Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Năm, 30 tháng 1, 2014

Phác đồ Hà Lạc

Phác đồ Hà lạc gồm hai Bộ Tiên Thiên và Hậu Thiên gồm các huyệt theo thứ tự như sau:

Bộ Hậu Thiên gồm: 

    127, 73-, 132+, 73+, 173, 222-, 132-, 222+, 8.
      Mỗi huyệt Ấn 9 lần là một vòng, lặp lại 9 vòng.
Có thể chữa các bệnh sau:
- Phục hồi sau tai biến
- Thoái hoá đốt sống
- Thoát vị đĩa đệm
- Giãn Mạch vành
- Ù tai
- Bổ máu
- Thải độc gan
- Tâm thần phân liệt
- Rối loạn tiểu tiện.
Và tất cả các bệnh thông thường đều áp dụng Bộ này với Bộ vị

Hiện chúng tôi đang cho các bạn sinh viên đại học y thử nghiệm trên lâm sàng.

Bộ Tiên Thiên gồm thứ tự các huyệt như sau:
         8, 73+, 132+, 222+, 73-, 132-, 222-, 127.



Khi làm, Bộ Hậu Thiên chủ yếu để điều trị còn Bộ Tiên Thiên dùng để hỗ trợ chẩn đoán.

Diện chẩn Nền móng và cột kèo




GSTS Bùi Quốc Châu
Trong lãnh vực xây cất nhà cửa nếu ta để ý thì thấy có có nhiều điều thú vị rất đáng cho ta học hỏi để xây dựng cho chúng ta mỗi người một căn nhà Diện Chẩn theo ý của mình.
Nếu chúng ta để ý khi đi dọc các đường phố thỉnh thoảng ta bắt gặp một building (nhà cao tầng) nổi lên một cách bất ngờ làm ta rất ngạc nhiên tự hỏi không biết building này xây hồi nào mà sao bây giờ lại xuất hiện một cách hiên ngang, đầy ngạo nghễ?!
Chúng ta ngạc nhiên vì trước đó một thời gian, có khi đến vài năm, ta không thấy người ta làm gì cả. Nếu có đi qua đó ta chỉ thấy những tấm che chắn chung quanh và chỉ thế mà thôi, còn bên trong ai làm cái gì thì ta không biết. Mãi lâu sau đó, vào một ngày đẹp trời, đột nhiên ta thấy các tầng nhà mọc lên như cọng giá sau khi ủ một đêm. Cái mà chúng ta không thấy chính là NỀN MÓNG. Đứng trên quan điểm Âm Dương thì NỀN MÓNG thuộc Âm, vì thế ta không thường thấy nó (âm thầm như bóng đêm cho nên khó thấy là lẽ đương nhiên). Còn nếu ta nhìn ở góc độ xây dựng con người thì các tầng lầu mà ta nhìn thấy sẽ là phần TRÍ, còn nền móng chính là TÂM vậy. Do đó nó ít khi được nhìn thấy nhưng vì là phần NỀN MÓNG nên nó cực kỳ quan trọng, nếu không nói là có tính quyết định. Vì ai cũng biết nhà nào dù nhỏ hay lớn, thấp hay cao, cũng phải có NỀN MÓNG, và NỀN MÓNG BAO GIỜ CŨNG PHẢI ĐƯỢC XÂY DỰNG TRƯỚC TIÊN và thường phải mất nhiều thới gian hơn so với phần xây dựng các tầng ở phía trên nền móng đó. Thông thường nhà càng cao, nền móng càng phải chắc và sâu. Ngược lại, nhà càng cao thì càng dễ bị sụp đổ nếu nền móng không vững vàng, chắc chắn.
 Xã hội ngày nay sở dĩ “không ổn định” và bị nhiều lời phê bình, chỉ trích của các bậc thức giả là vì THIẾU PHẦN XÂY DỰNG KỸ LƯỠNG PHẦN NỀN MÓNG, nếu có thì cũng chỉ là xây dựng qua loa và lo xây cất phần trên cho nhanh để BÁN (vì xã hội ngày nay thiên về BUÔN BÁN nhiều hơn, có buôn bán mới có tiền, do đó tất cả những băng hoại về mọi lãnh vực đều từ chỗ này mà ra!!), tức là THIẾU ĐẦU TƯ NHIỀU VÀO PHẦN XÂY NỀN mà đã vội xây phần bên trên nền móng đó.
Trở lại vấn đề xây nhà, như tôi đã nêu ở tựa bài, có hai phần quan trọng nhất, đó là NỀN MÓNG và CỘT KÈO. Có thể khẳng định rằng sẽ không có căn nhà nào vững chắc nếu nó không có được NỀN MÓNG vững chắc. Ngoài NỀN MÓNG ra, nhà nào cũng phải có CỘT và KÈO. Móng coi như là khung của Nền, còn Cột Kèo coi như phần khung của nhà. Để cho dễ hiểu, ta hãy coi phần GẠCH NGÓI, XI MĂNG như phần THỊT, còn phần CỘT KÈO coi như phần XƯƠNG.  phần NỀN  thì cũng phải có phần MÓNG, coi như XƯƠNG, ngoài ra cũng phải có xi măng, đất cát..., coi như phần THỊT. Nói thế để dễ hình dung, dễ hiểu một vấn đề có tínhnguyên tắc hay qui luật. Đó là, muốn làm nhà cho chắc chắn phải xây Nền Móng trước, kế đó mới đến Cột Kèo.
Từ đó suy ra bất cứ lãnh vực nào cũng thế, muốn cho vững chắc phải có đủ các thành phần kể trên.
Trên đây tôi nói một cách tổng quát vế các qui tắc cơ bản của việc xây dựng nhưng vì web này chủ yếu nói về Diện Chẩn cho nên tôi sẽ nói cho các môn sinh và các bạn đã và đang tìm hiểu về DC được hiểu đâu là NỀN MÓNG, đâu là CỘT KÈO của CĂN NHÀ DIỆN CHẨN, để các bạn có thể xây dựng căn nhà Diện Chẩn cho thật vững chắc. Nếu không, các bạn sẽ không thể cất nên căn nhà Diện Chẩn đẹp đẽ với nhiều tầng được.
Vì Diện Chẩn là một nền Y HỌC NHÂN VĂN, không phải là Y HỌC KỸ THUẬT, cho nên cái NỀN mà nó cần phải có chính là Tam Giáo (Phật, Lão, Khổng), là Văn hóa Việt, là kinh Dịch, là Âm Dương, còn MÓNG của nó phải là 3 nền y học : hiện đại, cổ truyền và dân gian. Nhưng cái nhà nào cũng phải gồm đủ nền và phần trên của nó, tức là nhà. Nếu chỉ có nền mà không có nhà thì không thành cái nhà. Nhìn theo góc độ Âm Dương thì phần NỀN thuộc Âm, phần NHÀ CỬA bên trên thuộc Dương. Trong phần nhà bên trên phải có CỘT, KÈO và ĐÀ. Thế thì CỘT, KÈO trong Diện Chẩn là những phần nào? Đó chính là Huyệt BQC, Sinh huyệt, Đồ hình, Dụng cụ và các Phác đồ cùng với Thủ pháp thực hiện.
Nếu trong việc xây cất một căn nhà cần phải có Nền Móng và Cột Kèo thì trong việc xây một căn nhà Diện Chẩn các bạn cần phải đủ các phần kể trên thì mới có thể mơ ước tới việc xây nên căn nhà Diện Chẩn đẹp đẽ, hoành tráng được. Đó là điều kiện cần và đủ để có được cái mà mình mong ước. Nhưng chưa hết. Các bạn hẳn sẽ ngạc nhiên, hỏi cón thiếu cái gì? Đó là phần THỰC HÀNH. Thực hành chính là linh hồn của phương pháp. Cũng giống như căn nhà, dù đẹp đẽ, tráng lệ đến đâu chăng nữa nhưng nếu không có người ở thì các bạn nghĩ sao? Con người ở trong nhà chính là cái HỒN của căn nhà đó. Nhà mà không có người ở cũng giống như con người không có linh hồn. Cũng vậy, khi bạn sở hữu một phương pháp nhưng không thực hành phương pháp đó thì cũng giống như mình mua một căn nhà mà mình không vào ở, chỉ để ngắm chơi mà thôi, không ích lợi gì cả.
Đến đây các bạn hẳn đã hiểu ý nghĩa của lá thư hôm nay của tôi. Nhưng sẽ là thiếu sót nếu tôi không nói nhỏ vào tai các bạn một điều cũng cực kỳ quan trọng nữa. Đó là bạn học Diện Chẩn để làm gì? Với mục đích gì? Vì trước khi mua một món đồ, một dụng cụ gì đó, bạn phải nên tự hỏi: “Mình mua cái này để làm gì?”. Khi đã xác định được mục đích, mục tiêu của mình thì mình sẽ mua đúng món đồ mà mình cần thì dù với một giá đắt, mình cũng vẫn hài lòng. Như vậy các bạn nhé!
Hẹn quí vị và các bạn lá thư tháng sau.

Đường lối Diện Chẩn







GSTS BÙI QUỐC CHÂU

Tại sao tôi viết bài này? Vì Diện Chẩn hiện nay đã và đang có hàng triệu người áp dụng ở hàng trăm quốc gia trên thế giới (chỉ tính đến sáng ngày 8/7/2011, số lượt người truy cập, xem www.dienchan.com đã hơn 1.400.000, thuộc 105 quốc gia/lãnh thổ) sau 31 năm kể từ khi tôi tìm ra phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc mà ngày nay được gọi với tên ngắn gọn là DIỆN CHẨN, thay vì gọi đầy đủ như trước đây là “Diện chẩn – Điều khiển liệu pháp”.
Người tìm ra chỉ có một, lý thuyết cũng chỉ có một người viết ra – đó là tác giả Bùi Quốc Châu nhưng người làm tức thực hành, áp dụng thì có hàng triệu. Đó là nói hiện nay chứ đến vài chục hay 100 năm sau thì người áp dụng  DC sẽ có đến hàng tỉ. Cho nên nếu không nói rõ đường lối, phương hướng chữa bệnh thì sẽ xảy ra tình trạng bát nháo, mỗi người một cách, không đúng với TINH THẦN CỦA DIỆN CHẨN mà người sáng lập ra đã đề ra.
Để hiểu đúng tinh thần Diện Chẩn là gì thì ta phải trở lại từ đầu, xem nền tảng của phương pháp Diện Chẩn là gì và mục đích của người sáng lập là dùng DC để làm gì
Trước hết xin nói về NỀN TẢNG CỦA DIỆN CHẨN. Như trong các bài viết trong sách DC và giáo trình, tôi luôn nói là DC được xây dựng trên nền tảng Đạo học Đông phương (gồm Tam Giáo: Phật, Khổng, Lão-Trang và Kinh Dịch), Văn hóa Việt cùng 3 nền y học  là y học hiện đại, y học cổ truyền và y học dân gian (Xem bài Vài nét về lịch sử môn DC-ĐKLP  trong sách Bài giảng DCĐKLP, trang 5 – 14 )mà người học DC phải học hoặc ít nhất phải biết những điều tôi đề cập ở trên là gì. Như thế, Diện Chẩn  là phương pháp mang tính TỔNG HỢP rất cao. Nhất là việc hiểu và vận dụng Đạo học Đông phương vào DC là phần cực kỳ quan trọng, có thể nói là cốt lõi của phương pháp DC, mới có chữ Tâm và chữ Tùy trong DC. Từ y học cổ truyền mới có việc vận dụng hệ Kinh lạc, Tứ chẩn, Bát Cương, Âm dương Ngũ hành.Vận dụng y học hiện đại vào DC mới có 6 vùng phản chiếu hệ bạch huyết, hệ thần kinh thực vật, hệ nội tiết, hệ thần kinh -  12 đôi dây TK sọ não, hệ da, hệ cơ... Vận dụng y học dân gian và văn hóa Việt vào DC mới có cách chữa theo Đồng ứng, Đồng hình, Đồng tự, Đồng âm (tương tự cách chữa mẹo trong dân gian), cách chữa theo Thập nhị huyền công tương tự cách chữa bằng bùa chú trong dân gian (nhưng không phải là bùa chú)...
Kế đến xin nói về MỤC ĐÍCH CỦA DIỆN CHẨN. Diện Chẩn dùng để làm gì? Người sáng lập là tôi chỉ có mỗi ước muốn duy nhất là mong dùng phương pháp  mình đã khổ công tìm ra để đem lại sức khỏe, sự bình an, trí tuệ, hạnh phúc, tính độc lập và tự do cho tất cả những người Đau và Khổ trên cõi đời này, trong đó dân tộc Việt Nam ta là ưu tiên. Với phương pháp của mình, mong muốn thiết tha của tôi là sao cho tất cả mọi người trên trái đất này, gồm hết nam, phụ, lão, ấu và gồm cả cây cỏ, hoa lá, thú vật, chim muông (kể cả đồ vật) đều được hưởng sự mầu nhiệm của DC nên bắt buộc tôi phải tìm tòi, suy nghĩ ra những cách vô cùng đơn giản nhưng lại rất hiệu quả để cho mọi người đều có thể học và làm được trong thời gian ngắn. Cho nên từ giai đọan mở đầu phương pháp DC, tôi đã dùng kim nhỏ và ngắn châm trên MẶT người bệnh, sau đó do nghĩ rằng nếu dùng kinh châm thì không thể đại chúng hóa nhanh được nên tôi đã bỏ cách dùng kim, thay vào đó là những dụng cụ làm bằng sừng trâu, kim loại và nhựa cao cấp, cũng như đã mở rộng phạm vi nghiên cứu và điều trị không chỉ ở vùng MẶT mà ra khắp toàn thân. Về điều trị, từ những phác đồ gồm nhiều dãy số đã có thêm những phác đồ ngắn gọn và sau này, nhiều khi khộng cần dùng đến huyệt đạo cũng giúp cho người bệnh hết bệnh hoặc thuyên giảm.
Cho đến những năm gần đây, người bệnh chỉ cần đọc số huyệt (Niệm công), tác động lên hình ảnh (Ảnh công) hay nghĩ về bộ phận đang đau (Ý công), viết chữ trên giấy (Từ công), viết bằng ngón tay lên bộ phận đang đau (Khoán công) hay uống nước (Thủy công)...đều có thể giảm hay hết bệnh. Những cách này không cần phải vận dụng lý thuyết Tây hay Đông y nhưng vẫn đem lại hiệu quả đáng ngạc nhiên cho những ai đã được chữa hay tự chữa.
Như tôi thường nói “có nhiều con đường để đi đến một nơi”, Diện Chẩn cũng thế. Có nhiều cách để chữa một bệnh, cách nào chữa NHANH, GỌN, ÍT ĐAU ĐỚN, ÍT TỐN KÉM NHẤT LÀ CÁCH HAY NHẤT, chứ không phải là dùng cách chữa chính thống mới được. Vì quan niệm rộng rãi, cởi mở của tác giả là không bắt buộc phải biết các lý luận y học Tây hay Đông y mà người bệnh – trước mắt là môn sinh của tác giả  – mới được hưởng những kết quả kỳ diệu như các bạn đã từng biết.
Cho nên nếu bạn nào nói rằng học DC là phải biết lý luận y học hiện đại hay cổ truyền rồi mới nên chữa bệnh cho mình và cho người khác là không đúng, đó là bị chấp. Vì như trong dân gian, từ lâu đã có những cách chữa bệnh không căn cứ vào lý luận y học nào cả mà kết quả vẫn vượt xa sự mong muốn và tin tưởng của mọi người.
Tất nhiên, nếu chúng ta nói không cần kiến thức về y học hiện đại và cổ truyền là không đúng. Nhưng nếu nói phải có kiến thức về Đông hay Tây y mới được hoặc mới nên chữa bệnh bằng DC là sai vì điều trước hết chúng ta cần phải nhớ là “Diện Chẩn không phải là Đông hay Tây y và đối với người bệnh, điều quan trọng nhất là chữa hết bệnh cho họ, chứ không phải biết rõ  bệnh của họ nhưng lại không chữa được cho họ lành bệnh”.Cho nên nếu bạn có học qua Đông hay Tây y thì càng tốt nhưng nếu không có cũng không sao ( như với cách chữa mẹo hay Thập nhị huyền công, có người không biết gì về Đông y hay Tây y vẫn chữa được những bệnh mà Đông, Tây y nhiều khi không thể chữa dứt hẳn hay bó tay luôn, là như: viêm xoang, viêm chu vai, viêm mũi dị ứng, viêm mủ lỗ tai, bệnh trĩ, nhức đầu kinh niên, mất ngủ kinh niên.v.v...). Từ những ca bệnh điển hình này, các bạn hãy để ý đến và nhớ lại những TÂM NGÔN DIỆN CHẨN mà tôi thường nói trong lúc giảng dạy, cũng như những câu nói của cổ nhân, của bà con quần chúng trong dân gian cũng như kinh nghiệm bản thân. Hãy dùng những hiểu biết này của mình trong lúc chữa trị bệnh cho mình và cho người khác.
Nói tóm lại, vì nền tảng của DC là Tam Giáo, là văn hóa Việt, là kinh Dịch và 3 nền y học cùng nhiều kiến thức khác, nên không thể nói “học DC là bắt buộc phải biết Đông và Tây y” mà nên nói rằng “nếu muốn trở thành môn sinh DC giỏi thì nên học thêm Đông và Tây y, và nếu có điều kiện, phải đọc thêm sách viết về Đạo học Đông phương như Phật, Khổng, Lão-Trang, kinh Dịch, văn hóa Việt nữa chứ không chỉ có sách y học là đủ”. Có nhiều người do trình độ học vấn có hạn, nghe nói học DC  bắt buộc phải học Đông và Tây y thì họ rất ngại, do ai cũng biết việc học Đông, Tây y không phải là dễ và cũng không phải trong thời gian ngắn là thấu hiểu, nắm bắt được dù cho chỉ là các phần căn bản. Vã lại, chúng ta càng ngày càng có nhiều cách chữa bệnh không cần đến huyệt, cũng không cần biết đến lý luận Đông, Tây y mà vẫn chữa hết bệnh, như: Ý công, Từ công, Khoán công.v.v... Thực tế này càng chứng tỏ Diện Chẩn là một phương pháp chữa bệnh độc đáo, kỳ lạ, dành cho tất cả mọi người, kể cả người bình dân ít học, trẻ em, người lớn tuổi, người khuyết tật nhẹ... đều có thể học được và làm tốt. Sở dĩ DC đạt được điều này mà từ trước đến nay ít có phương pháp nào có thể làm được như vậy là vì tác giả đã DÀNH NHIỀU THỜI GIAN NGHĨ ĐẾN VIỆC TÌM RA CÁCH CHỮA ĐƠN GIẢN, DỄ HỌC, DỄ LÀM ĐỂ MỌI NGƯỜI TRÊN HÀNH TINH NÀY CÓ THỂ TỰ CỨU MÌNH MÀ KHÔNG LỆ THUỘC NHIỀU VÀO THUỐC MEN NHƯ TRƯƠC ĐÂY, THẦY THUỐC HAY NGƯỜI KHÁC.
Cho nên đối với những kiến thức cao, khó hiểu, khó nhớ như Đông, Tây y thì tác giả không đề cao hay yêu cầu học viên DC bắt buộc phải học ngay từ đầu – như vậy là tạo sự khó khăn cho họ ngay từ lúc mới vào học. Tác giả nghĩ rằng những kiến thức về Đông, Tây y ở mức cao nên dành cho những người đã có học vấn cao, trình độ vững vàng về DC rồi mới nên học. Trái lại, nếu chú ng ta đặt ra yêu cầu đó cho những người ít học,mới bước chân vào DC thì không nên vì sẽ tạo sự khó khăn khiến họ sẽ nãn chí và bỏ cuộc vì cho rằng “DC khó quá!”.
Trên đây là những điều mà tôi đã quan sát, chiêm nghiệm và lắng nghe từ quần chúng học viên sau gần 30 năm dạy DC. Do đó tôi mong các môn sinh DC trong và ngoài nước hãy đọc kỹ bài này để nắm vững đường lối phổ biến Diện Chẩn hiện nay và trong tương lai.
GSTS Bùi Quốc Châu

Cách xác định huyệt Diện Chẩn Bùi Quốc Châu nhanh và chính xác

Cách xác định huyệt Diện Chẩn tuyến ngang
*Đường ngang số II (2): => ½(Đường giữa) của đường số O & 4.
*Đường ngang số III(3): => ½ (Đường giữa)của đường số 2 & 4.
*Đường ngang số IV(4): => Từ đầu 2 chân mày(Ấn đường) kéo ngang qua hai bên. (Từ đường số 1 => 4 được chia làm 4 phần đều nhau).
*Đường ngang số VI(6): => Từ điểm cao nhất của sống mũi(huyệt 189) kéo ngang qua hai bên gặp gờ dưới của hốc mắt(huyệt: 73).
*Đường ngang số VII(7): => Đường thẳng nối liền của hai rãnh bình tai(điểm nối của hai huyệt số: O).
*Đường ngang số VIII(8): => Từ điểm giữa của viền cánh mũi(huyệt: 74) kéo ngang qua hai bên.
Từ đường số 5 => 8 được chia làm 4 phần đều nhau.
*Đường ngang số IX(9): => Từ giữa nhân trung kéo ngang qua hai bên.
*Đường ngang số X(10): => Khi ngậm miệng lại có đường giữa hai cái môi kéo ngang qua hai bên.
*Đường ngang số XI(11): => Từ điểm giữa của gờ cong ụ cằm kéo ngang qua hai bên.
*Đường ngang số XII(12): => Từ điểm giữa của ụ cằm(huyệt: 87) kéo ngang qua hai bên. Từ đường số 9 => 12 được chia làm 4 phần đều nhau.
Tóm lại: Từ tuyến số: O => 12 được chia làm 12 phần đều nhau.
Cách xác định huyệt Diện Chẩn tuyến dọc
**Tuyến dọc A: => 1/3 của O & B, gần về phía của O
**Tuyến dọc B: => ½ của O & C
**Tuyến dọc C: => Đi qua đầu mày phía trên (huyệt 65), // với tuyến dọc O).
**Tuyến dọc D: => Đi qua khóe mắt trong phía trong con mắt & // với tuyến dọc O.
**Tuyến dọc E: => Đi qua bờ ngoài của tròng đen phía trong con mắt.
**Tuyến dọc G: => Đi qua giữa con ngươi.
**Tuyến dọc H: => Đi qua bờ ngoài tròng đen phía ngoài con mắt.
**Tuyến dọc K: => Đi qua cuối khóe mắt trong phía ngoài con mắt.
**Tuyến dọc L: => Đi qua nếp nhăn cuối đuôi mắt (huyệt 131, bờ trong của xương ổ mắt).
**Tuyến dọc M: => Đi qua bờ ngoài của xương ổ mắt (tuyến 130).
**Tuyến dọc N: => Từ mí ngoài của tóc mai kéo thẳng xuống // với tuyến M.
**Tuyến dọc P: => Từ mí trong của tóc mai kéo thẳng xuống // với tuyến N.
**Tuyến dọc Q: =>
***Lưu ý: Các tuyến đường ngang thì được chia đều thành các phần bằng nhau, riêng tuyến dọc thì phải lấy theo các mốc giải phẫu của cơ thể thì mới chính xác, do vậy khi lấy huyệt thì phải chọn được huyệt mốc trước sau đó mới chọn ra được huyệt cần tìm.
Cách chọn huyệt mốc Diện Chẩn
Huyệt 103(Điểm giữa trán gặp đường thẳng dọc sống mũi, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt),
Huyệt 26(Điểm giữa của hai đầu trong chân mày trên (điểm giữa của hai huyệt 65), lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt)
Huyệt 8( tâm của hai con ngươi kéo ngang gặp đường dọc sống mũi), huyệt 189( điểm cao nhất của sống mũi)
Huyệt 73(đường dọc tâm của mắt gặp đường ngang mí xương ổ mắt), huyệt 65(Phía trên đầu chân mày, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt)
Huyệt 61(là điểm gặp nhau của đường viền mũi & đường pháp lệnh), huyệt 64(ở chân cánh mũi)
Huyệt 19(đầu trên của rãnh nhân trung gặp cuối đầu mũi), huyệt 63(điểm giữa của rãnh nhân trung)
Huyệt 127( điểm giữa của gờ cong ụ cằm), huyệt 87( điểm giữa của ụ cằm)
Huyệt 131Nếp nhăn cuối đường mắt(Từ tâm hốc mắt kéo qua gặp mé trong của xương hốc mắt, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt)
Huyệt 74(Điểm giữa viền mũi của cánh mũi, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt)
Huyệt 14(ở dái tai giáp mí dáy tai dưới lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt)
Huyệt 16(Trên đỉnh nếp nhăn loa tai, Giáp mí dáy tai trên về phía trước mặt, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt)
Huyệt O Là huyệt lớn và là huyệt quan trọng(Ngang rãnh bình tai gặp chỗ có nếp nhăn lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt (huyệt này chữa bệnh về lưng))
Vị trí huyệt Diện Chẩn
* Huyệt số: 1=> Điểm giữa của hai huyệt 61 (Là huyệt 43) nhích lên khoảng 01mm, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
* Huyệt số: 3=> Từ huyệt 61 kéo ngang ra hai bên gặp đường thẳng giữa tâm mắt kéo xuống lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt (huyệt này chữa bệnh về mắt,).
* Huyệt số: 5=> Giữa đỉnh nhọn của cánh mũi, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt (huyệt này thường dùng để chữa đau giữa mông, thần kinh tọa, đau xương bánh chè).
* Huyệt số: 6=> Từ khóe miệng kéo ngang ra 10mm rồi kéo xuống 10mm, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt (huyệt này không dùng để chữa bệnh huyết áp cao – chống chỉ định huyết áp cao).
* Huyệt số: 7=> Từ huyệt 63 kéo ngang qua gặp đường thẳng giữa lỗ mũi kéo xuống, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
* Huyệt số: 8=> Giao điểm của tâm hai mắt với đường thẳng dọc sống mũi, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
* Huyệt số: 9=> Từ gờ cạnh ngoài của hốc mắt kéo xuống gặp đường ngang của khóe miệng, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
* Huyệt số: 10=> Từ mép ngoài phía trước của tóc mai kéo thẳng xuống gặp đường ngang của cạnh dưới mũi (huyệt 64), lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
* Huyệt số: 11=> Từ huyệt 51 kéo ngang ra khoảng = hoặc > 1mm, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
* Huyệt số: 12=> Từ giữa huyệt 26 và huyệt 65 kéo thẳng xuống gặp đường ngang của tâm hai mắt lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
* Huyệt số: 13=> Từ huyệt số 3 kéo nhích lên khoảng = hoặc > 2mm, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
* Huyệt số: 14=> Giáp mí dáy tai dưới lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
* Huyệt số: 15=> Phía sau lỗ dáy tai có chỗ hõm vào lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
* Huyệt số: 16=> Trên đỉnh nếp nhăn loa tai, giáp mí dáy tai trên về phía trước mặt, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
* Huyệt số: 17=> Từ khóe miệng kéo thẳng lên gặp đường ngang của huyệt 63 nối với huyệt 38, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
* Huyệt số: 18=> Từ huyệt 65 kéo thẳng xuống gặp đường ngang của tâm hai mắt, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
* Huyệt số: 19=> Đầu trên của rãnh nhân trung giáp với nếp nhăn của sống mũi, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
* Huyệt số: 20=> Từ huyệt số 8 kéo ngang ra khoảng 1mm, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
* Huyệt số: 21=> Từ huyệt số 1 kéo ngang ra khoảng 2mm rồi kéo lên khoảng 1mm, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
* Huyệt số: 22=> Từ điểm giữa của huyệt 127 với huyệt 87 kéo thẳng xuống khoảng 1mm, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
* Huyệt số: 23=> Từ huyệt 173 kéo lên khoảng < hoặc = 2mm, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
* Huyệt số: 26=> Điểm giữa của hai đầu trong chân mày trên (điểm giữa của hai huyệt 65), lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
* Huyệt số: 29=> Từ khóe miệng kéo ra < hoặc = 2mm, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
* Huyệt số: 34=> Từ khóe mắt kéo lên trên mí chân mày khoảng = hoặc > 2mm, nhích vào phía trong mũi khoảng = hoặc > 1mm, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
* Huyệt số: 38=> Từ huyệt 63 kéo ngang ra gặp nếp nhăn của má (đường pháp lệnh), lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
* Huyệt số: 39=> Đường ngang dưới lỗ mũi kéo ra gặp nếp nhăn của má (đường pháp lệnh), lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt. (Huyệt 39 dùng để chữa bao tử).
* Huyệt số: 36=> Nằm trên nếp nhăn của má (đường pháp lệnh) điểm giữa của hai huyệt 38 với 39, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
* Huyệt số: 41=> Từ huyệt 50 kéo ngang ra = hoặc > 5mm (thẳng mé ngoài tròng đen của mắt phải kéo xuống), lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
* Huyệt số: 43=> Điểm giữa của hai huyệt 61 nối lại với nhau, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
* Huyệt số: 45=> Từ huyệt 43 nhích ra khoảng = hoặc > 2mm, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
* Huyệt số: 50=> Từ đường ngang dưới lỗ mũi kéo ngang ra gặp đường thẳng của tâm mắt phải kéo xuống, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
* Huyệt số: 51=> Từ huyệt 87 kéo ngang ra gặp đường thẳng từ khóe mắt trong kéo xuống, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
* Huyệt số: 57=> Chỗ lõm sát viền trên vành tai trái trước, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt (thuộc tim).
* Huyệt số: 54, 55 và 56=> Phía sau tai trên gờ sụn sát viền vành tai, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
* Huyệt số: 58=> Từ huyệt 61 kéo ngang ra khoảng = hoặc > 2mm, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
* Huyệt số: 59=> Từ ngang xương hốc mắt dưới kéo ra gặp mé ngoài xương hốc mắt kéo xuống (huyệt 131 kéo xuống), lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
* Huyệt số: 60=> Từ huyệt 59 kéo ngang qua gặp huyệt 130 kéo xuống, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
* Huyệt số: 61=> Từ đường viền trên cánh mũi kéo ra 1 tí gặp đường pháp lệnh, (là điểm gặp nhau của đường viền mũi & đường pháp lệnh )lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
* Huyệt số: 62=> từ huyệt 127 kéo ngang qua gặp đường thẳng từ huyệt 60 kéo xuống, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
* Huyệt số: 63=> Điểm giữa của rãnh nhân trung, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
* Huyệt số: 64=> Cạnh dưới của cánh mũi, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
* Huyệt số: 65=> Phía trên đầu chân mày, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
* Huyệt số: 179=> Phía dưới đầu chân mày, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
* Huyệt số: 312=> Điểm giữa của hai huyệt 179, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
* Huyệt số: 73=> Điểm giữa con ngươi kéo xuống gặp mép dưới hốc mắt, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
* Huyệt số: 74=> Điểm giữa viền mũi của cánh mũi, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
* Huyệt số: 79=> Nằm giữa huyệt số 0 với huyệt số 14 sát viền tai, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
* Huyệt số: 85=> Từ khóe miệng kéo xuống ngang với bờ môi dưới khoảng < hoặc = 10mm, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
* Huyệt số: 87=> Nằm giữa đỉnh ụ cằm, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
* Huyệt số:88=> Điểm giữa của tóc mai gặp đường ngang của huyệt 57 kéo xuống = hoặc > 1mm (chỗ hõm), lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
* Huyệt số: 97=> Từ tròng đen mé trong của mắt kéo lên qua chân mày khoảng = hoặc > 1mm, kéo vào phía trong về hướng của mũi 1 tí, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
* Huyệt số: 99=> Từ tâm của mắt kéo lên qua chân mày khoảng = hoặc > 1mm, kéo ra phía ngoài ngược hướng của mũi 1 tí, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
* Huyệt số: 100=> Ngay phía cuối và dưới chân mày 1 tí, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
* Huyệt số: 102=> Mé ngoài tròng đen kéo lên gặp đường ngang của huyệt 99, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
* Huyệt số: 103=> Điểm giữa trán gặp đường thẳng dọc sống mũi, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
* Huyệt số: 104=> Đường thẳng từ tâm mắt kéo xuống gặp đường ngang của huyệt 127 kéo ra, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
* Huyệt số: 106=> Nằm giữa đường thẳng của huyệt 103 và huyệt 26, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
* Huyệt số: 107=> Nằm giữa đường ngang của huyệt 106 và huyệt 310, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
* Huyệt số: 113=> Từ đường thẳng của huyệt 64 kéo xuống gặp đường ngang của huyệt 63 kéo qua, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
* Huyệt số: 124=> Từ đường ngoài của tròng đen kéo lên gặp đường ngang của huyệt 103 kéo qua, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
* Huyệt số: 126=> Từ đường thẳng dọc sống mũi kéo lên gặp mí tóc trán, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
* Huyệt số: 127=> Từ đường thẳng dọc sống mũi kéo xuống gặp bờ cong của ụ cằm, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
* Huyệt số: 130=> Từ tâm mắt kéo qua gặp mé ngoài xương hốc mắt, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
* Huyệt số: 131=> Từ tâm hốc mắt kéo qua gặp mé trong của xương hốc mắt(nếp nhăn cuối đường mắt), lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
* Huyệt số: 132=> Từ huyệt 74 kéo ngang qua gặp mé ngoài của tròng trắng kéo thẳng xuống, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
* Huyệt số: 139=> Từ giữa đỉnh vành tai kéo lên gặp huyệt 106 kéo ngang, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
* Huyệt số: 143=> Từ đường thẳng dọc sống mũi kéo xuống gặp đường ngang ngoài của hai lỗ mũi, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
* Huyệt số: 156=> Từ đường thẳng của khóe mắt trong kéo xuống gặp đường bờ cong của ụ cằm, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
* Huyệt số: 159=> Từ đường thẳng mé ngoài của khóe miệng kéo xuống gặp đường bờ cong của ụ cằm, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
* Huyệt số: 162=> Từ đường nếp nhăn cuối khóe mắt kéo xuống gặp đường ngang của huyệt 127 kéo qua, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
* Huyệt số: 173=> Từ đường thẳng dọc sống mũi gặp đường ngang của hai huyệt 74 (điểm giữa của hai huyệt 74), lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
* Huyệt số: 184=> Từ huyệt 189 kéo thẳng xuống < hoặc = 2mm rồi kéo ngang qua gặp đường thẳng của huyệt 107 kéo xuống (gặp gờ trên của 2 hốc mũi), lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
* Huyệt số: 189=> Từ huyệt 73 kéo ngang qua gặp đường thẳng giữa sống mũi (chỗ xương cao nhất của mũi), lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
* Huyệt số: 191=> Từ huyệt 103 kéo ngang qua đụng mí tóc mai, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
* Huyệt số: 195=> Từ huyệt 106 kéo ngang qua đụng mí tóc mai, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
* Huyệt số: 209=> Từ tâm của tròng đen kéo ngang gặp khóe mắt trong kéo xuống khoảng = hoặc > 10mm, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt (huyệt này dùng để điều trị viêm xoang).
* Huyệt số: 235=> Từ huyệt 127 kéo thẳng xuống khoảng = hoặc > 1mm, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
* Huyệt số: 275=> Từ huyệt 14 kéo ngang qua đụng mí trong tóc mai rồi kéo lên = hoặc > 1mm, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt (huyệt này hay dùng để trị viêm họng).
* Huyệt số: 278=> Từ huyệt 126 kéo ngang đụng mí tóc trán, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
* Huyệt số: 287=> Từ huyệt 19 kéo ngang gặp đường thẳng giữa lỗ mũi kéo xuống, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
* Huyệt số: 290=> Từ huyệt số 1 kéo ngang qua khoảng = hoặc > 2mm, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
* Huyệt số: 300=> Từ ¼ trên trán kéo ngang qua gặp đường thẳng mé trong tròng đen kéo lên, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
***Nghe qua đĩa của thầy Bùi Quốc Châu giảng xong và ghi lại ngày 05 tháng 07 năm 2014.
*Đường ngang số O: => Từ mí tóc trán kéo ngang qua hai bên.
*Đường ngang số I (1): => ½ (Đường giữa)của đường số O & 2.
*Đường ngang số V(5): => Từ tâm của 2 tròng đen (mắt) kéo ngang qua hai bên.
**Tuyến dọc O: => giữa dọc sống mũi
Huyệt 126(Từ đường thẳng dọc sống mũi kéo lên gặp mí tóc trán, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt)
*Huyệt số: 0 => Ngang rãnh bình tai gặp chỗ có nếp nhăn lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt (huyệt này chữa bệnh về lưng).

Tư liệu – Huyệt số 2

Tư liệu về quá trình tìm ra các huyệt trên mặt của GSTSKH Bùi Quốc Châu, nền tảng của Diện chẩn – Điều Khiển Liệu Pháp: Huyệt số 2
Huyệt số 2 (tìm ra ngày 27/3/1980)
 huyệt số 2 diện chẩn
huyệt số 2 diện chẩn




TƯ LIỆU VỀ QUÁ TRÌNH TÌM RA HUYỆT SỐ 1

HUYỆT SỐ 1 Diện Chẩn
Từ tháng 4/2010, trên mục “Việt Y Đạo” và “Tư liệu cũ - Ảnh xưa” bắt đầu đăng toàn bộ quá trình tìm ra những huyệt trên mặt dùng trong phương pháp Diện Chẩn – Điều khiển liệu pháp (còn được gọi là định huyệt hay huyệt Bùi Quốc Châu, viết tắt là huyệt BQC) mà GSTS.KH Bùi Quốc Châu đã khởi công nghiên cứu từ đầu năm 1980. Và như đã biết, tên của mỗi huyệt BQC là một con số chỉ các huyệt lần lượt được phát hiện theo thứ tự thời gian trước/sau.
Quí vị độc giả và các bạn học viên sẽ có dịp xem lần lượt từng phiếu bệnh án được thầy Bùi Quốc Châu viết tay trong thời gian Thầy phục vụ tại Trường Cai Nghiện Ma Túy Bình Triệu (thường được gọi là Trường Fatima) vào đầu những năm 80, trong đó có ghi rõ ngày tháng phát hiện ra huyệt, hình vẽ vị trí huyệt trên mặt, tên bệnh nhân và tên chứng bệnh được chữa trị bằng huyệt ấy cùng diễn biến của kết quả điều trị.
Từ những phiếu bệnh án nhỏ bé, đơn sơ, được xem như cơ sở dữ liệu thô (raw materials) đầu tiên này và sau cả một quá trình nghiên cứu, chắt lọc sâu sắc, thầy Bùi Quốc Châu đã xây dựng nên Diện Chẩn – Điều khiển liệu pháp (gọi tắt là Diện Chẩn) đang được phổ biến sâu rộng trong nước cũng như trên hơn 40 quốc gia khắp năm châu, trong đó có Mỹ, Nga, Canada, Anh, Úc, Trung quốc, Đài Loan, Nhật, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Cuba, Colombia, Đan Mạch, Thụy Sĩ, Italy,Tiệp Khắc, Hungary.v.v…
diện chẩn trên thế giới
Tính từ ngày 26/3/1980 là ngày thầy Bùi Quốc Châu tìm ra và áp dụng thử nghiệm huyệt số 1 thì đã 30 năm trôi qua ròng rã cùng biết bao nhiêu là thăng trầm trong từng bước phát triển của phương pháp Diện chẩn – Điều khiển liệu pháp. Do đó, khi loạt tư liệu quí giá này được gởi đến mọi người thì những phiếu viết tay mở đầu cho công trình nghiên cứu Diện Chẩn liệu pháp của thầy Bùi Quốc Châu đã cũ kỹ, ố vàng theo ngày tháng, cũng như mái tóc của người sáng lập ra một liệu pháp chữa bệnh giản dị mà hiệu quả, mang bản sắc độc đáo của dân tộc Việt Nam cũng đã bạc đi nhiểu theo thời gian…
HUYỆT SỐ 1: tìm ra ngày 26/3/1980
huyệt số 1 diện chẩn

huyệt số 1 diện chẩn




Kinh Nghiệm Chữa Cận Thị Bằng Diện Chẩn


Tâm ngôn DC
*Nguyễn Đăng Kỳ
I. Thông tin về chữa cận thị bằng Diện Chẩn :
Tôi chữa cận thị cho học sinh, sinh viên từ năm 2001 đến nay đã hơn 10 năm. Kết quả chữa cận thị bằng Diện Chẩn tôi đã viết chi tiết trong bài “Suy ngẫm về Diện Chẩn và  …” không nhắc lại làm mất thì giờ của quý vị.
Việc tôi không có bằng cấp ngành y, chữa bệnh không dùng thuốc , rồi lại chữa cận thị lúc đó mọi người đều không tin cho là trò bịp, có người khuyên tôi “Cận thị là tật khúc xạ không chữa được, ông dừng lội ngược dòng”, các cơ quan công quyền, cơ quan chuyên môn của tỉnh, huyện, xã đã vào cuộc kiểm tra nhiều lần. Hiệu quả chữa bệnh nói chung, chữa cận thị nói riêng thật kỳ lạ, hiển nhiên, không thể bác bỏ. Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật tỉnh Thái Bình khen thưởng tôi về thành tích “Ứng dụng Diện Chẩn để chữa bệnh đạt kết quả”.
Rồi báo chí vào cuộc. Hai thanh niên đeo kính trắng, xách ca táp tới nhà xin tư vấn chữa cận thị. Tôi vui vẻ tiếp, hỏi gì trả lời ngay, vô tư không phải suy nghĩ, có sao nói vậy, thành thật thắng thắn. Mấy ngày sau người Hà Nội đến nhà tôi chữa cận. Họ cho xem bản photo báo ”Viet nam net” bài “Chuyện lạ ở nhà ông Kỳ bấm huyệt”. Hoá ra hai phóng viên bí mật tiếp cận điều tra.
Phóng viên báo “An Ninh Biên Giới” đến UBND xã xuất trình GGT của tổng biên tập, yêu cầu được giúp đỡ. Ông phó chủ tịch và hai an ninh đưa phóng viên đến nhà  trực tiếp nghe phỏng vấn. Các vị khách được nghe tận tai và nhìn tận mắt hiệu quả kỳ diệu của Diện Chẩn. Bài “Thực hư chuyện Diện Chẩn chữa bách bệnh ở Thái Bình” đã đưa rất nhiều người bệnh ở xa đến nhà tôi.
Phóng viên báo “Gia đình và xã hội ” cũng được UBND xã ưu ái, trọng thị, đã được người bệnh ở nhà tôi trả lời mọi câu hỏi. Anh còn đến tận nhà người bệnh để kiểm chứng tư liệu. Bài ”Diện Chẩn thần y” còn có phụ đề “Lương y có bàn tay vàng”, người bệnh hoan hỷ đưa đến tận nhà cho tôi đọc.
Mới đây báo “Đầu tư và phát triển” có bài “Gian nan Diện Chẩn” tác giả Bùi Minh Phương khen tôi là “Cứu tinh của người cận thị”. Còn dân chúng thì sao? . Những ai chưa đến với Diện Chẩn không tin vẫn cho là bịa, là vô lý, những ai đã đến với Diện Chẩn rồi thì sùng bái. Phương ngôn có câu: “Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ”. Hãy nghe tiếng nói của bé gái 10 tuổi, Doãn Nhật Hà (ở Tiên Lữ Hưng Yên). Cháu viết bài thơ:
Cháu bị cận thị độ ba
Nhờ ông Diện Chẩn nhìn xa được rồi
Ông tiên thì ở trên trời
Ông Kỳ ở giữa biển người bao la
Cháu Hà viết tặng bài ca
Yêu ông cháu gọi ông là ông tiên.

Cháu trai 11 tuổi: Đỗ Văn Duy ở Đồng Tiến, Quỳnh Phụ, Thái Bình viết:
Ông quý người mắt kém
Ông yêu người mắt tinh
Ông cảm tình bà béo
Ông thương các bà gầy
Ông cụt ba ngón tay
Ông chữa bệnh thật hay
Ông chữa cận thật tài
Ông hiền như ông bụt.

Cháu Bùi Ngọc Tuân, 15 tuổi, học sinh THCS Lê Hồng, Thanh Miện, Hải Dương viết:
Kính cận cháu ghét cháu hận
Nhưng thật vui mừng số phận đổi thay
Cấp 3 thi xong năm ngày
Nghe người giới thiệu đến ngay ông Kỳ
Cháu phải đến khẩn là vì
Năm năm đeo kính làm gì được đây
Thuốc nam, thuốc bắc, thuốc tây
Chẳng ở đâu chữa, kính dày, dày thêm
Xôn xao trong nhà, ngoài thềm
Hàng trăm bạn cận khắp miền quê xa
Cháu cố len vào trong nhà
Và điều kỳ diệu xảy ra thật rồi
Cây dò huyệt chỉ nhỏ thôi
Ông Kỳ ấn nhẹ mắt thời sáng ra
Ba tuần khỏi cận về nhà
Đoạn tuyệt với kính thật là mừng vui
Cháu yêu ông nhất trên đời
Chúc ông mạnh khoẻ cứu người dài lâu.

Cháu: Nguyễn Thành Duy, 22 tuổi, sinh viên ở An Hiệp, Quỳnh Phụ, Thái Bình viết:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
Công ông cho mắt sáng ra
Nhìn đời tươi đẹp ai mà dám quên
Chúc ông tài đức vững bền
Chữa người cận thị mọi miền nước non.

Cháu: Đường Thu Vân, sinh viên , Quê ở Thất Khê, Lạng Sơn viết:
… Hôm nay cháu trở về
Nhìn quê hương xứ Lạng
Bằng đôi mắt sáng trong
Thấy sung sướng vô cùng
Như có ai rửa sạch
Từng ngọn cỏ, lá cây
Rửa sạch cả làn mây
Suối róc rách quanh đây
Nghe trong veo mới lạ
Bỏ kính ra sướng quá
Cháu ơn ông suốt đời.
Các vị phụ huynh học sinh, sinh viên tặng tôi hơn 200 bài thơ, bài nào cũng rất tâm huyết, ngợi ca Diện Chẩn. Cô giáo Ánh Duyên, số nhà 42, tổ 52, khu 5, phường Cao Thắng, Hạ Long, Quảng Ninh, ví nhà tôi như một con tàu, cô viết:
Chuyến tàu đông quá vậy
“Bụng” con tàu đã to
Chỉ có lũ học trò
Còn lèn thêm mấy đứa
Tàu không còn sức chứa
Mà cứ lấn mãi vào
Dồn toa tàu chật cứng…
… Thương cho người đang đứng
Nắng đổ lửa ngoài sân
Các cháu chẳng phân vân
Cứ dồn toa hết cỡ…
Con cháu khỏi cận ra về, ông bà cha mẹ mừng vui bộc bạch nỗi lòng:
Cháu tôi ở tận biển trời (Vũng Tàu)
Có đôi mắt cận lâu rồi mà lo
Bỏ kính ra mắt như mù
Còn bé đã vậy lớn rồi ra sao
Tin đồn cận thị khỏi nhiều
Tôi liều điện gọi Vũng Tàu ra ngay
Thầy chẩn trị 30 ngày
Không tiêm, không uống, mừng thay khỏi rồi
Thái Bình mới có ông thôi
Diện Chẩn tuyệt vời, thật đáng ngợi khen
Mong sao lãnh đạo cấp trên
Đào tạo thêm nhiều thầy giỏi như ông.

Vâng! “Diện Chẩn tuyệt vời”. Đúng như câu thơ của ông Trần Văn Chủ ở Điệp Nông, Hưng Hà đã viết.
Hơn 10 năm qua, tôi đã chữa thành công nhiều loại bệnh, chữa khỏi cận thị cho cả ngàn học sinh, sinh viên.
Tôi nhận ra: Ở đời có cái sai được truyền bá nhiều năm không dễ gì gạt bỏ, có cái mới nảy sinh rất hay, rất tốt không dễ gì được chấp nhận ngay. Tôi đã lội ngược dòng. Sóng đã xô, nước đã cuốn, tôi không ngã, đã tới đích, đã trụ vững hơn 10 năm. Cũng nhờ hơn chục năm học và làm Diện Chẩn tôi mới hiểu được Diện Chẩn tuyệt vời: Có thể “Biến cái khó thành cái dễ, biến cái phức tạp thành cái đơn giản, biến cái không thể thành cái có thể”.hay như lời GSTSKH Bùi Quốc Châu thường nói “Biến người bệnh thành thầy thuốc ”.
Trước mắt khó khăn còn nhiều, thách thức còn lắm nhưng tôi tin ngày nay người học và làm Diện Chẩn đã đông. Nhiều lương y Diện Chẩn tâm huyết với Việt Y đạo đang miệt mài chữa cận thị. Đội ngũ người lội ngược dòng đang lớn mạnh. Diện Chẩn nhất định sẽ thăng hoa, Việt Y đạo nhất đinh sẽ là niềm tin, vinh dự, tự hào của người Việt. Tôi tin tưởng ở tương lai tươi sáng. Tôi đã và đang miệt mài học, làm Diện Chẩn, đang miệt mài chữa cận thị cho học sinh, sinh viên.
Giải pháp chữa cận thị của tôi như thế nào?

II.  Giải pháp chữa cận thị:
A .  Phác đồ chữa cận thị:
Những người cận đầu tiên tôi chữa theo phác đồ của lương y Trần Dũng Thắng ở TPHCM: 34,6,34,1,127,267,130,3,358 và lăn quanh mắt. Phác đồ này hiệu quả nhanh nhưng gặp người cận nặng (4 hay 5 điốp trở lên) thì chưa đủ mạnh.
Sau đó tôi may mắn được gặp lương y Trần Cẩm ở 3B Đặng Thái Thân, Hà Nội. Ông có biệt tài chữa bệnh về mắt bằng Diện Chẩn.. Ông có cảm tình với tôi, giảng giải cho tôi rất nhiều điều. Tiếc là ông mắc bệnh hiểm nghèo, quy tiên quá sớm. Kính trọng và biết ơn ông, tôi đã suy ngẫm kỹ và đem những hiểu biết mà ông truyền dạy phục vụ nhân dân. Phác đồ chữa cận thị ông  cho là:4,8,20,12,13,65,100,131,130,267.34,267,358,423,180,Ê Minh, Đại Trùy, Tam âm giao, Túc Quang Minh, Nội Quan, Hợp Cốc. (Phác đồ trên có Sinh huyệt 4 là Sinh huyệt 46 được viết tắt. Sau này còn có Sinh huyệt 2 là Sinh huyệt 24 được viết tắt cho dễ nhớ.)
Tôi không có nghiệp vụ đông y, không biết Đại trùy, Tam âm giao, Túc quang minh ở đâu nên bỏ qua, chỉ dùng sinh huyệt của Diện Chẩn với Nội quan, Hợp cốc, Phong trì thôi kết quả vẫn tốt nên đã kiên nhẫn vận dụng suốt 10 năm.
Gặp trường hợp quá nặng, tôi kết hợp cả 2 phác đồ của L.Y Trần Cẩm và LY Trần Dũng Thắng. Thấy chậm hiệu quả thì tôi bổ sung thêm 2,4,65,130,175 và Sinh huyệt không có số ở khu vực giữa 131 với 358. (Sinh huyệt không có số là do dùng cây dò huyệt truy tìm điểm báo đau phát hiện ra. Khi dùng Sinh huyệt không số tôi luôn thận trọng hỏi người bệnh có thấy nhói đau mới là đúng. ) Những phác đồ trên nếu người cận đơn thuần thì khỏi, nhiều người khỏi rất nhanh. Còn những người cận lại có bệnh về mắt kèm theo như: Teo thần kinh thị giác, Viêm thần kinh thị giác, Viêm võng mạc, Xuất huyết võng mạc, Trắng giác mạc … thì việc xử lý sẽ phức tạp hơn (sẽ nói kỹ ở phần sau).

B . Trình tự chữa cận :
1/ Tác động vào sinh huyệt:
Dùng cây dò huyệt chấm dầu cù là hoặc dầu Bạch hổ day ấn 15 đến 20 lần vào mỗi Sinh huyệt theo thứ tự của phác đồ. (Tôi cố ý chấm dầu để sát trùng que dò, bôi trơn, lưu ấm nóng cho Sinh huyệt thay vì dán cao Salonpas).
Chữa bệnh bằng Diện Chẩn tôi rất tâm đắc chữ TUỲ thầy Châu đã dạy. Chữa mắt cũng vậy. Bệnh nhẹ mà dùng phác đồ mạnh thì tốn thời gian day ấn, gây khó chịu cho người bệnh, nhất là các cháu nhỏ. Nếu bệnh nặng mà dùng phác đồ nhẹ thì lâu khỏi hoặc không khỏi. Tuỳ người bệnh, tuỳ tình trạng bệnh mà chọn phác đồ, hình thức tác động … sẽ có kết quả theo ý muốn. Với trẻ ở tuổi mẫu giáo đã cận, tôi vẫn chữa nhưng không chấm dầu (cay, nóng làm cháu sợ), ấn nhẹ phơn phớt (tránh đau); vừa làm, vừa nịnh, có lúc vừa làm vừa kể chuyện cổ tích gây hứng thú, các cháu không sợ rồi thích thú, hợp tác chữa bệnh và cũng thành công.
2/ Ép giác mạc:
Dùng con lăn bi sừng tròn nhẵn lăn dọc mắt từ trái sang phải. mỗi mắt 10 tiếng đếm, thứ tự như sau:
+ Mắt trái từ 1 đến 10 tiếng đếm
+ Mắt phải từ 11 đến 20 tiếng đếm, quay lại Mắt trái từ 21 đến 30 tiếng đếm.
+ Mắt phải từ 31 đến 40 tiếng đếm, Mắt trái từ 41 đến 50 tiếng đếm.
+ Mắt phải từ 51 đến 60 tiếng đếm
(Nghĩa là 60 giây chia đều cho 2 mắt, mỗi mắt 30 lần cách quãng).
          Lăn nhanh, đếm chậm, lăn nhẹ nhàng êm ái, chỉ lăn để ép giác mạc, tuyệt đối không day tròn vì nếu day tròn có nguy cơ tổn thương giác mạc lại không tốt.
3/ Tác động vào đồ hình:
Học Diện Chẩn tôi tâm đắc 8 chữ vàng: Đồ Hình, Sinh huyêt, Đồng Ứng và Linh Động. Lúc đầu tôi không hiểu tại sao thầy Châu lại đặt 2 chữ Đồ hình lên trước, cứ tưởng sắp thế cho dễ đọc, dễ nhớ. Sau này thực hành chữa bệnh tôi mới thấy 2 chữ đồ hình thật giá trị. Nhiều lần chỉ một đồ hình phù hợp người bệnh khỏi tức thì mà không cần phải bấm hàng chục Sinh huyệt theo phác đồ kinh nghiệm. Những trường hợp như thế người bệnh thường tròn mắt nhìn tôi và thốt lên “Thuốc tiên” rồi sung sướng ra về. Bởi vậy mới có người làm thơ tặng:
Bàn tay thầy, bàn tay tiên
Thầy chẩn trị huyệt khỏi liền lạ thay …
Tôi rất vui không phải vì được tặng thơ mà cảm giác như ngày xưa ở chiến trường nổ phát súng một tên giặc ngã. “ Mỗi viên đạn một quân thù”, chiến công như thế dễ gì lập nên. Việc này nói ra người chưa biết gì về Diện Chẩn sẽ không tin cho là khoác lác. Những ai đã làm Diện Chẩn thuần thục , nhuần nhuyễn thì đó là điều kỳ diệu, niềm vui đến bất ngờ, hứng khởi dâng trào, mệt mỏi tan biến, trí tuệ thăng hoa, sức mạnh vượt trội có khả năng vượt lên chính mình, vượt qua mọi rào cản, mọi sự đố kỵ hẹp hòi,  quan liêu, bảo thủ.
Tôi đã thường có cảm giác như thế khi chữa bệnh bằng Diện Chẩn và cả khi chữa cận thị.
 Chữa cận thị cũng rất cần đồ hình, chỗ khác nhau là nếu dùng đúng đồ hình thì mắt sáng ngay, sáng nhanh chứ không thể khỏi tức thì, giác mạc chỉ xẹp dần dần cho tới khi trở lại như thuở ban đầu cha mẹ cho.
Diện Chẩn có đồ hình về mắt ở trán, ở cổ, ở lưng, ngực, trên bàn tay, bàn chân, ngón tay út … Cái khó là cũng một đồ hình có thê phù hợp với người này lại không phù hợp với người khác. Sử dụng đồ hình hiệu quả hay không là còn tuỳ thuộc vào sự chiêm nghiệm của mỗi người.
4/  Mátxa mắt:
Dùng con lăn đồng lăn quanh ổ mắt. (Không lăn trực tiếp vào mắt, dễ gây tổn thương giác mạc). Lăn quanh ổ mắt cần nặng tay hơn, thời gian không hạn chế. Mục đích là đưa máu lên nuôi mắt và cũng là để tác động vào những Sinh huyệt quanh mắt giúp cho mắt nhanh sáng. Mỗi ngày có thể mátxa mắt nhiều lần, nhưng tốt nhất là cách một giờ lại mátxa. Lăn mắt, mátxa mắt các cháu lớn có thể tự làm, các cháu quá nhỏ thì phụ huynh phải làm thay.
5 . Hơ ngải cứu:
Tôi hướng dẫn các cháu và phụ huynh các cháu hơ ngải cứu vào đồ hình mắt ở 2 bàn tay, bàn chân, ngón tay út và hơ ngải cứu vào vị trí đồng ứng mắt như mắt cá tay, mắt cá chân. Kinh nghiệm của tôi là chỉ cần hơ ở bàn tay, ngón tay út và mắt cá tay là đủ. Hơ nhiều chỗ các cháu không thích, làm qua loa hoặc dí sát gây bỏng lại không tác dụng.
Mỗi vị trí yêu cầu chỉ tối đa 2 phút, mỗi ngày cũng chỉ 4-5 lần là đủ.
Điều cần lưu tâm là dùng ngải cứu tốt. Nguyên liệu chủ yếu là cây ngải cứu, hồi quế. Ngày nay người chữa bệnh bằng Diện Chẩn đã đông, nhu cầu ngải cứu nhiều. Tôi đã quan sát thị trường ngải cứu thấy rằng cần cảnh giác. Do nhu cầu lợi nhuận có cơ sở cho ra sản phẩm đẹp mã, quảng cáo hay nhưng nguyên liệu không bảo đảm, nhiều mùn cưa, phẩm màu, không chất lượng.
6 / Tập nhìn xa:
Mục đích tập nhìn xa là để khôi phục khả năng tự điều chỉnh của mắt.
Việc làm này ít ai để ý nhưng tôi thấy rất hữu ích cho người cận. Tôi yêu cầu các cháu ban ngày lúc rảnh rỗi cần tìm chỗ mát phóng tầm mắt nhìn thật xa. Con chim bay, con chuồn chuồn bay .. cứ nhìn theo hút tầm mắt. Ban đêm tập đếm sao (không nheo mắt). Phụ huynh các cháu nhỏ tuổi có sáng kiến: Sắm cho các cháu cái cần câu có cái phao nổi trên mặt nước quẳng ra xa. Cá cắn câu, phao  nhấp nháy, cháu rất thích, câu được cá càng thích và mắt được cải thiện. Có vị sắm cho cháu cái nỏ cao su, trời chiều mát mẻ rủ cháu đi bắn chim. Muốn bắn chim phải đi tìm. Cặp mắt ngó nghiêng cây cối, chẳng bắn được chim nhưng thư dãn, tập nhìn xa. Tập mà chơi, chơi mà tập rất thú vị, chỉ yêu cầu phải có người lớn kèm tránh tai nạn xảy ra.
7/  Kiêng cữ:
Để chữa cận, tôi yêu cầu các cháu bỏ kính. Lúc đầu phụ huynh không thông, tôi phải giải thích: “Càng đeo kính độ cận càng cao, chưa thấy ai đeo kính mà khỏi cận, con cháu các vị đã thay bao nhiêu cặp kính rồi. Mỗi lần thay là một lần tăng độ, đúng không? Tin tôi, bỏ kính ra tôi chữa  cho khỏi cận”. Tôi đã thực hiện được lời hứa. Bây giờ nhiều người đưa con đi chữa cận bằng Diện Chẩn đã tự cất kính ở nhà.
Tôi cũng yêu cầu muốn chữa cận thị phải nghỉ xem tivi, không chơi điện tử, nghỉ học hành, không đọc sách báo trong thời gian chữa. Tôi đã từng phạm sai lầm cho một số cháu cùng làng, xã vừa học, vừa chữa cả năm, độ cận chỉ giảm chứ không khỏi, nghỉ hè chỉ 20 ngày là khỏi mỹ mãn.
Khỏi cận rồi cũng phải nghỉ 5 đến 10 ngày nữa rồi mới trở lại sinh hoạt bình thường. Mục đích phải kiêng là để chống tái cận. Nếu không may tái cận, chữa lại vẫn khỏi nhưng tốn thời gian thêm.
Tôi cũng yêu cầu kiêng ăn cay, nóng như riềng, ớt, sả, tỏi, thịt chó … vì nhớ câu “Vượng hỏa mắt mờ”, cũng kiêng ăn lạnh như kem, đá, nước dừa, nước có ga công nghiệp, nước để trong tủ lạnh … đề phòng hại thận, thị lực cũng giảm.
8/ Phác đồ bổ sung nâng cao thể tạng:
    Theo kinh nghiệm của LY Trần Cẩm thì cháu nào da vàng (gan kém)  dùng tam giác gan: 41,50,233; da xạm (thận suy) dùng 1,43,45,300,0; da bợt (huyết kém) dùng  127,63,50,39,37,43,0. Tôi còn phát hiện có cháu mắt ướt, có cháu mắt khô thị lực cũng giảm.
   Trường hợp này tôi dùng phác đồ cườm nước cho mắt ướt, cườm khô cho mắt khô. Nếu không hiệu nghiệm tôi dùng phác đồ Tăng tiết dịch cho mắt khô, Giảm tiết dịch cho mắt ướt.
Có cháu hay xây xẩm (huyết áp thấp) tôi dùng bộ tăng huyết áp và bộ thăng.
Riêng về trị huyết áp cao thì chưa bao giớ phải dùng tới.
Có cháu lịm đi độ 1-2 giây, đó là triệu chứng thiểu năng tuần hoàn não. Sách Diện Chẩn có đầy đủ phác đồ chữa trị những chứng nói trên, tôi không chép làm mất thì giờ của quý vị.

Toàn văn phần II “Giải pháp chữa cận thị” là ý tưởng và cách thức xử lý của cá nhân tôi. Ở Quỳnh Phụ tôi là người đầu tiên và duy nhất chữa cận thị bằng Diện Chẩn, có khó khăn, có bế tắc không biết mạn đàm trao đổi với ai, nên tôi có sai sót, có hỏng việc cũng là lẽ thường. Điều đáng mừng là hơn 10 năm qua người khỏi cận càng đông, người không khỏi ít thôi và tuyệt đối an toàn. Người không khỏi độ cận vẫn không tăng, họ lên Hà Nội tới viện mắt TƯ, viện mắt quốc tế để khám ra bệnh rồi quay lại chữa. Chỉ khi khám ra bệnh, vừa chữa trị, vừa chữa cận mới khỏi.

III . Những tình huống phức tạp trong chữa cận thị:
Chữa cận thị bằng Diện Chẩn rất hay, rất vui và cũng lắm gian nan, nhiều tình huống phức tạp nếu không giải quyết  thì cận không khỏi triệt để. Trước đây tôi đã đôi lần nói người nghe không phản ứng gì nhưng sau đó tỏ thái độ nghi ngờ. Vậy nay với giấy trắng, mực đen. tôi nêu người thật, việc thật, tình huống cụ thể để bạn đọc có đủ tư liệu kiểm chứng, tự mình xây dựng niềm tin. Có tin mới quyết học, quyết làm, mới nhân rộng  được người chữa cận bằng Diện Chẩn.
         1. Hè 2009 có cháu Nguyễn Văn Bách 18 tuồi  ở Minh Tân, Phù Cừ, Hưng Yên. Cháu cận nặng, mang kính 8 điôp, hai mắt lại đỏ sọng như cục tiết. Viện mắt TƯ kết luận là: “Xuất huyết võng mạc”. Kiểm tra mắt cháu xong tôi quyết định : Có chữa xuất huyết võng mạc mới chữa được cận thị. Liệu trình tôi chữa trị như sau:
-Cầm máu: (Chảy máu thì phải cầm máu ngay). Việc này  quá dễ, sách DC đã ghi:16,61,50,37,0 -Chống máu tụ: 156+,7+,50,3+,61+,290+,16+,37,41 Máu đã tụ thì phải viêm nhiễm, sưng nhức. Việc làm tiếp theo là:
-Tiêu viêm: 41,127,19,143 ;26,3,38
          hoặc: 41,50,60,61,85,29
-Giảm đau nhức: 37,73,127,312,104,19,3,39,45,43,300,124,34 Dùng đồ hình mắt ở trán, tai (rất đau).
      Sau 2 tháng chữa trị, mắt cháu Bách khỏi cả 2 bệnh. Bố cháu là kỹ sư lâm nghiệp cho tiền để cháu ở nhà trọ chơi một tháng nữa, theo dõi mắt xem có diễn biến gì xấu không. Bách về đi học, bầy giờ là sinh viên trường đại học lao động và xã hội.
      Với phác đồ trên, con gái ông Nguyễn Xuân Át ở thủ đô BecLin, cô giáo Trần Thị Minh Hồng ở TPCS Bắc Sơn, Hưng Hà, cũng được chữa khỏi.
      Vợ chồng nhà giáo  Mai Văn Nam và Tạ Thị Phương có con gái được chữa khỏi bệnh, vui quá tặng tôi bài thơ dài có đoạn:
… Con tôi mắt đỏ
Nước chảy nhề nhề
Dỉ dính nhơm nhớp
Bệnh viện đi khắp
Tiêm uống đủ đầy
Bác sỹ bảo ngay
Đến 18 tuổi
Nếu bệnh có khỏi
Thì ra nước ngoài
Vợ chồng thở dài
Nhìn nhau ngao ngán
Nỗi niềm cay đắng
Dồn nén đã lâu
Nay đã may sao
Có thầy Diện Chẩn
Ông day ông ấn
Chỉ ở ngoài da
Thế mà lạ chưa
Bệnh lui nhanh quá
Sáng còn đỏ sọng
Trưa đã nhạt màu
Đến sáng hôm sau
Trắng như chưa bệnh
Kệnh cộm tiêu biến
Dỉ thôi không nhoèn
Tôi thật ngạc nhiên
Không uống  không tiêm
Vì sao bệnh khỏi
Suy đi nghĩ lại
Thì ra thế gian
Rộng lớn vô biên
Chuyện lạ không hiếm
Tôi quá thiển cận
Chưa nhận ra thôi
Chữa bệnh như chơi
Chuyện thật như bịa
Nếu chỉ nghe kể
Thật chẳng ai tin
Đã tận mắt nhìn
Tâm phục khẩu phục …

       2. Cháu Trần Thị Hương, sinh viên năm thứ 4 trường ĐHQG Hà Nội, con gái bác sỹ Trần Văn Hạnh, giám đốc bệnh viện huyện Đông Hưng. Cháu bị cận mang kính 4 điôp. Cháu được mẹ là bà Nguyễn Thị Hương, cán bộ của phòng LĐTBXH huyện đưa đến với Diện Chẩn. 20 ngày đầu chữa trị thuận lợi, thị lực từ 1/10 tăng lên 7/10. Ngày 21 cháu bảo tôi đêm qua nhìn 1 ông trăng thành 8 ông trăng. Chuyện gì lạ thế? Tôi đang băn khoăn thì bác sỹ Nguyễn Hồng Vy ở Diệp Nông (Hưng Hà) gọi điện tới yêu cầu giúp đỡ. Ông bị bệnh song thị, thuốc chữa không khỏi. Tôi rất quý bác sỹ Nguyễn Hồng Vi, ông không hề đố kỵ với phương pháp chữa bệnh mới. Nhờ Diện Chẩn ông được chữa khỏi nhiều bệnh: Viêm đaị tràng co thắt, Di chứng tai biến mạch máu não, Viêm họng, Thoái hóa đốt sống cổ, Sưng nhức răng. Con dâu ông được chữa khỏi viêm kết mạc, viêm giác mạc. Cháu nội ông được chữa khỏi cận thị. Nay ông bị bệnh song thị và sụp mí. Ông điện gọi, tôi phóng xe tới nhà giúp. Xong việc tôi đem chuyện một ông trăng thành 8 ông trăng hỏi. ông trả lời đó là biến chứng của bệnh song thị. Trên đường về, tôi băn khoăn” Biến chứng” là thế nào? Chợt nhìn lên đường điện hạ thế 6 sợi dây song song. Tôi bừng tỉnh. Thì ra mình chưa thấm nhuần lời thầy Châu dạy “Một là tất cả, tất cả cũng chỉ là một”. Nhìn một vật thấy 2 hình là bệnh song thị. Nhìn một ông trăng thấy 8 ông trăng cũng chỉ là song thị mà thôi.
Về đến nhà tôi hăm hở chữa song thị cho cháu Hương. Bẩy ông trăng biến mất nhưng thị lực vẫn 7/10. Buồn quá, tôi bảo cháu Hương về xin bố mẹ cho đi khám bệnh về mắt. Hai ngày sau cháu cho tôi xem kết luận của GSTS ở viện mắt TƯ: “Teo TK”. Tôi suy ra là teo thần kinh thị giác , phác đồ tôi dùng chữa trị là:
                 4,4b,73,65,131,290,217,267,355,358.
       Mắt cháu Hương sáng hẳn ra, thị lực 10/10, cháu chữa bổ sung 5 ngày nữa rồi về đi học. Cháu tốt nghiệp ĐH ra làm cô giáo dạy tiếng Anh ở Hà Nội , đã lấy chồng, có con, mắt vẫn trong sáng. Tôi biết ơn bố mẹ cháu Hương có niềm tin ở Diện Chẩn ngay từ đầu, chấp nhận cho con đi chữa, hợp tác tích cực để chữa cận cho con. Mẹ cháu chăm nuôi đầy đủ, thăm hỏi động viên thường xuyên, khám bệnh chu đáo …. Chữa khỏi cận cho cháu Hương tôi thu được nhiều kinh nghiệm. Sau này các cháu cận thị đến có cùng triệu chứng như cháu Hương tôi không yêu cầu đi Hà Nội khám, tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho bố mẹ các cháu.
Tôi cũng nhanh chóng giải tỏa được người bệnh.
       3. Ông cán bộ tổ chức của phòng giáo dục huyện Ân Thi tỉnh Hưng Yên đưa con gái đến nhà tôi. Ông cho biết: Con gái ông cận thị nặng đòi sang Thái Bình chữa, ông không tin nhưng chiều con ông cho đi du lịch. “Bây giờ bố con tôi đã vào đây, xin ông nói rõ sự thật “. Tôi vui vẻ bảo ông: “Tất cả các cháu ngồi chật nhà tôi đều cận thị” ông hỏi “Tại sao không đeo kính?” thì các cháu sinh viên chữa cận trả lời thay tôi. Ông đề nghị khám trước cho con ông một lần. Tôi chiều ý ông, bảo con gái ông bỏ kính ra kiểm tra thị lực được 0/10. Cháu ngồi trước mặt tôi, tôi giơ một ngón tay cách 1mét, cháu không nhìn thấy. Căng 2 mi mắt cháu ra xem. Trời ơi! đồng tử quá to, không chần chừ tôi dùng ngay phác đồ mắt mờ gần như mù vì giãn đòng tử: 34,65,179,267,102,100,4,2.
Chẩn trị vừa xong cháu mở mắt ra nhìn quanh nhà rồi kêu lên “bố ơi mắt con sáng rồi”. Bỏ kính trên bàn làm việc của tôi, cháu chạy ra sân hớn hở nhìn trời, nhìn đất, nhìn cây trong vườn, nhìn các bạn cận, sung sướng như bắt được vàng. Bố cháu cảm ơn, xin về chuẩn bị tư trang sang trọ để chữa. Trường hợp này tôi cho rằng : Giãn đồng tử là thật, cận là giả. Đo thị lực rồi cắt kính, đeo kính vào thì cận giả thành cận thật.
Cũng không ít trường hợp như thế này đâu.
     Mới đây cháu Phạm Nguyên Phương, 9 tuổi, ở ngõ 562/59 phường Bưởi, Tây Hồ Hà Nội, con gái ông Phạm Văn Hòa công tác tại Viện Khoa học Việt Nam, thị lực cháu 0/10 cũng giãn đồng tử. Chỉ một ngày trị bằng Diện Chẩn theo phác đồ trên thị lực đã tăng 3/10. Giãn đồng tử chữa dễ và nhanh, chữa cận giả thành thật tốn khá nhiều ngày nhưng quyết tâm chữa vẫn khỏi.
       4. Ông giám đốc C.ty Truyền hình cáp TPHCM có con trai bị cận. Vợ ông đọc bài báo: “Chuyện lạ ở nhà ông Kỳ bấm huyệt” bàn với gia đình cho con đi Thái Bình để chữa, gia đình không tin, không đồng ý. Bà mời được phóng viên nói chuyện trực tiếp, lúc đó gia đình mới tin, cho phép bà đưa con lên máy bay ra Bắc.
     Ngày hôm ấy tôi gặp may lớn. Ông Nguyễn Xuân Phát ở khu 2 xã An Hiệp, Quỳnh Phụ cùng con trai là sinh viên Nguyễn Thành Duy đến với Diện Chẩn. Ông Phát bị bệnh viêm võng mạc, con trai ông cận thị. Đương nhiên là cha được chữa trước con. Lần đầu tiên gặp bệnh viêm võng mạc, tôi hồi hộp lo lắng. Sau vài phút thở âm dương khí công, tôi lấy lại bình tĩnh mạnh dạn chữa. Phác đồ như sau:
-4,355,358,45,59,73,175
-Tăng cường chức năng gan: 50,41,233
-Tăng cường chức năng thận: 1,43,45,300,0 Tiêu viêm: 127,38,61,143 (Đã tinh giảm)
     Thao tác vừa xong ông Phát tròn mắt nhìn tôi rồi thốt lên: “Thuốc tiên à?!”, lúc đến mắt mờ mịt, bây giờ bừng sáng, ông sướng quá ngồi bệt trên nền thềm xi măng xem tôi chữa cận cho con trai . Việc ông Phát giảm bệnh nhanh làm tôi hứng khởi, tôi cũng bấm bộ huyêt trên cho cháu Duy, không ngờ vừa xong cháu nhìn lên bức trướng mừng thọ mẹ tôi treo trên tường rồi quay lại cười rạng rỡ: “Ông ơi mắt cháu sáng hẳn ra, nhìn rõ cả mỏ con hạc rồi!”. Vừa đến lượt bé trai Sài Gòn, tôi đang hứng khởi cao độ, bấm luôn bộ huyệt trên. Bé Sài Gòn từ tốn ra ôm mẹ:’’Má ơi mắt con sáng rôì”. Tôi hồi hộp quá, tim loạn lên phải ngồi thở một lúc. Bình tâm trở lại tôi mới giật mình. Sao lại chữa viêm võng mạc cho cả ba ?  Hóa ra cả 2 cháu cận cùng có gốc bệnh là viêm võng mạc. Tôi im lặng vừa  bấm trị cận vừa bấm trị viêm võng mạc, không dám nói cho phụ huynh các cháu biết chuyện, sợ hoang mang. Năm ngày sau bé Sài Gòn được mẹ đưa đi Hà Nội tới viện mắt TƯ khám, kết luận hết cận. Bà quay lại nhà tôi cám ơn rồi gửi tôi một khoản tiền tài trợ cho bé gái ở thôn Hải An, xã Quỳnh Nguyên. Bé gái này nhỏ tuổi, nhà nghèo, đi chữa cận mà không được mẹ mua cho ăn quà sáng, cháu đói, khóc... Tôi đã trao tiền cho mẹ cháu đầy đủ và gọi điện để mẹ cháu cám ơn bà.Tôi cũng xin cám ơn bà đã cho tôi tận mắt nhìn thấy nghĩa cử cao đẹp của một công dân thành phố mang tên Bác.
       Những tình huống phức tạp trong chữa cận thị còn nhiều lắm, tôi chưa thể viết hết ra một lần. Tự thấy có xử lý được những tình huống đó thì hiệu quả chữa cận mới cao. Tôi còn kém cỏi lắm, nhiều trường hợp xử lý không được, không biết mạn đàm với ai, đành bó tay, trong lòng đau đáu phiền muộn, chỉ còn biết tự an ủi bằng câu: “Chữa được bệnh chẳng ai chữa được mệnh trời”.
      Bài viết đã dài vẫn chưa hết những chuyện muốn kể, những nỗi niềm muốn được chia sẻ. Làm phiền quý vị đã nhiều, xin được lượng thứ, cho phép tôi có đôi lời kết luận như sau:
      Báo VietnamNet đã nhận xét về tôi là “Một lão nông đúng nghĩa” và “Ông Kỳ bấm huyệt thật lòng”. Còn tôi, tôi tự ý thức được mình chỉ là một nông dân chân đất, một anh bộ đội cụ Hồ về hưu, nhờ học Diện Chẩn ĐKLP Bùi Quốc Châu đã làm được nhiều việc lạ, đã bạo phổi vạch những luống cày, cấy đầu tiên trên cánh đồng cận thị hoang hóa ở huyện Quỳnh Phụ. Lúc đầu bị báng nhạo là “Đội đá vá trời, là lội ngược dòng”. Nay ơn trời đã có mùa vàng được dân chúng ghi nhận. Cô giáo Ánh Duyên ở Hạ Long, Quảng Ninh tặng tôi bài thơ “Đi cấy”:
Người ta đi cấy lấy công
Có hai ông cháu cấy không ruộng ghềnh
Một cây dò cắm lênh đênh
Đổi bao cặp kính ruộng ghềnh thắng to
Bấy lâu cháu cận rất lo
Được ông chữa khỏi hơn cho nghìn vàng
Tương lai sáng sủa vẻ vang
Ơn ông ơn cả đất làng Quỳnh Côi
Hôm nay đôi mắt sáng ngời
Cháu vui, cháu hát, cháu cười, cháu ca
Ông yêu thương hết mọi nhà
Cấy, ông thu cả vườn hoa học trò
Tương lai hạnh phúc trời cho
Tình ông cháu quý hơn kho bạc vàng
Chúc ông mạnh khoẻ an khang
Nước giàu, dân mạnh, nghĩa làng biết ơn.
Như vậy những gì cần làm, tôi đã làm, những gì cần đạt, tôi đã đạt. Dù rằng sự đạt được còn quá nhỏ nhoi, quá chật vật, quá điêu đứng. Giờ đây tôi hoàn toàn bình tâm, thư thái đánh giá những gì tôi làm được là nhờ có trí tuệ uyên bác của GSTSKH Bùi Quốc Châu soi sáng, có kinh nghiệm hay của các lương y Diện Chẩn tài danh. Tôi chỉ là người mẫn cảm với cái mới, ham học hỏi, học rồi thấy hay thì làm, làm rồi thấy tuyệt vời thì say, say rồi thì học nữa, làm nữa. Càng làm càng thấy đem lại lợi ích thiết thực to lớn cho người bệnh và gia đình người bệnh.
Tôi rất vui và cũng rất lo. Thông tin về Diện Chẩn chữa cận thị còn chưa được tuyên truyền quảng cáo, thế mà người cận ở nhiều tỉnh thành xa đã đến, còn đến. Cả huyện Quỳnh Phụ chỉ có mình tôi làm, quá tải lắm rồi. Hè 2012 lần đầu tiên ở xã An Lễ có 5 học sinh cận đến với Diện Chẩn. Phụ huynh các cháu cho biết chỉ riêng lớp 6 trường PTCS An Lễ có 29/36 HS mắc bệnh cận, chiếm tỷ lệ 80.55%. Cô giáo chủ nhiệm Đoàn Thị Hiền đã xác nhận thông tin đó là chính xác. Ở làng quê mà cận đã thế ở thành phố ai thống kê đâu mà biết?
Tôi cho rằng càng ngày cận càng gia tăng, liệu đến lúc nào đó có thành vấn nạn xã hội? Chuyện xa vời đó chẳng biết làm sao cứ ám ảnh tôi, giờ đây tôi mong  ai đó có tâm, có tầm, có bản lĩnh, có thẩm quyền nhận thức ra cái hay tuyệt vời của Diện Chẩn, khuyến khích mọi người học và làm Diện Chẩn để tôi khỏi phải đơn thân độc mã vật lộn trên cánh đồng hoang rộng lớn bao la, để đông đảo nhân dân được hưởng lợi ích to lớn do Diện Chẩn đem lại và để Việt Y đạo thật sự trở thành đạo chữa bệnh của người Việt Nam. Được như thế sẽ đem lại tự hào cho dân tộc./.

           Ngày 20 .6. 2012