Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Bảy, 30 tháng 1, 2016

Ấn, massage vào 4 điểm này trên cơ thể, bạn sẽ nhanh chóng giảm cân

Châm cứu và bấm huyệt từ lâu nay đã được coi là biện pháp có thể giúp đỡ giải quyết nhiều vấn đề sức khỏe. Và theo các chuyên gia sức khỏe, nếu ấn vào 4 điểm sau đây trên cơ thể, bạn sẽ giảm cân rất nhanh.

Bấm huyệt là một kỹ thuật y tế phức tạp và có tác dụng liên kết các năng lượng trong cơ thể. Nó cũng có thể giúp cải thiện chức năng của một số cơ quan nội tạng nếu thực hiện đúng kỹ thuật và đúng vị trí.

Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn biết rằng nếu ấn, massage vào đúng 4 điểm này, tốc độ trao đổi chất trong cơ thể bạn tăng lên, đồng thời bạn có thể kiểm soát sự thèm ăn, nhờ đó các chất béo dư thừa trong cơ thể sẽ từ từ bị loại bỏ và bạn sẽ cảm thấy thích thú với cơ thể khỏe mạnh, không mỡ thừa của mình.

Đây là những điểm sẽ giúp bạn loại bỏ trọng lượng dư thừa:

1. Ở tai

massage giảm cân

Bằng cách massage điểm này, bạn sẽ góp phần làm cho sự trao đổi chất diễn ra nhanh hơn. Bạn nên massage bằng ngón tay cái trong thời gian 3 phút, làm 3 lần/ngày. 

2. Ở mặt

massage giảm cân

Điểm này nằm ngay giữa mũi và môi trên. Bạn nên massage/ấn vào điểm này 2 lần/ngày, mỗi lần 5 phút. Việc này có tác dụng kiểm soát cơn đói và giảm những lo lắng không cần thiết. Nếu bạn lo lắng, căng thẳng, bạn sẽ ăn nhiều và tăng cân. Chính vì vậy, massage điểm này sẽ ngăn ngừa bạn tăng cân rất tốt.

3. Ở tay

massage giảm cân

Đây là một điểm quan trọng của cơ thể bởi vì nguồn năng lượng của các bộ phận trong cơ thể đều đi qua điểm này. Massage điểm này, bạn sẽ giải phóng nhiệt lượng dư thừa trong cơ thể và đóng góp cho hoạt động của ruột. Nhờ đó thúc đẩy tiêu hóa và ngăn ngừa tăng cân.

Bạn nên massage điểm này 2-3 lần mỗi ngày trong thời gian 1 phút.

4. Ở chân

massage giảm cân

Điểm này nằm dưới đầu gối và được sử dụng nhiều nhất trong bấm huyệt. Nó không chỉ cải thiện tiêu hóa, mà còn giúp ngăn chặn một số quá trình viêm nhiễm trong cơ thể.

Điểm này còn được gọi là vị trí của sự trường thọ, massage hoặc bấm huyệt ở vị trí này cũng giúp phòng ngừa nhiều bệnh. Để tìm chính xác điểm này, hãy dùng lòng bàn tay che đầu gối (nếu bạn chọn chân trái của bạn, sử dụng tay trái và ngược lại). Điểm này nằm giữa phần cuối ngón tay út.

Massage điểm này hàng ngày vào buổi tối là thích hợp nhất. Bạn nên massage theo chiều kim đồng hồ 9 lần mỗi bên chân. Làm như vậy trong 10 phút (mỗi chân 5 phút). Tuy nhiên, không xoa bóp trực tiếp trước khi đi ngủ, bởi vì nó có thể khiến bạn mất ngủ.

Những thông tin này có giúp bạn hiểu hơn về tác dụng của việc massage các điểm quan trọng trên cơ thể. Để biết cách xác định đúng điểm và massage đúng cách, bạn có thể tham khảo thêm kinh nghiệm của các bác sĩ đông y để đạt kết quả tốt nhất. 


Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2016

Nguy cơ ung thư từ chứng trào ngược dạ dày thực quản


Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh khá phổ biến, tỷ lệ ngày càng gia tăng. Bệnh khá thường gặp nhưng nhiều trường hợp không được chẩn đoán đúng. Đây là bệnh mãn tính, vì vậy việc điều trị phải lâu dài, ngay cả khi đã hết triệu chứng. 
BS Nguyễn Phước Lâm cho biết, triệu chứng đặc hiệu của bệnh là chứng ợ nóng. Bệnh cũng có thể biểu hiện dưới dạng các triệu chứng khác như đau ngực, ho kéo dài, đau rát họng... dễ gây nhầm lẫn với bệnh lý tim phổi, viêm họng. Có khi bệnh không có biểu hiện gì cả, khi nội soi hoặc đến khi có biến chứng thì mới phát hiện.
Trào ngược dạ dày thực quản dễ dẫn đến viêm loét thực quản, nếu nặng và kéo dài đưa đến hẹp thực quản. Viêm loét thực quản cũng có thể gây chảy máu. Bệnh diễn ra trong một thời gian lâu làm cho niêm mạc thực quản biến đổi tựa như niêm mạc ruột, gọi là Barrett thực quản. Barrett thực quản là tổn thương tiền ưng thư, có thể chuyển thành ung thư. 
Khi đã chuyển thành Barrett thực quản thì không thể điều trị hết bằng thuốc mà cần theo dõi kỹ bằng nội soi, nếu có dấu hiệu nguy cơ cao chuyển sang ung thư thì can thiệp bằng thủ thuật hoặc phẫu thuật.
Ở một số bệnh nhân, đặc biệt là trẻ em và người già, có thể gây nên viêm phổi do hít dịch trào ngược vào đường thở. 
noi-soi-da-day-4708-1408698006.jpg
Nhiều trường hợp trào ngược dạ dày thực quản không có biểu hiện gì cả, khi nội soi hoặc có biến chứng mới được phát hiện. Ảnh minh họa: promise.
Dấu hiệu của chứng viêm thực quản trào ngược
Ở trẻ em là dấu hiệu nôn trớ, chất nôn có mùi chua của dịch dạ dày. Ít gặp hơn là triệu chứng khò khè, bé biếng ăn, chậm lớn, viêm phổi.
Ở trẻ lớn và người trưởng thành điển hình là triệu chứng ợ nóng, có vị chua ở họng, nóng rát hoặc đau ở ngực, cảm giác thức ăn bị kẹt lại khi nuốt. Các triệu chứng khác như khàn giọng và rát họng vào buổi sáng, hơi thở hôi. 
Các triệu chứng thường xuất hiện sau khi ăn hoặc về đêm. Triệu chứng giảm bớt khi người bệnh dùng các thuốc kháng axit như Phosphalugel hoặc thuốc làm giảm tiết axit như Cimetidine, Omeprazone.
Nguyên nhân làm dịch trong dạ dày trào ngược vào thực quản
Có nhiều giả thiết về nguyên nhân của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Các giả thiết tập trung vào tổ chức có chức năng như cái van ở chỗ nối thực quản và dạ dày. 
Ở người bị trào ngược dạ dày thực quản thì van này hoạt động không bình thường, áp lực đóng yếu hơn bình thường, van mở vào những thời điểm không phù hợp làm cho các chất chứa trong dạ dày dễ dàng đi ngược vào thực quản.
Bên cạnh van có chức năng suy yếu, các yếu tố tác động góp phần cho tình trạng trào ngược thêm trầm trọng như béo phì, thoát vị dạ dày qua khe thực quản, thức ăn nằm lâu trong dạ dày, mang thai, hút thuốc lá, rượu bia, một số thức ăn và thuốc.
Chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản
Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng có thể là dấu hiệu sinh lý bình thường nếu như nó chỉ xảy ra thoáng qua và không gây cảm giác khó chịu. Nếu các triệu chứng này xảy ra thường xuyên, ở một mức nặng hơn, làm cho người bệnh cảm thấy khó chịu hoặc gây viêm thực quản thì được xem như là bệnh lý.
Triệu chứng điển hình của bệnh là ợ chua, ợ hơi, nóng rát sau xương ức, đau rát họng, vị chua trong miệng. Triệu chứng này trầm trọng hơn vào ban đêm, ở tư thế nằm. 
Nếu người bệnh có các triệu chứng điển hình này và không có dấu hiệu báo động của bệnh lý nghiêm trọng như là nuốt khó, nuốt đau, sụt cân, chán ăn, thiếu máu, chảy máu đường tiêu hóa, triệu chứng mới xuất hiện gần đây ở người lớn tuổi (trên 50 tuổi), thì người bệnh sẽ được chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản và tiến hành điều trị trong khoảng thời gian 4 - 8 tuần.
Sau giai đoạn điều trị nếu không hết người bệnh sẽ được nội soi thực quản dạ dày để chẩn đoán. Các phương tiện chẩn đoán cận lâm sàng được dùng đến nếu người bệnh có triệu chứng không rõ ràng, nghi ngờ về chẩn đoán, không đáp ứng với điều trị hoặc có dấu hiệu báo động bệnh lý nghiêm trọng. 
Phương tiện xét nghiệm thường dùng chẩn đoán bệnh là nội soi thực quản dạ dày. Đo áp lực cơ vòng dưới thực quản, đo pH thực quản chỉ áp dụng cho các trường hợp đặc biệt.
Một số lưu ý khi điều trị bệnh
- Thay đổi lối sống là bước điều trị đầu tiên và quan trọng nhất. Cần thay đổi chế độ ăn, kiêng rượu bia, cà phê, thuốc lá, thức ăn có nhiều dầu mỡ, thức ăn chua, cay, nước uống có ga.
Không ăn bữa ăn quá no, nên chia làm nhiều bữa ăn ít hơn, không ăn muộn vào buổi tối, không nằm trong 2 giờ sau khi ăn, không uống quá nhiều nước trong khi ăn.
Ngủ nằm đầu cao 15 cm so với chân. Giảm cân nếu thừa cân, béo phì, ngưng các thuốc kích thích dạ dày.
- Dùng thuốc: Người bệnh được cho sử dụng các loại thuốc tăng cường co thắt cơ vòng thực quản, thuốc làm dạ dày mau trống, thuốc làm giảm axit dạ dày, thuốc kháng axit dạ dày...
- Phẫu thuật thường dành cho các trường hợp viêm loét thực quản nặng, không đáp ứng với điều trị thuốc, có kèm theo thoát vị qua khe thực quản hoặc trào ngược dạ dày thực quản có biến chứng.
Những thức ăn người bị chứng trào ngược dạ dày thực quản không nên ăn:
- Thức ăn có nhiều dầu mỡ. Những thức ăn này làm sức co của cơ vòng dưới thực quản giảm, làm cho thức ăn tồn đọng lâu trong dạ dày do đó làm trào ngược dễ xuất hiện.
- Trái cây tốt cho sức khỏe nhưng cũng có một loại làm cho trào ngược dạ dày thực phẩm nặng thêm do có chứa thành phần axit nhiều như cam, chanh, bưởi, cà chua, cóc, me... Người bệnh nên hạn chế ăn, đặc biệt là trái cây chua.
- Chocolate: Có chứa chất là methyxanthine chất này làm giảm co thắt cơ vòng dưới thực quản do đó trào ngược dịch dạ dày vào thực quản.
- Tiêu, ớt, hành, tỏi, bạc hà.. gây kích thích dạ dày làm tăng khả năng trào ngược.
Các thức ăn dưới đây có thể làm bớt triệu chứng trào ngược:
- Sữa chua.
- Bơ làm từ đậu phộng.
- Các thực phẩm giàu chất xơ như đu đủ, các loại đậu, táo, bơ, bông cải, atiso.. tốt cho sức khỏe, tốt cho vấn đề tiêu hóa và làm giảm trào ngược dạ dày thực quản.




Mang tất đi ngủ dễ bị đông máu

Theo The Health Site, những thay đổi vào mùa đông tác động đến cơ thể theo nhiều cách khác nhau. Vì vậy, con người dễ bị mắc các bệnh như cảm cúm, ho, dị ứng, sốt... Thay vì cố gắng thích nghi, chúng ta lại có xu hướng trở nên lười biếng, thu mình để chống chọi với cái giá lạnh của mùa đông. Điều này vô tình đã dẫn đến một số thói quen sai lầm gây hại sức khỏe.
Uống ít nước
Chúng ta không cảm thấy khát nước vào mùa đông như mùa hè. Thực tế, vào mùa đông, con người ít hoạt động thể chất hơn, những vận động bình thường cũng bị hạn chế, do đó, cơ thể không cảm thấy khát.
Theo Hiệp hội Dinh dưỡng Anh, mỗi người cần uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để giữ ẩm, kể cả trong mùa đông. Nếu không uống đủ nước, cơ thể sẽ bị mất nước, gây ra nhiều bệnh tật và các vấn đề sức khỏe về thận, khó tiêu...
Mặc quá nhiều quần áo
Để giữ ấm cơ thể trong mùa đông, con người thường có xu hướng mặc nhiều quần áo, nhất là những bộ trang phục dày. Bạn có thể cảm thấy ấm áp hơn, nhưng các chuyên gia sức khỏe cảnh báo đó không phải là cách khôn ngoan.
Mặc quá nhiều quần áo sẽ khiến cơ thể bị quá nóng hoặc đổ mồ hôi, vận động khó. Khi mồ hôi bốc hơi, do không thoát ra ngoài được sẽ khiến chúng ta cảm thấy lạnh. Mặc quần áo đủ để giữ ấm cho cơ thể, đồng thời giữ độ ẩm cho da là cách tốt nhất cho mùa đông.
thói quen gây hại, mùa đông, bệnh mùa đông
Mặc quá nhiều quần áo sẽ làm cho cơ thể bị nóng và đổ nhiều mồ hôi. Ảnh: Boldsky
Mang tất khi đi ngủ
Nhiều người cho rằng găng tay và tất chân là cách tốt nhất để giữ ấm 2 bộ phận thường xuyên bị lạnh này. Tuy nhiên, đây không phải là cách hiệu quả để đánh bại cái lạnh.
Theo các nhà khoa học, đây là 2 bộ phận duy nhất trên cơ thể giúp con người thích nghi với thay đổi nhiệt độ theo mùa. Bởi vậy, đeo tất, thậm chí cả găng tay trong lúc ngủ sẽ cản trở lưu thông máu, đặc biệt là dòng máu từ các chi trở về tim. Điều đó sẽ khiến bạn có nguy cơ bị đông máu ở các chi.
Ăn uống thoải mái
Mùa đông là thời điểm con người có xu hướng ăn uống nhiều hơn, để tạo năng lượng giữ ấm cơ thể, vừa giúp xua đi cái lạnh ảm đạm. Hầu hết các món ăn chiên, giàu chất béo được lựa chọn nhiều hơn các thực phẩm khác. Tuy nhiên, những món ăn này lại không hề có lợi cho sức khỏe. Một cách đơn giản đáp ứng nhu cầu ăn uống của bạn mà vẫn khỏe mạnh đó là ăn nhiều đồ tươi, rau quả, trái cây.
Ngủ nướng
Cái lạnh thường giúp bạn dễ ngủ hơn, đặc biệt khi được nằm trong chăn ấm. Nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với việc thức dậy vào sáng hôm sau, thậm chí cả giấc ngủ buổi trưa trở nên khó khăn hơn. Về mặt khoa học, chu kỳ thức-ngủ bình thường của con người đã bị phá vỡ bởi những thói quen ngủ nướng của con người. Khi mùa đông qua đi, con người đã quen với chu kỳ ngủ này lại phải nỗ lực lần nữa để đưa cơ thể trở lại chu kỳ ngủ bình thường của mình.
Sấy quần áo trong nhà
Đây là một thói quen phổ biến nhưng sai lầm trong mỗi gia đình vào những ngày mùa đông ẩm ướt. Việc làm này cực kỳ nguy hiểm khi tác động nhiệt vào những quần áo ẩm vô tình phát tán các vi khuẩn có hại, tăng các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, đặc biệt ở trẻ em và người già. Nếu bạn phơi và sấy quần áo trong nhà, nhớ mở cửa sổ giúp thông gió tốt hơn.


Chứng mề đay không “chừa” ai trong mùa giá rét

Chứng nổi mề đay hay phát ban rất dễ xảy ra khi nhiệt độ xuống thấp. Nhất là khi giá rét kèm theo với mưa phùn khiến cơ thể bị dị ứng, có thể dẫn đến sốc và tử vong.
Khi bị nhiễm lạnh, cơ thể sẽ kích thích sản xuất ra nhiều histamin và các hóa chất khác gây nổi mề đay, mẩn ngứa và nhiều triệu chứng dị ứng khác.
Nổi mề đay xảy ra ở mọi đối tượng và lứa tuổi nhưng đe dọa nhiều hơn ở trẻ em và những người mắc các bệnh nhiễm virus, viêm phổi, các bệnh về đường hô hấp.
Nổi mề đay có thể toàn thân hay cục bộ ở vùng da tiếp xúc với không khí lạnh từ 4 - 10 độ C, hoặc có thể cao hơn.
Các bệnh nhiễm virus, cảm lạnh có thể dẫn tới nổi mề đay trong mùa lạnh.
Các bệnh nhiễm virus, cảm lạnh có thể dẫn tới nổi mề đay trong mùa lạnh.
Chứng nổi mề đay có thể dẫn tới các triệu chứng khó chịu cho cơ thể như sưng tay, sưng môi, sưng lưỡi và họng, gây khó thở. Nếu nặng có thể khiến bệnh nhân đau quặn bụng, nôn, tiêu chảy, phù não, khó thở cấp tính nguy hiểm đến tính mạng, nguy cơ gây tử vong cao.
Vì vậy, khi bị nổi mề đay cục bộ, chúng ta không nên xem thường mà nên chữa trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm. Để điều trị mề đay do nhiễm lạnh, bạn có thể dùng thuốc kháng histamin giúp giảm ngứa và nổi mề đay như loratadine, fexofenadine. Nếu nổi mề đay do liên quan đến một bệnh đường hô hấp thì cần dùng thuốc chữa dứt bệnh đó như: cảm cúm, nhiễm virut, viêm phổi...
Với tính nguy hiểm của nó, mọi người cần biết cách phòng tránh nổi mề đay để bảo vệ sức khỏe trong thời tiết giá rét này.
Trước hết, bạn cần giữ ấm cơ thể, tránh tiếp xúc với nước lạnh, mặc đủ ấm khi đi ra ngoài. Đồng thời, giữ vệ sinh thân thể và răng miệng thường xuyên để tránh mắc mắc bệnh do virut, tạo điều kiện cho nổi mề đay. Bạn có thể súc miệng bằng nước muối sinh lý để diệt tận gốc vi khuẩn bám trên răng miệng.
Chế độ ăn uống cũng rất quan trọng để phòng ngừa chứng nổi mề đay. Các thực phẩm dễ gây kích ứng như tôm, cua, ốc, lạc, dứa... và rượu, bia là những thứ mà người bị nổi mề đay hay sắp có nguy cơ nên tuyệt đối tránh để tránh bệnh trầm trọng thêm. Đồng thời, nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất đề kháng như trứng, ngũ cốc, rau củ quả,... để nâng cao sức đề kháng cơ thể trong mùa lạnh.



Da vàng và ngứa coi chừng bị tắc mật

Khi bị tắc mật, da của bệnh nhân sẽ chuyển sang màu vàng đậm hơn bình thường, kèm theo ngứa mà không có vết sưng hay nốt đỏ như mề đay, côn trùng cắn.


da-vang-va-ngua-coi-chung-bitac-mat
Một bệnh nhân bị tắc mật đang được điều trị nội soi tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn. Ảnh: TT.
Theo GS.TS.BS Lê Quang Quốc Ánh, BVĐK Tâm Trí Sài Gòn, tắc mật là bệnh lý nguy hiểm liên quan đến gan - mật - tụy. Nếu không được điều trị ngay, bệnh thường dẫn đến xơ gan và người bệnh tử vong trong thời gian ngắn. Có 3 nguyên nhân chính gây tắc mật: Dị vật trong lòng túi mật (sỏi, giun), vách đường mật bị viêm, xơ, bướu gây hẹp ống hoặc do bị đè từ ngoài vào ống mật khi có khối u bao tử, u tụy. 
Cách phát hiện các dấu hiệu phổ biến của bệnh lý gan - mật - tụy, có thể tự kiểm tra tại nhà như sau:
- Da chuyển vàng và ngứa: Người da trắng dễ nhận biết hơn khi da chuyển màu vàng. Người da đen hoặc da vàng sẽ khó phát hiện khi da chuyển màu vàng nhưng có thể dựa vào triệu chứng ngứa mà không có dấu vết sưng hay nốt đỏ như mề đay, côn trùng cắn.
- Lật mí mắt trên và nhìn xuống dưới để dễ quan sát màu của tròng trắng, nếu thấy màu ngả vàng có thể là dấu hiệu tắc mật.
- Nước tiểu vàng đậm hoặc chuyển sang đỏ.
- Phân màu trắng (màu vôi) khi mật tắc hoàn toàn. Người bình thường mật hoạt động tốt, tiết ra dịch để tiêu hóa mỡ khiến phân có màu vàng đặc trưng.
Trong một số trường hợp bệnh nhân bị ung thư di căn cũng có thể dẫn đến tắc mật. Bác sĩ Ánh vừa điều trị cho một bệnh nhân ở TPHCM đã mổ ung thư đại tràng cách đây 8 năm, đến nay tế bào ung thư di căn gây u ở đường mật, dẫn đến tắc mật. Bệnh nhân khám khi thấy da bị vàng và ngứa thường xuyên. 
Dựa vào kết quả xét nghiệm máu, siêu âm và nội soi, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị tắc mật do u nên phải tiến hành nội soi ERCP đặt stent thông ống mật ngay. Ca điều trị thành công, hiện sức khỏe bệnh nhân đã hồi phục, các triệu chứng cải thiện rõ rệt.
Theo bác sĩ Ánh, khoảng 20% dân số thế giới bị các bệnh lý sỏi mật, u mật. Hiện nay những tiến bộ khoa học trong lĩnh vực y tế, đặc biệt là sự ra đời của kỹ thuật can thiệp nội soi ERCP đã giúp việc điều trị bệnh đường mật trở nên đơn giản và nhẹ nhàng hơn nhiều. Bệnh nhân không cần gây mê, không bị đau nhiều, có thể xuất viện trong ngày, nhờ đó tiết kiệm chi phí. 
Can thiệp nội soi ERCP còn áp dụng để điều trị nhiều bệnh lý khác như sỏi mật (sỏi túi mật, sỏi ống mật chủ), ung thư đường mật, ung thư tụy, tắc nghẽn đường mật chưa xác định nguyên nhân, giun chui ống mật, viêm tụy cấp do sỏi mật, nhiễm trùng đường mật, u bóng vater, chít hẹp cơ vòng Oddi, các biến chứng sau phẫu thuật bệnh lý đường mật...




Nguy hiểm chết người khi uống rượu chống rét

Cơ thể nóng ấm lên ngay tức thì sau khi uống rượu chỉ là tượng tạm thời, thực tế uống rượu chống rét có thể gây ra nhiều tác dụng nguy hiểm.


Nguy hiem chet nguoi khi uong ruou chong ret
Khi chất cồn khi vào cơ thể, nếu vượt quá mức cho phép dù chỉ rất ít cũng sẽ gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe thể chất và tâm thần. Nó làm giãn các mạch máu, đặc biệt là các mạch máu ngoại biên vì thế cho nên sau khi dùng đồ uống có cồn chúng ta lại có cảm giác ấm lên. Tuy nhiên, nếu uống rượu chống rét trong những ngày rét đậm, rét hại bạn có thể phải đối mặt với các nguy cơ sau.
Nguy hiem chet nguoi khi uong ruou chong ret-Hinh-2
Dễ bị đột tử. Theo các chuyên gia y tế, khi uống rượu bia, mạch máu giãn, tim đập nhanh vì vậy người có cảm giác ấm nóng lên. Nếu sau khi uống rượu phải làm việc hay tập luyện thể thao trong môi trường lạnh giá sẽ rất dễ bị cảm, viêm phổi, huyết áp tăng cao gây tai biến. Cụ thể là khi uống rượu, các mạch máu sẽ giãn ra, nếu gặp trời lạnh, mạch đột ngột co lại, huyết áp dễ tăng vọt gây tai biến, có thể dẫn đến tử vong.
Nguy hiem chet nguoi khi uong ruou chong ret-Hinh-3
Gây niêm mạc ruột, ngộ độc rượu. Ngoài ra, khi uống bia rượu, đồ ăn có nhiều thịt, chất béo... sẽ làm láng niêm mạc ruột. Nếu uống bia rượu ở nhà, sau đó đi nằm luôn thì rượu sẽ ngấm vào từ từ, ngấm nhẹ. Thế nhưng nếu uống bia rượu ngoài đường, sau khi ăn xong vận động trong trời lạnh khiến các màng mỡ bao phủ niêm mạc ruột có thể vỡ ra, rượu có thể ồ ạt thấm qua niêm mạc vào máu gây ngộ độc rượu.
Nguy hiem chet nguoi khi uong ruou chong ret-Hinh-4
Gây viêm gan. Trong một số trường hợp sau khi uống rượu, bia vào có cảm giác nhức đầu và dùng thuốc giảm đau với thuốc thông thường là Panadol, đây là điều hết sức nguy hiểm vì rượu có thể gây tổn thương gan dù uống ít nếu dùng chung với thuốc có chứa acetaminophen như Panadol…
Nguy hiem chet nguoi khi uong ruou chong ret-Hinh-5
Tăng nguy cơ bị gút. Lượng cồn tồn lưu trong cơ thể quá nhiều nên gây ra bệnh gút (gout). Khi uống nhiều bia, rượu vào cơ thể, lượng cồn dư thừa chúng tích tụ lại, gây ra những rối loạn trong quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng. Sự tích tụ chất cồn trong các ổ khớp sẽ dẫn đến bệnh gút.
Nguy hiem chet nguoi khi uong ruou chong ret-Hinh-6
Bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng. Sau khi được đưa vào cơ thể, dạ dày là trạm dừng chân đầu tiên của cồn. Chỉ trong vòng 5 phút, 20% lượng bia, rượu uống vào sẽ lập tức khuếch tán vào máu. Phần bia, rượu còn tồn lưu tại dạ dày sẽ làm suy yếu các biểu mô bảo vệ dạ dày, do đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm với các triệu chứng như ợ nóng, viêm loét và chảy máu.
Nguy hiem chet nguoi khi uong ruou chong ret-Hinh-7
Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu khẳng định uống rượu không có tác dụng chống lại cái lạnh như mọi người vẫn nhầm tưởng. Vì thế mọi người không nên uống rượu mà nên ăn các thực phẩm giàu năng lượng và chất dinh dưỡng, chất béo, protein... Có thể uống canh nóng, trà nóng hoặc nước gừng có tác dụng ủ ấm cơ thể mà vẫn tốt cho sức khỏe.




Xoa bóp hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp

Ngoài biện pháp dùng thuốc, vật lý trị liệu, châm cứu thì xoa bóp bấm huyệt cũng là một biện pháp đơn giản và hiệu quả để hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp gối.
Thoái hóa khớp gối là bệnh thường gặp, nhất là ở người cao tuổi, nữ mắc nhiều hơn. Ban đầu, người bệnh thường thấy mỏi khớp, vận động khó khăn, dần dần xuất hiện cảm giác đau, đôi khi nghe tiếng lạo xạo trong khớp gối khi người bệnh vận động. Trường hợp nặng, người bệnh đau cứng khớp đột ngột không thể co duỗi được. Lâu ngày gây biến dạng khớp như khớp gối to ra, chân vòng kiềng...
Theo y học cổ truyền, nguyên nhân là do phong, hàn, thấp tà (gió, lạnh, ẩm thấp) xâm nhập làm cho sự vận hành của khí huyết tắc lại, gây sưng, đau, tê nặng ở khớp; do tuổi cao hoặc mắc bệnh lâu ngày làm cho can, thận bị hư suy, khí huyết giảm sút dẫn đến đau nhức trong xương - khớp, gối kêu lạo xạo, đi đứng yếu đau; do sống và làm việc trong môi trường ẩm thấp, thiếu chất dinh dưỡng; hoặc do vận động quá mức, mang xách nặng gây sang chấn... Ngoài biện pháp dùng thuốc, vật lý trị liệu, châm cứu thì xoa bóp bấm huyệt cũng là một biện pháp đơn giản và hiệu quả để giảm đau và phục hồi vận động, người bệnh có thể tự tiến hành tại nhà hằng ngày.

Xoa bóp hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp 1
Thoái hóa khớp gối thường gặp ở người trung và cao tuổi, gây đau khớp và hạn chế vận động.
Xát khớp gối: Người bệnh ngồi trên giường cứng, hai chân duỗi thẳng, hai bàn tay ôm lấy hai bên khớp gối, xát từ trên xuống và ngược lại khoảng 20 lần.
Day khớp gối: Người bệnh ngồi trên giường, chân duỗi thẳng, hai bàn tay úp lên hai xương bánh chè rồi day tròn theo chiều kim đồng hồ khoảng 20 lần rồi day ngược chiều kim đồng hồ 20 lần.
Miết khớp gối: Người bệnh ngồi, cẳng chân vuông góc với đùi. Hai ngón cái đặt vào phía trước đầu gối, các ngón còn lại ấp vào khoeo. Hai ngón cái dùng lực vừa phải miết hướng vào tâm (phía trước đầu gối) sau đó lại miết từ tâm ra phía sau đầu gối dọc theo khe khớp gối. Làm lại như vậy với chân bên kia, mỗi bên khoảng 20 lần.
Vận động khớp gối: Người bệnh ngồi, cẳng chân vuông góc với đùi. Hai tay ôm lấy khớp gối co duỗi nhẹ nhàng. Làm lại như vậy với chân bên kia, mỗi bên khoảng 20 lần.
Day ấn huyệt âm lăng tuyền: Dùng hai ngón cái đồng thời day ấn huyệt âm lăng tuyền hai bên chân khoảng 1 phút.
Day ấn huyệt huyết hải: Dùng hai ngón cái đồng thời day ấn huyệt huyết hải hai bên chân khoảng 1 phút.
Day ấn huyệt túc tam lý: Dùng hai ngón cái đồng thời day ấn huyệt túc tam lý hai bên chân khoảng 1 phút.
Day ấn huyệt ủy trung: Dùng hai ngón giữa đồng thời day ấn huyệt ủy trung hai bên chân trong 1 phút.
Day ấn huyệt thừa sơn: Dùng hai ngón giữa đồng thời day ấn huyệt thừa sơn hai bên chân mỗi bên khoảng 1 phút.
Có thể kết hợp chườm nóng khớp gối bằng lá ngải cứu sao với muối, mỗi ngày làm một lần vào buổi tối để tăng hiệu quả điều trị.
Vị trí huyệt:
Âm lăng tuyền: Ở chỗ lõm làm thành bởi bờ sau trong đầu trên xương chày với đường ngang qua nơi lồi cao nhất của cơ cẳng chân trước xương chày, ở mặt trong đầu gối. Dùng ngón tay lần theo bờ trong xương ống chân, đến ngay dưới chỗ lồi xương cao nhất, đó là huyệt.
Huyết hải: Mặt trước trong đùi, từ xương bánh chè đầu gối đo lên 2 thốn. Hoặc ngồi đối diện với bệnh nhân, bàn tay phải của thầy thuốc đặt trên xương bánh chè bên trái của bệnh nhân, 4 ngón tay áp tại đầu gối, ngón cái ở phía trên đùi, chỗ đầu ngón cái là huyệt.
Túc tam lý: Bờ ngoài xương bánh chè đo xuống 3 tấc, cách bờ xương ống chân 1 tấc. Hoặc gấp gối vuông góc, lòng bàn tay đặt vào xương bánh chè (tay phải trên đầu gối phải, tay trái trên đầu gối trái), các ngón tay duỗi thẳng, ngón trỏ đặt trên bờ trước xương ống chân, đầu ngón giữa ở đâu thì đó là huyệt.
Ủy trung: Ngay giữa lằn chỉ ngang nếp khoeo chân.
Thừa sơn: Ở giữa đường nối huyệt ủy trung và gót chân, dưới ủy trung 8 tấc, ngay chỗ lõm giữa 2 khe cơ sinh đôi ngoài và trong.

Xoa bóp chữa đau thắt lưng

Đau thắt lưng một bên hay hai bên cột sống là một chứng bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra, bệnh chủ yếu bắt nguồn từ các tư thế sai trong sinh hoạt, lao động hoặc chơi thể thao, làm vùng cột sống thắt lưng cũng như những nhóm cơ chống đỡ làm việc quá sức sinh ra mệt mỏi.
Đau thắt lưng một bên hay hai bên cột sống là một chứng bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra, bệnh chủ yếu bắt nguồn từ các tư thế sai trong sinh hoạt, lao động hoặc chơi thể thao, làm vùng cột sống thắt lưng cũng như những nhóm cơ chống đỡ làm việc quá sức sinh ra mệt mỏi. Một bên hoặc cả hai bên thắt lưng đau nhức hoặc đau nhói, đau âm ỉ, cũng có thể có cảm giác đau nhức, lạnh tê, có khi lan sang vùng mông, khi lao động hoặc khi thời tiết thay đổi thì đau hơn, được nghỉ ngơi thì đau giảm. Bệnh thường tái phát nhiều lần gây hạn chế hoạt động thắt lưng. Một số trường hợp cột sống vẹo về một bên, co rút cơ thắt lưng, đau lan tới chi dưới.
Y học cổ truyền gọi chứng bệnh này là “yêu thống”, “yêu cước thống” là một trong những chứng thuộc phạm vi chứng tý. Y học cổ truyền cho là do phong hàn thấp xâm nhập vào hệ cân cơ kinh lạc gây bế tắc vận hành kinh khí gây đau; lao động quá sức, sai tư thế mất thăng bằng (gây đau lưng cấp), khí trệ huyết ứ gây đau hoặc có tổn thương cân cơ, xương khớp như thoái hóa đốt sống, dị dạng đốt sống... (gây đau lưng mạn tính). Theo YHCT là do công năng can thận suy giảm không nuôi dưỡng được xương khớp, cân cơ lâu ngày gây đau, co cứng cơ...
Ngoài việc dùng thuốc, dưới đây chúng tôi xin giới thiệu một số động tác tự xoa bóp điều trị đau thắt lưng để bạn đọc tham khảo và áp dụng:
Người bệnh ngồi ghế lần lượt làm các động tác sau:
Xát: đặt ngón tay, bàn tay gần nhau xung quanh phần thắt lưng, lòng bàn tay hướng vào trong, dùng gốc gan bàn tay từ từ xát lên và xuống làm vùng thắt lưng nóng lên.
Xoa vùng lưng: dùng gốc bàn tay xoa tròn trên da chỗ đau lần lượt theo chiều kim đồng hồ rồi ngược chiều kim đồng hồ. Động tác này làm cho vùng lưng nóng lên.
Miết: xát 2 tay vào nhau cho nóng lên rồi đặt chồng lên nhau ở giữa thắt lưng đẩy từ trên xuống chà xát 5-10 lần, sau đó di chuyển sang phải, sang trái 5-10 lần.
Day: Tay trên hông, mô ngón tay cái đặt ở 2 bên cột sống, hơi dùng sức để ấn xuống và xoay tròn, lần đầu tiên theo chiều kim đồng hồ, sau đó ngược chiều kim đồng hồ khoảng 3-5 phút.
Bóp: hai bàn tay đặt ở hai bên thắt lưng, ngón cái ở bên còn 4 ngón còn lại đặt ở cột sống thắt lưng ở cả bóp vào 2 bên cơ lưng, 2 tay bóp cùng lúc, vừa bóp vừa hơi kéo thịt lên, làm khoảng 3 phút.
Đấm: Nắm cả hai tay lại, lòng bàn tay hướng ra ngoài, dùng mu tay lần lượt đấm vào 2 bên thắt lưng với lực không gây đau là thích hợp, cùng một thời điểm, đấm mỗi bên khoảng 10-15 lần.
Bấm: Cả hai tay trên hông, ngón tay cái đặt ở 2 bên thăn lưng, bấm các huyệt: thận du, đại trường du, hoàn khiêu. Khi bấm đốt 1 và đốt 2 vuông góc với nhau bấm từ từ, tăng dần đến khi thấy tức nặng. Bấm mỗi huyệt khoảng 1 phút.
Phát: 2 bàn tay hơi khum khum, giữa lòng bàn tay lõm, các ngón tay khít vào lại với nhau, phát vào vùng thắt lưng.