Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2015

Cảnh báo dịch bệnh bùng phát sau mưa lũ tại Quảng Ninh

Bộ Y tế cảnh báo các bệnh truyền nhiễm thường xảy ra sau mưa lũ gồm tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, cảm cúm... Người dân cần vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm.

Ngày 29/7, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, có công điện khẩn gửi Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh, đề nghị ngành y tế tỉnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân triển khai các biện pháp đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, sau những ngày mưa lũ. 

Các đơn vị triển khai các hoạt động vệ sinh môi trường sau lụt, đảm bảo nước rút đến đâu làm vệ sinh môi trường đến đó. Ngoài ra, tổ chức thu gom và sử dụng vôi bột hoặc các hóa chất để xử lý khi chôn xác động vật tránh phát sinh dịch bệnh truyền nhiễm; phun hóa chất diệt côn trùng truyền bệnh tại các vùng có nguy cơ.
lu2-4842-1438182554.jpg
Nhiều khu dân cư tại Quảng Ninh bị chia cắt sau mưa lũ. Ảnh: Minh Cương
Y tế tỉnh Quảng Ninh cũng được yêu cầu giám sát, kịp thời phát hiện và xử lý triệt để các ổ dịch bệnh truyền nhiễm xảy ra sau mưa bão như tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, nước ăn chân, cảm cúm; đặc biệt các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa như dịch tả, lỵ, thương hàn… Duy trì thường trực các đội cơ động chống dịch để sẵn sàng hỗ trợ tuyến dưới.
Bộ Y tế cũng yêu cầu Sở cấp hóa chất, hướng dẫn người dân dùng thau rửa và khử trùng nước giếng, nước sinh hoạt bằng chloramin B, aquatabs... 
Ngành y tế cũng tăng cường giám sát chất lượng nước dùng trong ăn uống, sinh hoạt tại các nhà máy nước, trạm cấp nước tập trung, đảm bảo nồng độ clo dư luôn đạt 0,3 - 0,5 mg/lít tại vòi sử dụng.
Khuyến cáo phòng dịch bệnh sau mưa lũ:
- Thực hiện ăn chín, uống chín, bảo đảm an toàn thực phẩm, thường xuyên rửa tay với xà phòng.
- Thực hiện thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước và dùng những hóa chất để khử trùng nước sử dụng cho ăn uống và sinh hoạt.
- Bảo đảm vệ sinh môi trường: Thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh môi trường đến đó, tổ chức thu gom, xử lý, chôn xác động vật. Sử dụng vôi bột hoặc các hóa chất được Bộ Y tế khuyến cáo để xử lý khi chôn cất. Phun hóa chất diệt côn trùng truyền bệnh tại các vùng có nguy cơ.
- Kịp thời phát hiện và dập tắt bệnh dịch truyền nhiễm như tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, nước ăn chân, cảm cúm, đặc biệt cần đề phòng dịch tả, lỵ, thương hàn…
- Các cơ sở y tế bảo đảm đủ nhân lực, thuốc, trang thiết bị và cơ sở vật chất cần thiết để cấp cứu, thu dung, điều trị bệnh nhân kịp thời.


Dùng chung bàn chải đánh răng, nữ sinh mắc sùi mào gà

Đến khám tại một phòng khám da liễu ở Hai Bà Trưng, Hà Nội, bạn Nguyễn Lan Hương sinh viên trường đại học Kinh tế Quốc Dân không nghĩ rằng mình lại mắc căn bệnh sùi mào gà.

Ảnh minh họa.
Trong khi đó, Hương quả quyết chưa có bạn trai. Hương kể gần đây cô thấy lưỡi có nhiều mụn nhỏ li ti và không gây đau. Tuy nhiên, Hương đánh răng nếu sơ ý có thể chảy máu và đau. Gần đây, quanh môi của Hương tiếp tục mọc các khối mụn nhìn rất sợ. Hương còn tưởng bị dị ứng son môi nên bỏ luôn không dùng son.
Tuy nhiên, u nhú càng ngày mọc càng nhiều chồng tầng lên nhau nhìn rất sợ. Hơn nữa, u nhú này còn dễ chảy máu. Chỉ cần cậy tay nhẹ là có máu chảy ra. Không ngứa, không có dịch nên Hương càng lo lắng. Do có thói quen sờ tay lên chỗ mụn nên Hương hay cậy cậy.
Hương đi khám tại BV Răng Hàm Mặt, các bác sĩ giới thiệu Hương đi khám da liễu vì nghi ngờ cô bị sùi mào gà. Đến khám da liễu, Hương giật mình khi biết mình mang căn bệnh này. Ngại đến bệnh viện điều trị, Hương đến một phòng khám tư ở Hai Bà Trưng để theo dõi và đốt sùi. Lớp sùi ở ngoài môi, các bác sĩ chấm thuốc cho Hương. Các ổ sùi đã thâm đen, tuy nhiên Hương rất lo lắng vì bác sĩ cho biết không thể khỏi dứt hoàn toàn, bệnh có thể tái phát bất cứ lúc nào.

Kể về bản thân mình, Hương cho biết cô chưa có bạn trai, chưa quan hệ tình dục nên không biết mắc bệnh từ đâu. Sau khi đưa ra các nguyên nhân gây bệnh, Hương giật mình cho biết cách đây mấy tháng, Hương đến nhà trọ của bạn chơi rồi ngủ qua đêm ở đó. 

Hôm sau, Hương dậy lấy một chiếc bàn chải trong cốc để đánh răng. Hương chợt nhớ, người bạn đó của Hương cũng từng vào BV Da liễu Trung ương điều trị bệnh viêm da. Tuy nhiên, bệnh viêm da là do bạn nói, rất có thể Hương đã lây sùi mào gà từ người bạn gái qua việc dùng bàn chải đánh răng.

Trường hợp của bạn Nam Trang ở Hiệp Hòa, Bắc Giang thì khác, Trang quen cậu bạn trai qua mạng xã hội. Khi gặp nhau, Trang và bạn trai chỉ hôn. Nhưng một thời gian sau, Trang thấy quanh miệng, môi và lợi của mình xuất hiện nhiều mụn như hoa mào gà. Trang lên mạng tìm kiếm thông tin thì các triệu chứng và biểu hiện giống bệnh sùi mào gà. Lên Hà Nội khám bệnh, bác sĩ chẩn đoán Trang bị sùi mào gà.

BS Nguyễn Thị Dung - Phòng khám Da liễu Phương Mai cho biết bệnh sùi mào gà là bệnh lây nhiễm chủ yếu qua đường quan hệ tình dục không an toàn và thường xuất hiện ở cơ quan sinh dục của cả nam và nữ. Với lối sống tình dục ngày càng thoáng, trào lưu quan hệ tình dục bằng miệng phát triển, cũng là lúc bệnh sùi mào gà ở miệng gia tăng. Phòng khám thường xuyên tiếp nhận các bệnh nhân bị sùi mào gà ở miệng.

Loại virus gây u nhú này rất dễ lây nhiễm qua niêm mạc hở thông qua đường quan hệ tình dục, hôn hoặc dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh như bàn chải đánh răng, khăn mặt, khăn tắm.... Trong đó, quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp an toàn là con đường số một gây nên sùi mào gà. 

Đặc biệt, quan hệ tình dục bằng đường miệng là dễ dàng bị lây lan sùi mào gà nhất, bởi đây là phương pháp quan hệ khó có thể áp dụng các biện pháp tránh lây nhiễm sùi mào gà cũng như các bệnh lây nhiễm khác như lậu, giang mai.

Đối với sùi mào gà ở miệng lây qua nụ hôn hoặc dùng chung bàn chải đánh răng, lúc đầu bệnh không tái phát ngay mà bệnh thường có thời gian ủ bệnh dài không như bệnh lậu. Trung bình, thời gian này này kéo dài từ 1 – 9 tháng. Đặc biệt trong thời gian ủ bệnh, người bệnh vẫn có khả năng lây truyền virus HPV gây bệnh sùi mào gà cho người khác.

Ban đầu, các vị trí như môi, lợi, lưỡi, họng chỉ xuất hiện các ổ loét nhẹ, từ các ổ loét này u nhú mọc lên màu trắng hoặc màu vàng và càng ngày càng nhiều lên nhìn như hoa của cây súp lơ, bị ở lưỡi hay ở họng thì ăn uống đau thậm chí nuốt nước bọt cũng đau. 

Khi bị sùi mào gà, lưỡi và amidan trong miệng người bệnh bị tê, rát, đau, đồng thời xuất hiện những mảng màu đỏ hoặc màu trắng. Hiện tượng này rất dễ nhầm lẫn với bệnh viêm vòm họng, amidan nên nhiều người thường tự mua thuốc về điều trị tại nhà bệnh không thuyên giảm mà càng làm cho ổ sùi nở nhanh hơn,


Những thuốc nên dùng điều trị zona


Zona có thể gây ra những biến chứng từ khó chịu dai dẳng đến nguy hiểm. Dưới đây là một số thuốc thường dùng và không dùng trong điều trị zona.
Virus varicella zoster gây bệnh thủy đậu ở trẻ em, sau đó nằm yên trong cơ thể, khi có cơ hội sẽ gây bệnh zona (herpes zoster) ở người trưởng thành.
Những thuốc nên dùng điều trị zona
Biểu hiện của bệnh zona.
Lúc đầu, người bệnh bị nhức đầu, sợ ánh sáng, khó ở, hiếm khi có sốt, có cảm giác bất thường ở da (ngứa, đau nhói hoặc dữ dội). Khoảng sau 1-5 ngày, xuất hiện các nốt hồng ban dát sẩn, tiến triển thành các cụm nước trong. 
Mụn nước có thể rộng ra cả một vùng da. Điểm đặc biệt là mụn nước chỉ ở một bên, ít khi lan qua vùng ranh giới giữa thân. Trong vòng 3 - 5 ngày lần lượt chuyển qua các giai đoạn hóa mủ, loét đóng vảy. 
Sau chừng 2 tuần, các tổn thương da sẽ lành, để lại vết sẹo và thay đổi màu da vĩnh viễn. Tổn thương da thường kéo thành vạt dài, khu trú ở vùng hông, lưng, cổ đùi hay bị nhầm với dịch tiết của con dời, nên dân gian gọi là bệnh "dời leo". 
Đa số (phần lớn là trẻ), zona chỉ lan tỏa ở da, chỉ có 5 - 10% (phần lớn là người cao tuổi) zona có thể gây tổn thương nội tạng (viêm phổi, viêm não, viêm gan hoại tử võng mạc) có trường hợp dẫn đến tử vong (thường do viêm phổi) song hiếm gặp.
Nhóm kháng virus
Dùng trong giai đoạn cấp tính. Thuốc rút ngắn thời gian bài xuất virut, làm ngưng nhanh sự hình thành tổn thương mới, đẩy nhanh tốc độ liền sẹo, giảm độ nặng cơn đau cấp. 
Thường chọn một trong ba thứ acyclovir, valacyclovir, famcilovir. Chúng khác nhau một số điểm nhỏ: valacyclovir là tiền chất của acyclovir, sản xuất ra acyclovir cao gấp 5 lần acyclovir. Uống valacyclovir mỗi 8 giờ một lần 1.000mg sẽ có hiệu quả bằng acyclovir 4 giờ một lần 800mg. Valacyclovir, famciclovir có cân bằng dược động học tốt, cách dùng đơn giản hơn, được ưa thích hơn. 
Cần dùng sớm trong vòng 24 - 48 giờ khi có triệu chứng, với liều cao. Không dùng dạng thuốc bôi vì không có hiệu quả. Thuốc không gây ra tác dụng bất lợi nào. Tuy nhiên, với người suy thận, cần giảm liều. Chưa có thông tin đầy đủ vì thế không nên dùng cho người có thai.
Nhóm giảm đau
Đau thần kinh sau zona thường xuất hiện 30 - 60 ngày sau khi nổi phát ban hay sau khi liền sẹo. Cảm giác đau rất khó chịu: nhức nhối, rát bỏng như dao đâm, điện giật. 
Đau có thể kéo dài nhiều tháng hay nhiều năm, kèm theo một số rối loạn cảm giác khác nhau, đặc trưng nhất là loạn cảm giác đau (áo quần bị tiếp xúc với vùng da bị ảnh hưởng, dù chỉ chạm nhẹ, cũng có thể gây đau dữ dội). 
Ngoài ra có thể bị dị cảm (cảm giác như kim châm xảy ra tự phát), loạn cảm (cảm giác bất thường với các kích thích lên da), có thể kèm theo triệu chứng trầm cảm. Thuốc có thể dùng riêng hay phối hợp, gồm:
Lidocain: dùng dạng thuốc dán 5%. Thuốc có thể gây kích ứng tại chỗ, ít khi gây độc hại toàn thân. Chỉ được dán lên vùng da nguyên vẹn.
Kem capsaicin: hoạt chất chiết xuất từ quả ớt. Dùng dạng bôi có nồng độ 0,025 - 0,075%. Lúc đầu bôi loại có nồng độ thấp sau bôi loại có nồng độ cao. Chỉ được bôi lên vùng da lành. Thuốc gây rát bỏng. Một số người bỏ điều trị vì không chịu nổi.
Amitriptylin, nortriptylin: là thuốc chống trầm cảm 3 vòng. Bắt đầu thường dùng từ liều thấp sau tăng cao, chia thành 3 lần uống trong ngày. Thuốc có thể làm an thần, gây lú lẫn, bí tiểu, hạ huyết áp tư thế, khô miệng, loạn nhịp tim (nên hạn chế dùng cho người cao tuổi).
Oxycodon: là thuốc giảm đau thuộc họ thuốc phiện. Tác dụng phụ: táo bón, gây nghiện, nên hạn chế dùng. Dùng liều từ 5 - 20mg/ngày.


Sổ mũi quanh năm, vì sao?

15 - 20% dân số viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên, hiện ở Việt Nam chưa có cách điều trị bệnh viêm mũi dị ứng dứt điểm làm nhiều người mắc bệnh có chất lượng cuộc sống thấp.


Bác sĩ khám cho một bệnh nhân bị viêm mũi dị ứngẢnh: THÙY DƯƠNG
Bác sĩ khám cho một bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng - Ảnh: Thùy Dương
Chiều 27/7, tại một phòng khám của Bệnh viện Tai mũi họng (TPHCM), chị Nguyễn Thị Thanh Nhàn, 32 tuổi (ngụ Q.3), được bác sĩ chẩn đoán bị viêm mũi dị ứng. Chị Nhàn kể từ năm 12 tuổi, mỗi năm chị bị tái phát viêm mũi dị ứng 2 - 3 lần.
Sau nhiều lần điều trị, chị biết bệnh này hiện chưa thể điều trị dứt điểm nên phòng tránh bằng cách giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, đeo khẩu trang khi ra đường.
Thường xuyên chảy mũi, sụt ký
Nằm trên giường bệnh khoa mũi xoang BV Tai mũi họng TPHCM, anh L.T.C., 29 tuổi, ở Biên Hòa, Đồng Nai, kể năm năm trước khi thấy thường xuyên bị hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, nhức đầu từng đợt, anh đến một cơ sở y tế gần nhà khám thì được chẩn đoán bị viêm mũi dị ứng. Sau đó, bệnh thường xuyên tái phát.
Một năm nay, triệu chứng viêm mũi dị ứng ngày càng nặng. Anh bị nghẹt mũi đến mức khó thở, không ngủ được. Đêm nào cũng tới 3g - 4g sáng anh mới có thể chợp mắt, sáng dậy rất mệt mỏi. Trước đây anh C. nặng 66kg, nay chỉ còn 61kg.
Ngày 8/7, anh đến BV Tai mũi họng để khám, nội soi. Anh được chẩn đoán viêm mũi dị ứng và bị vẹo mào vách ngăn bên trái, quá phát cuống dưới hai bên.
BS  Huỳnh Vĩ Sơn, phó khoa mũi xoang BV Tai mũi họng, cho biết thông thường viêm mũi dị ứng cần điều trị nội khoa, tránh các dị nguyên. Tuy nhiên, anh C. lại bị vẹo mào vách ngăn bên trái - một bệnh lý bẩm sinh - nên phải phẫu thuật để chỉnh hình vách ngăn, nếu không sẽ là một yếu tố thuận lợi cho bệnh viêm mũi dị ứng nặng thêm.
Bệnh có xu hướng tăng
Các bác sĩ cho biết hiện có rất nhiều người mắc bệnh viêm mũi dị ứng với 15 - 20% dân số mắc bệnh. Với tỉ lệ này, ước tính tại TPHCM có hơn 1,5 triệu người mắc bệnh. Từ tháng 7/2014 đến tháng 7/2015, BV Tai mũi họng TPHCM tiếp nhận hơn 336.000 lượt bệnh nhân đến khám, trong đó khoảng 15% được chẩn đoán viêm mũi dị ứng.
Nhiều bác sĩ nhận định bệnh viêm mũi dị ứng đang có xu hướng tăng do tình trạng ô nhiễm môi trường, thức ăn có nhiều hóa chất, cuộc sống áp lực dễ gây stress làm sức đề kháng cơ thể giảm…
Theo ThS.BS Lê Trần Quang Minh - phó giám đốc BV Tai mũi họng TPHCM, triệu chứng điển hình của viêm mũi dị ứng là ngứa mũi, hắt hơi, chảy nước mũi trong, nghẹt mũi, nặng có thể gây nhức đầu. Từ các triệu chứng lâm sàng, bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh nhân viêm mũi dị ứng.
Tuy nhiên, để chẩn đoán chính xác viêm mũi dị ứng bệnh nhân cần làm xét nghiệm với dịch mũi, test lẩy da. Viêm mũi dị ứng có hai loại: do mùa và quanh năm. Trong đó, viêm mũi quanh năm khó điều trị hơn, trong khi nhiều người Việt Nam lại mắc loại viêm mũi dị ứng này.
Viêm mũi dị ứng gây nhiều phiền toái cho người bệnh vì người bệnh liên tục sụt sịt mũi, hắt xì. Ngoài ra, tăng nghẹt mũi còn làm người bệnh nhức đầu, không thể tập trung. 
Nghẹt mũi nhiều khiến người bệnh phải thở bằng miệng làm tăng nguy cơ viêm phế quản, không ngủ được. Khi nghẹt mũi kéo dài không được điều trị sẽ dẫn đến viêm xoang...
Không thể điều trị 
dứt điểm
Do hầu hết bệnh nhân không tránh được những dị nguyên gây bệnh nên mỗi khi có triệu trứng bệnh, bệnh nhân đều phải uống thuốc. BS Quang Minh cho rằng sau điều trị, mỗi năm bệnh nhân chỉ tái phát 1 - 3 lần đã được coi là điều trị thành công. Với cách điều trị hiện nay, bệnh nhân viêm mũi dị ứng khó được điều trị dứt điểm.
Nhiều bệnh nhân viêm mũi dị ứng nặng phải đến bệnh viện điều trị liên tục. Chỉ có phương pháp giải mẫn cảm đặc hiệu mới điều trị dứt điểm được những trường hợp này.
Đầu tiên bệnh nhân được test lẩy da để biết được dị ứng với loại dị nguyên nào, rồi được tiêm chất dị nguyên với liều tăng dần, làm cơ thể thích ứng dần với chất đó và không dị ứng nữa. Phương pháp này đã có hơn 10 năm trước tại BV Tai mũi họng.
Tuy nhiên, đến nay tại TPHCM lại không có cơ sở y tế nào điều trị theo phương pháp này do không có nguồn dị nguyên. BS Quang Minh đề xuất cần có một đơn vị y tế trong nước nghiên cứu chế xuất các dị nguyên tại Việt Nam để điều trị cho bệnh nhân, còn nguồn dị nguyên từ nước ngoài có thể không phù hợp.
BS Quang Minh khuyên ngoài việc phải phòng tránh những dị nguyên có khả năng gây dị ứng, bệnh nhân nên đến khám bác sĩ chuyên khoa để sử dụng những loại thuốc điều trị an toàn và ít gây tác hại.
Hiện có nhiều loại thuốc không rõ nguồn gốc được quảng cáo là các bài thuốc gia truyền, chữa dứt bệnh, nếu người bệnh tự mua uống sẽ nguy hại vì có thể có chứa corticoid.


Bài thuốc trị chứng chóng mặt khi đứng lên ngồi xuống

Triệu chứng xanh xao, huyết áp thấp và chóng mặt mỗi lần đứng lên ngồi xuống có thể là biểu hiện khí huyết suy. Theo Đông y, có thể dùng đương quy, hương phụ sắc lấy nước uống.

Theo lương y Nguyễn Đức Nghĩa, Hội Dược liệu TPHCM, một số bài thuốc Đông y sau có thể hạn chế tình trạng xây xẩm mặt mày khi đứng lên ngồi xuống.

c-JPG_1438006627_1438006650.jpg
Ảnh minh họa. Pinterest.
Bài 1:
Đương quy: 30g, hương phụ: 20g,sắc cùng một lít nước. Khi nước cạn còn 300 ml chia thành 2 phần uống trong ngày. Uống chừng 3 - 5 ngày thì triệu chứng chóng mặt này sẽ thuyên giảm. Nên duy trì uống trong vòng 7 - 15 ngày để hiệu quả cao.
Theo Đông y, khí huyết suy biểu hiện chóng mặt, huyết áp thấp thường xảy ra trong hoặc sau khi hành kinh. Tốt nhất là nên uống trước thời kỳ hành kinh.Hương phụ có tác dụng hành khí giúp khí huyết lưu thông, đương quy có tác dụng bổ huyết.
Bài 2:
Tứ vật thang có tác dụng bổ huyết với 4 vị gồm xuyên khung, đương quy, bạch thược, thục địa. Ngoài ra, thang bổ khí huyết bát trân thang gồm 8 vị gồm 4 vị ở tứ vật thang và tứ quân thang là sâm các loại, phục linh, bạch truật, cam thảo.
Các vị thuốc này sử dụng liều lượng 6 - 20 g mỗi loại, sắc cùng một lít nước và để cạn còn 300 ml uống ngày 2 - 3 lần. Tùy biểu hiện bệnh và thể trạng của từng người mà có thể gia giảm hoặc thay đổi liều lượng vị thuốc cho phù hợp.


Tại sao người cao huyết áp không nên xông hơi?

Xông hơi thực chất là dùng một số loại lá thuốc hoặc có tinh dầu đun lên để lấy hơi thuốc cho người ta hít thở và làm nóng cơ thể giúp ra mồ hôi để thải độc tố.

Tuy nhiên với người bị cao huyết áp, xông hơi không có lợi, thậm chí còn nguy hại đến sức khỏe.
cao huyet ap khong nen xong hoi
Trị cảm bằng cách xông lá vừa hiệu quả, vừa ít tốn kém

Xông hơi bằng lá là phương pháp dân gian rất phổ biến để giải cảm, trị bệnh. Hơi thuốc đã giúp cho cơ thể thoải mái, cộng với sự mất nước do ra mồ hôi khiến cơ thể trở nên nhẹ nhõm.Tuy nhiên không phải bệnh cảnh nào cũng có thể áp dụng cách điều trị này. Lá xông cũng phải được chọn phù hợp, tránh loại lá có tinh chất có thể gây độc.
Theo ông Đinh Công Bảy, Tổng Thư ký Hội Dược liệu TPHCM, muốn xông hơi bằng lá, người bệnh cần phải thực hiện đúng cách. Đầu tiên là chọn lá. Theo kinh nghiệm dân gian thì để có một nồi lá xông, cần chọn các loại lá thơm có tinh dầu mang tác dụng tân ôn giải biểu, trừ phong thông khiếu, kháng sinh khử trùng… Trong đó, thông dụng nhất là lá chanh, lá sả, tía tô, kinh giới, bạc hà, lá gừng, lá nghệ, hương nhu, ngải cứu…
Những người đang bị cao huyết áp, tim mạch đều phải tránh những kích thích đột ngột. Xông hơi, làm nóng cơ thể, gây giãn mạch, kích thích tim mạch hoạt động nhiều hơn nên sẽ nguy hiểm. Cần thận trọng khi xông hơi, tắm nước nóng để tránh nguy cơ tụt huyết áp do mất nước, giãn mạch.
Tai sao nguoi cao huyet ap khong nen xong hoi?-hinh-anh-1
 Xông hơi kết hợp cháo tía tô giải cảm rất hiệu quả
Theo ông Đinh Công Bảy, trị cảm bằng cách xông lá cho hiệu quả cao, ít tốn kém. Tuy nhiên, cần lưu ý các vấn đề sau:
– Người bệnh cảm cúm chỉ cần xông 1-2 lần.
– Không nên xông quá nhiều sẽ gây mất nước, gây ra các tác hại khác.
– Không xông đối với trường hợp cảm thử (cảm nắng), có triệu chứng ra nhiều mồ hôi, hoa mắt chóng mặt, buồn nôn, mặt đỏ, chao đảo, mệt lả.
– Người bị huyết áp cao, tim mạch, mắc bệnh ngoài da, phụ nữ mang thai, người hay ra mồ hôi, mất máu nhiều, mới ốm dậy, người cao tuổi, trẻ em dưới 12 tuổi… không nên xông hơi, xông lá.
– Trước khi xông hơi cần làm sạch cơ thể. Không tắm ngay sau khi xông vì lỗ chân lông đang hở nếu gặp lạnh sẽ bít lại, không thoát được nước dẫn đến máu huyết không lưu thông. Sau khi xông cảm nên ăn cháo nóng với tía tô, hành, hạt tiêu, lòng đỏ trứng để cân bằng dinh dưỡng.
– Trong quá trình xông nếu thấy khó thở, tức ngực, choáng váng, bủn rủn… cần ngừng ngay, trường hợp bị sốc nặng phải đưa tới bệnh viện để cấp cứu. Nếu bệnh nhân sốt cao, co giật do nhiễm khuẩn (như viêm họng, ho, chấn thương, nhiễm trùng…) thì không nên tùy tiện xông hơi mà phải đi khám ở cơ sở y tế.


Sâm đại hành có chữa được ung thư máu?

Thời gian gần đây, nhiều người rỉ tai nhau về công dụng thần diệu của loại thảo dược có tên "Sâm đại hành". Nhiều người cho rằng, loại cây thuốc này có cả tác dụng chữa trị ung thư máu.





Tuy nhiên, các bác sĩ cho rằng, việc quảng cáo các loại cây thuốc hiện nay đang bị quá đà, nhiều người dùng thuốc Đông y bừa bãi đã phải trả giá bằng cả tính mạng.

Các chuyên gia cho biết, sâm đại hành là loại thảo dược được dùng từ lâu trong dân gian. Tuy nhiên, loại cây này chỉ nghiêng về tác dụng bổ phế. ảnh minh họa
Các chuyên gia cho biết, sâm đại hành là loại thảo dược được dùng từ lâu trong dân gian. Tuy nhiên, loại cây này chỉ nghiêng về tác dụng bổ phế. Ảnh minh họa
Chỉ là loại thảo dược có tác dụng bổ phế
Trên mạng Internet lan truyền khá nhiều thông tin về sâm đại hành và những tính năng đặc hiệu của nó. Nhiều người khá xôn xao với thông tin, loại cây này chữa được nhiều bệnh, trong đó có: Thiếu máu, ho, viêm phế quản, vẩy nến, á sừng, tổ đỉa… và cả ung thư máu. Ban đầu khi những thông tin về sâm đại hành mới xuất hiện, loại sâm này được nhiều người săn lùng. Hiện giá loại sâm này đang ở mức trên, dưới 200.000 đồng/kg.
Lương y Tăng Văn Quang, Phó Chủ tịch hội Đông y huyện Hóc Môn (TPHCM) từng đưa ra ý kiến về loại sâm này: “Tham khảo các tài liệu về loại thảo dược này, chúng tôi không thấy công dụng chữa bệnh ung thư máu. Trong kinh nghiệm dân gian cũng như Y học cổ truyền, sâm đại hành có vị ngọt nhạt, tính hơi ấm có tác dụng tư âm dưỡng huyết, chỉ huyết sinh co, chỉ khái. 
Y học cổ truyền dùng nó trị thiếu máu, vàng da, hoa mắt, nhức đầu, mệt mỏi, băng huyết, ho ra máu, thương tích lưu huyết, ho, ho lao, ho gà, viêm họng cấp và mạn,... Tuy có khả năng chữa bệnh thiếu máu, nhưng khả năng chữa bệnh ung thư máu thì không thấy nhắc đến. Trên thế giới cũng không có thông tin, nghiên cứu nào nói cây này có thể chữa ung thư máu”.
BS Nguyễn Trung Cấp - Trưởng khoa Cấp cứu (BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương) chia sẻ, ông chưa gặp trường hợp nào ngộ độc sâm đại hành. Tuy nhiên, cũng chưa thấy tài liệu khoa học nào khẳng định loại cây này có tính năng điều trị ung thư máu.
Mất cơ hội sống vì dùng thảo dược bừa bãi
Cũng theo BS Nguyễn Trung Cấp, hiện các trang mạng thường quảng cáo quá sự thật về nhiều loại thảo dược. Điều đó rất nguy hiểm, dẫn tới việc nhiều người săn lùng các cây thuốc để bán. Không loại trừ trường hợp có những người đi thu hái cây thuốc mà không có kinh nghiệm dẫn đến việc thu hái sai hoặc hái lẫn các loại cây có độc.
Việc thu hái bừa bãi, khâu sao tẩm, bảo quản tại nhiều cơ sở Đông y lại không đảm bảo nên dẫn đến tình trạng thuốc bị nhiễm độc, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người sử dụng.
Tuần qua, BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã có 2 bệnh nhân tử vong vì dùng thuốc Đông y bừa bãi. Trường hợp thứ nhất đang điều trị viêm gan thì bỏ thuốc chuyển sang dùng một loại nấm được truyền miệng là “chữa bách bệnh”. Bệnh nhân này đã suy gan trầm trọng, hôn mê và tử vong sau vài ngày điều trị tại viện.
Một bệnh nhân khác (72 tuổi, ở Hải Phòng) cũng được chuyển đến BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng hôn mê, mắt vàng đậm, suy gan nặng. Người nhà bệnh nhân cho biết, trước khi vào viện, gia đình được một người quen đi Sapa về và tặng một túi chè dây.
Cả gia đình đều uống nhưng bệnh nhân nói trên uống nhiều nhất. Sau 2 -3 ngày uống nước chè dây, bệnh nhân đã phải nhập viện. Các bác sĩ xác định, bệnh nhân bị ngộ độc và chỉ có chè dây là sản phẩm bất thường nhất mà bệnh nhân này sử dụng.
Hiện tỷ lệ bệnh nhân ngộ độc thuốc Đông y phải nhập viện khá cao. Có nhiều người không thể xác định được ngộ độc do vị thuốc gì vì dùng nhiều loại thuốc đã được tán nhỏ, không tên tuổi, xuất xứ. Các bác sỹ khuyến cáo, việc dùng các loại thảo dược cũng cần cẩn trọng, nên mua tại các cơ sở uy tín, không nên mua ở thị trường trôi nổi hay thông qua sự mách bảo.


Những sự thật thú vị về chiếc mũi

Là một phần của hệ thống hô hấp, mũi giúp chúng ta hít thở, ngửi được mùi vị và kết nối với các cơ quan trọng yếu bên trong cơ thể.

Tuy nhiên, vẫn còn những sự thật thú vị khác về mũi dưới đây mà có thể bạn chưa biết.
1. Là vệ sĩ của cơ thể
Mũi đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ phổi. Lông mũi và nước nhầy ở lớp màng bên trong thành mũi sẽ lọc sạch các phân tử bé ti li, như bụi bẩn và những tác nhân có khả năng gây dị ứng khác trước khi chúng xâm nhập vào phổi.
2. Ảnh hưởng đến vị giác
Các dây thần kinh khứu giác luôn có kết nối với những dây thần kinh vị giác thông qua sự liên kết của các dây thần kinh ở não bộ, nhưng chúng hoạt động cụ thể như thế nào thì cho đến nay vẫn là một câu hỏi chưa có lời giải đối với các nhà khoa học.
Một số kết quả nghiên cứu đã cho thấy những người bị mất đi khả năng ngửi mùi thì cũng sẽ bị suy giảm khả năng nhận biết vị, nhưng không phải mọi trường hợp đều như vậy.
3. Là con đường dẫn đến não bộ
Các tĩnh mạch nằm bên trong và xung quanh mũi khác hoàn toàn so với những khu vực còn lại của cơ thể. Thông thường, các tĩnh mạnh luôn có các van để đóng và mở khi cần thiết nhằm ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn, hoặc những chất lạ xâm nhập vào bên trong. Tuy nhiên, hệ thống các tĩnh mạch xung quanh mũi lại không có "dụng cụ sàng lọc" kiểu này.
Điều này cũng có nghĩa là khi bạn mắc phải một căn bệnh nhiễm khuẩn nào đó, chúng sẽ có khả năng xâm nhập trực tiếp tới não. Trong những trường hợp hiếm gặp, tình trạng này có thể dẫn tới chứng viêm màng não hoặc bị áp-xe ở não. Do đó, cần lưu ý tới mọi triệu chứng bất thường xảy ra khi bạn đang bị viêm nhiễm ở mũi hay mắt.
4. Là công cụ để chuẩn đoán bệnh
Trong tương lai, các nhà khoa học có thể chẩn đoán bệnh Alzheimer's và chứng tâm thần phân liệt bằng cách kiểm tra các sợi thần kinh ở trong mũi. Các nhà nghiên cứu đang tìm kiếm những đặc tính tế bào của những mô tế bào mũi sinh thiết từ những bệnh nhân được cho là có nguy cơ mắc bệnh cao. Điều này giúp cho việc chẩn đoán bệnh chính xác hơn, nhờ đó, tiến trình điều trị sẽ nhanh chóng và hiệu quả hơn.
5. 1 lít là con số thể hiện lượng nước nhầy mà mũi và xoang mũi tiết ra mỗi ngày. Phần lớn trong số này sẽ chảy vào cổ họng và bị bạn nuốt vào bụng.
6. Phần lớn các trường hợp viêm xoang cấp tính đều do cùng một loại vi-rút gây bệnh cảm lạnh thông thường gây ra. Bệnh viêm xoang cấp tính được xem là một trong những căn bệnh nhiễm khuẩn phổ biến nhất hiện nay.
7. Hãy sử dụng nước muối để rửa mũi hàng ngày nếu bạn bị dị ứng hoặc viêm xoang. Đó là lời khuyên từ các chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Nước muối giúp rửa trôi lớp dịch nhầy đã cô đặc đóng trong mũi, hạn chế tình trạng viêm nhiễm.
Theo khuyến cáo, các bác sĩ cần chờ ít nhất là 7 ngày trước khi kê đơn kháng sinh trong những trường hợp bị viêm xoang cấp tính. Bạn cũng có thể yêu cầu bác sĩ điều trị kê đơn thuốc có chứa steroid dành cho mũi nhằm hạn chế tình trạng sưng phồng và rửa mũi bằng nước muối để làm sạch mũi.