Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Hai, 21 tháng 9, 2020

Vì sao không nên tập luyện vào buổi tối?

 Nhiều người có thói quen tập thể dục vào buổi tối. Tuy nhiên, đây là thời điểm không tối ưu.

Duy trì thói quen tập luyện mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là hiệu quả giảm mỡ, tăng cơ cũng như thay đổi vóc dáng. Tuy nhiên, việc lựa chọn thời điểm phù hợp trong ngày để tập luyện giúp chúng ta tối ưu kết quả.

Theo huấn luyện viên Lê Minh Phong (Hà Nội), chúng ta cần cân nhắc kỹ khi quyết định tập luyện vào buổi tối, trừ trường hợp quá bận rộn.

"Cortisol (hormone điều hòa stress) sẽ đạt đỉnh điểm vào buổi sáng và khiến cơ thể tỉnh giấc. Ngược lại, hormone này ở ngưỡng thấp nhất vào buổi tối khi chúng ta có xu hướng nghỉ ngơi, mong muốn được thư giãn", huấn luyện viên này giải thích.

Đây là cơ chế tự nhiên của cơ thể. Các cơ quan sẽ ưu tiên sự phục hồi sau một ngày làm việc, dẫn đến cảm giác thèm ngủ, ăn ngon miệng. Quan trọng hơn, đây là thời điểm HGH (hormone tăng trưởng) tiết ra nhiều hơn, yếu tố trực tiếp giúp cơ bắp phát triển.

HLV Minh Phong cho biết: "Việc tập luyện vào buổi tối vô tình đẩy lượng cortisol lên ngưỡng cao, ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ. Kèm theo đó, khả năng phục hồi của cơ bắp không được đảm bảo".

Ngoài ra, vận động cuối ngày còn làm tăng nguy cơ dị hóa cơ bắp (cơ thể sử dụng năng lượng từ cơ bắp thay vì mỡ). Nguyên nhân là lúc này, cơ thể có xu hướng phân hủy đạm (protein) cao hơn. Myostatin - protein có nhiệm vụ kiểm soát sự phát triển cơ bắp - cũng tăng cao vào buổi tối. Điều này gây khó khăn cho việc xây dựng cơ bắp.

nen tap gym thoi diem nao anh 1

Trừ trường hợp quá bận rộn, chúng ta không nên tập luyện vào buổi tối do sự phát triển cơ bắp bị hạn chế. Ảnh: Popsugar.

Tuy nhiên, trong trường hợp quá bận rộn và phải tập luyện vào buổi tối, bạn cũng không nên lo lắng. Trên thực tế, nhiều người vẫn phát triển cơ bắp rất tốt dù họ tập lúc tối muộn, thậm chí ban đêm.

Theo huấn luyện viên Minh Phong, một số người có khả năng chìm vào giấc ngủ rất tốt. Cơ thể những người này có nồng độ chất dẫn truyền thần kinh như GABA hoặc Serotonin cao. Các chất này có khả năng đưa cơ thể về trạng thái thư giãn, giúp cơ bắp phục hồi nhanh.

Để tối ưu kết quả, một số trường hợp thậm chí sử dụng thêm chất kích thích cơ bắp hay những loại thuốc hỗ trợ giấc ngủ.

Huấn luyện viên Lê Minh Phong khuyên: "Đa số chúng ta là những người tập luyện thông thường, không có mục tiêu thi đấu. Do đó, việc sử dụng các chất này là không cần thiết. Mọi người nên cố gắng sắp xếp công việc, thời gian khoa học để đạt hiệu quả tập luyện tốt nhất".

Tỏi mọc mầm chính là 'thần dược' ngừa ung thư và bệnh tim mạch

Tỏi mọc mầm chính là 'thần dược' ngừa ung thư và bệnh tim mạch 


Khi những củ tỏi trong kệ bếp bắt đầu mọc mầm, thông thường mọi người sẽ ném bỏ bởi nghĩ rằng chúng đã bị hỏng, nếu ăn sẽ không tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, ngày nay các chuyên gia y tế lại cho rằng tỏi mọc mầm có nhiều dinh dưỡng và công dụng đối với sức khỏe hơn tỏi tươi.


Dưới đây là những điều bạn nên biết về loại "thần dược" tự nhiên này.

Khi tỏi đã mọc mầm không có nghĩa là nó đã bị hư hỏng. Bạn vẫn hoàn toàn có thể sử dụng chúng để nấu ăn. Tuy nhiên, nếu thấy tỏi xuất hiện những đốm đen hoặc nấm mốc thì hãy vứt bỏ vì đó là dấu hiệu cho thấy tỏi đã bị bỏng.

Ngày nay các chuyên gia y tế cho rằng tỏi mọc mầm có nhiều dinh dưỡng và công dụng đối với sức khỏe hơn tỏi tươi.

1. Tỏi mọc mầm chống ung thư


Không chỉ tốt cho sức khỏe, tỏi mọc mầm còn là khắc tinh của bệnh ung thư, là vị thuốc tự nhiên phòng chống căn bệnh nguy hiểm này. Quá trình nảy mầm trong tỏi kích thích sản sinh chất phytochemical, có khả năng chặn sự lây lan của các tế bào ung thư ác tính và ức chế hoạt động của các chất gây ung thư trên cơ thể. Ngoài ra, tỏi cũng sản xuất một lượng lớn các chất chống gốc oxy tự do - một trong những lý do chính cho sự hình thành của ung thư.


2. Tỏi mọc mầm bảo vệ tim mạch


Một nghiên cứu được đăng trên tạp chí ACS' Journal of Agricultural and Food Chemistry mới đây cũng cho biết, những củ tỏi đã mọc mầm 5 ngày có hoạt tính chống oxy hóa tốt cho cao hơn tỏi tươi. Cũng giống như cách phytochemicals ngăn hoạt động của các chất gây ung thư, tỏi mọc mầm cũng đẩy mạnh hoạt động của enzym và ngăn chặn các hoạt động dẫn đến sự hình thành mảng bám - tác nhân quan trọng dẫn đến bệnh tắc nghẽn tim, bảo vệ cơ thể khỏi các cơn đau tim.

3. Các chuyên gia y tế cho biết tỏi mọc mầm có nhiều lợi ích cho sức khỏe hơn tỏi thông thường. Giống như gạo, đậu và các loại hạt, tỏi càng già, các chất dinh dưỡng bên trong nó càng nhiều.Ảnh minh họa.

4. Tỏi mọc mầm giúp đẩy mạnh hoạt động của enzyme và ngăn chặn các hoạt động dẫn đến sự hình thành mảng bám ở thành động mạch - tác nhân quan trọng dẫn đến bệnh tắc nghẽn mạch vành, bảo vệ cơ thể khỏi các cơn đau tim.

5. Tỏi mọc mầm tạo ra phytochemicals,chất này có thể hạn chế sự lan rộng của một số loại ung thư nhất định. Ngoài ra, tỏi chứa nhiều chất chống oxy hóa và chống lại các gốc tự do.

6.. Nếu khả năng miễn dịch của bạn kém hoặc bạn đang bị cảm lạnh, bạn có thể thêm tỏi mọc mầm vào khẩu phần ăn của mình vì nó giúp tăng cường hệ miễn dịch. Sử dụng tỏi mọc mầm 5 ngày là hiệu quả nhất để tăng cường hệ miễn dịch.

5 biện pháp điều trị đau vai gáy

 Đau vai gáy

 là một tình trạng phổ biến, ước tính có khoảng 20% dân số từng bị đau vai gáy trong suốt cuộc đời của họ. Tỷ lệ này chỉ đứng sau bệnh lý đau cột sống thắt lưng.

Nguyên nhân đau vai gáy do thoái hóa khớp vai, viêm bao khớp. 

Tình trạng viêm bao khớp là do bao hoạt dịch khớp bị viêm có thể trong bệnh cảnh viêm khớp dạng thấp, gút hoặc chấn thương…. Bao khớp dày lên, căng, giảm tiết dịch bôi trơn khớp, dẫn đến khớp khó vận động, đông cứng. tình trạng này cũng có thể xảy ra do quá trình bất động khớp kéo dài.

Viêm bao hoạt dịch: 

Các túi hoạt dịch nhỏ chứa dịch nhầy giúp làm giảm ma sát giữa các cấu trúc như: xương, cơ và gân. Chúng nằm giữa các gân chóp xoay và mỏm cùng của vai.

Đau vai gáy do thoái hóa gân, viêm gân, rách gân: 

Thường gặp các gân chóp xoay và gân nhị đầu.

Đau vai gáy do chấn thương và bong gân, cột sống cổ và ngực trên: 

Các bệnh lý dây thần kinh liên quan ở cổ và ngực trên cũng có thể là nguồn gốc của đau vai gáy. 

Cơn đau thường từ cổ và lưng trên lan xuống phía sau khớp vai hoặc ra phía trên ngoài cánh tay.

Tổn thương dây thần kinh nách. Ngoài ra, còn một số các bệnh lý cơ quan khác có thể làm xuất hiện tình trạng đau vai như: sỏi mật, đau thắt ngực, đau tim, viêm phổi, u phổi….

Theo bác sĩ Hòa, việc điều trị đau vai gáy cũng tùy từng trường hợp và nguyên nhân cụ thể.  

Bác sĩ Bệnh viện Việt Đức chỉ ra 5 biện pháp điều trị đau vai gáy
Ảnh minh họa

Dưới đây là một số phương pháp điều trị đối với các bệnh lý tại khớp vai:

Thứ nhất, chế độ sinh hoạt và vận động: Bất động tương đối khớp vai, không bất động tuyệt đối. Người bệnh vẫn họat động và sinh hoạt bình thường với khớp vai bên đau, nhưng không làm các động tác vận động đột ngột, nên dừng các động tác ở tầm vận động khi thấy đau. Giảm hoặc tránh các hoạt động đưa tay lên cao, tăng sức tải lên khớp vai.

Thứ hai, vật lý trị liệu bao gồm các phương pháp điều trị giúp giảm đau trực tiếp (nhiệt, siêu âm, điện xung, điện di ion, xoa bóp) và các bài tập kéo giãn và tăng cường nhằm cải thiện chức năng vai tổng thể. Phương pháp và trọng tâm của vật lý trị liệu được xây dựng riêng tùy theo căn nguyên gây bệnh. Hiệu quả của vật lý trị liệu được tối ưu khi chẩn đoán chính xác và người bệnh tích cực tham gia vào quá trình phục hồi chức năng hàng ngày.

Thuốc ba, thuốc uống, kiểm soát cơn đau là bắt buộc trong tiến trình điều trị. Việc sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID), acetaminophen, hoặc thuốc opiate ngắn hạn có thể giúp đạt được mục tiêu này. Tuy nhiên các nguy cơ và lợi ích của mỗi loại thuốc cần được cân nhắc trước khi sử dụng.

Thứ tư, thuốc tiêm: Người bệnh rối loạn khớp vai mạn tính đáp ứng kém với các phương pháp điều trị trên, có thể tiêm corticosteroid kết hợp với thuốc gây tê cục bộ. Thuốc sẽ được đưa vào vùng bị tổn thương, như khoang dưới mỏm cùng vai, khớp vai hoặc khớp cùng vai đòn, bao gân. Tiêm dưới mỏm cùng vai trong bệnh lý chóp xoay là một lựa chọn điều trị được đồng thuận bởi Viện phẫu thuật chỉnh hình Hoa Kỳ (AAOS).

Đối với các bệnh lý viêm dính bao khớp được chứng minh là đáp ứng với tiêm thuốc nội khớp với mục tiêu giảm đau và tăng khả năng vận động khớp, đặc biệt khi kết hợp với vật lý trị liệu để kéo giãn.

Hiện nay, phương pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP), bác sĩ Hòa cho biết huyết tương giàu tiểu cầu giúp cung cấp tiểu cầu tự thân và các yếu tố tăng trưởng như: yếu tố tăng trưởng biến đổi beta, yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi, yếu tố tăng trưởng có nguồn gốc từ tiểu cầu và yếu tố tăng trưởng mô liên kết, kết hợp với nồng độ cao của tiểu cầu được hoạt hóa, kích thích chữa bệnh và thúc đẩy tăng trưởng của cơ và gân. 

Dưới hướng dẫn của siêu âm hoặc C-ARM giúp đưa thuốc tiêm vào chính xác vùng bị tổn thương và mang lại hiệu quả tốt hơn.

Thứ 5 điều trị can thiệp: Điều trị can thiệp qua nội soi chỉ đặt ra khi đứt hoàn toàn gân cơ chóp xoay. Trường hợp gân cơ chóp xoay rách không hoàn toàn, chỉ định điều trị nội khoa mà không cần can thiệp. Khi điều trị nội khoa thất bại, có thể cân nhắc điều trị can thiệp nội soi để khâu phục hồi gân

Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2020

Phân biệt đau đầu do căng thẳng và bệnh lý thần kinh

Đau đầu là chứng bệnh phổ biến trong xã hội. Theo Hiệp hội đau đầu thế giới, đau đầu được chia thành 13 nhóm khác nhau, tương đương với 13 nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, chung quy lại 2 nguyên nhân điển hình nhất là đau đầu do căng thẳng và đau đầu do bệnh lý thần kinh.

Cách phân biệt đau đầu do căng thẳng và bệnh lý thần kinh

ĐAU ĐẦU DO CĂNG THẲNG:

 Nguyên nhân Đau đầu do căng thẳng

Áp lực, stress trong công việc, học tập, mâu thuẫn gia đình. Thường xuyên làm việc trên máy tính hoặc sau khi lái xe trong thời gian dài. Thời gian đau đầu mang tính chu kỳ, chia làm nhiều đợt, thường kéo dài tới 2 tuần trong 1 tháng hoặc 6 tháng trong 1 năm.

Biểu hiện Đau đầu do căng thẳng

Cảm giác căng hoặc siết chặt ở các cơ vùng đầu và cổ. Người bệnh cảm thấy bị nén ép hoặc ê ẩm ở đầu, tăng nhạy cảm đau xung quanh đầu. Đau lan tỏa khắp đầu, nhưng khó chịu nhất ở phần sau đầu và vùng cổ. Không gây ra các triệu chứng như buồn nôn và nôn. Một số ít trường hợp có thể 

gây ra sự nhạy cảm đối với tiếng ồn.

Đặc điểm của đau đầu do căng thẳng là cơn đau tiến triển tăng dần, nhanh và bất ngờ. Tính chất cơn đau ổn định và cường độ không dữ dội.


Đau đầu do căng thẳng gây nhiều khó chịu.

Đau đầu do căng thẳng gây nhiều khó chịu.

ĐAU ĐẦU DO BỆNH LÝ THẦN KINH: 

NGUYÊN NHÂN GÂY ĐAU ĐẦU 

do quá trình viêm nhiễm, sự xâm lấn của khối u, thiếu máu não. Các quá trình bệnh lý gây xoắn vặn, giãn căng hoặc phù nề quanh các mạch máu. Thời gian: Các cơn đau đến đột ngột, diễn tiến nhanh. Có thể đau suốt ngày hoặc 1 vài giờ.

Đặc điểm: Xảy đến bất ngờ, đau dữ dội, thường kèm theo nhiều dấu hiệu khác như: nôn, ói, tê, liệt... Biểu hiện của chứng đau đầu do bệnh lý thần kinh tùy thuộc nguyên nhân gây đau.

Đau đầu do tăng huyết áp:

 đột ngột, dữ dội, đau khu trú nhiều ở vùng chẩm, trán.

Đau đầu do u não: 

kèm theo buồn nôn, mờ mắt hoặc liệt dây thần kinh sọ não, mắt mờ.

Đau đầu do viêm màng não: 

đau đầu dữ dội, kèm biểu hiện cổ cứng, ói, sợ ánh sáng, sốt cao.

Đau đầu do dị dạng mạch máu não: 

cơn đau âm ỉ, đôi khi đau dữ dội có thể kèm theo liệt run.

Đau đầu do xuất huyết não: 

đột ngột, dồn dập và có thể liệt nửa người, hôn mê nhanh.

LƯU Ý KHI MẮC ĐAU ĐẦU 

Trong cùng một lúc, người bệnh có thể mắc nhiều loại đau đầu khác nhau (như đau đầu do viêm xoang, do tăng huyết áp, do các dây thần kinh ngoại vi...). Cần phải xác định chứng đau đầu nào đang chiếm ưu thế và cần được ưu tiên điều trị trước. Người bệnh nên đi khám đau đầu để xác định nguyên nhân và tìm hướng điều trị phù hợp nhất.

Có thể nói đau đầu do căng thẳng ít nguy hiểm hơn đau đầu do bệnh lý thần kinh, tình trạng sẽ mất sau khi người bệnh ổn định và giải tỏa được tâm lý. Ngược lại, những cơn đau đầu là triệu chứng của các bệnh lý cơ thể khác, có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm.

Các vùng ảnh hưởng từ đau đầu do tăng huyết áp, stress, đau nửa đầu.

Các vùng ảnh hưởng từ đau đầu do tăng huyết áp, stress, đau nửa đầu.

NGƯỜI BỆNH NÊN LÀM GÌ KHI BỊ ĐAU ĐẦU?

Đau đầu

 là chứng bệnh hay gặp đồng thời cũng dễ bị người bệnh bỏ qua và coi đó là bệnh lặt vặt. Tuy nhiên các chứng đau đầu có các biểu hiện khác nhau và người bệnh cần phân biệt được các dấu hiệu đau do bệnh lý. Khi bị đau đầu mà cơn đau đầu ngày càng dữ dội với mức độ tăng dần thì người bệnh cần cảnh giác và nên nghĩ đến chứng đau đầu đi kèm bệnh lý và nên đi khám bác sĩ ngay, làm các thăm dò chức năng cần thiết để xác định bệnh và có liệu pháp điều trị phù hợp. Để việc điều trị bệnh hiệu quả, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Bệnh nhân không tự ý dùng thuốc điều trị đau đầu dạng này, vì với các bệnh lý thần kinh của não bộ, việc dùng thuốc bừa bãi sẽ để lại hậu quả lâu dài, không thể lường hết được. Dùng thuốc bừa bãi khiến bệnh không thuyên giảm mà còn diễn tiến nặng hơn, rất nguy hiểm.

Nếu trong cuộc sống không thể tránh khỏi stress, bạn hãy học cách khắc phục và hóa giải stress tốt hơn. Nên giảm áp lực công việc, tránh những căng thẳng, cố gắng giữ cho mình có một tinh thần lạc quan yêu đời. Chuyên cần tập luyện thể dục thể thao, đi bộ, yoga, dưỡng sinh, khí công... Hãy học cách thư giãn thể dục nhẹ trước khi đi ngủ để có giấc ngủ tốt hơn, cố gắng ngủ đúng giờ, tránh ngủ ngày quá nhiều để có được giấc ngủ ngon và phòng ngừa đau đầu hiệu quả.

Thứ Bảy, 19 tháng 9, 2020

Chăm sóc sức khỏe mùa lạnh đúng cách

 

Thời điểm tiết trời chuẩn bị chuyển sang thời tiết lạnh, nhiệt độ cũng giảm sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của con người đặc biệt đối với những người có sức đề kháng kém như người cao tuổi, trẻ em và phụ nữ đang mang thai.

Thông thường khi thời tiết chuyển mùa, các bệnh về thay đổi đường hô hấp như cảm lạnh, ho và viêm họng, sổ mũi sẽ xảy ra. Làm sao để chăm sóc sức khỏe mùa lạnh đúng cách, giúp tăng cường sức đề kháng, phòng chống các bệnh lây nhiễm để bảo vệ sức khỏe.

1. Thời tiết thay đổi dễ ốm

Các nhà khoa học cho biết rằng các loại virus phổ biến gây ra tình trạng cảm lạnh đối với người sinh trưởng và phát triển tốt hơn trong môi trường mát mẻ. Điều này đồng nghĩa với việc vào thời điểm mùa đông thì các loại virus, vi khuẩn gây bệnh sẽ có xu hướng chọn mũi thay vì sinh sống trong đường ruột ẩm và ướt.

Không chỉ vậy, khi không khí lạnh tới cũng khiến cho cơ thể sản xuất ra ít tế bào bạch cầu hơn. Điều này khiến cho các vi khuẩn, virus có thể tự do hơn trong việc xâm nhập cơ thể. Đối với nhiệt độ môi trường bên ngoài, khi nhiệt độ lạnh hơn cũng khiến cho phản ứng miễn dịch của cơ thể trở nên chậm chạp hơn và khiến cơ thể nhạy cảm hơn.

Do đó, chăm sóc sức khỏe mùa lạnh bạn cần chủ động giữ âm cơ thể, tăng cường sức đề kháng bằng cách tập thể dục và bổ sung các dinh dưỡng cần thiết.

2. Bổ sung dinh dưỡng và vitamin cần thiết cho cơ thể  khi thời tiết chuyển lạnh

Bổ sung dinh dưỡng:

Thực tế, nguồn thực phẩm chính là nguồn cung cấp năng lượng cần thiết nhằm giữ ấm cơ thể trong mùa lạnh. Nếu muốn giữ ấm cơ thể thì bạn cần ăn đủ bữa và nạp đủ dinh dưỡng mà cơ thể cần.

Chăm sóc sức khỏe mùa lạnh đúng cách - Ảnh 2.

Bổ sung đủ dinh dưỡng cho mùa lạnh - Ảnh Internet

Lượng thực phẩm cung cấp cần thiết cho cơ thể sẽ giúp cho quá trình đốt cháy calo được diễn ra một cách thuận lợi hơn và tạo điều kiện sinh nhiệt liên tục trong cơ thể. Ngoài ra, thức ăn giúp cung cấp năng lượng cần thiết thông qua lượng đường được hấp thụ làm tăng khả năng giữ ấm trong điều kiện thời tiết lạnh.

Có thể bổ sung cho cơ thể một số loại gia vị như gừng, tỏi,... là biện pháp giữ ấm cơ thể tốt. Nên ăn món ăn nóng và làm ấm cơ thể giúp bảo vệ hệ thống miễn dịch một cách tốt nhất.

Bổ sung vitamin khi thời tiết chuyển lạnh:

Thời tiết lạnh, ngày sẽ ngắn và đêm dài hơn nên cơ thể ít được tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp, điều này làm giảm lượng vitamin D trong cơ thể. Đây là yếu tố thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cho hệ thống miễn dịch và khả năng miễn dịch, thích ứng của con người hoạt động tốt.

Ngoài ra, vitamin D còn cần thiết cho việc biến đổi thực phẩm thành năng lượng, khi thiếu vitamin D cơ thể sẽ không hấp thu các chất dinh dưỡng từ thức ăn, điều này gây ra tình trạng cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng.

3. Uống đủ nước khi thời tiết chuyển lạnh

Đa số mọi người đều cho rằng khi trời lạnh thì cơ thể cần ít nước hơn vì không ra mồ hôi. Tuy nhiên, sự thật lại cho biết rằng dù nhiệt độ cao hay thấp, mùa hè hay mùa lạnh và ngay cả khi bạn không hề bị toát mồ hôi bạn và cảm thấy không hề khát nước thì cơ thể vẫn cần được cấp đủ nước.

Chăm sóc sức khỏe mùa lạnh đúng cách - Ảnh 3.

Dù trời lạnh bạn vẫn cần uống đủ nước - Ảnh Internet

Do vai trò của nước đối với cơ thể con người không thay đổi qua thời tiết, việc vận chuyển chất dinh dưỡng và oxy đến các tế bào, loại bỏ chất thải và tạo điều kiện cho cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng. Nước còn giúp bảo vệ các cơ quan quan trọng trong cơ thể và làm ẩm, dịu da và mắt cũng như giúp duy trì huyết áp ổn định.

Không chỉ vậy, nước đóng vai trò giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể và giúp bảo vệ chống lại sự kiệt sức do nhiệt độ quá nóng trong những tháng hè và khi thời tiết lạnh ở mùa đông. Vì vậy nước rất cần thiết giúp đảm bảo cho cơ thể chống lại cái lạnh.

Bạn nên uống từ 6 đến 8 ly nước mỗi ngày để giúp cơ thể được ấm. Không chỉ vậy nước còn giúp ích trong việc tránh cơ thể bị giảm nhiệt độ và khiến con người dễ mắc bệnh hô hấp như ho, sổ mũi hoặc cảm lạnh, các trường hợp không bảo vệ sức khỏe mùa lạnh đúng cách có thể khiến người bệnh mắc bệnh viêm phế quản và viêm phổi.

4. Tập luyện thể dục đều đặn khi thời tiết chuyển lạnh

Thời tiết chuyển lạnh, cơ thể thường lười và ít vận động hơn. Do đó việc duy trì tập thể dục mỗi ngày khá khó khăn. Tuy nhiên, muốn bảo vệ sức khỏe bạn phải giữ thói quen tập thể dục đều đặn mỗi ngày vì quá trình tập thể dục sẽ giúp cơ thể giải phóng một lượng endorphin, đây là một chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ, chúng có tác dụng tạo cảm xúc tích cực, cải thiện tâm trạng, và giảm đau cho con người.

Mọi người đều biết về lợi ích của việc tập thể dục hàng ngày mỗi tuần trong mùa lạnh nhằm tăng cường nguồn năng lượng tích cực cho cơ thể giúp cơ thể đẩy lùi bệnh.

Bất ngờ với lợi ích sức khỏe của nước ép khoai tây tươi

 Ngoài cách sử dụng khoai tây như một loại thực phẩm, khoai tây còn có thể ép lấy nước để cải thiện và tăng cường sức khỏe.


Nước ép khoai tây giảm viêm và đau khớp

: Nước ép khoai tây tươi có thuộc tính chống viêm, khiến cho nó trở thành một bài thuốc tự nhiên giảm đau ở khuỷu tay, cổ, lưng vai và đầu gối. Ngoài ra, nó có thể giảm viêm mãn tính ở người bị viêm khớp.

Nước ép khoai tây Giải độc:

 Nước ép khoai tây tươi có nhiều chất xơ giúp giải độc

, cải thiện chức năng của phổi, gan và bàng quang đồng thời giúp loại bỏ cholesterol dư thừa ra khỏi cơ thể.

Tăng cường miễn dịch: Nước ép từ khoai tây có chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường miễn dịch.

Tốt cho da: Bôi nước ép khoai tây tươi lên da có thể làm sáng các sắc tố da, loại bỏ bụi bẩn trên da, đặc biệt có tác dụng với những người bị chàm, nám.

Giảm các triệu chứng bệnh gút: Nước ép khoai tây tươi có thể loại bỏ axit uric ra khỏi cơ thể và cũng cải thiện chức năng thận, giúp giảm các triệu chứng của bệnh gút.

Tốt cho dạ dày: Cho 1-2 thìa nước ép khoai tây tươi trộn với một chút nước và uống trước bữa sáng, bữa trưa và bữa tối thực hiện thường xuyên trong 1-2 tuần. Đây là bài thuốc tự nhiên hiệu quả trị viêm dạ dày, đầy hơi, trướng bụng và các bệnh dạ dày khác.

Loại bỏ gàu: Bôi nước ép khoai tây tươi lên da đầu và tóc và gội sạch bằng nước lạnh sau 20 phút. Việc này sẽ giúp làm sạch tóc, chống gàu đồng thời khiến tóc bạn đen và khỏe.

Chữa quầng thâm mắt: Tất cả những việc bạn phải làm là ngâm một miếng bông vào nước ép khoai tây tươi và bôi chúng lên quầng thâm dưới mắt. Hãy thực hiện thường xuyên, quầng thâm mắt sẽ được loại bỏ một cách tự nhiên.

Cách sử dụng: Gọt một củ khoai tây cỡ trung bình, cắt miếng nhỏ, trộn với nước, và loại bỏ các mầm xanh nếu có vì chúng rất độc hại. Ngoài ra, tư vấn bác sĩ nếu bạn có mức kali trong cơ thể cao hoặc chế độ ăn ít kali vì khoai tây giàu kali.