Có bao giờ bạn cảm thấy hồi hộp, khó thở, đau nhức khắp người… và tin
chắc mình đang mắc một căn bệnh nào đó trong khi các thăm khám và xét
nghiệm của bác sĩ đều khẳng định sức khỏe của bạn tốt!? Sự thật có thể
bạn đã mắc bệnh “tưởng”. Việc tưởng tượng mình bị bệnh cũng nguy hiểm
không kém bệnh thật nếu không biết cách khắc phục.
Bệnh từ ý nghĩ mà ra
Bệnh từ ý nghĩ mà ra
“Tôi sắp chết rồi bác sĩ ơi” - đó là câu than thở mà các bác sĩ
thường nghe ở người bị bệnh tưởng (hypochondria - hay còn gọi là triệu
chứng lo sợ quá mức cho sức khỏe). Đó là những người luôn bị ám ảnh
với ý nghĩ rằng họ đang hoặc sẽ mang trên mình một căn bệnh nào đó.
Mặc dù ai trong chúng ta cũng đã đôi lúc nghĩ đến việc mình có thể
mắc bệnh nhưng ở những người mắc bệnh tưởng thì ý nghĩ đó chiếm hữu
suốt một thời gian dài trong cuộc đời của họ.
Những người này thường tự dày vò mình và cả người khác với các
chứng bệnh mà họ không hề có. Đối với họ, một cơn nhức đầu nhẹ là họ
nghĩ ngay rằng có thể mình bị u não; hơi tức ở ngực là cho rằng mình
bị tai biến tim, đau nhẹ ở chân là tin chắc mình bị nghẽn tĩnh mạch…
Những ý nghĩ về bệnh tật này dai dẳng bám lấy trí não họ mặc cho các
bác sĩ đã ra sức trấn an và tất cả các kết quả xét nghiệm, tầm soát
đều khẳng định họ hoàn toàn khỏe mạnh.
![]() |
Theo nhiều nhà nghiên cứu, mối quan hệ
giữa tinh thần và thể xác cũng giống một chiếc kiềng ba chân bao gồm:
sức khỏe tinh thần, sức khỏe cơ thể và sức khỏe tâm lý xã hội (bao gồm
những gì mà bạn thực hiện có tính chất xã hội như công việc, gia
đình, bạn bè). Chúng có ảnh hưởng qua lại rất phức tạp. Và vấn đề của
bệnh tưởng nằm ở chỗ trí óc bạn có thể “bắt chước” những triệu chứng
của một căn bệnh thể xác trong khi cơ thể thật sự không hề có bệnh.
|
Các bác sĩ không thể nào biết được cho tới khi họ thực hiện một quá trình theo dõi y khoa và tâm lý tỉ mỉ. Vì thế, bác sĩ Brian Fallon lưu ý rằng, nếu thấy bệnh nhân của mình luôn mồm khẳng định mình đang mắc một bệnh nào đó trầm kha cho dù mọi kết quả thăm khám đều xác định họ không có bệnh thực thể thì các bác sĩ nên nghĩ ngay đến việc có thể người đó đã mắc bệnh hoang tưởng nghi bệnh - một dạng rối loạn tâm thần ám ảnh, và hãy nhanh chóng chuyển họ sang bác sĩ chuyên khoa tâm lý.
Bệnh tưởng do đâu mà có?
Chính xác bệnh tưởng là một cái vòng luẩn quẩn. Nó bắt đầu từ những căng thẳng thường nhật trong cuộc sống của một người. Sự căng thẳng làm thay đổi tâm trạng và thái độ của anh ta đối với cuộc sống. Thay đổi trong nhận thức trí tuệ này gây ra sự khó chịu cho cơ thể. Những khó chịu lại có thể lan đi khắp cơ thể - từ ngứa ngáy kinh niên trên da cho tới những chứng đau nửa đầu, đau khắp mình mẩy. Anh ta bắt đầu tin rằng mình đang bị nhiễm một loại vi trùng nào đó, hoặc thậm tệ hơn, đang phát bệnh ung thư hay một căn bệnh nan y đe dọa đến tính mạng.
Điều này càng làm anh ta căng thẳng hơn. Cuối cùng đi hết bác sĩ này đến bác sĩ khác và thất vọng khi nghe rằng chẳng có gì không ổn với sức khỏe của anh ta cả (tại sao lại không vui mừng chứ?). Anh ta kết luận rằng, tất cả các bác sĩ đều dở ẹc và tin chắc 100% là anh ta sắp chết. Và thế là anh ta càng khiến bệnh trầm trọng hơn.
![]()
Những người bị bệnh tưởng luôn nghĩ mình mang bệnh.
|
Đối mặt với bệnh tưởng Trong một thời gian dài, bệnh tưởng được coi là không thể chữa được. Tuy nhiên gần đây khoa học đã tìm ra nhiều cách chữa trị căn bệnh này. Điểm chung của các phương pháp chữa bệnh tưởng là tìm cách giúp cho người bệnh hết các triệu chứng bất thường không thể giải thích được và giải phóng khỏi cảm giác lo lắng về bệnh tật.
Nghiên cứu cho thấy, những lo lắng quá mức có thể được giải tỏa
bởi một số loại thuốc an thần hoặc các liệu pháp tâm lý. Thực tế đã
chứng minh liệu pháp tâm lý hành vi và một số các chất ức chế tái hấp
thu serotonin (ví dụ fl uoxetine, paroxetine) có khả năng chữa bệnh
tưởng một cách hiệu quả. Liệu pháp tâm lý, thường là thông qua trò
truyện, cung cấp thông tin, giúp người bệnh nhận ra, chấp nhận và tìm
cách loại trừ những triệu chứng khó chịu trong cơ thể cũng như các lo
lắng về bệnh tật. Liệu pháp này cho thấy có hiệu quả trong việc làm
giảm mức độ và tần suất xuất hiện của các triệu chứng bệnh tật ở
người bệnh.
Các chất ức chế làm giảm đi sự lo lắng quá mức thông qua việc
điều chỉnh mức độ truyền thông tin của các nơron thần kinh cũng cho
thấy có tác dụng làm giảm căng thẳng, lo âu từ đó cải thiện bệnh.
Với người bệnh, những cách sau có thể giúp ích trong việc làm giảm
đi bệnh tưởng: hạn chế hoặc tránh việc tự tìm hiểu các thông tin về
bệnh trên internet, hay sách báo và tránh tự thăm khám cho chính mình,
bởi vì nó sẽ làm tăng lo lắng là mình mắc bệnh; duy trì một lối sống
lành mạnh, bao gồm ngủ đủ giấc vào buổi tối, ăn uống cân đối, hợp
lý, và một quan niệm sống cởi mở, tích cực; tập luyện những kỹ thuật
thư giãn, ví dụ như hít thở sâu, thiền, hay những cách khác có thể làm
giảm lo âu và stress; cắt đứt các nỗi lo âu bằng các hoạt động đòi
hỏi phải tập trung cao và quên đi bệnh tật như chơi đánh cờ, tập thể
dục, đi dạo, nói chuyện phiếm với bạn bè; nghĩ đến những cách giải
thích khác cho những triệu chứng bất thường mà mình cảm thấy, ví dụ
như đó là do tác động của stress hay là kết quả của những thay đổi tự
nhiên bình thường của cơ thể.Bệnh tưởng khởi đầu là sự “ám thị bệnh” khiến chúng ta mắc bệnh thật, vì thế rèn luyện tâm lý để vững vàng, có bản lĩnh trong cuộc sống là cách tốt nhất để chống lại bệnh tưởng.
ANH THƯ (Theo Body Newsletter)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét