Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Ba, 30 tháng 9, 2014

Ngừng thở khi ngủ: chớ coi thường!

Các bác sĩ cảnh báo nếu không được phát hiện và điều trị sớm, SAOS có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề cho bệnh nhân như ngủ không ngon, mệt mỏi, ảnh hưởng đến tim… Về lâu dài có nguy cơ cao huyết áp, lên cơn đột quỵ hay suy tim.
Ngừng thở khi ngủ có thể gây ra hậu quả nặng nề. Ảnh minh họa: internet
"Phần lớn bệnh nhân không hay biết mình mắc SAOS. Đây là một rối loạn đặc trưng của bệnh lý hô hấp có liên quan đến giấc ngủ. Biểu hiện lâm sàng là những cơn ngừng thở từng lúc khi ngủ trong thời gian từ mười giây trở lên, làm giảm nồng độ oxy trong máu, sau đó động tác hô hấp hoạt động trở lại thường phối hợp với sự thức dậy ngắn", GS.TS Ngô Quý Châu, GĐ Trung tâm Hô hấp (BV Bạch Mai, Hà Nội) cho biết.
Nguyên nhân dẫn đến hội chứng trên do rối loạn tắc nghẽn đường thở, bất thường cấu trúc hầu họng… Ngủ ngáy không hẳn là dấu hiệu của bệnh, chỉ là triệu chứng. Nếu ngủ ngáy kéo theo giấc ngủ không ngon, thức nhiều trong đêm, đi tiểu nhiều lần, đau đầu vào buổi sáng, giảm trí nhớ, tăng huyết áp… thì có thể là dấu hiệu của bệnh.
Khi có các biểu hiện trên, người bệnh nên đến các chuyên khoa hô hấp khám ngay để được điều trị kịp thời. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ có hướng điều trị như hướng dẫn bệnh nhân sử dụng các bài tập, cho dùng thuốc hoặc dùng máy thở khi ngủ.
Hiện nay Việt Nam chưa có điều tra rộng về SAOS. Tỷ lệ mắc hội chứng này ở châu Á là 4,1 đến 7,5% ở nam giới và 2,1 - 3,2% ở nữ giới trong độ tuổi trung niên.

Theo Bảo Thoa - Phụ nữ thành phố

Khi gia đình có người cao tuổi mắc bệnh lao

Bệnh lao không từ một ai, nhưng tỉ lệ người cao tuổi (NCT) mắc lao thường cao hơn do đối tượng này có sức đề kháng kém và thường có thêm một số bệnh mạn tính.

Những gia đình có người đang điều trị lao cần quan tâm đến một số vấn đề về phương pháp điều trị và cách phòng tránh để không lây nhiễm cho những thành viên khác.
Lời khuyên của thầy thuốc
Để phòng tránh bệnh lao cần chú ý giữ gìn sức khỏe, bảo vệ đường hô hấp, tránh tiếp xúc với nguồn lây trực tiếp bằng cách đeo khẩu trang. Nên ăn uống và ngủ, nghỉ điều độ, tập thể dục thể thao ở mức độ thích hợp thường xuyên.
Khi thấy các triệu chứng nghi lao nên đến khám để phát hiện kịp thời bệnh lao và chữa trị sớm để chóng lành bệnh. Trong điều trị cần phải kiên trì uống thuốc trị lao đủ thời gian và kiểm tra X-quang phổi, xét nghiệm đờm, theo quy định.
Lao phổi là một bệnh khá phổ biến hiện nay. Tại nước ta mỗi năm có thêm khoảng 130.000 người bị lao và có 20.000 - 30.000 người chết vì lao.
Tỉ lệ lao phổi ở NCT khá cao khoảng 25 - 30% nghĩa là cứ 100 NCT thì có 25 - 30 người bị mắc bệnh lao. Lao phổi ở NCT thường đi kèm theo những bệnh khác của tuổi già làm cho việc phát hiện và điều trị sớm gặp nhiều khó khăn.
NCT sức đề kháng giảm nên các vi trùng lao bị nhiễm từ lúc trẻ sau nhiều chục năm ở trạng thái ngủ nhân một cơ hội thuận lợi hoạt động trở lại gây ra bệnh lao. Do bị nhiều bệnh mãn tính nên thường xuyên đến các bệnh viện, trung tâm y tế, nên cũng thường tiếp xúc với các bệnh nhân khác, do đó cũng dễ bị lây nhiễm.
Biểu hiện lao phổi ở NCT thường âm thầm, các triệu chứng thường gặp ở bệnh lao như: sụt cân, mệt mỏi, sốt về chiều, thường bị che lấp bởi các tình trạng khác của người già, sốt ít khi cao và người bệnh có thể không nhận ra, cũng có thể gặp tình trạng đổ mồ hôi về đêm và ho ra máu thì ít khi gặp.
Chẩn đoán cũng gặp nhiều khó khăn. X-quang phổi không điển hình do chồng chéo nhiều bệnh phổi mãn tính khác ở NCT.
NCT có thể kèm theo các bệnh làm cho lao phổi nặng thêm và khó điều trị. Người bệnh đái tháo đường nếu không được điều trị tốt sẽ dễ bị bệnh lao và để điều trị lao tốt phải giữ đường huyết ở mức ổn định thường xuyên. Bởi vì đường trong máu cao là môi trường tốt cho vi trùng lao phát triển.
Triệu chứng bệnh lao phổi
Triệu chứng bệnh lao phổi
NCT thường hay đau khớp do đó thường dùng các loại thuốc giảm đau kháng viêm. Nếu dùng lâu dài loại thuốc có chứa corticoid như: prednisolon, dexamethason, hydrocortison... sẽ bị giảm sức đề kháng nên dễ bị nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm lao và nhiễm nấm.
Vì vậy, không nên tự ý dùng các loại thuốc corticoid. Khi sử dụng corticoid phải thận trọng theo dõi các phản ứng có hại và nhanh chóng báo cho thầy thuốc biết.
Trong quá trình điều trị bệnh lao phổi ở NCT cần lưu ý: bệnh lao phổi có tính lây lan cao, vi trùng trong đờm càng nhiều thì tính lây lan càng cao. Do vậy, trong vòng 3 tháng đầu điều trị, người bệnh cần chủ động phòng tránh lây lan cho người thân bằng cách hạn chế tiếp xúc thân mật, nhất là với trẻ em vì trẻ rất dễ bị nhiễm vi trùng lao.
Gia đình người thân cũng cần giải thích động viên đồng thời khéo léo giúp người bệnh không mặc cảm vì sinh hoạt tạm thời cách ly, tình trạng này sẽ giảm dần sau khoảng 2 - 3 tháng điều trị thuốc kháng lao. Khi vi trùng lao trong đờm không còn nữa thì bệnh nhân có thể sinh hoạt lại bình thường với gia đình...
Hiện nay có 5 loại thuốc thường được dùng trong điều trị bệnh lao là Streptomycin, Rifapicin, Isoniazide, PyrazamidEthambutol. Tùy theo tình trạng bệnh mà người bị lao sẽ được dùng phối hợp các loại thuốc này theo công thức của chương trình chống lao quốc gia.
Nếu bệnh nhân dùng thuốc không đủ liều, hoặc thường xuyên quên uống thuốc, uống không đủ thời gian sẽ dẫn đến hiện tượng bị kháng thuốc và không còn thuốc để điều trị bệnh này. Ngoài việc dùng thuốc, người bệnh lao cần nghỉ ngơi nhiều, hạn chế căng thẳng về tinh thần, tránh thức khuya dậy sớm.

Theo Th.S Lê Quốc Thịnh - Sức khỏe và đời sống

Chỉ số xét nghiệm máu

Tôi thấy trong xét nghiệm máu thường có LDL, HDL và triglycerides.

Đó là những chỉ số gì? Khi nào sức khỏe của tôi ở mức cảnh báo.
Hồng Châu (H.Nhà Bè, TP.HCM)
- LDL, HDL và triglycerides là những chỉ số cơ bản về máu được chỉ định khi bạn đi khám sức khỏe tổng quát. Những ký hiệu này liên quan đến mỡ trong máu (cholesterol máu). Cholesterol được tạo ra từ gan để phục vụ nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể.
Trị số bình thường: 3,9 - 5,2 mmol/L. Trị số này nếu giảm, bệnh nhân có thể mắc bệnh cường giáp; ung thư gan; suy dinh dưỡng; hội chứng kém hấp thu; một số trường hợp bệnh cấp tính.
Còn nếu trị số tăng qua mức bình thường, bạn có thể đang bị thiểu năng tuyến giáp; tắc ống mật chủ; suy thận mạn; béo phì; bệnh lý biểu mô tế bào gan…

Bên cạnh đó, thành phần cholesterol bao gồm:
+ Cholesterol lipoprotein mật độ cao (High Densitive Lipoprotein - viết tắt HDL) được gọi là cholesterol tốt, nó giúp loại bỏ các chất béo ra khỏi cơ thể thông qua gan. Mức độ HDL cholesterol cao trong máu sẽ giảm được nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
+ Cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp (Low Densitive Lipoprotein - viết tắt là LDL) là cholesterol xấu, bởi vì nó có thể dẫn đến sự gia tăng cholesterol trong động mạch, có thể gây xơ vữa, huyết khối, dẫn đến tắc mạch nếu hàm lượng LDL cholesterol cao trong máu, nguy cơ mắc bệnh tim tăng lên.
+ Triglycerides là một loại chất béo trung tính trong máu. Nếu cả hai lượng triglycerides và LDL đều cao, nguy cơ bệnh nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não càng cao.

Theo TS.BS Trần Phủ Mạnh Siêu - PGĐ BV Nguyễn Trãi
Phụ nữ thành phố

4 thói quen cực kì có hại cho dạ dày

Nếu dạ dày không làm tốt chức năng sẽ ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn, kết quả là bạn dễ bị béo phì, phát sinh nhiều bệnh trong cơ quan tiêu hóa nói riêng và cơ thể nói chung. Dưới đây là 4 thói quen cực kì có hại cho dạ dày mà bạn cần loại bỏ ngay trong cuộc sống của mình.

1. Ăn trước khi ngủ

Bạn đã được nghe nói nhiều đến việc nên ăn nhẹ trước khi ngủ để giảm tải công việc tiêu hóa thức ăn cho dạ dày và dạ dày được nghỉ ngơi. Đó là bởi vì nếu bạn ăn nhiều trước khi ngủ thì ngay lúc bạn ngủ, các cơ quan trong cơ thể cũng không được nghỉ thực sự vì thành phần protein có trong thực phẩm sẽ kích thích quá trình tiết axit và dịch vị trong dạ dày để tiêu hóa chúng. 

Nhưng thời gian này, dạ dày làm việc không năng suất như khi bạn thức nên thức ăn có thể không được tiêu hóa hết. Thức ăn chưa kịp tiêu hóa hết sẽ phân hủy và lên men trong dạ dày, dẫn tới đầy bụng và đau dạ dày.

4 thói quen cực kì có hại cho dạ dày 1Ăn nhiều trước khi ngủ sẽ kích thích quá trình tiết axit và dịch vị trong dạ dày để tiêu hóa chúng. Ảnh minh họa

2. Ăn quá nhanh

Ăn nhanh quá cũng là một "thủ phạm" gây hại cho dạ dày. Khi ăn, sau khi thức ăn vào cơ thể, phải mất một khoảng thời gian để chuyển tín hiệu từ dạ dày lên não và não "điều khiển" việc tiết dịch vị ở dạ dày để tiêu hóa thức ăn và sau đó nhận tín hiệu "no" từ dạ dày để phát tín hiệu bạn nên ngừng ăn.

Tuy nhiên, nếu bạn ăn quá nhanh, lượng thức ăn được “nạp” vào quá nhanh, não bộ chưa kịp nhận tín hiệu từ dạ dày và kết quả là dạ dày không kịp tiết dịch và co bóp để tiêu hoá thức ăn. Thói quen ăn nhanh lâu ngày có thể dẫn tới bệnh đau dạ dày.

Đó chính là lý do tại sao các chuyên gia sức khỏe thường đưa ra lời khuyên là nên ăn chậm để các tín hiệu này được phát ra và nhận về kịp lúc, tránh tình trạng ăn quá nhiều vì ăn mãi chưa no. Điều này không những giúp bạn tránh bị tăng cân mà còn bảo vệ dạ dày tốt hơn.

3. Lạm dụng thuốc giảm đau

Các loại thuốc giảm đau như đau đầu, đau cơ, đau khớp... đều có thể gây hại cho dạ dày bởi vì khi uống các loại thuốc này, sự sản xuất niêm mạc bảo vệ thành dạ dày bị kìm hãm, dẫn đến chảy máu dạ dày, thậm chí cả viêm loét dạ dày. Những tác động này có thể diễn ra rất âm thầm và đến khi phát hiện thì bệnh đã trở nặng.

Bởi vậy, nếu không thực sự quá nghiêm trọng, bạn không nên lạm dụng thuốc giảm đau.

4 thói quen cực kì có hại cho dạ dày 2
Các loại thuốc giảm đau như đau đầu, đau cơ, đau khớp... đều có thể gây hại cho dạ dày. Ảnh minh họa

4. Vận động mạnh sau khi ăn

Sau khi ăn, máu chảy vào dạ dày để giúp cho việc tiêu hóa, vì thế việc cung cấp máu cho các bộ phận khác ít đi. Nếu bạn vận động mạnh ngay sau khi ăn thì có thể làm giảm bớt máu cung cấp cho ruột già và dạ dày.

Vì vậy, bạn nên nghỉ ngơi sau khi ăn chứ không nên chạy hay đi bộ hoặc làm gì đó nặng nhọc để tránh ảnh hưởng đến dạ dày. 


Theo Tr.Thu - Màn ảnh dân khấu

Có cách "trị" rối loạn chu kỳ kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt không những gây ra sự khó chịu, bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày, mà còn làm giảm khả năng thụ thai ở phái đẹp.

Nhận biết những nguyên nhân sau đây sẽ giúp chị em hiểu rõ và có biện pháp khắc phục hiệu quả hơn đối với rối loạn phổ biến này.
Thừa cân: Các tế bào chất béo dư thừa có thể làm tăng nồng độ estrogen, ảnh hưởng đến sự trụng trứng theo chu kỳ. Trong khi đó, dưới tác động của estrogen, lớp niêm mạc tử cung tiếp tục dày lên. Do đó, phụ nữ thừa cân thường có chu kỳ kinh nguyệt dài và không đều.
Thiếu cân: Ngược lại, khi thiếu cân, cơ thể bạn không sản xuất đủ estrogen để làm dày lớp nội mạc tử cung. Điều này cũng ảnh hưởng đến chu kỳ bình thường của phái đẹp.
 
Đang trong đợt điều trị thuốc: Bất kỳ loại thuốc nào có liên quan đến tuyến giáp, steroid, hoặc thuốc chống loạn thần đều có thể ảnh hưởng xấu đến chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ.
Tiếp xúc nhiều với thuốc trừ sâu: Một nghiên cứu cho thấy, phụ nữ sống ở những nông trại sử dụng thuốc trừ sâu có chu kỳ dài hơn so với những phụ nữ khác. Các bác sĩ khuyên phái đẹp hạn chế tối đa sự tiếp xúc với thuốc trừ sâu, kể cả qua đường thực phẩm. Bạn nên chọn loại rau củ không sử dụng thuốc trừ sâu để đảm bảo an toàn tuyệt đối.
 Có cách "trị" rối loạn chu kỳ kinh nguyệt
Căng thẳng: Phụ nữ căng thẳng có thể làm chu kỳ rối loạn. Đặc biệt hơn nữa, khả năng thụ thai ở những phụ nữ có dấu hiệu căng thẳng thường thấp hơn. Lời khuyên đưa ra cho các cặp đang cố gắng có em bé là thư giãn để có tâm thế thoải mái nhất.
 Có cách "trị" rối loạn chu kỳ kinh nguyệt
Ngủ không đủ giấc: Những người có giấc ngủ không ổn định hoặc thiếu ngủ như y tá, tiếp viên hàng không, những người hay làm ca đêm… thường có chu kỳ không đều dặn. Thêm vào đó, giấc ngủ còn ảnh hưởng đến nồng độ melatonin - được cho là có ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và sinh sản.
 Có cách "trị" rối loạn chu kỳ kinh nguyệt
Lệch múi giờ: Cơ thể sản xuất ra hormone melatonin để báo hiệu giờ ngủ sinh học của bạn. Khi bị lệch múi giờ, melatonin vẫn được sản xuất mặc dù lúc đó là ban ngày. Điều này khiến cơ thể bạn khó thích ứng kịp, gây rối loạn kinh nguyệt.

Theo V. Nữ - Người lao động

Xử trí và phòng ngừa chấn thương mắt ở trẻ

Chấn thương mắt cần được xử lý nghiêm ngặt vì vết thương hở từ các vật đâm xuyên có thể nhanh chóng dẫn tới nhiễm trùng, đe dọa thị lực.

Sơ cứu đúng cách và kịp thời có thể tạo ra sự khác biệt đáng kể trong kết quả điều trị, gia tăng cơ hội bảo tồn thị lực.
Dấu hiệu nhận biết
Những vật thể nhỏ hay các loại dịch có thể lọt vào mắt, khiến bé cảm thấy khó chịu hoặc đau nhức. Cha mẹ nhận thấy mắt con bị đỏ hoặc bé phải nhắm nghiền mắt, không mở ra được. Tuy nhiên, không phải khi nào các bé cũng chịu khai báo với bố mẹ về sự cố ở mắt. Hãy nghĩ tới chấn thương mắt khi bé có các biểu hiện:
- Bồn chồn, bất ổn.
- Kêu đau bên trong hay xung quanh mắt.
- Nước mắt chảy giàn giụa.
- Dùng tay che một bên hoặc hai bên mắt.
- Khó cử động mắt.
- Một mắt trông khác với mắt bên kia.
- Thị lực đột nhiên giảm.
- Rách da ở mi mắt hoặc xung quanh mắt.
- Nhìn thấy máu bên trong mắt.
- Có vết bầm dập trên mắt hoặc quanh mắt.
-  Nhắm ngắt quãng một bên mắt. 
- Không chịu được ánh sáng chói.
Nếu nghi ngờ bé bị chấn thương mắt, bạn nên đưa con đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt hay đưa bé tới phòng khám cấp cứu gần nhất, kể cả nếu tổn thương lúc đầu trông không nghiêm trọng. Một số chấn thương mắt mức độ nặng có thể không thể hiện rõ ràng ngay từ đầu, việc xử lý chậm có thể khiến tổn thương trở nên tồi tệ hơn, gây mất thị lực vĩnh viễn.
kham-mat-4539-1411090274.jpg
Nên đưa trẻ đi khám mắt nếu thấy bé đau mắt dữ dội hoặc đau dai dẳng. Ảnh: Nam Phương.
Phân loại chấn thương
Sau đây là một số loại chấn thương mắt thường gặp ở trẻ em:
- Dị vật trong mắt: bụi, cát, vụn gỗ, côn trùng... chui vào mắt.
- Xước giác mạc: do móng tay, vật nhọn, cành cây cào.
- Vết thương đụng dập: bóng đập vào mắt, bị đấm hay huých khuỷu tay vào mắt.
- Vết thương đâm xuyên hay chảy máu: do dụng cụ nhọn như kéo, bút chì... đâm vào.
- Bỏng hóa chất: các hóa chất gia dụng bắn vào mắt.
Xử trí
Nguyên tắc chung:
- Các chấn thương nhỏ và nông thường không cần điều trị và vết thương sẽ lành sau 48 giờ. Không cho trẻ sờ mó hoặc dụi mắt, không băng ép mắt vì điều này có thể khiến tổn thương trở nên trầm trọng hơn. Nếu sau 48 giờ tình hình không cải thiện thì cần đi khám bác sĩ.
- Trường hợp vết thương đâm xuyên, không được tìm cách loại bỏ vật nhọn mắc kẹt trong mắt.
- Không bôi thuốc mỡ hay các thuốc khác vào mắt. Những thuốc này có thể không vô trùng và khiến mắt trở nên trơn trượt, gây khó khăn cho việc thăm khám của bác sĩ.
- Đưa trẻ đi khám bác sĩ mắt ngay nếu có bất kỳ lo ngại nào.
Xử trí khi trẻ có dị vật trong mắt:
Không được dụi mắt, không dùng giấy hoặc bông để lấy dị vật vì như vậy có thể khiến mắt bị nhiễm trùng, đẩy dị vật vào sâu hơn hoặc gây xước kết mạc, giác mạc.
- Chớp mắt vài lần và để nước mắt đẩy dị vật ra ngoài.
- Nếu làm như vậy chưa kết quả, bạn có thể giúp trẻ kéo mí mắt trên che trùm lên mí mắt dưới, để hàng mi dưới gạt sạch bụi bẩn ở mặt trong của mí trên.
- Đặt bé nằm ngửa và trấn an bé. Dùng các ngón tay banh rộng mắt của bé, nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý hay các loại thuốc có tác dụng rửa mắt. Bạn cũng có thể nhẹ nhàng rửa mắt bị tổn thương của con bằng nước sạch đổ từ bình hay chai lọ, nước từ vòi chảy chậm hay ngâm mắt trẻ trong nước sạch. Tránh phun nước thẳng vào mặt khiến bé sợ hãi.
- Nếu bụi vẫn không ra, hãy yêu cầu trẻ nhắm mắt hoặc băng nhẹ cả hai bên để hạn chế cử động mắt, giảm thiểu chấn thương, rồi đưa trẻ đi khám bác sĩ.
Xử trí khi xước giác mạc, kết mạc:
Trầy xước giác mạc, kết mạc là chấn thương phổ biến, thường do vết xước từ móng tay, cây cỏ hay đồ chơi gây ra. Xước nông ở giác mạc thường nhanh chóng tự lành. Tuy nhiên, vết xước sâu hơn có thể đi kèm nguy cơ nhiễm trùng. Nếu trẻ nhạy cảm với ánh sáng, mắt bị đỏ hoặc nhìn mờ thì cần đưa bé đi khám bác sĩ ngay.
Xử trí khi có vết thương mắt do đụng dập
Chấn thương do bóng đập vào mắt hay do bị đấm, bị hích khuỷu tay vào mắt có thể gây gây phù nề, bầm tím ở mắt hay mi mắt. Va đập dù nhẹ cũng có thể gây tổn thương đáng kể ở mắt.
Chườm lạnh ngay cho vùng mắt bị chấn thương để giảm đau và giảm phù nề, tuyệt đối không ấn mạnh lên vùng tổn thương. Không ép trực tiếp đá lạnh lên mắt vì điều này khiến vết thương trở nên trầm trọng hơn. Có thể dùng túi chườm lạnh hoặc đá bọc trong khăn và chườm 15-20 phút, nhắc lại sau mỗi 1-2 giờ. Sau 48 giờ thì xen kẽ chườm lạnh và chườm nóng.
Nếu mắt vẫn đau hay xuất hiện nhìn mờ, kể cả sau một cú đụng dập nhẹ, cần đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay để loại trừ chấn thương bên trong mắt.
Xử trí vết thương đâm xuyên hay chảy máu:
chan-thuong-mat-jpg-1386-1411090274.png
Dùng cốc giấy úp lên mắt bị chấn thương để bảo vệ mắt. Ảnh: Howstuffworks.
Không dụi mắt.
- Không rửa mắt bằng nước hoặc các dung dịch khác.
- Không tìm cách loại bỏ vật mắc kẹt trong mắt.
- Đặt trẻ nằm ngửa và trấn an trẻ.
- Lót những miếng đệm bông xung quanh mắt bị tổn thương. Đặt một chiếc cốc giấy hay cốc nhựa lên phía trên mắt, tựa trên các tấm đệm bông. Dùng băng y tế hoặc khăn sạch quấn nhẹ quanh đầu, trùm lên trên cốc. Tuyệt đối không băng ép, không đè mạnh lên cốc vì như vậy có thể gây chấn thương mắt trầm trọng.
- Không cho trẻ uống hay ăn bất kỳ thứ gì, đề phòng trường hợp cần gây mê để xử trí vết thương.
- Tránh dùng các thuốc giảm đau như aspirin hay ibuprofen vì các thuốc này có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Hơn nữa, chứng đau liên quan tới chấn thương mắt loại này thường rất dữ dội, không thể làm dịu bằng thuốc giảm đau thông thường. Đừng trì hoãn đưa bé đi bệnh viện bằng cách chờ thuốc giảm đau phát huy tác dụng. Hãy đưa trẻ tới phòng khám mắt ngay.
Xử trí vết thương do bỏng hóa chất
Hóa chất vô tình bắn vào mắt có thể khiến mắt đỏ, đau, bỏng rát. Cần ngay lập tức rửa mắt bằng nước sạch để loại bỏ hóa chất. Với trẻ nhỏ, đặt bé nằm ngửa và trấn an bé. Dùng các ngón tay banh rộng mắt, rửa mắt liên tục trong vòng ít nhất 15 -20 phút bằng nước từ cốc, bình hay vòi nước chảy chậm. Nhắc bé đảo mắt liên tục để tăng hiệu quả rửa mắt.
Trường hợp trẻ lớn bị chấn thương một mắt, yêu cầu trẻ ngồi cúi đầu vào chậu hay bồn rửa, đầu nghiêng một bên sao cho mắt bị chấn thương nằm thấp hơn mắt lành. Dùng nước sạch rửa mắt bị chấn thương. Trường hợp cả hai mắt bị tổn thương, yêu cầu trẻ ngửa đầu ra sau, dùng nước sạch rửa cả hai mắt, đổ nước từ sống mũi xuống hai mắt.
Nếu có vòi sen, có thể để nước ấm chảy nhẹ nhàng lên vùng trán hay ngay phía trên mắt bị chấn thương, dùng các ngón tay banh rộng mắt. Không dụi mắt, không băng bó mắt hay sử dụng cốc che mắt. Gọi điện đến trung tâm chống độc xin tư vấn. Đưa bé đi khám cấp cứu, mang theo chai lọ chứa hóa chất.

Khi nào cần đi khám bác sĩ ngay:
- Đau mắt dữ dội hoặc đau dai dẳng.
- Không thể lấy dị vật ra khỏi mắt.
- Thị lực giảm.
- Chảy máu bên trong mắt.
- Đau mắt khi ra ngoài ánh sáng chói.
- Vết rách sâu quanh mắt.
Nói chung, trong những trường hợp nặng, cha mẹ không nên can thiệp nhiều mà nên đưa ngay trẻ tới cơ sở y tế. Khi không biết rõ nguyên nhân gây chấn thương và băn khoăn về cách xử trí, tốt nhất nên đắp một miếng gạc vô trùng hay tấm khăn sạch lên vùng mắt bị chấn thương và đưa bé đi khám ngay.
Phòng ngừa chấn thương mắt
Đa số các chấn thương mắt có thể được phòng ngừa nếu tuân thủ các nguyên tắc an toàn:
- Chọn đồ chơi phù hợp với lứa tuổi của trẻ.
- Tránh các đồ chơi có vật nhọn như trò bắn cung tên, ném phi tiêu hoặc các đồ chơi nguy hiểm như súng bắn đạn giả.
- Theo dõi sát khi trẻ chơi các trò chơi hay đồ chơi có thể gây nguy hiểm.
- Hướng dẫn trẻ học cách sử dụng an toàn các vật dụng có thể gây nguy hiểm như bút chì, kéo, dây chun, mắc áo…
- Dùng cửa chắn an toàn ở chân cầu thang hay nơi tiếp giáp cầu thang của mỗi tầng, tránh để trẻ ngã cầu thang gây chấn thương mắt.
- Che chắn các góc nhọn của bàn, tủ.
- Khóa chặt mọi ngăn kéo và cửa tủ mà trẻ có thể với tới.
- Giữ các loại hóa chất tẩy rửa trong gia đình xa tầm với của trẻ nhỏ.
- Trong số các trẻ dưới 4 tuổi bị chó cắn, có tới 15% trường hợp bị chấn thương ở mắt. Các con chó này thường quen thân với đứa trẻ, nếu bé bị cùng một con chó cắn lần thứ hai thì chấn thương thường trầm trọng hơn lần thứ nhất. Vì vậy, sau khi trong gia đình có trẻ bị chó cắn, cần chuyển ngay chó đi nơi khác.

Theo BS Trần Thu Thủy - VnExpress

4 món ăn trị viêm mũi dị ứng

Chứng "Tỵ cừu" với nguyên nhân chủ yếu là do phong tà gây nên trên cơ sở chính khí (sức đề kháng của cơ thể) suy nhược vì nhiều lý do khác nhau.

Y học cổ truyền bàn đến viêm mũi dị ứng từ rất sớm trong phạm vi chứng "Tỵ cừu" với nguyên nhân chủ yếu là do phong tà gây nên trên cơ sở chính khí (sức đề kháng của cơ thể) suy nhược vì nhiều lý do khác nhau.
Về mặt trị liệu, ngoài việc dùng thuốc thì các món ăn cũng hỗ trợ điều trị bệnh. Bài viết này xin được giới thiệu 4 món ăn điển hình để bạn đọc tham khảo và vận dụng khi cần thiết
Bài 1:
Chim bồ câu 1 con (khoảng 90g), hoàng kỳ 60g, tân di 9g, bạch truật 9g, đại táo 12g, gừng tươi và gia vị vừa đủ. Chim bồ câu làm thịt, bỏ ruột, chặt miếng; tân di gói trong túi vải; đại táo bỏ hạt; các vị thuốc còn lại rửa sạch thái phiến.
Tất cả cho vào nồi hầm kỹ chừng 60 phút, chế thêm gia vị, ăn nóng trong ngày. Công dụng: bổ khí ích biểu, làm thông thoáng lỗ mũi. Dùng cho người bị viêm mũi dị ứng có thể chất hư nhược, tắc mũi, hắt hơi, chảy nước mũi nhiều, tinh thần mỏi mệt, chán ăn, dễ đổ mồ hôi...
4 món ăn trị viêm mũi dị ứng
Cháo thịt bò.
Bài 2:
Thịt bò 90g, tỏi tươi 60g, rau thơm tươi 15g, gạo tẻ 60g, gia vị vừa đủ. Thịt bò rửa sạch thái miếng, tỏi bóc vỏ đập giập, rau thơm thái nhỏ. Gạo tẻ vo sạch cho vào nồi ninh thành cháo, khi chín cho thịt bò và tỏi vào đun sôi một lát là được, bỏ rau thơm và chế đủ gia vị, ăn nóng trong ngày.
Công dụng: khu phong trừ hàn, làm giảm xuất tiết và thông lỗ mũi. Dùng cho người bị viêm mũi dị ứng với triệu chứng như: chảy nước mũi trong, hắt hơi nhiều, ngạt mũi...
Bài 3:
Đầu cá 2 cái (chừng 150g), tân di 12g, tế tân 3g, bạch chỉ 12g, gừng tươi 15g. Đầu cá bỏ mang làm sạch, tân di gói vào túi vải, tế tân và bạch chỉ rửa sạch, gừng tươi thái chỉ. Tất cả cho vào nồi, đổ vừa nước, ninh kỹ trong 2 giờ rồi chế thêm gia vị, ăn đầu cá uống nước canh trong ngày.
Công dụng: khứ phong tán hàn, làm thông mũi. Dùng cho những người bị viêm mũi dị ứng với triệu chứng như: đau đầu, đau cổ gáy, hắt hơi, sổ mũi và ngạt mũi nhiều...
Bài 4:
Tây dương sâm 15g, ếch 2 con (chừng 150g), bách bộ 30g, ma hoàng 3g. Tây dương sâm thái phiến, ếch làm sạch bỏ nội tạng, bách bộ và ma hoàng rửa sạch. Tất cả cho vào nồi, đổ vừa nước, hầm kỹ chừng 2h rồi cho thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.
Công dụng: dưỡng phế âm, thông tỵ khiếu. Dùng cho người bị viêm mũi dị ứng biểu hiện bằng các triệu chứng như: mũi khô, ngạt mũi, hắt hơi và chảy nước mũi nhiều, miệng khô họng khát, người gầy, hay có cảm giác sốt nóng về chiều, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ...

Theo ThS Hoàng Khánh Toàn - Sức khỏe và Đời sống

Ðề phòng viêm phần mềm quanh khớp

Bệnh viêm phần mềm quanh khớp gây tổn thương ở điểm bám gân, dây chằng, túi thanh dịch hay bao gân. Bệnh hay gặp ở khuỷu tay, cổ bàn tay, vai, gối và quanh mắt cá.

Ai dễ mắc bệnh?
Bệnh viêm phần mềm quanh khớp có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng gặp nhiều ở tuổi trung niên và người cao tuổi, chủ yếu ở nữ. Theo các nghiên cứu ở Hoa Kỳ, có tới 11,6% công nhân ngành dệt mắc bệnh viêm gân, bao gân. Viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay là thể hay gặp nhất ở vùng khuỷu tay, gặp ở 1 - 3% dân số và thường ở độ tuổi 40 - 60.
Ðề phòng viêm phần mềm quanh khớp
Tổn thương hội chứng De Quervain ở vùng cổ tay.
Đến nay, nguyên nhân gây viêm phần mềm quanh khớp thường khó xác định. Các nhà chuyên môn cho rằng có một số yếu tố nguy cơ gây bệnh là: chấn thương, vi chấn thương do các động tác lặp đi lặp lại kéo dài như đánh tennis, nội trợ, bế trẻ em, nghề thủ công, thợ cơ khí, đi giầy dép cao gót; người cao tuổi, nữ giới... Ngoài ra, bệnh còn hay gặp ở những người mắc các bệnh: viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, đái tháo đường...
Tuy bệnh không nguy hiểm nhưng gây đau làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, lao động, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Biểu hiện của bệnh
Triệu chứng bệnh chủ yếu là đau ở một số vị trí tổn thương đặc hiệu. Đau từng lúc hoặc đau liên tục cả ngày đêm, đau tăng khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi; đau có thể lan dọc lên phía trên hoặc dưới của gân. Ấn tại chỗ thường có điểm đau chói. Thường không có biểu hiện sưng, nóng, đỏ. Khi làm một số nghiệm pháp co giãn cơ và gân nơi tổn thương, bệnh nhân thấy đau tăng lên.
Chụp X-quang có thể phát hiện hình ảnh canxi hóa ở đầu gân. Siêu âm gân cơ, chụp cộng hưởng từ có giá trị trong chẩn đoán xác định ở những trường hợp viêm gân, bao gân không điển hình, nhất là ở các vị trí có nhiều gân cơ như vai, khớp háng, khớp gối, cổ chân.
Thể bệnh nào thường gặp?
Một số bệnh hay gặp như viêm gân gấp (gọi là ngón tay lò so) ở bàn tay; viêm mỏm châm quay, hội chứng De Quervain ở vùng cổ tay; viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay ở vùng khuỷu tay.
Viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay: Khoảng gần 50% người chơi quần vợt bị viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay, vì vậy bệnh này còn có tên là “Khuỷu tay đau do chơi tenis” (Tennis’elbow). Triệu chứng gồm: đau ở vùng mặt ngoài khuỷu tay, đau lan lên trên cánh tay và xuống dưới cẳng tay; đau có thể tăng vào buổi chiều tối; đau tăng khi làm các động tác xoay cẳng tay, gấp duỗi ngón tay, nắm chặt tay. Không hoặc ít sưng, nóng, đỏ; ấn vào lồi cầu ngoài đau tăng lên hoặc có điểm đau chói. Nắm tay hai bên, thấy giảm sức nắm bên bị bệnh. Vận động khớp khuỷu tay vẫn bình thường.
Viêm gân gấp ngón tay: Bệnh nhân đau ở gốc ngón tay, hay đau ở ngón tay cái, khó cử động ngón. Đau nặng hơn vào buổi sáng và giảm vào ban ngày. Bệnh nhân nắm bàn tay vào thì dễ hơn, khi duỗi ngón tay ra bệnh nhân thấy khó khăn và có cảm giác thấy tiếng “bật” ở gân, ngón tay tổn thương bật như lò xo. Do đó bệnh còn gọi là ngón tay lò xo. Sờ dọc theo gân gấp thấy một cục xơ cứng, di động khi gấp duỗi ngón tay, ấn tại chỗ đau. Ngón tay có thể bị kẹt ở tư thế gập vào lòng bàn tay hoặc duỗi thẳng.
Ðề phòng viêm phần mềm quanh khớp
Tổn thương trong hội chứng De Quervain trên  phim Xquang.
Viêm bao gân De Quervains hay viêm mỏm trâm quay: Bình thường cơ giạng dài và cơ duỗi ngắn ngón cái trượt dễ dàng trong bao gân ở đường hầm cổ tay. Nếu bao gân này bị viêm sẽ sưng phồng, gây chèn ép lẫn nhau dẫn đến đau và hạn chế vận động ngón cái. Bệnh thường gặp ở nữ, từ 30 - 50 tuổi, nhất là ở những người hay phải bế trẻ em.
Biểu hiện bệnh: sưng đau vùng mỏm trâm quay, đau tăng khi vận động ngón cái, đau liên tục, nhất là về đêm. Đau có thể lan khắp ngón cái và lan lên cẳng tay. Sờ thấy bao gân dày lên, có khi có nóng, đỏ, ấn vào đau tăng. Nếu chỉ đau tại chỗ mỏm trâm quay, ấn đau nhưng không lan là thể viêm mỏm trâm quay đơn thuần.
Phương pháp điều trị
Việc điều trị bệnh viêm phần mềm quanh khớp cần kết hợp giữa biện pháp không dùng thuốc và dùng thuốc.
Các biện pháp không dùng thuốc gồm: Giảm hoặc ngừng vận động tại vùng gân tổn thương tới khi hết đau. Đây là điều kiện quan trọng để bệnh nhanh khỏi và tránh tái phát. Chẳng hạn, nếu bệnh nhân chơi tennis thì phải nghỉ chơi ít nhất là trong thời gian đang đau. Dùng băng chun để cố định tạm thời vùng gân tổn thương. Có thể dùng nẹp hoặc máng bột, dụng cụ chỉnh hình... để cố định. Dùng vật lý trị liệu: chườm lạnh tại chỗ, trong giai đoạn cấp tính có sưng, nóng, đỏ; điều trị bằng sóng siêu âm, sóng ngắn, hồng ngoại.
Dùng thuốc: Thuốc giảm đau chống viêm không steroid như diclofenac, meloxicam, paracetamol... Tiêm corticoid tại chỗ là phương pháp thông dụng để điều trị viêm phần mềm quanh khớp. Hiệu quả giảm đau tốt, nhưng chỉ dùng khi bác sĩ chuyên khoa khớp chỉ định. Dùng phẫu thuật cắt bỏ phần viêm, xơ... nếu điều trị nội khoa thất bại.
Để phòng bệnh, cần có chế độ tập luyện thể dục thể thao, sinh hoạt, lao động hợp lý, vừa sức, không gắng sức quá, không làm các động tác đột ngột. Luôn chú ý giữ tư thế lao động đúng. Hạn chế các động tác cử động mạnh hoặc lặp đi lặp lại nhiều lần. Khởi động kỹ trước khi tập luyện, lao động.

Theo ThS. Trần Ngọc Hương - Sức khỏe và Đời sống

5 hiểu lầm đáng tiếc về ung thư gan

(Kiến Thức) - Ung thư gan ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hiểu lầm đáng tiếc, ngây ngô xoay quanh căn bệnh này.

 


Theo Hải Yến - Kiến thức

10 cách khôn ngoan phòng cảm lạnh, cảm cúm trong mùa thu

1. Làm ấm mũi
GS Ron Eccles từ Trung tâm nghiên cứu cảm lạnh tại Đại học Cardiff lý giải: "Chúng ta bị cảm lạnh và cảm cúm nhiều hơn trong mùa đông là vì mũi lạnh đi, làm giảm khả năng kháng lại các nhiễm trùng". Nếu trời lạnh, hãy quấn khăn ngang mũi để giữ ấm cho nó.
camlanh-4284-1411035729.jpg
Một cú hắt hơi mạnh có thể giải phóng các giọt nước bọt mang theo 100.000 vi khuẩn vào không khí trong bán kính 3,5 mét. Ảnh: wellcome.
2. Đừng bắt tay
Nghiên cứu mới từ Đại học Aberystwyth đã chỉ ra rằng bắt tay làm lây truyền vi khuẩn nhiều gấp 10-20 lần so với khi người ta chỉ chạm nắm đấm vào nhau. "Bắt tay kéo dài hơn và tiếp xúc da trên một vùng rộng hơn", giáo sư David Whitworth, chuyên gia về hóa sinh tại đại học này, cho biết. Ông cũng phát hiện người nắm chặt nhất truyền nhiều vi khuẩn nhất.
3. Giặt quần áo bằng nước ấm
Virus cúm có thể sống trong nước nóng tới 40 độ C, vì thế nếu có người nhà mắc bệnh, hãy giặt và ngâm quần áo của họ trong nước nóng hoặc dùng nước giặt có chất kháng khuẩn.
4. Giảm ăn đường
Các nghiên cứu tại Đại học Loma Linda (bang California, Mỹ) phát hiện khi các tình nguyện viên ăn một lạng đường mỗi ngày, các tế bào miễn dịch sẽ trừ khử được ít vi khuẩn hơn bình thường, và hiện tượng này kéo dài tới 5 tiếng. Vì thế, giảm ăn đường có thể làm tăng cơ hội hoạt động của các tế bào miễn dịch của bạn.
5. Ngủ đủ 8 tiếng
Ngủ chưa đầy 7 tiếng mỗi đêm khiến bạn dễ mắc cảm lạnh gấp 3 lần so với người ngủ 8 tiếng, nghiên cứu cho thấy. Những giấc ngủ ngắt quãng hoặc thiếu ngủ đều can thiệp đến hoạt động của gene miễn dịch có tên gọi TLR-9, các chuyên gia tại Đại học Yale, Mỹ, cho biết.
6. Quan sát quy luật 2 chỗ ngồi
Theo các chuyên gia từ Đại học quốc gia Australia ở Canberra, nguy cơ mắc cúm tăng vọt nếu bạn ngồi cách người nhiễm bệnh trong bán kính 2 ghế. Nếu thấy có ai đó sổ mũi, ho và bạn có thể chuyển chỗ, hãy làm điều đó. Nếu không thể di chuyển, hãy mở cửa sổ.
Các nhà nghiên cứu tìm thấy việc ngồi 90 phút trong một chiếc xe hơi có người bị cúm sẽ khiến bạn có tới 99,9% nguy cơ lây bệnh. Nhưng nguy cơ này sẽ giảm xuống còn 20% nếu bạn mở cửa sổ.
7. Không dùng nước rửa tay
Trừ phi nó chứa 60-80% cồn, nước rửa tay không thể đủ mạnh để giết chết virus gây cảm lạnh, cảm cúm, và nó sẽ không hiệu quả chút nào nếu tay bẩn. TS Lisa Ackerley, chuyên gia y tế môi trường từ Hệ thống kiểm toán vệ sinh khuyên nên rửa tay bằng xà phòng và nước khi bạn trở về nhà.
8. Rửa mũi bằng nước muối
Muối có thể giúp giảm số đợt cảm lạnh bạn mắc phải, theo các thử nghiệm tại Đại học bang Pennsylvania. Nó hỗ trợ bằng cách ngăn ngừa các vi khuẩn làm tổ trong hốc mũi. Để có dung dịch rửa mũi, hãy đun sôi nước và bổ sung muối vào, rồi chờ nguội đi. Bạn cũng có thể mua nước muối đẳng trương bán sẵn ở nhà thuốc.
9. Tập thể dục, nhưng vừa phải
Những bài tập nhẹ và trung bình có thể thúc đẩy hệ miễn dịch, tuy nhiên nghiên cứu từ Đại học Loughborough tìm thấy việc tập cường độ cao trong 90 phút làm giải phóng hoóc môn stress và các phân tử kháng viêm, khiến cho hệ miễn dịch suy yếu, làm bạn càng dễ mẫn cảm với cảm lạnh và cảm cúm.
10. Bổ sung vitamin D
Nghiên cứu từ Đại học Colorado phát hiện hàm lượng vitamin D thấp có thể can thiệp vào các tế bào hCAP-18 có vai trò tấn công vi khuẩn trong cơ thể. Nếu thiếu vitamin này, nguy cơ mắc cảm lạnh, cảm cúm của bạn tăng ít nhất 1/3. Khi dùng bổ sung, hãy chọn loại vitamin D3 - loại cơ thể dễ hấp thụ nhất.

Theo Thuận An - VNExpress

Những điều cần làm ngay khi bị bỏng bô xe máy

Trong vòng 30 phút sau khi bị bỏng bô xe máy, bạn cần thực hiện ngay những thao tác sau để tránh sẹo hay nhiễm trùng.



Hạt tiêu chữa tắc nghẽn đường hô hấp cực hiệu quả

Hạt tiêu còn hữu ích như một phương thuốc tự nhiên giúp làm giảm tắc nghẽn đường hô hấp và được coi như vua của các loại gia vị.

Sở dĩ hạt tiêu đen tốt cho đường hô hấp vì chúng có chứa một hợp chất tên gọi là piperine.
Loại gia vị này có tính chất kháng khuẩn, giúp chống nhiễm trùng và có chứa các chất dinh dưỡng thiết yếu khác cho việc duy trì hệ hô hấp khỏe mạnh như vitamin C và K, mangan, sắt và kali.
Ở một số nước, hạt tiêu đen được coi như một phương thuốc giúp bạn thoát khỏi vấn đề về viêm xoang như: khó thở, đau đầu, chảy nước mũi và nghẹt mũi...
Bạn có thể sử dụng hạt tiêu để điều trị tắc nghẽn đường hô hấp bằng các cách sau:
- Cách phổ biến nhất là thêm loại gia vị cay nóng này vào súp hoặc thịt gà và các món canh.
- Một cách phổ biến khác là hòa hạt tiêu với nước sôi và xông hơi cay đó để làm giảm chứng ngạt mũi.
- Bạn cũng có thể thêm một muỗng gia vị này với một tách mật ong và si rô, dùng vài lần một ngày để giúp giảm tắc nghẽn đường hô hấp một cách tự nhiên.
Lưu ý khi sử dụng hạt tiêu chữa tắc nghẽn đường hô hấp
- Hạt tiêu đen nên được sử dụng ở mức vừa phải, vì nếu bạn sử dụng liều lượng lớn của loại gia vị này, bạn sẽ gặp phải cảm giác nóng rát và có thể gây hại cho phổi.
- Bạn cũng nên tránh tiếp xúc với mắt khi sử dụng hạt tiêu đen, vì nó có thể gây hại cho mắt.
- Người mang thai cũng nên tránh các gia vị này với liều lượng lớn vì nó có khả năng gây sẩy thai.
- Để bạn không phải nghi ngờ về công dụng của hạt tiêu giúp điều trị tắc nghẽn đường hô hấp, tốt nhất là bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Theo Vân Anh - Sức khỏe gia đình

Thuốc trị tiểu đường metformin: Những ưu - khuyết cần biết

Được đưa vào dùng từ năm 1957, nhưng hiện nay ngay ở các nước có nền công nghiệp dược tiên tiến, metformin vẫn là thuốc trị tiểu đường týp II được dùng rộng rãi.

Được đưa vào dùng từ năm 1957, nhưng hiện nay ngay ở các nước có nền công nghiệp dược tiên tiến, metformin vẫn là thuốc trị tiểu đường týp II được dùng rộng rãi.
Tuy nhiên, khi dùng thuốc này cần biết rõ ưu khuyết điểm và cách khắc phục để việc dùng thuốc có hiệu quả, an toàn hơn...
Những ưu điểm
Với bệnh tiểu đường týp 2: Thuốc có tác dụng kiểm soát đường huyết rất hiệu quả. Ở nhóm người dùng trên 10 năm, làm giảm biến chứng (về bệnh tim, đột quỵ và các biến chứng tim mạch khác) dẫn đến giảm tỷ lệ tử vong chung khoảng 30% (so với glibenclamid, chlorpropamid).
Hơn nữa, việc dùng thuốc lâu dài không gây nhờn thuốc nên metformin được dùng để kiểm soát đường huyết lâu dài. Theo dõi khi dùng lâu dài (khoảng 10 năm), thuốc không làm tăng cân (thích hợp với người thừa cân), làm giảm khiêm tốn LDL cholesterol, triglycerid. Dùng một mình với liều khuyến cáo hiếm khi gây hạ đường huyết mạnh.
Thuốc trị tiểu đường metformin: Những ưu - khuyết cần biết
Hình ảnh đường trong máu
Với tiểu đường thai nghén: Các nghiên cứu ngẫu nhiên có kiểm soát cho thấy, metformin có hiệu lực, an toàn như insulin cho người tiểu đường mang thai.
Một nghiên cứu nhỏ có kiểm soát đề xuất trẻ em, phụ nữ có thể dùng thay cho insulin tốt hơn trong thời kỳ mới sinh.
Tuy nhiên, độ an toàn lâu dài trên cả bà mẹ và trẻ em hiện chưa thật sáng tỏ nên chưa áp dụng trong điều trị. Nếu nghiên cứu thành công thì sẽ tạo ra thuận lợi cho người tiểu đường thai nghén (hiện vẫn phải tiêm insulin).
Với các bệnh khác: Metformin được dùng ngày càng tăng trong các bệnh có đối kháng insulin. Ví dụ, trong hội chứng u nang buồng trứng, có rất nhiều tranh luận xung quanh việc ưu tiên dùng clomifen hay metformin.
Kết quả thống nhất là thừa nhận metformin có hiệu quả với bệnh này và biện pháp được chấp nhận là dùng phối hợp tốt hơn dùng từng thứ riêng rẽ.
Với bệnh mỡ gan không do ancol, các thử nghiệm ngẫu nhiên cho thấy, metformin cải thiện đáng kể bệnh, nhưng chưa nghiên cứu rộng, xác định có cải thiện được lâu dài hay không nên chưa áp dụng nhiều trong điều trị.
Và hạn chế
Cũng giống như các thuốc khác, bên cạnh tác dụng chữa bệnh, thuốc có thể gây ra những tác dụng phụ cần lưu ý khi sử dụng.
Trên đường tiêu hóa: Thuốc gây tiêu chảy, buồn nôn, gây khó chịu cho người dùng lâu dài hay khi tăng liều. Tuy nhiên có thể tránh được điều này nếu dùng khởi đầu với liều thấp và tăng dần đến đạt yêu cấu với liều ổn định và khi cần tăng liều thì phải tăng dần.
Dùng liều cao và kéo dài có liên quan đến việc thiếu hụt vitamin B12. Ở người cần dùng liều cao lâu dài, khắc phục bằng cách dùng dưới dạng biệt dược phối hợp (sẽ giảm liều metformin nhưng có thuốc phối hợp nên vẫn có hiệu lực).
Nhiễm acid lactic: Tất cả các thuốc trong nhóm biguanid đều gây nhiễm acid lactic. Phenformin và nhiều biguanid khác không hòa nhập vào thị trường do nguy cơ cao này.
Tuy cùng nhóm bigunid nhưng metformin gây ra nguy cơ này ở mức thấp và nhẹ. Vì thế, metformin đã được hòa nhập vào thị trường trong thời gian rất dài (56 năm kể từ 1957 đến nay)
Lactat là chất nền trong việc hình thành glucose từ gan. Metformin ức chế sự hình thành glucose từ gan nên làm giảm sự hấp thu lactat ở gan (để làm chất nền) dẫn đến thừa lactat máu.
Ở người khỏe mạnh, sự thừa nhẹ lactat máu này sẽ được làm sạch bằng các cơ chế đơn giản khác (bao gồm sự thải trừ của thận) nên sẽ không có sự nhiễm acid lacic máu đáng kể. Tuy nhiên, khi chức năng thận suy giảm, sự thải trừ cả metformin và lactat đều bị giảm gây tích lũy dẫn đến nhiễm acid lactic máu.
Do đó, không nên dùng hay cần thận trọng dùng metformin cho người có nguy cơ làm tăng acid lactic bao gồm người suy thận, suy gan và người bị bênh tim, bệnh hô hấp, nghiện rượu (vì ở những người này có sự thiếu ôxy trong các tổ chức). Với người suy chức năng thận nếu cần dùng thì phải giảm liều theo hệ số thanh thải creatinin.
Khi chiếu Xquang với iod (như chiếu CT scan hay chụp Xquang mạch) thì sẽ có sự suy yếu tạm thời chức năng thận, do đó phải tạm ngừng dùng metformin (nhằm tránh nhiễm acid lactic), sau vài ngày, thận trở lại bình thường, lại tiếp tục dùng metformin.
Như vậy, khi dùng thuốc cần biết được những ưu nhược điểm của thuốc để có thể phòng tránh hoặc hạn chế những tác dụng có hại của thuốc. Với metformin nếu biết cách khắc phục có hiệu quả các tác dụng phụ thì thuốc này vẫn là thuốc trị tiểu đường týp 2 thích hợp với nhiều người.

Theo DS. Bùi Văn Uy - Sức khỏe và đời sống

Đe dọa tính mạng vì chữa u xơ tử cung theo phương pháp dân gian

Trước đây tôi rất sợ phẫu thuật vì vậy khi được chẩn đoán u xơ tử cung, tôi chọn chữa trị bằng các phương pháp dân gian thay vì phẫu thuật.

Chi phí chạy chữa thuốc thang trong 3 năm thậm chí nhiều hơn chi phí phẫu thuật.
Các bác sĩ khoa phụ sản BV Hoàn Mỹ Minh Hải vừa phẫu thuật thành công một trường hợp u xơ tử cung (UXTC) to cho chị P.T.T quê ở huyện Thới Bình, tỉnh Minh Hải. Khối u lớn đường kính hơn 20cm trọng lượng hơn 2kg, ca phẫu thuật mất hơn 60 phút và sau 8 giờ hậu phẫu, may mắn là bệnh nhân đã hồi phục tốt.
Cách đây 3 năm, bệnh nhân đi khám và đã phát hiện có xơ tử cung. Các bác sĩ chỉ định mổ nhưng bệnh nhân quyết định về nhà và điều trị bằng các phương pháp dân gian.
Bệnh nhân cho biết chị nghe theo hướng dẫn của người quen, bạn bè, thấy ai chỉ uống lá gì, thuốc gì là chị cũng uống. Tuy nhiên, đến khi thấy người mệt mỏi, bụng ngày một to, chị mới đi tái khám thì phát hiện khối u ngày càng lớn, bệnh nhân tư vấn cần mổ gấp.
Bệnh nhân chia sẻ: “Trước đây tôi rất sợ phẫu thuật vì vậy khi được chẩn đoán xơ tử cung, tôi chọn chữa trị bằng các phương pháp dân gian thay vì phẫu thuật. Chi phí chạy chữa thuốc thang trong 3 năm thậm chí nhiều hơn chi phí phẫu thuật.
Hiện tại, sau khi được phẫu thuật thành công, tôi mới thấy mình dại dột quá. Tôi khuyên các chị em phụ nữ nên thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe và khi có bệnh thì điều trị tại bệnh viện chứ đừng tự uống thuốc theo các lời chỉ dẫn như tôi”.

Một trường hợp khác cũng mang trong người khối xơ tử cung lớn trong nhiều năm, nhưng vì không thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ nên chỉ đến khi bị ra máu âm đạo, bà Ma Lan (54 tuổi, ngụ tại xã Ka Đơn, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng) mới nhập viện và được phát hiện xơ tử cung lớn, nặng 1,5 kg, nguy hiểm đến tính mạng.
Hơn nữa, bệnh nhân còn bị thiếu máu nặng, khiến tình trạng bệnh càng trở nên nguy hiểm. Ca mổ kéo dài hơn 1 giờ, do BS Nguyễn Thanh Lâm, Trưởng khoa Phụ sản, PGĐ BV Hoàn Mỹ Đà Lạt thực hiện.
Được biết, bệnh nhân này chưa một lần đi khám sức khỏe phụ nữ. Vì vậy, bị xơ tử cung nhiều năm nhưng không biết cho đến khi thấy bụng ngày càng to, sức khỏe ngày càng giảm sút mới chịu đến bệnh viện.
BS Lâm chia sẻ: “BV Hoàn Mỹ Đà Lạt đã từng phẫu thuật thành công cho hơn 10 ca u nang buồng trứng, xơ tử cung với kích thước lớn, có trường hợp u nang buồng trứng nặng tới 3,5 kg. Đa số trường hợp đều phát hiện muộn do không thường xuyên đi khám định kỳ”.
Do đó, “phụ nữ cần tầm soát các bệnh phụ khoa hàng năm để kịp thời phát hiện các bệnh lý và có can thiệp kịp thời, tránh các trường hợp phát hiện muộn, bệnh trở nên nguy hiểm và điều trị tốn kém”, BS Lâm cho biết.

Theo Hương Thanh - Sức khỏe và Đời sống

Tiểu đường không chỉ vì ăn ngọt

Không phải vô cớ mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã nhiều lần lên tiếng báo động về mối đe dọa của bệnh tiểu đường ở Đông Nam Á như căn bệnh đáng ngại nhất.

Gia tăng số bệnh nhân
Tình hình mắc bệnh đái tháo đường ở Việt Nam đã và đang có chiều hướng gia tăng nhanh chóng ở hầu khắp mọi miền, đặc biệt là tại các thành phố lớn.
Hiện nay số người bị bệnh tiểu đường gia tăng với vận tốc vượt xa bệnh tim mạch, ung thư ở các nước tiên tiến, thậm chí hơn xa bệnh bội nhiễm ở các nước đang phát triển. Số đối tượng mắc bệnh tiểu đường cao hơn số người được phát hiện, tối thiểu gấp đôi.
Số nạn nhân do biến chứng của bệnh tiểu đường trên tim mạch, não, mắt, thận, ngoài da… đặc biệt là số bệnh nhân phải tháo bỏ chi do thuyên tắc mạch máu ngoại biên, vẫn còn quá cao ngay cả ở các quốc gia đã có chương trình phòng chống bệnh tiểu đường từ cả chục năm. Số trường hợp tử vong do bệnh tim mạch, ung thư vẫn tiếp tục ở mức độ đáng ngại do bàn tay phá hoại ngấm ngầm của bệnh tiểu đường.
Nếu tưởng nguyên nhân chỉ vì ăn quá ngọt thì sai. Bệnh tiểu đường sở dĩ phát tán với vận tốc quá nhanh ở vùng Đông Á là vì bệnh gắn liền với cuộc sống tẩm đầy stress. Nếu đường huyết tăng vì ăn quá ngọt, vì thừa đầu vào thì dễ hiểu.
Đằng này lượng đường trong máu thăng thiên vì tác hại của nội tiết tố sản sinh trong cuộc sống quá căng thẳng vì áp lực của thời gian, vì đêm ngủ quá ít, vì lạm dụng dược phẩm có phản ứng là tăng đường huyết như thuốc giảm đau, an thần, kháng viêm … Hậu quả nghịch lý là gia chủ tuy không ăn ngọt nhưng vẫn chịu!
Không muốn biết về bệnh
Dù biết bệnh nặng nhưng số người sẵn sàng tham gia chương trình tầm soát bệnh tiểu đường vẫn còn quá ít, cụ thể như ở nước mình. Bệnh tiểu đường sở dĩ vẫn chiếm thế thượng phong dù không thiếu thuốc đặc hiệu, cho dù chẩn đoán rất đơn giản, chỉ vì nhiều người không dành được nửa phút để phát hiện bệnh, cho dù chi phí xét nghiệm đường huyết thấp hơn giá một tô phở!
Đó cũng là lý do tại sao tình trạng mệt mỏi kinh niên rõ ràng cũng tỷ lệ thuận với bệnh tiểu đường, theo như thống kê đã được thực hiện ở nhiều quốc gia phương Tây. Ở nước mình không thể khá hơn.
Có một điều mới nghe tưởng như khó hiểu. Đó là các quốc gia có nền y tế tiên tiến như Hoa Kỳ, Đức, Nhật... đều có nhiều tạp chí chuyên đề về bệnh tiểu đường. Độc giả đâu mà lắm thế?! Ấy vậy mà báo vẫn sống nhờ đóng góp của hội viên các câu lạc bộ bệnh tiểu đường và tài trợ của hãng bảo hiểm không muốn hết vốn vì chi phí thất thoát cho hậu quả của căn bệnh này.
Báo vì thế được biếu không. Ở nước mình nếu được như thế thì báo vẫn ế vì nhiều người dường như không muốn biết về bệnh tiểu đường, cứ như không biết thì chưa mắc bệnh! Đó chính là lý do khiến bệnh tiểu đường mang thương hiệu “cơn đại dịch” của thế kỷ.
Đường huyết quá cao trong máu là đòn bẩy khiến thiếu dưỡng khí bên trong tế bào. Nếu đơn vị của sự sống không khỏe thì sức kháng bệnh sớm muộn cũng hao mòn. Tế bào một khi thiếu dưỡng khí tất nhiên phải rối loạn chức năng, phải biến đổi cấu trúc, phải già trước tuổi.
Xơ vữa mạch máu, lão hóa tế bào thần kinh, ung bướu ác tính chỉ chờ có bấy nhiêu. Không có gì khó hiểu nếu hội chứng “hết pin” trong giờ cao điểm, nếu hội chứng trên bảo dưới không nghe, nếu tình trạng trầm uất dù vô cớ, nếu bệnh tim mạch, thậm chí ung thư càng lúc càng tìm được nhiều “khách hàng thân thiết” ở xứ mình khi các căn bệnh này bao giờ cũng đồng hành với tình trạng đường huyết bắt chước vật giá xăng dầu điện nước, hễ lên dễ gì chịu xuống.
 Ở nước mình nhiều người dường như không muốn biết về bệnh tiểu đường, cứ như không biết thì chưa mắc bệnh! Đó chính là lý do khiến bệnh tiểu đường mang thương hiệu “cơn đại dịch” của thế kỷ. 


Theo BS Lương Lễ Hoàng - Dân Việt

Cách giản đơn chữa viêm loét miệng


Lở loét miệng ảnh hưởng đến việc ăn uống, gây trở ngại khi bạn nói chuyện. Những gợi ý sau từ các chuyên gia sức khỏe Ấn Độ có thể giúp bạn đẩy lùi triệu chứng khó chịu này.



- Tránh ăn thực phẩm nhiều gia vị, dầu và đồ uống nóng. Đưa các loại trái cây tươi có chứa vitamin C và rau củ vào chế độ ăn uống hằng ngày.

- Tránh ăn kẹo, nhai kẹo cao su và các đồ uống có ga.

- Không đụng các loại thức ăn cứng chẳng hạn như bánh mì nướng. Thay vào đó, nên chọn thức ăn mềm dễ nhai.

- Đưa sữa chua, bơ, phô mai và các chế phẩm từ sữa khác vào chế độ ăn uống của bạn.

- Giữ vệ sinh răng miệng tốt. Sử dụng bàn chải mềm khi đánh răng.

- Bạn có thể súc miệng luân phiên bằng nước nóng và nước lạnh hoặc chườm đá lên nơi có vết loét. Điều này sẽ làm giảm sưng.

- Nhai vài lá húng quế cùng với một ít nước khoảng 3-4 lần mỗi ngày. Cách này sẽ giúp các vết lở loét mau lành.

- Bôi chút mật ong lên vết loét miệng hoặc trộn với một ít bột nghệ để thoa lên chỗ bị loét. Mật ong giúp giữ ẩm và ngăn ngừa mất nước. Nó cũng giúp giảm sẹo và kích thích mô mới phát triển.

- Giảm tình trạng căng thẳng bằng cách thực hiện các hoạt động đem lại sự thư giãn như tập yoga, thiền hoặc tập thể dục.

- Súc miệng bằng nước muối vài lần trong ngày, có thể sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ.

AloBacsi.vn
Theo Thanh Niên

Bài thuốc dân gian chữa bệnh tiểu đường

Trong dân gian đã có nhiều bài thuốc điều trị tiểu đường rất hiệu quả lấy từ các loại thảo dược. Dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu về các cây thuốc Nam trị bệnh tiểu đường như sau

Lá sa kê
Đặc điểm là phải dùng lá sa kê úa vàng rụng xuống đất (không dùng lá sa kê tươi đang ở trên cành). Lá sa kê có tên khoa học là Artocarpus incia L, thuộc họ Dâu tằm Moraceae, cây thân gỗ cao 10 - 12m có thể cao 15m, tán lá rất đẹp, phiến lá to, dài 30 - 50cm, rộng 10 -12cm.
Cụm hoa đực có hình chùy và chỉ có một nhụy, cũng có khi hoa đực tụ họp giống như đuôi con sóc dài 20cm. Cụm hoa cái hình cầu hoặc hình ống.
Quả sa kê rất to, giống như quả mít tố nữ, hình tròn hoặc hình trứng, đường kính 10 - 20cm, vỏ màu xanh lục hoặc màu vàng nhạt, thịt quả rất nạc trắng và chứa nhiều bột.
Quả sa kê mọc thành từng chùm vài ba quả không có hạt, nhưng cũng có quả có hạt chìm trong thịt quả. Cây sa kê chịu đất khô ẩm, các tỉnh phía Nam nước ta nhân dân trồng nhiều sa kê vừa thu quả để ăn vừa làm cây cảnh che mát trong vườn nhà.
Quả sa kê thường chế biến các món ăn như thái lát nhỏ rán với mỡ, bơ ăn thơm ngon như bánh mì, còn dùng hầm nấu ca ri, bột sa kê làm bánh pho mát, bánh ngọt, nấu với tôm cá, với gạo ăn có chất dinh dưỡng cao.

bai-thuoc-dan-gian-chua-benh-tieu-duong
Lá sa kê - Ảnh: Internet
Quả đậu bắp
Tên khoa học là Abelmoschusesculentus, một loại cây thân mềm sống khoảng một năm, cao 1 - 2m, thân hình trụ có nhiều lông và nhám. Cây có nhiều cành vươn thẳng lên cao, không xòe ngang, lá mọc so le, hình chân vịt, chia 5 thùy hẹp, xẻ đến phần nửa.
Hoa 5 cánh màu vàng mọc ở hai kẽ lá, có màu đỏ ở giữa quả hình thoi, dài 10 - 12cm, đầu quả vót nhọn. Đậu bắp luộc chín vừa hoặc rửa sạch ngâm nước muối 0,09% ăn sống, nấu canh chua, xào nấu chung với giá đậu xanh, dưa leo…
Quả ổi
Còn có tên gọi là phan thạch lựu, có tên khoa học là Psidum guajava. L, thuộc họ Sim Myrtaceae. Ổi chịu đất khô, cát sỏi, đồi núi, ổi cũng thường mọc hoang ở triền đồi núi.
Trong điều trị thường dùng ổi còn xanh, chát tốt cho tiêu hóa thể lỏng, ổi chín có tác dụng nhuận tràng, thịt quả ổi chứa nhiều vi-ta-min có tác dụng ngăn ngừa cảm cúm, sốt siêu vi, cải thiện cấu trúc da tốt hơn…
Ngoài ra, với bệnh đái tháo đường phải thực hiện tốt chế độ ăn uống hằng ngày, mỗi bữa ăn chỉ cần một bát cơm và hai bát rau, phải kiêng khem các thức ăn giàu tinh bột như bánh mì, khoai lang, khoai mì, nên ăn bánh tráng và bún tươi thay cơm càng tốt.

Theo Người cao tuổi

Bạch đầu ông chữa cao huyết áp

Theo Đông y, Bạch đầu ông có vị đắng, ngọt, tính mát; có tác dụng thanh can, thoái nhiệt, an thần.

Bạch đầu ông còn gọi Bạc đầu nâu, có tên khoa học: Vernonia cinerea (L.) Less., thuộc họ Cúc - Asteraceae. Bạch đầu ông mọc hoang khắp nơi, là loài thân thảo cao 20-100cm.
Lá có phiến bìa nguyên hay có răng, gân phụ 3 - 4 cặp; cuống dài 1 cm. Lá hoa có lông năm tiết; hoa toàn hình ống. Bế quả có lông màu trắng, lông vòng ngoài ngắn, lông trong dài cỡ 5 mm. Bạch đầu ông ra hoa tháng 11 đến tháng 6.

 Bạch đầu ông chữa cao huyết áp

Bộ phận dùng: Toàn cây. Thu hái toàn cây quanh năm, tốt nhất là vào mùa hè, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô.
Theo Đông y, Bạch đầu ông có vị đắng, ngọt, tính mát; có tác dụng thanh can, thoái nhiệt, an thần.Thường dùng trị: Sổ mũi, sốt, ho (lá); lỵ, ỉa chảy, đau dạ dày (rễ); viêm gan (hoàng đản cấp tính); suy nhược thần kinh; mụn nhọt, viêm tuyến sữa, hắc lào, chàm, rắn cắn...
Ngày dùng 100 g tươi hoặc 30g khô sắc uống hoặc sắc uống với các vị thuốc khác. Dùng lá giã đắp để chữa đinh nhọt, rắn cắn và bệnh ngoài da. Bột lá lẫn với vôi dùng đắp trị đau đầu, vết thương. Có thể dùng cành lá nấu nước rửa.
Sau đây là một số tác dụng của cây Bạch đầu ông.
 - Chữa cao huyết áp: Bạch đầu ông, chua me đất, hy thiêm (mỗi vị 15g), đun sôi lấy nước uống.
 - Chữa sổ mũi, sốt, ho: Bạch đầu ông, Ngũ trảo, rễ bồ hòn, lá gừa (sanh) mỗi vị 15g nấu nước uống.
 - Chữa suy nhược thần kinh: Bạch đàn ông, hy thiêm (mỗi vị 15g), chua me đất, rau bợ (mỗi vị 12g), sẹ (Alpinia oxyphylla) 6g, sắc uống.
 - Chữa rong huyết, rong kinh: Dùng lá bạc thau, lá ngải cứu, lá Bạch đầu ông (mỗi vị 20g) giã nhỏ, lọc nước uống.
 - Chữa viêm gan vàng da: Bạch đầu ông, Diệp hạ châu (chó đẻ), cỏ mực (lọ nồi), mỗi thứ 30 g (dược liệu khô), sắc uống.

Theo DS Mỹ Nữ - Nông Nghiệp Việt Nam

Những cách ngăn ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là căn bệnh thường gặp ở những quốc gia có nền kinh tế phát triển, với những biến chứng nguy hiểm.

 Hãy tham khảo những cách ngăn ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường trong bài viết dưới đây.

Ngừa hiệu quả các biến chứng bệnh tiểu đường bằng thuốc statin

Kết quả một nghiên cứu mới đây gây bất ngờ cho các nhà khoa học Bệnh viện Trường ĐH Copenhagen, Đan Mạch, phát hiện rằng, thuốc statin có thể giúp giúp ngăn ngừa các biến chứng phổ biến và nghiêm trọng do bệnh tiểu đường gây ra.
Những cách ngăn ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường.Những cách ngăn ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường.
Borge Nordestgaard - Trưởng Khoa Hóa sinh Lâm sàng tại BV Trường ĐH Copenhagen, Đan Mạch - người chủ trì nghiên cứu, phát biểu: "Thuốc statin được biết có tác dụng giúp giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ ở những bệnh nhân tiểu đường tuýp 2.
Qua kết quả nghiên cứu mới này cho thấy, thuốc statin còn có thể giúp bảo vệ tình trạng tổn hại các mạch máu nhỏ trong cơ thể, vốn là tác nhân có thể dẫn đến mù lòa và đoạn chi ở các bệnh nhân tiểu đường".
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết, nguy cơ mắc bệnh thận không khác nhau giữa nhóm bệnh nhân dùng thuốc statin và nhóm bệnh nhân không dùng thuốc statin.
Kết quả nghiên cứu vừa được công bố trên Tạp chí The Lancet Diabetes & Endocrinology (tạp chí y khoanổi tiếng thế giới về bệnh tiểu đường và nội tiết), ngày 9/9/2014.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ Kiểm tra đường huyết thường xuyên không có nghĩa là thay thế khám sức khỏe hàng năm và kiểm tra mắt định kỳ.
Trong khi khám sức khỏe, bác sĩ sẽ tìm kiếm các biến chứng liên quan đến tiểu đường bao gồm cả dấu hiệu tổn thương thận, thần kinh và bệnh tim cũng như sàng lọc các vấn đề về bất thường liên quan đến y học khác.
Bác sĩ chuyên khoa sẽ chăm sóc mắt cho bạn, sẽ kiểm tra dấu hiệu của tổn thương võng mạc, đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp.
Thường xuyên chăm sóc răng của bạn
Tiểu đường có thể dễ làm bạn bị viêm lợi. Bạn hãy đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, sử dụng chỉ nha khoa hàng ngày và định kỳ khám răng ít nhất 2 lần/năm. Tham vấn ý kiến bác sĩ nha khoa ngay lập tức nếu lợi của bạn bị chảy máu, màu đỏ hoặc bị sưng.

Theo Phương Vũ - Gia đình Việt Nam

Chớ xem thường khi trẻ bị lé

Thậm chí có người còn bảo lé duyên, mà không biết rằng: lé sẽ làm trẻ giảm thị lực, thậm chí bị mù nếu không được chữa trị kịp thời như TS.BS Nguyễn Thị Xuân Hồng – BV Mắt TPHCM khẳng định.
Tật lé ở trẻ em cần được đưa đi khám và điều trị để tránh nguy cơ giảm hoặc mất thị lực cho trẻ. Ảnh internet
Nguyên nhân gây lé
Nguyên nhân lé mắt ở trẻ emdo sự bất thường hoạt động giữa thần kinh trên não và các cơ quanh mắt. Nếu cơ này hoạt động không đều nhau, một cơ yếu hay cơ khác mạnh hơn, sẽ làm hai mắt nhìn theo hai hướng khác nhau.
TS.BS Nguyễn Thị Xuân Hồng cho biết, lé có hại loại: Lé bẩm sinh và lé do nguyên nhân nào đó (mắc phải, hay hậu đắc).
Lé bẩm sinh xảy ra ở trẻ dưới sáu tháng tuổi, một số bé khi sinh ngạt hay sinh khó cũng bị lé.
Lé mắc phải là do các bệnh lý tai mắt như đục thủy tinh thể, cườm nước (glaucoma), tật khúc xạ, ung thư... Người lớn bị lé thường do các nguyên nhân như liệt thần kinh do nhiễm siêu vi, các u não chèn ép, bệnh lý mạch máu như cao huyết áp, tiểu đường.
Lé mắt chia làm ba nhóm: nhóm lé ngang (lé trong, lé ngoài), lé đứng (đứng trên, đứng dưới), lé xoáy (xoáy trong, xoáy ngoài). Độ viễn thị cao sẽ gây lé trong, độ cận thị cao sẽ gây lé ngoài. Ngoài ra còn có các dạng kết hợp giữa ba nhóm lé trên.
Bên cạnh đó còn có trường hợp lé giả. Có hai nguyên nhân gây nên lé giả. Thứ nhất do góc nhìn lệch trục với cơ thể học của mắt nên nhìn giống như mắt bị lé, nhưng đó là tình trạng sinh lý bình thường của mắt.
Thứ hai do cấu tạo khuôn mặt ở người Châu Á thường có mũi tẹt và mắt một mí nên ở một số người, nếp mí góc trong hạ xuống che bớt tròng trắng mắt trong gây cảm tưởng mắt lé trong.
Một trường hợp bị lé trong. Ảnh internet
Tác hại
Lé mắt có tác hại nhiều mặt như: chức năng thị giác, tâm lý và thẩm mỹ.
Về chức năng thị giác sẽ ảnh hưởng đến thị lực (mắt lé thường xuyên sẽ dẫn đến giảm thị lực và gây mù mắt), ảnh hưởng hợp thị hai mắt ( không phân định được khoảng cách, không nhìn được hình nổi).
Về mặt tâm lý, các bé bị lé thường bị có mặc cảm do hay bị mọi người chọc ghẹo. Vì vậy, các trẻ bị lé thường thiếu tự tin, sống khép mình. Nếu điều này xảy ra trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến phát triển tâm lý của trẻ. Bé nào thuộc tuýp thần kinh yếu sẽ càng thu minh lại, ngược lại bé thuộc túyp thần kinh mạnh sẽ hung bạo hơn.
Điều trị
Kết quả điều trị lé mắt hiện nay rất khả quan, khoảng 90% trường hợp hết lé hoàn toàn sau điều trị. 10% còn lại không khỏi hoàn toàn là do có những bất thường cả về thần kinh và sọ mặt.
BS Nguyễn Chí Trung Thế Truyền- BV Mắt TPHCM cho biết: trẻ bị lé dưới 2 tuổi khả năng phục hồi thị lực sau điều trị là 100%, còn sau 2 tuổi thì chỉ phục hồi về mặt thẩm mỹ, còn thị lực là không thể có 100% .
Vì vậy, BS Truyền khuyên: “Nếu có lé bắt buộc phải điều trị, không bao giờ tự hết được. Phụ huynh không nên tự điều trị theo cách dân gian”.
BS Truyền còn cho biết thêm, thông thường trẻ dưới sáu tháng tuổi do hệ thống cơ vận nhãn và thần kinh điều khiển chưa ổn định nên nếu có lé thì chưa có giá trị chẩn đoán. Nhưng nếu bé trên sáu tháng tuổi mà thấy bé có lé thì phải đưa bé đi khám ngay.
Theo TS.BS Nguyễn Thị Xuân Hồng, tùy từng nguyên nhân gây lé sẽ có phương pháp điều trị thích hợp. Nếu lé bẩm sinh, bất thường cơ thì cần phải phẫu thuật. Lé do viêm nhiễm cần điều trị thuốc. Còn lé do nguyên nhân tật khúc xạ có thể đeo kính và chỉnh hết lé. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp lé do tật khúc xạ cần phải phẫu thuật.
Phẫu thuật lé là làm mạnh cơ bị yếu hoặc làm yếu cơ quá mạnh. Phẫu thuật lé có hai hình thức: gây mê toàn thân nếu trẻ nhỏ dưới 10 – 12 tuổi và tiêm tại chỗ. Gây mê phải nằm viện khoảng 3 ngày, còn gây tê tại chỗ thì về trong ngày.
Phẫu thuật lé không có biến chứng nguy hiểm. Sau mổ, mắt chỉ đỏ, vết mổ lành sau 1 tuần. Bệnh nhân sinh hoạt và ăn uống bình thường.
Tật lé có thể bị tái lại nếu tinh thần căng thẳng kéo dài hoặc độ khúc xạ thay đổi mà không điều chỉnh kính đúng. Do vậy, nên đưa trẻ đến tái khám ở chuyên khoa mắt nhi tối thiểu mỗi năm một lần để được can thiệp kịp thời.
AloBacsi.vn
Theo Thanh Hóa - Phụ Nữ Thành phố

Tìm hiểu và nhận biết về bệnh tai biến mạch máu não

Cuộc sống công nghiệp trong thành phố khiến cho cuộc sống của đa số dân cư thành thị có thay đổi đáng kể nhất là vài năm trở lại đây.

 Bia, rượu cộng với thức ăn chứa nhiều dầu, mỡ như phô-mai, lòng đỏ trứng, thịt, lạp xường và các chất béo khác được sử dụng quá nhiều và những cơn stress do công việc căng thẳng, bệnh tiểu đường và các thuốc ngừa thai chính là những yếu tố gây tăng nguy cơ bị Tai biến mạch máu não.

Tai biến mạch máu não vẫn luôn là vấn đề lớn của ngành Thần kinh học Việt Nam do số lượng tử vong do bệnh này luôn ở mức cao. Hãy cùng tìm hiểu về bệnh tai biến mạch máu não để cùng phòng và tránh.
1. Tai biến mạch não là gì?
Tai biến mạch não hay đột quỵ (stroke) là thuật ngữ chỉ các bệnh mạch máu não như thiếu máu não (Ischemia) do vữa xơ chít hẹp tắc nghẽn các động mạch não; chảy máu não (hemorrhagia) do các động mạch đó và các cục huyết khối nghẽn tắc tại gây vỡ mạch tạo ra.
Ở vùng não bị thiếu máu, chảy máu tế bào thần kinh bị thương tổn thương hủy hoại, còn gọi là nhũn não. Hậu quả là các giác quan, các vùng cơ thể do vùng não bị thiếu máu, chảy máu chi phối cũng bị tổn thương hủy hoại tạo ra các triệu chứng bệnh lý như tê liệt nửa người, mù, điếc, nói ngọng, v.v…
Mỗi năm, nước ta có khoảng 200.000 người bị tai biến mạch não, trong đó khoảng 1000 người chết. Số người bị di chứng mù, liệt, tàn phế là rất cao, với những hệ lụy cho bản thân, gia đình và xã hội trong sinh sống, chăm nom, chữa trị. Tổ chức y tế thế giới xếp tai biến mạch não ở vị trí thứ hai trong các bệnh gây tử vong cao hiện nay.
2. Các triệu chứng thường thấy khi gặp tai biến
Nghẽn tắc mạch do xơ vữa động mạch
Là căn nguyên thông thường nhất của đột quỵ (stroke) thường có các triệu chứng: nhìn mờ, mất thị giác tạm thời một mắt, nói khó nói lắp, tê bại, ỉa đái không tự chủ, được quy thành 4 hội chứng sau:
- Tê bại (nhẹ) hoặc liệt nửa người 66%
- Rối loạn ngôn ngữ (nói khó nói lắp), tay chân lóng ngóng 20%
- Chỉ có các rối loạn cảm giác: tê, bỏng…10%
- Hội chứng thất điều nửa người (tay chân một bên rối loạn hiệp điều khi vận động đi lại, cầm nắm) 4%
Chảy máu não (Hemorrhagia)
Đau đầu và đau sau hố mắt dữ dội, cứng gáy, buồn nôn, co hoặc giãn đồng tử, liệt nửa người và nhanh chóng đi vào hôn mê. Bằng cách thăm khám hệ thống về thần kinh, các thày thuốc lâm sàng chuyên khoa sẽ xác định được vị trí nơi chảy máu.
3. Nguyên nhân gây tai biến
Tai bien mach mau nao
Tai biến mạch máu não (TBMMN) là bệnh lý của lứa tuổi trung niên và người cao tuổi. Những người trên 55 tuổi sẽ có nguy cơ TBMMN, tuổi càng cao thì tỷ lệ TBMMN càng cao, ở nam giới sẽ dễ bị hơn ở nữ giới. Những người có các yếu tố nguy cơ bị TBMMN nhiều hơn là:
- Người bị huyết áp cao
- Người có các bệnh tim mạch như hẹp van 2 lá, rung nhĩ
- Người bị đái tháo đường
- Người béo phì tăng cân, rối loạn chuyển hóa, tăng mỡ máu
- Nghiện hút (cả thuốc lá, bia rượu)
- Phụ nữ vừa hút thuốc lại dùng thuốc tránh thai
- Làm việc dưới áp lực cao vê tinh thần thể lực, có các sang chấn về tinh thần kinh lớn.
4. Các giải pháp cho TBMMN
Như đối với các bệnh thường gặp theo lứa tuổi và các yếu tố nguy cơ chưa bị bệnh béo phì thì chủ động dự phòng, nếu có bệnh phải được chẩn đoán điều trị nhanh chóng kịp thời. Các chuyên gia về bệnh học thần kinh đã đề xuất các giải pháp rất cụ thể có hiệu quả đối với TBMMN.
Phòng ngừa tai biến mạch máu não bằng cách:
- Điều trị tốt bệnh tăng huyết áp.
- Điều trị tốt bệnh đái tháo đường vì đây là yếu tố nguy cơ chủ yếu của mảng xơ mỡ động mạch lớn và gây thiếu máu lên não.
- Điều trị tình trạng rối loạn mỡ trong máu.
- Dùng thuốc chống đông trong trường hợp bị rung nhĩ.
- Điều trị và dùng thuốc chống đông trong trường hợp đa hồng cầu.
- Ngừng hút thuốc lá.
- Không uống quá nhiều rượu.
- Tập thể dục chơi thể thao thường xuyên, điều chỉnh tập quán sinh hoạt làm việc nghỉ ngơi phù hợp.
- Chống béo phì tăng cân.
5. Chăm sóc người bệnh tai biến mạch máu não:
- Tình trạng liệt cơ hầu họng làm nuốt khó, dễ bị sặc khi ăn uống, gây tai biến hít vào phổi. Trường hợp nhẹ thì viêm phổi, nặng hơn là nghẹt đường hô hấp gây ngừng thở và tử vong. Khi cho ăn thức ăn nên xay nhuyễn, lỏng dễ nuốt nhưng cần nhớ là phải chứa đầy đủ chất dinh dưỡng. Nếu tình trạng ăn dễ sặc, bác sĩ sẽ cho đặt ống ăn từ mũi xuống dạ dày.
- Loét xương cụt dễ xảy ra vì bệnh nhân bị liệt nằm một chỗ, không tự xoay trở được và tình trạng tai biến làm rối loạn thần kinh mạch máu dinh dưỡng da. Vì vậy người chăm sóc nên xoay trở bệnh nhân thường xuyên.
- Nhiễm trùng phổi hay gặp vì tình trạng liệt làm người bệnh nằm nhiều không thể hít thở sâu được, cộng với sự tiết nhiều đàm nhớt làm cho phổi thường xuyên bị ứ đọng các chất tiết này dễ dẫn đến viêm phổi. Để tránh những biến chứng này, người chăm sóc nên đỡ người bệnh ngồi dậy, nhắc người bệnh hít thở sâu và vỗ lưng.
Vỗ lưng là việc làm rất đơn giảm mà có hiệu quả. Cách vỗ lưng đúng như sau: đỡ người bệnh ngồi dậy xếp kín các ngón tay, lòng bàn tay hơi khum, vỗ đều 2 bên lưng từ giữa lưng lên 2 vai. Tránh động tác sai là xòe bàn tay đánh vào lưng người bệnh.
- Đau khớp vai bên bị liệt: khi ngồi trọng lượng cánh tay kéo khớp vai sệ xuống và khi đỡ ngồi người nhà hay nắm tay bên liệt kéo bệnh nhân ngồi dậy dẫn đến dãn khớp vai. Để tránh các biến chứng này, các bạn nên treo tay bên liệt bằng miếng vải đỡ hình tam giác hay dùng một khăn lông lớn. Khi đỡ ngồi thì nâng phía sau cổ không nên kéo tay bên liệt.

Theo Bacsi.com

Bệnh tim mạch gia tăng bởi ô nhiễm tiếng ồn

Từ lâu, đã có nhiều bằng chứng khoa học cho thấy, tiếng ồn ảnh hưởng đến tim mạch, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch...

 

Khi nào tiếng ồn ảnh hưởng đến tim mạch?
Ngày nay, quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ, bên cạnh những yếu tố tích cực, thay đổi nhiều chất lượng cuộc sống, nhưng không tránh khỏi những yếu tố nguy cơ, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Trong các yếu tố đó, không thể không nói đến tiếng ồn nơi đô thị.
Từ lâu, đã có nhiều bằng chứng khoa học cho thấy tiếng ồn không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới tai (thính giác), tới giấc ngủ, hành vi con người trong cộng đồng mà còn ảnh hưởng đến tim mạch, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch...
Các nhà chuyên môn chỉ ra rằng người dân sống ở đô thị thành phố, đặc biệt sống gần đường cao tốc, đường sắt, hay các khu phố có nhiều xe qua lại, gần nhà máy công xưởng thì tỷ lệ mắc bệnh cao huyết áp tăng hơn 15 - 20 lần so với vùng nông thôn.
Ngoài ra, nếu nghe liên tục tiếng ồn ở mức lớn hơn 70dB (đề xi ben - đơn vị đo cường độ âm thanh) có thể tăng nguy cơ bệnh nhồi máu cơ tim, một nguyên nhân dẫn đến đột tử. Vì thế, tại các đô thị ở nước ta hiện nay, ô nhiễm tiếng ồn đã và đang là vấn đề đáng lo ngại.
Đo thính lực cho bệnh nhân.
Đo thính lực cho bệnh nhân.
Tại sao tiếng ồn lại gây ảnh hưởng đến bệnh tim mạch?
Các nhà khoa học cho rằng tiếng ồn là thủ phạm kích thích cơ thể tăng tiết ra các chất như cathecholamin, cortison, serotonin... Các chất này bình thường tham gia vào điều phối các hoạt động bình thường của cơ thể trong đó có hoạt động của hệ tim mạch.
Khi thay đổi nồng độ các chất này khiến cho nhịp tim nhanh, tăng huyết áp. Bên cạnh đó, tiếng ồn khiến cho người dân căng thẳng (stress), ảnh hưởng đến giấc ngủ, lâu dài sẽ dẫn đến mất ngủ, thiếu ngủ thường xuyên, đây cũng là nguyên nhân làm tăng khả năng bị tăng huyết áp, rối loạn hoạt động của tim.
Có thể phòng tránh?
Hiện nay, đa số người dân còn thờ ơ và chưa ý thức được tác hại của tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khỏe, vẫn sống chung với nó và thích nghi đến nỗi coi đó là điều bình thường, không quan tâm đến tác hại của nó. Chỉ khi thực sự có bệnh hay ảnh hưởng đến thính lực thì người dân mới “sợ” tiếng ồn, nhưng khi đó thì muộn rồi. Vì thế, để phòng tránh tác hại của tiếng ồn, mọi người trước tiên cần ý thức được các mối nguy cơ thực sự của tiếng ồn tác động đến sức khỏe, đặc biệt là tim mạch.
Nhưng thực tế, chúng ta khó có thể làm thay đổi được tiếng ồn tại nơi sinh sống và làm việc, vì thế, cách tốt nhất đối với mỗi cá nhân là biết cách tự bảo vệ mình như hãy bịt tai bằng hai tay hay dùng nút tai khi gặp tiếng ồn quá lớn. Chúng ta có thể yêu cầu hạ bớt cường độ âm thanh tại các nhà hàng, quán ăn..., không nên dùng các máy nghe nhạc với mức âm thanh lớn và liên tục. Với các nhân viên lao động trong môi trường có tiếng ồn cao, nhất thiết cần đội mũ chống ồn.
Thực trạng tiếng ồn tại các khu đô thị tại Việt Nam:
Hầu hết các khu đô thị trong nước chưa chú trọng đến ô nhiễm tiếng ồn. Cùng với lượng các loại xe cộ tham gia giao thông ngày càng tăng, đường phố chật hẹp và dân cư đông đúc khiến cho tiếng ồn tại khu vực đường phố càng trở nên đáng lo ngại. Bên cạnh đó, tiếng ồn từ các nhà máy công nghiệp cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người lao động cũng như dân cư sống xung quanh.
Ðó là những tiếng ồn đến từ môi trường sống và lao động. Tuy nhiên, có loại tiếng ồn do chính người dân tự nhận lấy - đó là những âm thanh từ các máy nghe nhạc với cường độ lớn hay tại các vũ trường... Nếu tiếp xúc trong thời gian dài, chắc chắn ngoài ảnh hưởng đến thính lực sẽ tác động xấu đến hệ tim mạch.
Trong khi đó, tại các nước phát triển, vấn đề ô nhiễm tiếng ồn rất được chú trọng và thực hiện nghiêm túc. Ðây cũng là yếu tố góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm các stress cũng như các bệnh tim mạch.

Theo BS Ngô Tuấn Anh - Sức khỏe và Đời sống