Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Hai, 29 tháng 2, 2016

Quý ông thêm sung bởi... khí công

Có lẽ chưa bao giờ vấn đề rối loạn công năng tình dục lại được đề cập nhiều như hiện nay trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng. Âu cũng là lẽ thường tình, vì đó là một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống. Bài viết này muốn được mang đến cho độc giả một số bài tập khí công phòng chống những rối loạn tình dục thông thường và góp phần nâng cao năng lực tình dục.
Khi lâm vào tình trạng “chưa đến chợ đã hết tiền”: Nam giới xuất tinh quá sớm khi sinh hoạt tình dục gọi là tảo tiết. Có nhiều phương pháp khí công (công pháp) để phòng chống tảo tiết, nhưng đơn giản, dễ tập luyện và không gây phản ứng phụ là sử dụng Cường dương cố tinh công để đánh bay tảo tiết với các thao tác cụ thể sau đây:
Chọn tư thế ngồi hoặc đứng tự nhiên, toàn thân thoải mái, đầu óc yên tĩnh, tinh thần vui vẻ. Nhẹ nhàng hít không khí vào bằng mũi sao cho có cảm giác căng đầy ổ bụng rồi từ từ thở ra hết cỡ, đồng thời tập trung chú ý vào đan điền (vùng dưới rốn), tập chừng 5 lần.
Tập khí công mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Dùng hai tay nắm nhẹ thành quả đấm rỗng vỗ vào hai bên eo lưng và vùng xương cụt. Tiếp đó, dùng hai lòng bàn tay xát theo chiều lên xuống hai khối cơ cạnh cột sống thắt lưng và vùng xương cùng cụt sao cho nóng lên là được.
Dùng hai tay xoa từ hai tinh hoàn lên hai bên háng 36 lần.
Chuyển sang tư thế nằm ngửa, dùng ngón tay trỏ và ngón tay giữa của tay trái kẹp giữ gốc dương vật, hướng dương vật sang phía trong đùi trái và day 36 lần. Tiếp đó lại dùng tay phải kẹp giữ gốc dương vật, hướng dương vật sang phía trong đùi phải và day 36 lần. Cuối cùng dùng hai ngón cái và ngón trỏ giữ gốc dương vật  hướng về phía bụng dưới và day 36 lần.
Dùng ngón tay trỏ và ngón tay giữa đặt tại bao da dương vật, ngón cái đặt ở mũ quy đầu, đối xứng từ trước ra sau mà đẩy miết. Tay kia nắm lấy âm nang và tinh hoàn kéo xuống. Hai tay đồng thời dùng lực, động tác phối hợp hài hòa, làm liên tục 3 - 4 lượt rồi đột ngột buông ra. Làm đi làm lại vài lần như vậy.
Dùng bàn tay trái ấn vào âm nang (túi đựng tinh hoàn), gốc bàn tay áp vào gốc dương vật, day tròn 81 lần, tiếp đó lại dùng tay phải tiến hành thao tác tương tự.
Co hai gối lại, tay phải ôm đỡ hai tinh hoàn, tay trái xoa bụng dưới 36 vòng, rồi lại đổi tay xoa 36 vòng nữa. Cứ như vậy hai tay một đỡ tinh hoàn, một xoa bụng dưới, thay phiên nhau đủ 9 lần thì nghỉ.
Bài tập trên cần được tiến hành kiên trì, đều đặn, mỗi ngày 1 - 2 lần, mỗi lần từ 20 - 30 phút. Chú ý khi luyện phải tập trung tư tưởng, động tác cần nhẹ nhàng mềm mại, cần giữ ấm khi trời lạnh.
Khi lâm vào tình trạng “trên bảo dưới không nghe”:
Khi lâm vào tình trạng suy giảm ham muốn tình dục, bạn có thể sử dụng các “ngón võ” sau đây:
Cường tráng công: Tư thế ngồi hoặc đứng, toàn thân thả lỏng, hai bàn tay hơi gấp đặt trước bụng dưới, lòng bàn tay đối nhau, hai mắt nhắm hờ. Thở tự nhiên, đều đặn, sâu và dài, tập trung chú ý vào hạ đan điền. Công pháp này dùng tốt cho người có biểu hiện suy nhược thần kinh. Mỗi ngày tập 23 lần, mỗi lần 1.530 phút.
Nội dưỡng công: Nằm ngửa trên giường, toàn thân thả lỏng, hai tay duỗi thẳng tự nhiên, hai bàn tay mở đặt ở bên thân, chân duỗi thẳng tự nhiên, hai gót tựa vào nhau, hai mắt nhắm hờ. Dùng phương pháp thở “hít vào  thở ra  ngừng”. Công pháp này dùng tốt cho người thể trạng gầy, tiêu hóa không tốt. Mỗi ngày tập 23 lần, mỗi lần 30 phút. Nếu cảm thấy mệt mỏi, ra mồ hôi nhiều thì đổi dùng phương pháp “hít vào ngừng thở ra”.
Dưỡng thận ích thủy công: Ngồi trên ghế, hai bàn tay xát vào nhau cho nóng, thở ra nhẹ nhàng, dùng hai lòng bàn tay xoa xát hai bên vùng eo lưng sao cho có cảm giác nóng lên là được. Sau đó, dùng ngón út của bàn tay phải xoa lòng bàn chân trái 81 lần, lại dùng ngón út bàn tay trái xoa lòng bàn chân phải 81 lần. Công pháp này dùng cho người thận dương suy nhược. Mỗi ngày luyện 2 lần, mỗi lần 1.530 phút.



Chế độ ăn ở người suy tim

Khi bị suy tim bệnh nhân sẽ khó thở (thở nhanh), gan to, phù 2 chi dưới. Trường hợp nặng có thể phù toàn thân. Do vậy, chế độ ăn nhạt, không ăn muối, uống ít nước là điều quan trọng trong điều trị suy tim.
Khi bị suy tim bệnh nhân sẽ khó thở (thở nhanh), gan to, phù 2 chi dưới. Trường hợp nặng có thể phù toàn thân. Do vậy, chế độ ăn nhạt, không ăn muối, uống ít nước là điều quan trọng trong điều trị suy tim.
Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn nhạt cho bệnh nhân suy tim
Trước hết cần lưu ý: 1g muối ăn (Nacl) chứa 400mg natri. Như vậy 1 thìa cà phê muối có đến 2g natri. Trong khi đó, nhu cầu tối thiểu chỉ cần 400mg natri, tức 1g muối/ngày đã có đủ trong bữa ăn đủ thịt, cá, rau, quả (trong chế độ ăn thông thường có khoảng 3-6g natri tương đương 8-15g muối ăn). Nên nhớ mỳ chính, bột canh chứa nhiều natri dưới dạng natri glutamat nên không dùng để chế biến thức ăn cho bệnh nhân suy tim.
Chế độ ăn nhạt, hoàn toàn không dùng muối bột canh, mỳ chính, nước mắm rất quan trọng đối với bệnh nhân suy tim.
Chế độ ăn nhạt hoàn toàn: 200-300mg natri/ngày tương đương 9-13mmol natri/ngày. Có đủ trong thực phẩm bữa ăn. Do đó, chế biến cần: hoàn toàn không dùng muối, mỳ chính, bột canh, nước mắm trong chế biến khẩu phần; chọn thực phẩm ít natri như gạo trắng, khoai củ, rau, quả ngọt, thịt, cá, trứng ăn cả lòng trắng; không ăn sữa nguyên kem, đồ hộp, các thức ăn nướng, rán, xào, muối, ướp, bánh mỳ vì chứa nhiều muối.
Chế độ ăn nhạt: 400-700mg natri/ngày, tương đương 18-30mmol natri/ngày tức 1-2g muối. Khi chế biến chỉ cần cho 1g muối ăn hoặc 1 thìa con nước mắm một ngày. Ngoài ra có gần 1g trong ngũ cốc, rau quả của khẩu phần; Chọn thức ăn ít natri, bỏ các thức ăn chế biến sẵn, đồ hộp, sữa nguyên kem vì nhiều muối.
Chế độ ăn nhạt vừa: 800-1.200mg natri/ ngày, tương đương 35-50mmol natri tức 2-3g muối ăn/ngày. Cho 2g muối ăn/ngày hoặc 2 thìa cà phê nước mắm/ngày. Ngoài ra có khoảng gần 1g trong rau quả, thức ăn của khẩu phần; Không dùng thức ăn giàu muối như bánh mỳ, sữa nguyên kem, pho mai, đồ hộp, thức ăn nướng, ướp sẵn.
Ba chế độ ăn nhạt này tùy theo bệnh cảnh lâm sàng mà áp dụng và dựa theo đáp ứng của từng người bệnh để thay đổi từ chế độ này sang chế độ khác.
Tổng số năng lượng/ngày nên có cho chế độ ăn nhạt hoàn toàn: 1.200kcal, chế độ ăn nhạt: 1.400kcal, chế độ ăn nhạt vừa: 1.600kcal.




Né bệnh nhờ vận khí năm Bính Thân

“Vận khí học” là tên gọi tắt của “Ngũ vận - Lục khí”. Ðó là một bộ môn của Ðông y học chuyên dự báo về thời tiết khí hậu hàng năm, cùng tác động đối với sức khỏe con người.
“Vận khí học” là tên gọi tắt của “Ngũ vận - Lục khí”. Ðó là một bộ môn của Ðông y học chuyên dự báo về thời tiết khí hậu hàng năm, cùng tác động đối với sức khỏe con người. Vận khí học dùng lý luận âm dương ngũ hành làm công cụ phân tích. Ngũ vận biểu tượng bằng ngũ hành: mộc, hỏa, thổ, kim, thủy; đó là những nhân tố tạo nên sự biến hóa của khí hậu trên mặt đất. Còn Lục khí biểu tượng bằng: phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa; đó là những nhân tố tạo nên sự biến hóa của khí hậu trong không gian.
Khí hậu và bệnh tật toàn năm
Theo nguyên tắc “Thiên can thống vận”:  Bính hóa “dương thủy”. Tuế vận là “Thủy vận thái quá”: Toàn năm thủy khí thiên thịnh; mùa đông đến sớm và lạnh hơn bình thường; hiện tượng khí hậu và cảnh vật đột biến cũng thường hay xuất hiện trong mùa đông.
Tình trạng sức khỏe năm Bính Thân chịu tác động của nhiều yếu tố.
Theo nguyên tắc “Địa chi thống khí”: Năm Bính Thân thiếu dương tướng hỏa tư thiên: nửa năm đầu hỏa khí chủ sự, thời tiết ấm nóng hơn và ít mưa hơn bình thường, nửa năm cuối phong khí chủ sự, nhiều gió hơn những năm bình thường.
Tình hình bệnh tật theo Ngũ vận: Năm Bính Thân, thủy vận thái quá (quá mạnh), một mặt “bạc” (cưỡng bức) “sở bất thắng”, trong trường hợp này là hành thổ; mặt khác sẽ “thừa sở thắng”, trong trường hợp này là hành hỏa. Như vậy, thủy thái quá, sẽ liên đới cả đến thổ và hỏa. Thủy thông ứng với tạng thận, thủy vận thái quá nên tạng thận dễ bị mắc bệnh: bụng trướng nước (phúc thủy), chân phù thũng, ho, khí suyễn... Thủy “bạc” thổ, thổ ứng với tỳ, nên cũng thường xuất hiện các bệnh ở tỳ vị, như đầy bụng, ăn không tiêu, sôi bụng, tiêu chảy... Để phòng trị, nói chung cần trục hàn, kiện tỳ hóa thấp và bổ tâm.
Tình hình bệnh tật theo Lục khí: Nửa năm đầu, thiếu dương tướng hỏa tư thiên, thời tiết nóng sớm và nóng hơn bình thường. Cần chú ý dự phòng các bệnh ôn nhiệt, tương ứng với các bệnh sốt, nhiễm trùng, dịch bệnh... Mặt khác, hành hỏa thịnh, khắc chế hành kim, kim ứng với tạng phế, nên cũng cần chú ý dự phòng các bệnh đường hô hấp...
Khí hậu và bệnh tật từng đoạn
Từ Đại hàn đến Xuân phân (20/3/2016):
Chủ khí là Quyết âm phong mộc, khách khí là Thiếu âm quân hỏa. Phong nhiệt đồng hóa, nên khí hậu ấm áp khác thường; cỏ cây tốt tươi sớm, tuy đôi khi vẫn có những đợt lạnh nhưng chỉ ảnh hưởng không đáng kể. Trong giai đoạn này dễ xuất hiện các bệnh ôn nhiệt, các chứng viêm, sốt, các bệnh nhiễm trùng,...
Để phòng ngừa bệnh tật, cần tuân theo nguyên tắc: Ba tháng mùa xuân, nên đi ngủ sớm và dậy sớm, tản bộ ở ngoài trời để làm cho tinh thần thoải mái. Ăn uống cần hạn chế những thứ cay nóng, chớ uống nhiều rượu.
Từ Xuân phân đến Tiểu mãn:
Chủ khí là Thiếu âm quân hỏa; Khách khí là Thái âm thấp thổ. Trong giai đoạn này dễ xuất hiện các bệnh “nhiệt uất”; đau đầu, phát sốt, ho, đau họng, nôn mửa, ngực sườn đầy tức, thần chí không tỉnh táo... Để dự phòng, có thể dùng những vị  thuốc có tác dụng thanh nhiệt hóa thấp như bạch biển đậu (đậu ván trắng), trúc diệp (lá tre, trúc), lô căn (rễ sậy)... sắc nước uống thay trà.
Từ Tiểu mãn đến Đại thử:
Chủ khí và khách khí đều là thiếu dương tướng hỏa. Khí hậu viêm nhiệt, nắng nóng nhiều và rất ít mưa. Dễ xuất hiện các bệnh hỏa nhiệt, tai ù, mắt mờ, mũi tắc, mũi chảy máu, miệng khát, họng đau, ho khan, xuất huyết,... Đặc biệt, trong giai đoạn khí hậu khô nóng này rất dễ xuất hiện bệnh viêm não B. Để dự phòng, cần ăn uống thanh đạm, tránh ăn nhiều các món xào rán béo ngậy. Trong những ngày viêm nhiệt, nóng gắt, nên dùng trúc diệp, mạch môn, kim ngân hoa, chi tử...  sắc nước uống thay trà trong ngày.
Từ Đại thử đến Thu phân:
Chủ khí là Thái âm thấp thổ, khách khí là Dương minh táo kim. Thời tiết lúc nóng lúc lạnh, lúc nắng lúc mưa, đêm và sáng đã có sương xuống. Thường xuất hiện các chứng trướng đầy, thân thể và chân tay nặng nề. Để dự phòng, nên kết hợp các vị thuốc thanh phế nhuận táo với các vị thuốc ôn phế nhuận táo, như thiên môn, mạch môn, huyền sâm, tang diệp,... tử tô, thông bạch, sinh khương... sắc nước uống trong ngày.
Từ Thu phân đến Tiểu tuyết:
Chủ khí là Dương minh táo kim. Khách khí là Thái dương hàn thủy. Thời tiết thường hay có mưa, cỏ cây khô héo và rụng lá sớm hơn. Trong giai đoạn này dưỡng sinh phòng bệnh cần chú ý giữ ấm, tránh để cho hàn tà xâm phạm. Nên kết hợp thêm với các vị thuốc có tác dụng ôn kinh tán hàn, phù dương ích khí, như can khương, nhân sâm, nhục quế, cao lương khương, nhục quế...
Từ Tiểu tuyết đến Đại hàn:
Chủ khí là Thái dương hàn thủy; Khách khí là Quyết âm phong mộc. Trời rét, gió thổi mạnh và thường hay xuất hiện mây mù. Thời gian này, bệnh dễ phát tác ở các tạng tâm, phế; cần chú ý dự phòng các bệnh hô hấp và tim mạch. Tối nên đi ngủ sớm, sáng nên dậy muộn hơn một chút. Ăn uống nên bổ sung những thứ có tác dụng bổ dương tán hàn như canh thịt dê đương quy, canh gà, xương dê hầm...



Hết đau tim, viêm khớp, huyết áp thấp với quế

Khi nhắc đến cây quế chúng ta thường nghĩ đến một loại hương liệu trong thực phẩm nhưng ít ai ngờ rằng cây quế lại là một dược liệu quý trong các bài thuốc dân gian.


Bạn chăc hẳn sẽ rất ngạc nhiên bởi công dụng của quế trong điều trị các căn bệnh mà chúng ta thường gặp.
Trong cây quế có chứa các thành phần như: sắt, magie, mangan, kali, niacin… ngoài ra còn có các chất chống oxi hóa, có vị cay ngọt dễ chịu.
Chữa bệnh tim mạch
Nhục quế (vỏ quế) phơi khô, nghiền nát hoặc tán mịn đem sắc nước uống. Dùng hàng ngày, tốt nhất là vào buổi sáng giúp kích thích tuần hoàn máu và lưu thông khí huyết. Khi nấu ăn, bạn nên bỏ vào món ăn của một lượng nhỏ để tạo mùi thơm và cũng nhằm cải thiện các bệnh lý về các bệnh về tim mạch, cao huyết áp.
Trị viêm khớp gối
Bài thuốc đơn giản: Bạch giới tử 8g, sinh cam thảo 4g, gừng đen 2g, cao ban long 12g, nhục quế 4g, thục địa 40g. Dùng sắc uống thường xuyên.
Trị viêm khớp mãn tính: Pha hỗn hợp gồm một thìa mật ong,1/4 thìa bột quế để dùng hàng ngày vào buổi sáng và tối.
Trị chứng đau bụng kì nguyệt san
Thường đến kì kinh nguyệt chị em phụ nữ chúng ta luôn mang tâm lý không thoải mái, mệt mỏi do đau bụng kéo dài. Chính vậy, hãy thử áp dụng bài thuốc này: Nhục quế (vỏ quế) tán nhuyễn hoặc xay thành bột mịn pha với nước ấm uống, mỗi lần pha lượng từ 3-4g bột quế. Hoặc kết hợp nhục quế với: Thục địa 16g, Đương qui 12g, Cam thảo 4g, Canh khương 5g và nhục quế 4g.
Đánh tan máu bầm trong cơ thể
Bạn hãy thử áp dụng công thức từ bài thuốc Đông y: Nhục quế 80g, Đường hoàng 80g, cỏ nến 100g. Đem nguyên liệu tán nhỏ thành bột mịn, mỗi ngày uống 3 lần và mỗi lần uống một lượng bằng 1 thìa cà phê.
Chữa cảm lạnh
Dùng từ 1-2 muỗng mật ong pha với1/4 thìa bột quế để uống, dùng trong 3 ngày liên tiếp.
Chữa bệnh ung thư
Các nhà khoa học thuộc Đại học Arizona (Mỹ) phát hiện một hợp chất có trong quế có tác dụng ngăn chặn hiệu quả bệnh ung thư ruột, theo Science Daily.
Nghiên cứu cho thấy bổ sung cinnamaldehyde, hợp chất đem lại hương vị đặc trưng của quế, vào chế độ ăn uống của loài chuột giúp bảo vệ chuột khỏi bệnh ung thư ruột.
Theo nhóm nghiên cứu, hợp chất từ quế giúp các tế bào của chuột có được khả năng tự vệ chống việc phơi nhiễm các chất gây ung thư.
Điều trị huyết áp thấp
Để điều trị huyết áp thấp, các bạn hãy dùng các bài thuốc cổ truyền từ cây quế như sau:
+ Nhục quế 40g, quế chi (cành non của cây quế) 40g, cam thảo 20g. Đem hãm lấy nước chia 3 lần uống hoặc sắc (nấu) uống trong ngày.
+ Quế chi (cành non của quế) 8g, cam thảo 6g, thược dược 6g, sinh khương 6g, táo đen 4 quả. Nấu uống nóng ngày 1 tháng.



Lười tập thể dục dễ bị teo não


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa 
“Não của chúng ta co lại và teo đi khi già, có liên quan đến suy giảm nhận thức và tăng nguy cơ mất trí nhớ. Trong đó, những người tập thể dục ít sẽ teo não nhanh, do tăng tốc lão hóa não”, TS. Nicole Spartano, trường Đại học Boston (Mỹ) cho biết.
Kết luận trên được rút ra sau khi các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Boston (Mỹ) tiến hành theo dõi tình trạng sức khỏe và bộ não của hơn 1.530 người trưởng thành trong suốt 2 thập niên.
Những người tham gia nghiên cứu có độ tuổi trung bình là 41, được yêu cầu rèn luyện sức khỏe hàng ngày với máy tập chạy điện. Khi họ bước sang tuổi 60, các nhà nghiên cứu tiến hành quét kiểm tra não và kiểm tra sự nhanh nhạy của trí não và nhận thấy não của họ có nhiều chất xám hơn so với những người ít vận động.
Việc thiếu tập luyện gây tổn hại cho bộ não, dẫn tới việc các tế bào chết dần. Các mạch máu nhỏ trong bộ não dễ bị tác động trước những thay đổi về huyết áp và có thể bị tổn hại vì những biến động này. Sự tổn hại mạch máu trong bộ não có thể góp phần dẫn tới các thay đổi về cấu trúc và sự suy giảm khả năng nhận thức.




Giấc mơ về cái chết


Theo Dream Cloud, những cảnh tượng diễn ra trong giấc mơ có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc về tâm thức. Cơn ác mộng về người thân đang hấp hối, chính bạn hoặc người thương yêu trải qua cái chết... thường để lại nỗi hoang mang lo sợ về sức khỏe lẫn tinh thần khi thức giấc. 
Ảnh minh họa: pionira
Ảnh minh họa: pionira
Chuyên gia giấc mơ Delphi Ellis cho biết, mỗi giấc mơ đều ẩn chứa ý nghĩa riêng. Mỗi người trải qua những giấc mơ khác nhau. Trước kia, trong những buổi thảo luận về giấc mơ của nhau mỗi sáng, mọi người đều cho rằng giấc mơ về cái chết là dấu hiệu tốt. Đây là triển vọng về việc có thêm thành viên mới, dự đoán sinh...
"Cái chết trong giấc mơ cũng có thể phản ánh sự thay đổi mà chúng ta thấy ở những người khác hoặc bản thân mình. Nếu ai đó chúng ta yêu thương hành xử khác đi, điều này có thể biểu hiện như một cái chết trong một giấc mơ", chuyên gia Delphi Ellis chia sẻ.
Nhiều bà mẹ trẻ thường mơ về cái chết của con họ. Điều này xuất phát từ trách nhiệm họ cảm thấy đối với sự an toàn của con em mình và những lo lắng các điều xấu có thể xảy ra. Cha mẹ cũng thường có những giấc mơ chết chóc khi trẻ lớn hơn, lo lắng cho những tổn thương của con khi xa dần vòng tay bố mẹ.
Giấc mơ chết chóc thường được gây ra bởi sự lo lắng. Đặc biệt nếu chúng ta nghe tin tức về một sự ra đi của ai đó. Hoặc khi chúng ta băn khoăn về những thay đổi trong một mối quan hệ. Nhiều người lo lắng giấc mơ cái chết như một điềm báo về những điều xấu sắp xảy ra.
"Thật may mắn là giấc mơ về cái chết là để nhắc nhở chúng ta về sự quý giá của cuộc sống và nên tận dụng tối đa mọi khoảnh khắc với những người mình yêu thương, quan tâm", chuyên gia Delphi Ellis nói. Điều quan trọng là cần phải giải quyết sự lo lắng của bản thân, bước vào giấc ngủ với tâm trạng tốt, thư thái và thoải mái.




Nguy hiểm chết người nếu cố nhịn tiểu

Ở góc độ y học, nếu cố nhịn tiểu sẽ rất nguy hiểm. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu, suy thận, sỏi thận hay vô sinh… là những tác hại khi nhịn tiểu quá lâu.


Nhiễm khuẩn đường tiết niệu, suy thận, sỏi thận, vô sinh, nhịn tiểu
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Đây là một trong những tác hại nguy hiểm khi nhịn tiểu. Bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn ảnh hưởng đến đường tiết niệu. Nhịn tiểu lâu khiến vi khuẩn có thể xâm nhập niệu đạo, bàng quang và có thể lây lan đến thận. 
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu, suy thận, sỏi thận, vô sinh, nhịn tiểu
 Triệu chứng phổ biến của bệnh bao gồm nước tiểu đục hoặc có máu, hay buồn tiểu, sốt nhẹ và cảm giác nóng rát khi tiểu. Phụ nữ dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu do niệu đạo ngắn hơn.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu, suy thận, sỏi thận, vô sinh, nhịn tiểu
Viêm bàng quang kẽ: Bệnh này gây viêm và đau đớn ở bàng quang khi giữ nước tiểu. Những người bị viêm bàng quang kẽ có xu hướng đi tiểu thường xuyên hơn và thường có khối lượng nước tiểu nhỏ hơn.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu, suy thận, sỏi thận, vô sinh, nhịn tiểu
Các triệu chứng thông thường bao gồm khung xương chậu đau đớn, buồn đi tiểu liên tục và trong một số trường hợp, đi tiểu nhiều hơn 60 lần một ngày
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu, suy thận, sỏi thận, vô sinh, nhịn tiểu
Sỏi thận: Nhịn tiểu lâu ngày sẽ khiến các chất cặn bã này tăng cao và kết tinh thành thể rắn ngưng tụ lại gây bệnh sỏi thận, nếu để lâu có thể hình thành tinh thể rắn trong thận gọi là sỏi thận
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu, suy thận, sỏi thận, vô sinh, nhịn tiểu
 Suy thận: Nhịn tiểu thường xuyên trong một thời gian dài có thể khiến thận không thể lọc các độc tố và chất thải ra khỏi máu. Các triệu chứng của suy thận bao gồm các vết bầm tím, phân có máu, tính khí thất thường, tâm trạng mệt mỏi và buồn ngủ.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu, suy thận, sỏi thận, vô sinh, nhịn tiểu
Vô sinh: Các cơ quan sinh dục của phụ nữ nằm cùng vị trí với bàng quang ở trong xương chậu. Nhịn tiểu làm cho bàng quang tích trữ quá nhiều nước, bàng quang phình to ra sẽ chèn ép lên tử cung và làm cho tử cung đổ về sau. Nếu bị nặng sẽ gây vô sinh.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu, suy thận, sỏi thận, vô sinh, nhịn tiểu
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu, suy thận, sỏi thận, vô sinh, nhịn tiểuGiảm ham muốn "yêu": Ở nữ giới, nhịn tiểu khiến nước tiểu ứ đọng làm bàng quang căng đầy gây sức ép lên tử cung tạo nên cảm giác đau khi giao hợp. 



Cách nào ít vận động mà tim vẫn khỏe?

Hầu hết thời gian làm việc của nhân viên công sở là ở văn phòng, cùng với đó theo thời gian sẽ kéo theo nhiều thói quen không tốt cho sức khỏe tim.

 Ăn vặt lành mạnh: Bạn và đồng nghiệp thường ưa thích bánh ngọt, nước ngọt có gas, cà phê hay ăn thức ăn nhanh cao năng lượng để giải quyết cơn đói? Hãy nhớ nguyên tắc: Muốn có một cuộc sống lành mạnh, hãy ăn uống lành mạnh. Thí dụ, thay vì chọn ăn những thực phẩm chứa chất béo không tốt cho cơ thể, hãy chọn thực phẩm chứa chất béo lành mạnh như các loại hạt, dầu oliu, dầu cá, dầu hạt lanh, bơ…
• Ăn ít muối: Các thức ăn chế biến sẵn phục vụ cho dân văn phòng thường chứa rất nhiều muối.
• Hạn chế ngồi: Dù bạn có tập luyện thể thao thế nào đi nữa cũng không đủ sức xoay chuyển tác hại của việc ngồi lỳ trong văn phòng giờ này sang giờ khác. Hãy nhớ đứng lên sau 1-2 giờ ngồi, trong lúc ngồi thỉnh thoảng hãy kéo căng cơ thể. Giữ cơ thể năng động là cách giảm rủi ro bị bệnh tim.
• Tránh khói thuốc: Một giờ hít khói thuốc có tác hại đẩy nhanh lão hóa bằng việc hút 1-4 điếu thuốc. Vì thế không cho phép hút thuốc trong không gian làm việc.
• Tránh căng thẳng: Vì căng thẳng gây áp lực lên tim. Căng thẳng thường xuyên là một trong những lý do chính dẫn đến lên cơn đau tim.
• Hít thở sâu, đều đặn: Đừng vì công việc bận rộn mà quên mất việc hít thở sâu.
• Uống đủ nước: Không chỉ giúp bảo vệ tim mà còn giúp tránh một số bệnh ung thư ruột kết, vú, bàng quang. 



Nguyên nhân gây sốt cần biết

Dưới đây là những nguyên nhân cơ bản gây sốt mà bạn cần nhận biết để có hướng điều trị đúng.
Sốt do virus
Một số người bị lây sốt virus từ người khác đang bị bệnh hoặc từ thực phẩm và nước bị ô nhiễm. Bạn cần giữ vệ sinh tốt và đi khám bác sĩ nếu sốt kéo dài kèm theo sổ mũi, đau đầu và ho.
Sốt xuất huyết
Biểu hiện của bệnh là sốt cao đột ngột kèm theo đau sau mắt, đau đầu, thậm chí xuất hiện phát ban sau sốt vài ngày. Nếu sốt kéo dài hơn 24 giờ, bạn cần khám bác sĩ.
Cúm
Những người bị cúm thường bị sốt hoặc ớn lạnh kèm theo các triệu chứng khác như chảy nước mũi, loét họng, đau đầu và mệt mỏi. Cúm là một trong những nguyên nhân gây sốt phổ biến nhất. Nếu sốt nhẹ, có thể dùng paracetamol. Nếu sốt kéo dài hơn 24 giờ, bạn cần đi khám bệnh.
Cúm lợn
Các triệu chứng của cúm lợn giống với các triệu chứng của cúm mùa nhưng nó dễ lây và lây nhanh từ người này sang người khác qua không khí.
Sốt rét
Sốt rét là bệnh do vector truyền có thể gây sốt và ớn lạnh. Bạn có thể cảm thấy buồn nôn và đổ mồ hôi nếu bị sốt rét.
Sốt thương hàn
Sốt thương hàn thường gây ra bởi một loại virus gọi là salmonella typhi. Nó cũng gây ra bởi thực phẩm và nước bị ô nhiễm. Nếu bạn bị sốt cao, thường từ 40 độ C trở lên, đau bụng, tiêu chảy thì có thể bạn đang mắc bệnh thương hàn.
Viêm gan
Sốt nhẹ cũng là một triệu chứng của viêm gan. Nếu bạn bị đau bụng và thay đổi màu nước tiểu, hãy đi khám bệnh.
Cúm mùa
Cúm mùa là khi bạn bị lạnh, ho và sốt vì có sự thay đổi nhiệt độ hoặc chuyển mùa. Loại sốt này thường diễn ra trong 2 ngày.
Sốt do nhiễm trùng
Nếu bạn vừa trải qua một thủ thuật hoặc phẫu thuật, bạn có khả năng sẽ bị sốt. Ngoài ra, bạn cũng có thể bị sốt do viêm dạ dày, viêm họng...



10 dấu hiệu cảnh báo ung thư sớm không thể làm ngơ

Bạn có thể chủ quan khi bị sốt thường xuyên hoặc uể oải trong người nhưng khi đó, virus có thể đã chuyển đổi thành một số tế bào ung thư nguy hiểm. Hãy tới gặp bác sĩ nếu bạn có những triệu chứng dưới đây bởi phòng bệnh hơn chữa bệnh.
1. Ung thư da (Skin cancer)
Bất kỳ sự thay đổi đột ngột nào trên da, chảy máu trên da, xuất hiện nốt ruồi... đều có thể gây nguy hiểm nếu chúng tồn tại kéo dài. Đây là những triệu chứng của bệnh ung thư da và nên được điều trị càng sớm càng tốt.
2. Ung thư ruột già (Colon cancer)
Người bị ung thư ruột già thường hay mệt mỏi, hồi hộp, có khi đau ngực do tim không đủ máu nuôi, thử máu thấy các tế bào hồng huyết cầu vừa thiếu, vừa nhỏ, vừa tái, không đỏ như bình thường.
3. Ung thư vú (Breast cancer)
Thông thường, ung thư vú ở nam giới không phổ biến nhưng nó hoàn toàn có thể xảy ra. Khi các khu vực xung quanh ngực có những thay đổi bất thường như xuất hiện một cục cứng không đau ở vú và liên tục ngứa, mẩn đỏ xung quanh núm vú, chảy máu hoặc tiết dịch phất thường ở vú... thì bạn nên khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
4. Ung thư miệng (Oral cancer)
Sự tích tụ các mảng trắng trong miệng hay trên lưỡi là một dấu hiệu nguy hiểm liên quan đến bệnh ung thư miệng.
5. Ung thư máu (Blood cancer)
Mọi người thường bỏ qua tình trạng sốt cao và cho rằng đó là một biểu hiện của nhiễm trùng thông thường, nhưng đôi khi, nếu nó kéo dài vài tháng thì nó có thể là dấu hiệu của ung thư máu.
6. Ung thư tuyến tụy (Pancreatic cancer)
Nếu bạn bị đau bụng cồn cào và sau đó là tình trạng mệt mỏi, chán nản của cơ thể thì đừng chủ quan thêm nữa, hãy đi khám sức khỏe để biết chắc chắn có liên quan đến ung thư tuyến tụy hay không.
7. Ung thư đường tiêu hóa (Gastrointestinal cancer)
Có thể phát hiện sớm ung thư đường tiêu hóa bằng cách khám sàng lọc, kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt ở nhóm đối tượng có nguy cơ cao hoặc là có các triệu chứng đường tiêu hóa. Người trên 40 tuổi gầy sút hoặc có hội chứng dạ dày cần được soi dạ dày kiểm tra. Người ngoài 40 tuổi nên làm xét nghiệm máu trong phân, nội soi đại trực tràng 3-5 năm/lần.
8. Ung thư họng (Throat cancer)
Nổi cục hoặc sưng hạch bạch huyết ở cổ có thể là một triệu chứng của nhiễm trùng hoặc ung thư cổ họng.
9. Ung thư phổi (Lung cancer)
Nếu bạn thấy có máu trong nước bọt hoặc đờm của mình, hãy lưu ý vì đó có thể là dấu hiệu liên quan đến ung thư phổi hoặc vòm miệng.
10. Ung thư tuyến tiền liệt (Prostate Cancer)
Khi gặp vấn đề bất thường về tiết niệu như đi tiểu không hết (vẫn còn nước trong bàng quang), tần suất đi vệ sinh tăng, bạn cần khám bác sĩ về ung thư tuyết tiền liệt - một trong hai loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới.