Tập thiền, tĩnh tâm để xua tan mọi lo âu, stress
Các hormone cortisol, epinephrine, và glucagon tăng cao khi bạn bị stress, kéo theo đó nó sẽ đẩy đường huyết lên cao và gây kháng insulin.
2. Ngủ đủ giấc
Giấc ngủ kém hay mất ngủ làm tăng nguy cơ béo phì và tiểu đường.
3. Tập thể dục mỗi ngày
Hoạt động thể chất giúp cải thiện độ nhạy cảm của mô cơ đối với insulin và kiểm soát cân nặng.
4. Nên ăn thực phẩm tươi thay vì thực phẩm chế biến sẵn
Thực phẩm tươi như hoa quả, rau xanh, cá, thịt, các loại hạt giúp bạn tránh được lượng carbonhydrate tinh chế, đường và trans fat, tất cả các chất này khiến tăng cân không lành mạnh và tăng nguy cơ tiểu đường.
Món ngon cho người tiểu đường: Món rau củ nướng "bùng nổ"
Hoa quả và rau có chứa chất xơ, làm chậm lại việc hấp thụ đường và có chứa nhiều dưỡng chất tốt làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo nên ăn ít nhất 5 phần rau xanh mỗi ngày nhằm phòng ngừa căn bệnh tiểu đường.
4 cách đơn giản giúp phòng tránh bệnh tiểu đường
Nguyên liệu
1-2 thìa dầu oliu
1 củ hành tây bổ làm tư
2 củ cà rốt thái hạt lựu
1 quả ớt chuông vàng hoặc đỏ, bỏ hạt và thái thành miếng vừa ăn
1 bó măng tây, nhặt bỏ gốc và phần xơ cứng
2 củ cải đường, gọt vỏ và thái làm tư
4 nhánh tỏi, bỏ vỏ
¼ cốc hương thảo xay nhuyễn
Muối biển (tùy chọn. Tuy nhiên lời khuyên cho bệnh nhân tiểu đường là tránh ăn mặn, chỉ nên nêm nếm nhạt).
Chuẩn bị
Bật lò nướng 4000C. Rải một ít dầu oliu lên tấm nướng. Rưới dầu oliu lên rau củ quả trong bát và xóc đều. Rải rau và tỏi đều nhau trong phên nướng.
Rắc muối và hương thảo lên để tạo hương vị (nếu dùng). Nướng trong vòng 15 phút. Nhấc ra đảo lại rau củ và nướng tiếp trong vòng 10 phút nữa. Rau quả nên chín vàng nhưng không nhũn.
Theo LiLy - Sức khỏe và Đời sống



Nguy hiểm bệnh viêm tai giữa ứ dịch

Viêm tai giữa ứ dịch là sự ứ dịch của tai giữa phía sau một màng tai không thủng, không có các triệu chứng viêm cấp. Nếu không được phát hiện và điều trị đúng có thể dần dần tiến triển thành viêm tai giữa nguy hiểm, từ đó gây ra các biến chứng cho bệnh nhân. 
Vì vậy, tất cả các trường hợp mắc viêm tai giữa ứ dịch cần phải được điều trị và theo dõi nhằm phục hồi lại sức nghe đồng thời ngăn ngừa các biến chứng và di chứng gây điếc nặng ở giai đoạn sau.
Nguy hiểm bệnh viêm tai giữa ứ dịch
Biểu hiện của bệnh khi mắc không gây đau tai rõ rệt, chỉ có lúc đau nhói trong vài ngày đầu, gây khó chịu ở một hoặc cả hai tai. 
Do đó, bệnh thường dễ bị bỏ qua, nhất là với trẻ em hoặc khi chỉ bị một bên. Khi bệnh tiến triển, người bệnh thường có cảm giác tai lùng bùng hay óc ách; ù tai; nghe không rõ vì có cảm giác bít, tắc trong tai; nghe tiếng mình nói không thật như nghe qua micro (tiếng tự vang). 
Sau một vài ngày, các triệu chứng trên qua đi, có thể vẫn thấy ù tai và nghe kém. Nguyên nhân gây bệnh là do lỗ vòi tai bị tắc (trong bơi lội do bị sặc nước lâu hay do lặn sâu...), chức năng nghe sẽ bị ảnh hưởng.
Lời khuyên của thầy thuốc
Để đề phòng viêm tai khi đi bơi, người dân nên chọn nơi bơi có chất lượng nước sạch, không tắm ở nơi ao tù, nước đọng. 
Sau mỗi lần bơi thì nên nghiêng đầu, kéo vành tai ra sau và lên cao rồi nhỏ các dung dịch sát khuẩn nhẹ như nước muối 0,9%. Sau đó lại nghiêng đầu và kéo vành tai để cho cả thuốc và nước chảy ra ngoài. Đặc biệt, không dùng tăm bông để ngoái sâu vào trong tai.
Những người có tiền sử bị viêm tai giữa, viêm xoang, tốt nhất là không đi bơi vì rất dễ tái phát bệnh hoặc không đi bơi khi đang bị cảm cúm, viêm tai giữa, viêm mũi xoang.
Khi thấy tai có các biểu hiện như ngứa, khó chịu, chảy nước, dịch vàng, trắng, sờ vào thấy đau, đặc biêt là vùng sụn trước của tai thì cần đến cơ sở y tế để được khám và tư vấn cụ thể.
Đối với trường hợp bơi lội và lặn sâu, hoặc nhảy cầu, sự thay đổi áp lực nước quá cao, đột ngột gây nên chấn thương âm cho tai giữa gây viêm tai giữa. Người bệnh cảm thấy đau tai, ù tai, nghe kém kéo dài kể cả khi đã lắc hết nước trong tai ra ngoài. 
Trong trường hợp này cần phải đến bác sĩ chuyên khoa tai - mũi - họng điều trị bằng các thuốc kháng sinh - giảm phù nề và làm thông thoáng đường mũi họng cũng như làm thông thoáng vòi nhĩ thông từ tai giữa xuống họng.
Theo BS Phạm Thị Bích - Sức khỏe và Đời sống



Vì sao người cao tuổi hay mắc táo bón?

Táo bón là một trong những triệu chứng rất phổ biến của bệnh lý hệ thống tiêu hoá và cũng là triệu chứng xuất hiện trong rất nhiều bệnh lý ở các cơ quan bộ phận khác trong cơ thể.

Táo bón là một trong những triệu chứng rất phổ biến của bệnh lý hệ thống tiêu hoá và cũng là triệu chứng xuất hiện trong rất nhiều bệnh lý ở các cơ quan bộ phận khác trong cơ thể.
Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng, nhưng hay gặp ở người cao tuổi. Tuy chỉ là triệu chứng nhỏ không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống nhưng gây nhiều phiền toái cho bệnh nhân và thiệt hại lớn về mặt kinh tế.
Khi nào được gọi là táo bón?
Ở nhiều người, táo bón chỉ đơn thuần có nghĩa là ít đi đại tiện. Tuy nhiên, đối với một số người khác táo bón có nghĩa là phân cứng, phân khô đi đại tiện phải gắng sức rặn, hay là cảm giác còn phân trong ruột sau khi đi đại tiện
Số lần đi đại tiện thường giảm dần theo tuổi. Trong thực tế có thể hiểu được gọi là bị táo bón khi quá 3 ngày chưa đi ngoài hoặc đi ngoài dưới 3 lần trong một tuần, có thể có từng cơn đau quặn bụng, phân rắn, mỗi khi đi ngoài phải rặn mạnh.
Vì sao người cao tuổi hay mắc táo bón? 1
Ảnh minh họa (nguồn Internet)
Nguyên nhân gây táo bón
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng táo bón như: do dùng thuốc, do thói quen, do chế độ ăn, bệnh lý toàn thân hoặc tổn thương thực thể tại ống tiêu hóa. Tuy nhiên, với người cao tuổi, thường gặp ở một số nguyên nhân sau:
Ít vận động: Hầu hết người cao tuổi đã nhận thức được vận động làm cho mọi cơ quan của cơ thể hoạt động đều đặn, nhưng có những trường hợp vì lý do nào đó ít vận động, ví dụ như: đau khớp gối mạn tính, đau lưng, chân yếu khó đi lại thì rất dễ xảy ra táo bón.
Do uống ít nước: Hiện tượng này thường gặp ở hầu hết người cao tuổi, nhất là những người có bệnh lý ở hệ thống thận tiết niệu hoặc các cụ ông có u xơ tiền liệt tuyến càng làm nảy sinh tâm lý không muốn uống nước.
Do chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Đặc biệt là chế độ ăn ít rau xanh và hoa quả tươi, một số khác là do yêu cầu trong điều trị một bệnh nào đó nhưng người bệnh lại kiêng khem quá mức.
Ăn ít hoặc chán không muốn ăn nên chất cặn bã ít, phân ít không tạo được phản xạ co bóp của đại tràng; một số người cao tuổi khác lại ăn những loại thức ăn có nhiều chất béo như: bơ, sữa, đường tinh chế và thức ăn ít chất xơ, ăn nhiều chất cay, nóng.
Do tác dụng phụ của thuốc: Như thuốc có chất tannin, thuốc chống trầm cảm, thuốc bao bọc niêm mạc dạ dày có chứa nhôm, lạm dụng một số thuốc có tác dụng nhuận tràng, do dùng nhiều quá không có tác dụng nhuận tràng như mong muốn.
Ngoài ra, còn một nguyên nhân cần hết sức lưu tâm ở người cao tuổi, đó là các tổn thương thực thể ở ống tiêu hóa hoặc cơ quan lân cận nhất là bệnh lý ung thư đại trực tràng hoặc các tổn thương khác làm chít hẹp lòng đại tràng.
Chẩn đoán thế nào?
Ngoài một số nguyên nhân gây táo bón do ăn uống, lối sống..., người cao tuổi bị táo bón cần đến bác sỹ để được chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh. Ngày nay, người ta có thể sử dụng một số biện pháp sau để chẩn đoán nguyên nhân như:
Chụp X quang đại tràng động bằng viên Sitzmarks.
Chụp X-quang trực tràng hoạt động.
Siêu âm nội soi lòng hậu môn trực tràng.
Đo áp lực cơ vòng hậu môn.
Ðiều trị và dự phòng
Phải tìm ra nguyên nhân gây táo bón để điều trị theo nguyên nhân. Ngoài việc điều trị căn nguyên, nếu táo bón do các nguyên nhân khác thì có thể điều trị bằng cách:
Nếu do phản ứng phụ của thuốc thì có thể đề nghị bác sĩ cho dừng thuốc hoặc đổi thuốc khác.
Ăn thức ăn có nhiều chất xơ và uống đủ nước: Chất xơ có nhiều trong rau, quả, củ và ngũ cốc thô. Chất xơ không những tạo thành chất bã mà còn kết dính những chất độc hại để đào thải ra ngoài, thu hút nước để tăng lượng phân, kích thích hoạt động của tế bào dịch nhầy ở thành ruột và tăng nhu động ruột. 
Rau quả và ngũ cốc toàn phần không chỉ cung cấp nhiều chất xơ mà còn có hàm lượng cao những chất sinh tố, khoáng chất, chất chống oxy hoá có tác dụng bảo vệ tim mạch, phòng chống ung thư và nâng cao hệ miễn dịch.
Vì sao người cao tuổi hay mắc táo bón? 2
Rau củ và ngũ cốc có nhiều chất xơ giúp tiêu hóa tốt
Đặc biệt nên chú ý đến sữa chua và các sản phẩm từ rong biển là những món ăn được khuyến khích cho mọi trường hợp táo bón. Thông thường, chỉ cần cải thiện chế độ ăn là có thể chống táo bón. Bên cạnh đó cần chú ý uống đủ nước, thông thường với người cao tuổi lượng nước cần thiết vào khoảng 2 lít/ ngày.
Thể dục, vận động: Hoạt động đi đại tiện cần sự phối hợp của nhiều nhóm cơ ở vùng bụng. Do đó, năng vận động thân thể để gia tăng nhu động ruột và gia tăng trương lực cơ sẽ giúp cải thiện hoạt động ở ruột già. 
Cách vận động đơn giản nhất là đi bộ, đi khoảng 30 phút mỗi ngày. Đi từ chậm đến nhanh dần tuỳ theo điều kiện sức khoẻ của mỗi người. Ngoài ra, người già nên thường xuyên xoa bóp. Có thể áp 2 bàn tay vào nhau xoa chậm xoay tròn chung quanh vùng rốn để vừa có tác dụng kích thích tiêu hoá ở dạ dày vừa gia tăng nhu động ruột ở vùng ruột già. Mỗi ngày nên thực hành 2 lần, mỗi lần xoa từ 5 đến 10 phút.
Tạo thói quen đi đại tiện: Hoạt động đi đại tiện là một hoạt động sinh lý có tính phản xạ thần kinh. Do đó, cần bồi dưỡng thói quen bằng cách đi đại tiện theo một giờ nhất định trong ngày. Cũng vì lý do này, mỗi khi có cảm giác cần đi đại tiện, không nên nín nhịn.
Cuối cùng là việc sử dụng thuốc nhuận tràng, có rất nhiều thuốc nhuận tràng khác nhau tuỳ theo cơ chế tác dụng khi sử dụng các thuốc này nên có chỉ định của bác sỹ.
Chất xơ và chất nhầy: Loại này bao gồm sợi thức ăn hoặc chất nhầy lấy từ tảo biển trong đó thạch agar agar hay được dùng. Các thuốc này có tác dụng làm tăng thể tích phân và ngấm nước, được dùng để trị các chứng táo bón vô căn. Chống chỉ định trong các trường hợp nghi tắc ruột cơ học, loét hành tá tràng, cắt đoạn dạ dày.
Thuốc nhuận tràng và làm mềm phân: Dầu vaselin hoặc paraphin có tác dụng xổ cơ học bằng cách ngăn chặn sự hấp thu nước. Trong trường hợp trào ngược dạ dày thực quản, không dùng thuốc này trước khi đi ngủ để phòng dịch trào ngược vào đường hô hấp.
Các thuốc nhuận tràng thẩm thấu: Mục đích làm tăng áp lực thẩm thấu trong lòng ruột kéo theo nước vào trong lòng ruột từ đó làm tăng lượng nước trong phân giúp bài tiết và tống xuất phân ra ngoài.
Đại diện của nhóm thuốc này là macrogol (biệt dược forlax, fortrans), thường dùng để chuẩn bị soi đại tràng bằng cách cho uống với 2 - 3 lít nước, ngoài ra cũng được sử dụng trong điều trị táo bón mạn tính. Thuốc chống chỉ định ở các bệnh nhân viêm loét đại trực tràng, tắc ruột, ung thư trực tràng, mất nước, suy tim.
Các thuốc nhuận tràng kích thích nhu động: Đó là các acid ricinoleic, acid mật, dẫn xuất diphenylmethan, tác dụng qua nhiều cơ chế khác nhau. Đáng ý trong nhóm thuốc này có anthraquinolic gồm các sản phẩm tự nhiên là các aglycol của cây cascara.
Rhubarbe... những thuốc xổ thực vật này không hấp thu ở ruột non, chúng chỉ hoạt động khi đến đại tràng, gia tăng sự tống phân bằng cách kích thích tiết prostaglandin nội sinh, tuy nhiên thuốc bị phân huỷ bởi các vi khuẩn ở đại tràng nên các thuốc này mất tác dụng khi dùng kháng sinh diệt vi khuẩn chí ở ruột.
Thuốc nhuận tràng tác dụng tại chỗ: Các thuốc này làm phóng thích khoảng 50 - 100ml dịch trong lòng trực tràng và gây kích thích phản xạ đại tiện. Ngoài ra có thể sử dụng thụt tháo với các chất nhày hoặc thụt tháo vi lượng, thường hay dùng để chuẩn bị nội soi đại trực tràng, hoặc cho táo bón khi nằm lâu để làm mềm phân, tuy nhiên không được dùng kéo dài.
Táo bón là một triệu chứng thông thường trong cuộc sống, đa số người cho rằng nó không phức tạp và đã coi nhẹ triệu chứng, tự điều trị vì nghĩ rằng chỉ cần sử dụng thuốc nhuận tràng là đủ. Tình trạng đó kéo dài sẽ dẫn đến nhiều hậu quả như bị trĩ, sa niêm mạc trực tràng... Thói quen tốt nhất là nên đi khám bệnh để được tìm ra nguyên nhân và điều trị đúng tránh tình trạng lạm dụng thuốc nhuận tràng.
Theo ThS Nguyễn Vân Anh - Sức khỏe và Đời sống

7 bài thuốc dân gian trị đau lưng siêu hiệu quả

Đau lưng là chứng bệnh thường gặp ở người già và kể cả những bạn trẻ lao động quá nhiều hoặc ngồi không đúng cách.

Đau lưng sẽ làm trì trệ mọi hoạt động trong công việc và khiến cơ thể mệt mỏi hơn. Điều trị đau lưng bằng những cây cỏ thiên nhiên dường như đang được nhiều người áp dụng rất hiệu quả.
Đau lưng có thể xảy ra do một số nguyên nhân như: tư thế làm việc, ngủ nghỉ không đúng gây chèn ép cơ xương, do thời tiết thay đổi, do mang thai, tuổi tác...

Trong một vài trường hợp đau lưng lại là biểu hiện của bệnh lý nguy hiểm nhưthoát vị đĩa đệm, viêm xương khớp...
7 bài thuốc dân gian chữa đau lưng siêu hiệu quả
Đau lưng nếu không được điều trị dứt điểm có thể sẽ gây ra teo cơ, teo chân, thậm chí là tàn phế

Dưới đây là một số bài thuốc dân gian trị đau lưng vô cùng hiệu quả
Lá tướng quân
Dùng Lá cây đại tướng quân, lá ngũ trảo và bồ công anh đem giả nhỏ với ít muối. Xong trộn với ít rượu trắng cao độ (khoảng 40 độ rượu trở lên) xào nóng lên đem đắp vào vùng cột sống bị đau.
Lá lốt
Lá lốt thường được dùng trong các món ăn hàng ngày nhưng theo y học cổ truyền lá lốt có tác dụng giảm đau, chống viêm được dùng chữa đau lưng, nhức mỏi chân tay rất hiệu quả. 

Lá lốt và lá ngải cứu, liều lượng bằng nhau, giã nát, chế thêm giấm, chưng nóng đắp, chờm ngày 2 lần để giảm đau lưng.
7 bài thuốc dân gian chữa đau lưng siêu hiệu quả
Cây xấu hổ
Trong y học cổ truyền cây xấu hổ có vị ngọt, hơi se, tính hơi hàn, có tác dụng trấn tĩnh, an thần, chống viêm. Nó được coi là cây thuốc nam chữa đau lưng nhức mỏi xương.

Mỗi ngày dùng từ 15 - 20 rễ cây xấu hổ đã sao vàng uống thay nước sẽ là bài thuốc dân giantrị bệnh đau lưng.
Ớt
Khoa học hiện đại đã chứng minh được rằng quả ớt có chứa chất capsicain có tác dụng kích thích não tiết ra hóc môn endorphin, có khả năng gây tê và giảm đau. 

Trong y học cổ truyền ớt cũng được dùng để chữa trị đau lưng. Dùng 10 - 15 quả ớt chín, lá đu đủ, rễ cây ớt giã nhỏ có thể cho thêm một chút rượu sau đó xoa bóp chỗ đau.
7 bài thuốc dân gian chữa đau lưng siêu hiệu quả

Gừng tươi

Chất cay trong gừng tươi đã được chứng minh có khả năng chống lại quá trình ôxy hóa, giảm đau tức thời nhất là cơn đau lưng. Dùng 20g gừng tươi, 15g hành củ, 30g bột mỳ sao nóng rồi đáp nên chỗ đau.
Ngải cứu
Ngải cứu có chứa tinh dầu cineol, tricosanol, archly… có khả năng xoa dịu dây thần kinh và thấp khớp và được dùng chữa đau lưng rất tốt. Ngải cứu rửa sạch sao nóng đắp lên chỗ đau.
7 bài thuốc dân gian chữa đau lưng siêu hiệu quả

Rễ cây đinh lăng
Trong y học cổ truyền đinh lăng được ví như "sâm nam" vì nó có tác dụng chữa bệnh rất lớn dùng để thông huyết bổ khí. Rễ cây đinh lăng đã được khoa học chứng minh có chứa tới 13 loại acid amin khác nhau như: lyzin, xytein, vitamin B1… 

Ngoài ra nó còn chứ một số hoạt chất có lợi khác như: saponin trerpe, alcalot. Dùng từ 20 - 30g rẻ đinh lăng sắc uống hàng ngày để trị đau lưng.

Bé 5 tuổi bị trầm cảm có tài hội họa đáng kinh ngạc

Iris Grace Halmshaw chỉ là một cô bé năm tuổi nhưng lại có hơn 100.000 người theo dõi trên facebook.

Trong buổi bán đấu giá từ thiện cách đây không lâu, tác phẩm hội họa của Iris được bán với giá 830 bảng anh.
Năm 2012, các bác sĩ chẩn đoán Iris bị mắc chứng trầm cảm với những biệu hiện: không thích nói chuyện, ít khi dùng mắt trao đổi với mọi người thân, không thích vui đùa với người khác và đặc biệt có cảm giác suy sụp khi tiếp xúc với bạn bè đồng trang lứa.
Để giúp con gái mình thoát khỏi tình cảnh bệnh tật, bố mẹ Iris đã sử dụng nhiều liệu pháp, trong đó có hội họa. Nhờ vậy, bệnh tình của Iris ngày càng có chuyển biến tích cực, thích chơi đùa nhiều hơn với bố mẹ.
Bé 5 tuổi bị trầm cảm có tài hội họa đáng kinh ngạc - 1
Những bức tranh của Iris được mẹ cô bé chụp lại và tải lên trang facebook được cư dân mạng trầm trồ thán phục, không những vậy tại triển lãm art festival tài năng của cô này đã gây nên một cơn chấn động trong giới nghệ thuật. Tài năng kiệt xuất từ một cô bé ba tuổi mắc chứng tự kỉ.
Có lẽ ông trời đã bù đắp cho những thiếu sót của Iris bằng tài năng hội họa và được giới khoa học giải thích là hội chứng Savat - Syndrome.
Hội chứng Savat - Syndrome là để chỉ những người gặp trở ngại về tri nhận, nhưng ở một phương diện nào đó lại có tài năng vượt trội hơn người bình thường như hội họa hay học thuật.
Chỉ có khoảng 10% người tự kỉ có hội chứng Svat - Syndrome (còn gọi là Autisticsavant), tức tỷ lệ là 1/2000. IQ của họ thấp hơn 70, nhưng trong những trắc nghiệm đặc biệt lại hơn hẳn người khác.
Một vài bức tranh của cô bé được đánh giá cao.
Bé 5 tuổi bị trầm cảm có tài hội họa đáng kinh ngạc - 2
Sắc màu nổi loạn
Bé 5 tuổi bị trầm cảm có tài hội họa đáng kinh ngạc - 3
Linh hồn
Bé 5 tuổi bị trầm cảm có tài hội họa đáng kinh ngạc - 4
Vũ điệu của nước
Bé 5 tuổi bị trầm cảm có tài hội họa đáng kinh ngạc - 5
Ba - lê
Bé 5 tuổi bị trầm cảm có tài hội họa đáng kinh ngạc - 6
Cây liễu êm đềm
Theo Nguyễn Thanh Sơn - Đời sống và Pháp luật




Bệnh trầm cảm dễ dẫn đến hành vi tự sát

Ước tính cứ 10 bệnh nhân trầm cảm nặng tại BV Tâm thần Trung ương 1 thì đến 4 người muốn tự sát và một người đã thử quyên sinh nhưng thất bại.

Đây là bệnh khá phổ biến hiện nay.
Tổ chức Y tế Thế giới nhận định sức khỏe tâm thần có tầm quan trọng thứ 4 sau các bệnh tim mạch, ung thư và đái tháo đường. Trong đó, rối loạn trầm cảm là vấn đề lớn trong lĩnh vực tâm thần học, là bệnh khá phổ biến, chiếm tỷ lệ cao tại nhiều nước trên thế giới, như Mỹ gần 10%.
Tại Việt Nam, một nghiên cứu quốc gia năm 2002 cho thấy rối loạn trầm cảm chiếm tỷ lệ đến gần 4% dân số. Đây là con số rất đáng quan tâm. 
Cơ chế bệnh sinh của trầm cảm có nhiều giả thiết được đưa ra, trong đó liên quan đến tâm lý được nhấn mạnh, ông La Đức Cương, Giám đốc BV Tâm thần Trung ương 1 cho biết tại hội thảo liệu pháp tâm lý trong điều trị trầm cảm diễn ra ở Hà Nội ngày 29/6. 
Triệu chứng của bệnh có thể bao gồm cảm thấy buồn và vô vọng, không thích thú với những hoạt động như trước đây, có vấn đề về giấc ngủ hoặc lúc nào cũng mệt mỏi, đau nhức khắp cơ thể. Thực tế nhiều người không hề nghĩ đây là biểu hiện của bệnh.
tramcam1-8000-1435577284.jpg
Nữ giới có nguy cơ bị trầm cảm gấp đôi nam giới. Ảnh: News.Vanderbilt. 
Trong suy nghĩ của nhiều người, không ai đi khám vì buồn chán đời mà chỉ đi khám bệnh thực thể. Bệnh nhân đến khám cũng không tin trầm cảm là bệnh. Một số người hiểu nhầm trầm cảm chỉ là việc ai đó cảm thấy buồn hoặc không có động lực hay lười biếng. 
"Thực tế trầm cảm là một bệnh phức tạp và nghiêm trọng gây ra bởi sự mất cân bằng các chất sinh hóa ở trong não và có thể bị ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài", thạc sĩ Nguyễn Thanh Tâm, chuyên gia của Basic Needs, một tổ chức phi chính phủ tại Anh nói.
Hậu quả của bệnh có thể rất nặng nề. Khả năng người bị trầm cảm tự tử khá cao. Khoảng 15% bệnh nhân trầm cảm có hành vi tự sát ở một thời điểm nào đó trong cuộc đời và khoảng 4% bệnh nhân chết do tự sát. 
Việt Nam chưa có nghiên cứu cụ thể về việc tự sát ở những bệnh nhân trầm cảm. Tuy nhiên, tại BV Tâm thần Trung ương 1, các bác sĩ ước tính cứ 10 bệnh nhân trầm cảm nặng thì 4 người có ý tưởng, suy nghĩ tự sát và một đã thử tự sát nhưng thất bại.
Điều trị trầm cảm bằng thuốc và bằng liệu pháp tâm lý. Điều trị bằng thuốc thường hiệu quả, khoảng 65% bệnh nhân điều trị thành công bằng thuốc và khá dễ dàng cho y bác sĩ. Bệnh nhân thường thích điều trị bằng thuốc vì đơn giản, không đòi hỏi nhiều nỗ lực. 
Tuy nhiên, khoảng 1/3 bệnh nhân có tác dụng phụ do thuốc như buồn nôn, cảm thấy bồn chồn, lo lắng, hoa mắt, cảm thấy mệt mỏi… Các tác dụng phụ sẽ giảm dần theo thời gian, có thể bác sĩ phải đổi thuốc nếu các tác dụng phụ nhiều và gây khó chịu cho bệnh nhân. Một hạn chế quan trọng nữa là khi dừng uống thuốc, các triệu chứng có thể quay trở lại.
Phương pháp điều trị thứ hai là tâm lý trị liệu. Bệnh nhân nói chuyện với y tá, nhà tâm lý, cán bộ công tác xã hội, bác sĩ… để học những cách mới, hiệu quả hơn khi suy nghĩ và các hành động mới. Để điều trị hiệu quả, bệnh nhân gặp gỡ với nhà trị liệu trong khoảng 45 phút một lần mỗi tuần, trong vòng khoảng 2 tháng.
Vì vậy, điểm yếu của phương pháp này là đòi hỏi nhiều công sức và thời gian từ cả bệnh nhân lẫn nhà trị liệu so với điều trị bằng thuốc. Nếu thực hiện chính xác, khoảng 75% bệnh nhân có thể thành công với tâm lý trị liệu và hầu như không có khả năng tái phát.
"Biện pháp tâm lý thực chất là những câu nói trong từng tình huống, giúp hỗ trợ tư duy tích cực, hợp lý hơn để người bệnh không có những suy nghĩ tiêu cực. Đơn giản như việc bỏ thuốc, ai cũng biết là cần phải bỏ nhưng không phải ai cũng bỏ được. Có thể nói đó là thuốc giảm đau tinh thần, người bệnh cần được hướng dẫn, tự tập luyện", ThS Tâm chia sẻ.
Tại nước ta, hiện nay bệnh nhân trầm cảm thường chỉ được kê thuốc, ít người được tư vấn, hỗ trợ về tâm lý. Chỉ có một số bệnh viện áp dụng liệu pháp tâm lý này kèm thêm điều trị bằng thuốc. 
Từ năm 2009-2011, điều trị trầm cảm bằng liệu pháp kích hoạt hành vi tại cộng đồng được tiến hành thử nghiệm tại Đà Nẵng và Khánh Hòa. Bước đầu cho những kết quả khả quan. Các bệnh nhân được kết hợp liệu pháp tâm lý có sự cải thiện tốt hơn trong mọi lĩnh vực: trầm cảm, lo âu, chức năng sức khỏe thể chất và cảm xúc.
Biểu hiện rối loạn trầm cảm là buồn chán kéo dài ít nhất 2 tuần, người bệnh cảm giác không có năng lượng, không thích thú với việc gì kể cả việc ngày xưa thích, không ăn, không gặp gỡ bạn bè… Nếu buồn chán vài ngày thì không gọi là trầm cảm. Nhiều người cho rằng trầm cảm không cần thiết phải điều trị vì tự nó sẽ qua đi. Không được điều trị thành công thì khả năng tái phát bệnh trong tương lai là rất cao, khoảng 50%.
Theo Nam Phương - VnExpress


Sơ cứu người bị sốc nhiệt do nắng nóng

Sốc nhiệt do nắng nóng là hiện tượng thường gặp nếu như cơ thể lao động, tập luyện dưới thời tiết có nhiệt độ trên 39 độ C mà không cung cấp đủ nước để bù lại mồ hôi đã toát ra. Sốc nhiệt có thể đe dọa tính mạng, đặc biệt là đối với các biến chứng não. Sơ cứu đúng cách và kịp thời sẽ giúp hạn chế các biến chứng.
Sốc nhiệt thường là hậu quả của việc tập luyện hay làm việc nặng trong môi trường nóng, đi kèm với việc không uống đủ nước. Trẻ nhỏ, người cao tuổi, những người béo phì và những người rối loạn bài xuất mồ hôi sẽ có nguy cơ cao bị sốc nhiệt. Những yếu tố nguy cơ khác bao gồm mất nước, sử dụng rượu bia, bệnh tim mạch và sử dụng một số loại thuốc. Triệu chứng chính của sốc nhiệt là việc tăng đáng kể nhiệt độ của cơ thể, thường là trên 40 độ C, kèm theo tính trạng tâm thần thay đổi có thể từ thay đổi tính tình cho đến lú lẫn và hôn mê. Da có thể nóng và khô, tuy nhiên sốc nhiệt do gắng sức thì da thường ẩm.
Sơ cứu người bị sốc nhiệt do nắng nóng
Đặt túi chườm đá ở nách, bẹn giúp làm giảm nhiệt độ ở người bị sốc nhiệt do nắng nóng. Ảnh: TL
Các bước sơ cứu người bị sốc nhiệt
Đưa nạn nhân vào bóng râm, cởi bớt quần áo, tưới nước mát hoặc nước hơi ấm lên người nạn nhân. Quạt để thúc đẩy ra mồ hôi và bốc hơi, đặt túi chườm đá ở nách và bẹn. Nếu nạn nhân còn tỉnh táo và có thể uống, hãy cho uống nước mát hoặc nước lạnh không chứa cồn và cafein.
Theo dõi thân nhiệt của nạn nhân thường xuyên, liên tục làm mát cho đến khi nhiệt độ giảm xuống còn khoảng 38,3 - 38,8 độ C.
Gọi cấp cứu nếu có thể. Nếu dịch vụ cấp cứu ở xa hay không đến ngay lập tức được có thể hỏi các nhân viên y tế cách cấp cứu nạn nhân.
Tiến hành hồi sinh tim phổi (CPR) nếu người bệnh mất ý thức và không thấy có dấu hiệu tuần hoàn như tự thở, ho và cử động.
Phòng ngừa sốc nhiệt
Điều quan trọng trong phòng ngừa sốc nhiệt là tránh để cơ thể mất nước và không hoạt động mạnh trong những ngày thời tiết nóng ẩm. Nếu phải hoạt động nhiều trong những ngày nóng ẩm, cần uống nhiều nước (bao gồm nước lọc và các thức uống thể thao bù muối và chất khoáng), tránh uống các thức uống có cồn, cafein và đường vì có thể gây mất nước.
Cần bổ sung các chất điện giải (natri) và nước cho cơ thể nếu đổ mồ hôi nhiều, hoặc làm việc dưới ánh mặt trời lâu trong những ngày nắng nóng. Thường xuyên nghỉ giải lao, mặc quần áo mỏng nhẹ, sáng màu.

Thạc sĩ Vũ Hồng Anh



7 triệu chứng đột quỵ chết người do nắng nóng cần biết

Trẻ em và người già là những đối tượng dễ bị đột quỵ khi thời tiết nắng nóng. Ngoài ra, đột quỵ do nắng nóng cũng thường xảy ra ở người mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp, béo phì hoặc người phải làm việc với cường độ cao liên tục dưới trời nóng ẩm.
Vã mồ hôi. Da của người có xu hướng trở nên khô và nóng sau một thời gian đổ mồ hôi. Khi thời tiết quá nắng nóng, cơ thể người sẽ bị nóng và toát mồ hôi nhiều. Khi thấy cơ thể toát mồ hô nhiều, kèm theo mệt mỏi thì đó là biểu hiện của đột quỵ do nắng.
7 triệu chứng đột quỵ chết người do nắng nóng cần biết
Đau đầu. Một cơn đau đầu dữ dội và đột ngột là triệu chứng nặng nhất và cũng khá phổ biến ở những người bị đột quỵ. Người bị đột quỵ thường có cảm giác đau nhói dữ dội trong đầu.
Thân nhiệt tăng cao. Người đi lại hay hoạt động ngoài trời nắng nếu bị đột quỵ, nhiệt độ cơ thể có thể lên tới 40 - 41oC hoặc cao hơn.
Da đỏ. Khi bị đột quỵ, thân nhiệt tăng cao sẽ dấn tới việc mặt đỏ, đỏ da toàn thân. Đây là dấu hiệu cho thấy người bị đột quỵ ở thể nhẹ, chỉ như bị say nắng.
Tim đập nhanh. Ở người bị đột quỵ, tim thường đập nhanh hoặc loạn nhịp. Khi nhịp tim đập quá nhanh có thể hình thành các cục máu đông. Những cục máu đông này nếu bị vỡ rời, nó có thể đi lạc đến các bộ phận khác và cản trở một động mạch não, gây ra cơn đột quỵ. Dấu hiệu này thường xảy ra ở nữ giới nhiều hơn.
Buồn nôn. Chóng mặt, buồn nôn cũng là một dấu hiệu của một cơn đột quỵ. Thậm chí, bệnh nhân còn có thể nôn rất nhiều .
Thở dốc. Thân nhiệt tăng kèm theo biêu hiện thở dốc, hơi thở yếu là biểu hiện rõ nét của đột quỵ do nắng.
Bệnh nhân đột quỵ do nắng nóng cần được cấp cứu khẩn cấp. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh nhanh chóng bị hôn mê chỉ trong vòng vài phút, thậm chí tử vong do thân nhiệt quá cao.
Để phòng chống đột quỵ do nắng nóng, nên uống đủ nước ngay cả khi không cảm thấy khát. Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn nhiều trái cây, để cơ thể luôn khỏe mạnh trong những ngày nắng nóng.
Theo Hoàng Minh (Kienthuc.net.vn)