Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Ba, 29 tháng 3, 2016

Tim lãnh đòn nếu ngủ trưa lâu


Hội chứng chuyển hóa bao gồm các tình trạng như huyết áp cao, mức cholesterol cao, mức đường huyết cao, lượng mỡ thừa quanh bụng cao.
Các nhà nghiên cứu phân tích 21 nghiên cứu thực hiện trên tổng số hơn 307.000 người. Kết quả cho thấy những người ngủ trưa ít hơn 40 phút không tăng rủi ro bị hội chứng chuyển hóa.
Rủi ro này ở người ngủ trưa hơn 40 phút cao hơn nhiều, tùy theo thời gian ngủ cụ thể. Chẳng hạn, ngủ hơn 90 phút thì rủi ro bị hội chứng chuyển hóa tăng lên 50%.
Nguy cơ bị hội chứng chuyển hóa dẫn tới tiểu đường type 2 của những người ngủ trưa hơn một giờ hoặc thường xuyên buồn ngủ quá mức vào ban ngày tăng lên tới 50%.
Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ dẫn ra được sự liên quan, không giải thích liệu ngủ trưa nhiều có phải là nguyên nhân gây ra hội chứng chuyển hóa dẫn đến các chứng bệnh nguy hiểm như bệnh tim và tiểu đường hay không.


ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Lao phổi, bệnh dễ lây nhiễm khó trị



Lao phổi, bệnh dễ lây nhiễm khó trị
Mỗi năm, hàng triệu người dân nhiễm bệnh và chết do lao phổi. Bệnh này có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào và ở mọi nơi trên thế giới. Bệnh gây ra bởi vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis. Nhiều nghiên cứu cho rằng những người hút thuốc có nguy cơ cao mắc bệnh lao.
 
Lao phổi, bệnh dễ lây nhiễm khó trị
Bệnh lao gây ra cái chết cho phụ nữ ở nhóm tuổi 15-44
 
Lao phổi, bệnh dễ lây nhiễm khó trị
Vi khuẩn gây bệnh lao có thể kháng thuốc. Điều này khiến chúng hoạt động mạnh mẽ hơn. Một bệnh nhân lao phổi có thể lây cho khoảng 10 người xung quanh.
 
Lao phổi, bệnh dễ lây nhiễm khó trị
Một số triệu chứng của bệnh lao như sốt, ho và giảm cân thường bị mọi người bỏ qua. Chính vì vậy, tốc độ lan truyền của căn bệnh này càng trở nên nguy hiểm.
 
Lao phổi, bệnh dễ lây nhiễm khó trị
Tiêm văcxin hoặc uống thuốc kháng vi khuẩn lao là cách phòng bệnh lao phổi đầu tiên bạn nên làm
 
Lao phổi, bệnh dễ lây nhiễm khó trị
Các vi khuẩn gây bệnh lao ảnh hưởng đến phổi nhưng đôi khi nó cũng ảnh hưởng đến tim và thận
 
Lao phổi, bệnh dễ lây nhiễm khó trị
Tất cả người có dấu hiệu nghi lao cần được phát hiện bệnh sớm bằng cách xét nghiệm đờm tại cơ sở y tế và điều trị cho khỏi bệnh

ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Thoát vị đĩa đệm hệ quả của các thói quen sai


Thoát vị đĩa đệm cột sống (TVĐĐCS) thường là hậu quả của thoái hóa đĩa đệm. Cùng với sự tăng dần của tuổi tác, đĩa đệm sẽ ngày càng bị khô, trở nên kém linh hoạt và dễ bị tổn thương khi bị chấn thương. Ít người biết rằng nguyên nhân của bệnh chủ yếu từ những thói quen sai lầm trong cuộc sống.
Thoát vị đĩa đệm cột sống đề cập đến bệnh lý của đĩa đệm cột sống bị dịch chuyển ra khỏi vị trí bình thường của thân đốt sống, dẫn đến chèn ép rễ thần kinh hoặc ống sống. TVĐĐCS thường gặp ở cột sống cổ và cột sống thắt lưng gây chèn ép rễ thần kinh hoặc ống sống tại vị trí bị chèn ép.
TVĐĐCS thường là hậu quả của thoái hóa đĩa đệm. Ít người biết nguyên nhân thực sự của TVĐĐCS đa số do những vi chấn thương lặp đi lặp lại gây nên, khiến người bệnh không chú ý đến. Ví như mang vác nặng có thể dẫn đến thoát vị đĩa đệm. Một số trường hợp do chấn thương cột sống khi bị ngã từ trên  cao xuống, tai nạn giao thông, tai nạn lao động... gây thoát vị đĩa đệm.
Cần lưu ý những yếu tố nguy cơ
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm bao gồm:
Cân nặng cơ thể: Thừa cân làm tăng gánh nặng cho những đĩa đệm cột sống thắt lưng dẫn đến tăng nguy cơ TVĐĐCS thắt lưng.
Nghề nghiệp: Những nhóm nghề nghiệp cần hoạt động thể lực nhiều, như thường xuyên phải mang vác nặng, đẩy hoặc kéo vật nặng, nghiêng hoặc vẹo cột sống sang bên... đều làm tăng nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm.
Yếu tố di truyền: Một số người bị mắc thoát vị đĩa đệm có tính chất di truyền trong gia đình.
Khi nào cần đến bác sĩ?
Người bệnh TVĐĐCS có thể không có triệu chứng - hình ảnh thoát vị đĩa đệm có thể phát hiện tình cờ trên phim chụp. Một số trường hợp TVĐĐCS gây đau cột sống. Thoát vị đĩa đệm thường gặp nhất ở cột sống thắt lưng và cột sống cổ.
Triệu chứng điển hình của thoát vị đĩa đệm cột sống
Đau chân hoặc tay: Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể gây nên triệu chứng đau vùng thắt lưng lan xuống mông, mặt sau đùi, mặt sau ngoài cẳng chân và có thể cả bàn chân. Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ gây nên triệu chứng đau cổ, vai, cánh tay. Triệu chứng đau tay và chân có thể khởi phát hoặc tăng lên khi ho, hắt hơi, khi vận động cột sống.
Tê bì: Người bệnh bị thoát vị đĩa đệm cột sống thường phiền toái vì bị tê bì ở vùng cơ thể tương ứng với vùng chi phối của thần kinh bị đĩa đệm chèn ép.
Yếu cơ: Thoát vị đĩa đệm chèn ép thần kinh làm giảm đáp ứng vận động của nhóm cơ do thần kinh đó chi phối gây nên yếu cơ. Triệu chứng yếu cơ có thể kín đáo chỉ phát hiện được khi người thầy thuốc thăm khám nhưng cũng có thể rất rõ ràng ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh hoặc gây tàn phế.
Cần phải đến tư vấn bác sĩ nếu bạn có triệu chứng đau cổ lan ra vai tay hoặc đau lưng lan xuống hông, chân hoặc phối hợp với triệu chứng tê bì, yếu cơ.
Coi chừng các biến chứng của thoát vị đĩa đệm
Tủy sống không chiếm hết chiều dài của ống sống mà tận hết ở phần cao của cột sống thắt lưng. Phần thấp của cột sống thắt lưng chứa đựng các dây thần kinh trong ống sống như đuôi ngựa. Một số trường hợp thoát vị đĩa đệm có thể gây nên chèn ép tủy sống cấp hoặc hội chứng đuôi ngựa và cần phải phẫu thuật cấp cứu để giải phóng chèn ép, tránh liệt vĩnh viễn.
Cần phải đến ngay cơ sở y tế nếu thấy:
Các triệu chứng nặng hơn: đau, tê bì, yếu chi trở nên nặng hơn khiến bạn không thể thực hiện các hoạt động thường ngày.
Rối loạn đại tiện hoặc tiểu tiện: bí tiểu hoặc tiểu không tự chủ, đại tiện không tự chủ.
Mất cảm giác vùng hậu môn sinh dục, mặt trong đùi và cẳng chân.
Cần thay đổi lối sống phù hợp với bệnh lý
Sử dụng thuốc giảm đau: Các thuốc giảm đau không cần kê đơn cần được sử dụng một cách hợp lý để tránh việc sử dụng không đúng chỉ định. Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi lựa chọn những thuốc giảm đau tác dụng mạnh hơn.
Sử dụng nghiệm pháp nhiệt: Trong những đợt cấp của bệnh có thể chườm lạnh để giảm đau và giảm phản ứng viêm của bệnh. Khi thoát khỏi đợt cấp, người bệnh có thể chườm ấm để giãn cơ và cho cảm giác dễ chịu hơn.
Tránh nằm quá nhiều: Nằm quá nhiều làm cho các khớp cột sống bị cứng và yếu cơ. Nên nằm nghỉ ngơi khoảng 30 phút sau đó đứng dậy đi lại hoặc làm một số công việc nhà. Cần tránh những tư thế gây đau cho cột sống.
Phòng bệnh thế nào?
Tập luyện: Các bài tập làm khỏe khối cơ cạnh cột sống sẽ có tác dụng làm vững cột sống và tránh các bệnh lý đĩa đệm.
Duy trì tư thế tốt: Duy trì một tư thế tốt trong học tập, lao động và làm việc sẽ tránh được những sang chấn cho cột sống. Nên ngồi thẳng lưng và không nên giữ nguyên một tư thế trong thời gian dài. Để nâng vật nặng, hãy gấp gối thay vì cúi lưng.
Duy trì thể trạng hợp lý: Cần duy trì cân nặng hợp lý với chiều cao để tránh áp lực cho cột sống.



ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Vì sao không sợ mà run?!


Theo thống kê còn nóng hổi của các hãng bảo hiểm y tế bên Đức, không dưới 1/4 số người bên đó thuộc giới đang làm việc trong văn phòng là nạn nhân của một tình trạng nghịch lý dù hãy còn rất trẻ, bề ngoài thậm chí coi rất khỏe. Đó là họ run tay tuy với biên độ nhẹ nhưng đồng thời giảm lực cơ khiến họ dễ đánh rơi vật nhẹ như cây bút, tách cà phê, tập tài liệu…
Không lửa khó có khói!
Tình trạng run tay rất rõ nét ở người:
• Làm việc liên tục nhiều giờ trước máy vi tính với thói quen di chuyển “chuột” trên mặt bàn trong một khoảng cách quá ngắn khiến cánh tay thường trong trạng thái co cứng. Nếu tưởng “hội chứng bắt chuột” chỉ tác hại tại chỗ khiến nạn nhân đau đầu, mỏi gáy, tăng áp lực nội nhãn… thì sai. Kết quả nghiên cứu cho thấy không dưới 80% nạn nhân của hội chứng này sớm muộn cũng là ứng viên hàng đầu của tình trạng rối loạn giấc ngủ.
• Cảm xúc quá thường như giận dữ, buồn chán hay cả hai trong sinh hoạt nghề nghiệp khiến họ khi thì phản ứng cường điệu theo kiểu hở chút là giận, lúc thì ngược lại, buồn chán ù lì chẳng khác nào cứ như đã trầm uất nhiều năm.
• Ngủ không đủ hay tuy ngủ đủ giờ “hành chính” nhưng không sâu vì gia chủ mang công việc còn dở dang vào giấc ngủ. Một số không ít vì thế choáng váng khi thức dậy.
Tình trạng suy nhược thần kinh sớm muộn cũng thắng thế nếu nạn nhân không có cách nào tìm lại giấc ngủ yên bình
Chuyện gì cũng có lý do
Tất cả đối tượng của “hội chứng không sợ mà run”, dù trẻ hay già đều có vài điểm tương đồng, theo kết quả nghiên cứu của phân khoa bệnh lý do stress ở ĐH Munich, CHLB Đức. Đó là:
• Thiếu nội tiết tố melatonin, chất có nhiệm vụ kích ứng tín hiệu của giấc ngủ theo đúng nhịp ngày thức, đêm ngủ. Chất này rất dễ thiếu nếu gia chủ làm việc nhiều giờ trong văn phòng đóng kín cửa, thiếu ánh sáng thiên nhiên, lại thêm chăm chú vào màn hình nhấp nháy liên hồi của máy vi tính. 
Chính vì thiếu chất này mà nạn nhân sa sút trí nhớ và nhất là buồn ngủ trật giờ theo kiểu ban ngày lừ đừ, đêm về trao tráo. Bằng chứng là không chỉ tình trạng run tay khi cảm xúc mà chức năng tư duy cũng được cải thiện thấy rõ sau thời gian vài tuần được điều trị với melatonin.
• Tế bào não thiếu năng lượng vì trục trặc trong khâu chuyển hóa dưỡng chất. Nạn nhân vì thế dễ hồi hộp khi phải động não, mệt nhoài sau ngày làm việc nhưng vẫn khó ngủ. Đó là lý do tại sao nhiều thầy thuốc đang dùng lactium, hoạt chất tinh chế từ casein của sữa, trong phác đồ điều trị suy nhược thần kinh dưới dạng lo lắng thái quá vì lactium chẳng khác nào xe tải năng lượng cho tế bào não bộ.
• Rối loạn dẫn truyền giữa các vùng giao tiếp trên não bộ nên hệ thần kinh phản ứng sai lệch. Nạn nhân, bên cạnh chuyện run tay khi cần thao tác tinh tế, có giấc ngủ hoặc quá ngắn, hoặc không đủ sâu, hoặc cả hai. Hậu quả là tế bào thần kinh càng thiếu dưỡng khí sau khi ngủ, nghĩa là tất cả tiến trình phục hồi trên cả hai mặt tâm thể của gia chủ đều bị đình trệ. 
Nạn nhân tất nhiên không thể chào ngày mới với cảm giác lạc quan, yêu mình, yêu người, yêu đời. Nói cách khác, trầm uất chỉ chờ có thế thôi dù là gia chủ nhiều khi đang thành đạt mới đau! Chuyện nhỏ rất dễ xé ra to nếu nạn nhân đồng thời thiếu ba khoáng tố đại lượng cần thiết để ổn định dẫn truyền thần kinh:canxi, magiê và phốt pho.
Loạn xạ vì “hết pin” bất tử!
Đã bàn về dẫn truyền thần kinh tất nhiên liên quan đến trục trặc trong khâu biến dưỡng chất đường. Nhiều người vì quá sợ bệnh tiểu đường nên cữ ngọt đến độ cuộc đời nhạt hơn nước lã. Đã vậy nhu cầu về chất sinh năng lượng ắt hẳn phải cao nếu gia chủ có cuộc sống tẩm đầy stress! Máy nổ nào chạy cho nổi nếu hết xăng?! Đó là lý do tại sao người không ăn sáng, chỉ uống cà phê rất tỉnh táo lúc vào sở nhưng run tay như cầy sấy chỉ sau 1-2 giờ làm việc.
Trong tĩnh có động
Nhờ tiến bộ nhảy vọt trong mô hình nghiên cứu, thầy thuốc bây giờ đã hiểu rõ hơn về giấc ngủ. Chức năng của giấc ngủ không chỉ khu trú trong phạm vi phục hồi. Giấc ngủ là khoảnh khắc vô cùng quan trọng vì là lúc cơ thể thao diễn nhiều hoạt động đa dạng, tâm cũng như sinh lý để chủ động bảo vệ sức khỏe. 
Giấc ngủ đầy đủ chất lượng thậm chí là một trong các yếu tố quyết định để phòng ngừa nhiều bệnh chứng nghiêm trọng. Bằng chứng là kháng thể được tổng hợp nhiều hơn, hồng cầu được tân tạo nhanh hơn, thực bào được huy động mạnh hơn, biến dưỡng được gia tốc gấp nhiều lần… trong khi gia chủ đang say giấc Nam Kha.
Ai cũng hiểu “ăn được ngủ được là tiên, không ăn không ngủ mất tiền thêm lo”. Nhiều căn bệnh nghiêm trọng sở dĩ phát tán, từ cao huyết áp bước qua trầm uất, chỉ vì nạn nhân nhiều đêm không trọn giấc nồng do bàn tay đánh bồi suốt đêm của stress.



ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Bị chó, mèo cắn bao lâu phải tiêm phòng dại?



Ảnh minh họa: InternetẢnh minh họa: Internet
Ngoài ra sự suy giảm miễn dịch chung của cơ thể do đang mắc các bệnh kinh niên như viêm gan, xơ gan hay đang điều trị các thuốc corticoide gây giảm đáp ứng miễn dịch kéo dài cũng góp phần làm giảm hiệu quả của vắc - xin.
Bệnh dại là bệnh chủ yếu xảy ra ở động vật máu nóng như chó, mèo. Người mắc bệnh dại là do chó bị bệnh dại cắn hoặc cào... Nước dãi của các chó nhiễm bệnh có nhiều vi rút dại sẽ truyền sang người qua vết cắn, vết cào hoặc qua vết thương trầy xước trên da.
Sau khi bị chó dại cắn hay cào, thời gian ủ bệnh ở người có thể từ 2-8 tuần, cũng có khả năng kéo dài đến trên 1 năm. Thời kỳ ủ bệnh phụ thuộc vào tình trạng nặng nhẹ của vết thương, vị trí vết thương và lượng vi rút dại được truyền sang người. Người bị mắc bệnh dại cũng có hai thể lâm sàng là thể hung dữ và thể liệt.
Người bị chó dại cắn cần phải xử lý ngay vết thương bằng cách rửa thật sạch với nước xà phòng đặc 20%, nước muối 0,9%; sau đó sát khuẩn vết thương bằng cồn. Trường hợp cần thiết có thể cắt lọc vết thương nhưng không khâu ngay, chỉ khâu những trường hợp vết cắn đã quá 3 ngày để tránh sự phát tán của vi rút dại. Sát khuẩn vết thương cũng có tác dụng chống bội nhiễm và giảm đến mức tối thiểu lượng vi rút dại xâm nhập vào cơ thể người.
Những trường hợp cần phải tiêm đồng thời cả vắc-xin dại và huyết thanh kháng dại khi chó cắn nghi ngờ là chó dại hoặc đang lên cơn dại; có vết cắn ở đầu, mặt, cổ, đầu chi nơi có nhiều dây thần kinh, bộ phận sinh dục dù vết cắn rất nhẹ; có nhiều vết cắn nguy hiểm, vết cắn sâu.
Sau khi bị chó, mèo cào, cắn, cần rửa sạch vết thương với thật nhiều nước và xà phòng, sau đó sát trùng bằng cồn iốt, đi tiêm vắc - xin ngay trong những giờ đầu tiên là biện pháp hữu hiệu nhất ngăn cản virut dại xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương.
Trong cuộc điều tra của ngành y tế, chỉ có 16/48 (33,33%) người đến tiêm trong vòng 24 giờ; 5/48 (10,42%) sau 48 giờ và 56% (27/48) đến tiêm sau 3 ngày.
Những trường hợp chết vì bệnh dại đã chứng tỏ bệnh nhân bỏ qua việc đi tiêm vắc - xin từ 77% - 94,6% hoặc 2 - 3 ngày sau mới đi tiêm (2,3,8). Ngược lại các bệnh nhân đã sử dụng các biện pháp được đồn đại trong dân gian như: Bôi dầu gió, dầu hỏa, dầu xanh, đắp ớt hiểm, đất sét, tỏi, củ kiệu, lấy nọc bằng dao liếc, uống thuốc nam để xử lý vết thương chiếm đến 47,8 %.
Rõ ràng những biện pháp như vậy chưa chứng tỏ là cứu được bệnh nhân trong trường hợp nhiễm virut mà đôi khi còn mắc thêm các bệnh nhiễm trùng khác do làm bẩn vết thương.
Cho đến nay, kể cả Y học hiện đại và Y học cổ truyền đều khẳng định bệnh dại khi đã lên cơn đều dẫn đến tử vong 100%. Biện pháp duy nhất để cứu chữa những người bị súc vật dại cắn hoặc tiếp xúc với vi rút dại là phải tiêm vắc- xin dại và huyết thanh kháng dại càng sớm càng có hiệu quả. Tuyệt đối không chữa bằng thuốc nam để tránh cái chết oan uổng.
Cần khuyến cáo nên 6 tháng một lần tiêm phòng 6 mũi vắc - xin cho các nhân viên phòng thí nghiệm làm việc với virut dại và kiểm tra hiệu giá kháng thể. Những người có nguy cơ cao như các nhân viên thú y, chăn nuôi, công nhân lâm nghiệp, các nhân viên y tế làm việc tại các khoa lây...và mọi người dân muốn an tâm nên áp dụng việc tiêm ngừa này.
Khi tiêm vắc-xin dại cần chú ý phải tiêm đủ liều theo quy định của nhà sản xuất; tiêm đúng liều lượng, đúng kỹ thuật và vắc-xin được bảo quản ở nhiệt độ từ 4-8oC; phải tiêm đúng khoảng cách giữa các mũi tiêm theo hướng dẫn của nhà sản xuất vắc-xin.
Đồng thời không được làm việc quá sức, không uống rượu, không dùng các chất kích thích trong thời gian tiêm; không dùng các thuốc corticoides, ACTH, thuốc làm giảm miễn dịch trong và sau khi tiêm vắc-xin dại 6 tháng.

ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Xử lý khi bị chó cắn

Xử lý khi trẻ bị chó cắn

Chó, mèo là những loài vật nuôi đã trở nên gần gũi, quen thuộc với mỗi gia đình. Bình thường, chúng là những con vật rất dễ thương và thông minh. Nhưng không phải vì thế mà chúng ta chủ quan khi để trẻ con lại gần chúng.

Trẻ con thường chưa nhận thức được hết những nguy hiểm xung quanh mình nên đối với chúng, những chú chó là người bạn ngộ nghĩnh và “an toàn”. Trẻ có thể hồn nhiên leo trèo lên người chó, cấu véo hoặc thò tay vào mồm “anh bạn bốn chân” này. Điều đó thực sự nguy hiểm, trẻ có thể bị chó cắn bất cứ lúc nào.

Do đó, các bậc phụ huynh cần phải lưu ý khi trong nhà vừa có trẻ con lại vừa nuôi chó:

- Cần tiêm phòng dại cho vật nuôi.

- Luôn phải để mắt tới trẻ khi trẻ chơi đùa với chó, đặc biệt là những bé đang ở tuổi tập bò, tập đi…

- Với những bé lớn tuổi hơn, cha mẹ cần phải dặn dò con không được thò tay vào mồm chó, không được đùa nghịch thái quá (nhảy lên người, cấu véo hay trêu chọc khi chúng đang ăn, đang ngủ) khiến chúng nổi giận sẽ quay lại cắn bé. Từ 3,4 tuổi trở lên bé hoàn toàn ý thức được những lời răn dặn của cha mẹ, bạn hãy nói cho bé hiểu rằng nếu bị chó cắn sẽ nguy hiểm thế nào để bé biết tự bảo vệ bản thân mình.

- Dạy cho trẻ biết yêu thương loài vật bằng những hành động như vuốt ve nhẹ nhàng.

Cách xử lý khi trẻ bị chó cắn

Nếu bé yêu của bạn chẳng may bị chó cắn, trước tiên bạn cần phải giữ thái độ bình tĩnh để tránh khiến cho trẻ hoảng sợ. Tham khảo ý kiến của BS Như Huỳnh - BV Nhi đồng 1, Bibi.vn xin đưa ra những lưu ý cơ bản khi xử lý vết thương cho trẻ.

Kiểm tra vết chó cắn trên người trẻ để xác định mức độ nặng nhẹ:

- Bé bị bao nhiêu vết cắn trên người, ở vị trí nào? (thường thì bé hay bị chó cắn ở chân hoặc tay).

- Vết thương có nặng không: bé chỉ bị trầy, xước ngoài Da hay bị cắn sâu và chảy máu?

Xử lý tại nhà:

- Rửa vết thương của bé bằng nước sạch và xà phòng, nên xả nước mạnh vào vết thương trong khoảng 5 phút.

- Sát trùng vết thương bằng dung dịch sát khuẩn (cồn 70độ hoặc dung dịch iod).

- Băng hờ vết thương bằng vải sạch và mềm, không nên băng kín.

- Đưa trẻ đến cơ sở y tế để được bác sĩ điều trị.

Cấp cứu: Nếu như vết thương của trẻ nghiêm trọng (vết cắn rất sâu, bị chảy máu nhiều), trẻ xuất hiện dấu hiệu mất máu, mệt, ngất xỉu, Da xanh tái… thì gia đình cần phải đưa ngay đến bệnh viện gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

- Tiêm phòng dại: Trẻ bị chó cắn đều cần được tiêm phòng dại càng sớm càng tốt. Bên cạnh đó, tùy vào tình trạng vết thương bác sĩ sẽ quyết định xem có nên tiêm ngừa uốn ván và tiêm huyết thanh kháng dại (nếu vết cắn nằm ở nơi có nhiều dây thần kinh) hay không.

- Theo dõi vật nuôi: Sau khi bị chó cắn, bên cạnh việc theo dõi sức khỏe của trẻ, gia đình còn phải theo dõi chó trong vòng 10 ngày xem chúng có phát bệnh dại hay không.

Xử trí khi bị chó cắn để phòng bệnh dại
- Dại là bệnh viêm não tủy cấp tính do virus dại gây nên. Người bị nhiễm virus dại sẽ lên cơn dại và tử vong nếu không được xử trí đúng cách và kịp thời. Khi bị chó cắn, phải xử trí như thế nào để bảo đảm an toàn?


Xử trí khi bị chó cắn để phòng bệnh dại
Xử lý vết thương
Khi bị chó cắn, cần phải xử lý ngay vết thương bằng cách rửa thật sạch với nước xà phòng đặc 20%, nước muối 0,9%. Sau đó sát khuẩn vết thương bằng cồn. Trường hợp cần thiết có thể cắt lọc vết thương nhưng không khâu ngay, chỉ khâu trong trường hợp vết cắn đã quá 3 ngày để tránh sự phát tán của vi rút dại. Sát khuẩn vết thương để tránh bội nhiễm và giảm đến mức tối thiểu lượng vi rút xâm nhập.

Nếu trường hợp vết cắn nhẹ, xảy ra ở chân, xa thần kinh trung ương và tại thời điểm bị chó cắn, con vật vẫn bình thường thì không cần tiêm vắc-xin mà chỉ cần theo dõi chó trong vòng 10-15 ngày. Trong thời gian theo dõi, nếu thấy chó bỏ ăn, chết, mất tích hoặc bị bán mổ thịt thì phải tiêm vắc-xin dại ngay. Nếu theo dõi sau 15 ngày, chó vẫn sống bình thường thì không cần tiêm vắc-xin.

Tiêm huyết thanh hay vắc xin?

Phải tiêm đồng thời cả vắc-xin phòng dại và huyết thanh kháng dại đối với các trường hợp bị chó cắn nghi ngờ chó dại hoặc chó đang lên cơn dại, có vết chó cắn ở đầu, mặt, cổ, đầu chi nơi có nhiều dây thần kinh, bộ phận sinh dục... dù vết cắn rất nhẹ và có nhiều vết cắn ở chỗ nguy hiểm, vết cắn sâu.

Một điều cũng cần chú ý là tiêm ngay vắc-xin sau khi bị chó cắn trong những trường hợp như có vết cắn nhẹ, xa thần kinh trung ương nhưng không theo dõi được con chó; vết cắn không nặng lắm và xa thần kinh trung ương nhưng tại thời điểm chó cắn, con chó đang bị ốm.

Việc đến cơ sở y tế muộn sau khi chó cắn thì việc tiêm huyết thanh kháng dại sẽ không còn tác dụng, vì thế chỉ tiêm vắc-xin. Ngoài ra, những đối tượng có nguy cơ bị nhiễm virus dại như các cán bộ thú y, người chăm sóc chó hoặc thú rừng, kỹ thuật viên làm việc trong phòng thí nghiệm có tiếp xúc với vi rút dại cũng cần phải tiêm vắc-xin phòng dại để bảo đảm an toàn.

Khi tiêm vắc-xin dại phải tiêm đủ liều theo quy định của loại vắc-xin, sử dụng đúng liều lượng, kỹ thuật và tiêm đúng khoảng cách giữa các mũi tiêm theo hướng dẫn. Vắc-xin phải được bảo quản ở nhiệt độ từ 4-8oC. Trong thời gian tiêm, không được làm việc quá sức, không nên uống rượu và dùng các chất kích thích; không sử dụng các thuốc nhóm corticoides, adrenocorticotrophic hormone (ACTH), thuốc làm giảm miễn dịch trong và sau khi tiêm vắc-xin dại 6 tháng.

Theo Viện Pasteur Nha Trang, thời gian qua, mỗi năm ở các tỉnh duyên hải miền Trung có từ 80 - 85 ngàn người phải tiêm phòng do bị chó cắn; trong đó số trường hợp tử vong từ 5 - 8.

BS Đoàn Văn Trí - Trưởng khoa Xét nghiệm sinh học lâm sàng, Viện Pasteur Nha Trang (Khánh Hòa), cho biết:

- Người bị chó, mèo cắn trước tiên là bị thương, rách da, chảy máu; sau đó có thể bị nhiễm trùng, uốn ván. Chó, mèo bệnh cắn có thể lây bệnh cho người, trong đó đáng sợ nhất là bệnh dại. Khi bị chó, mèo cắn, trước tiên phải rửa sạch vết thương. 

Nhiều người dùng muối, chanh xát vào vết cắn, nhưng cách này không có tác dụng gì. Cần rửa vết cắn bằng nước với xà phòng, vì sẽ loại bỏ những chất dơ và một số vi trùng; nhất là xà phòng có thể trung hòa được virus dại. Sau đó sát trùng vết thương bằng cồn hoặc cồn iode... Nếu vết thương nặng cần có sự chăm sóc y tế. 

Cần lưu ý, nguyên tắc chung là không nên may vết thương do chó, mèo cắn. Vì nếu vết thương đó do chó, mèo dại cắn thì những thao tác may (như đẩy kim, kéo chỉ...) sẽ làm virus dại lan rộng.

- Trường hợp nào phải tiêm phòng, thưa bác sĩ?

- Ông Đoàn Văn Trí: Nếu vết cắn nhẹ, xa thần kinh trung ương thì có thể tiêm ngừa uốn ván và theo dõi con vật đã cắn. Với chó, mèo lớn, sau 10 ngày mà chúng vẫn bình thường thì có nghĩa là khi cắn người nó chưa bị dại, không thể lây bệnh cho mình. 

Trong thời gian theo dõi, nếu con vật phát bệnh, hoặc bị chết (với bất cứ nguyên nhân nào) hoặc bỏ đi... thì cũng phải tiêm phòng ngay. Bị chó, mèo con cắn thì cần đi tiêm phòng ngay, không chờ theo dõi. 

Nếu bị cắn nhiều chỗ hoặc bị cắn ở những vùng gần thần kinh trung ương như đầu, mặt, cổ, vai; vùng gần tủy sống như hậu môn, cơ quan sinh dục... phải tiêm phòng ngay, bất kể con vật cắn có bị dại hay không; tiêm vắc-xin ngừa dại và huyết thanh kháng dại.

- Vì một lý do nào đó, nếu người bị chó, mèo cắn đến cơ quan y tế trễ thì sao?

- Cơ quan y tế vẫn phải xử lý bình thường theo quy định chuyên môn, không được từ chối. 


ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Hạ huyết áp bằng thực phẩm



Kết hợp tỏi và vitamin C
Khi cơ thể cùng lúc hấp thu vừa tỏi và vitamin C, chúng có tác dụng kích thích cơ thể và gia tăng lượng Oxide Nitric, một loại gas làm các mạch máu được thư giãn. Chúng đồng thời làm tăng sự lưu chuyển của máu. Nếu không chịu được mùi tỏi, bạn có thể dùng thay thế bằng viên thuốc chiết xuất từ tỏi.
Chất béo có lợi-DHA
Nghiên cứu cho biết, những người tiêu thụ 7g axít béo có chứa ômêga-3 hàng ngày trong suốt ba tháng sẽ có mức huyết áp tối thiểu giảm một cách đáng kể. Do đó, bạn cần tăng cường tiêu thụ những loại cá, nhất là cá thu và cá hồi vì thịt của chúng có chứa nhiều loại chất béo này.
Ngũ cốc còn nguyên cám
Qua khảo sát trên khoảng 40.000 phụ nữ, phát hiện cho thấy những người tiêu thụ nhiều ngũ cốc như bột yến mạch, ngũ cốc nguyên chất sẽ giảm thiểu nguy cơ bị cao huyết áp. Tỉ lệ này là 11% so với những người không tiêu thụ hoặc tiêu thụ ít các loại ngũ cốc ít nguyên chất hơn.
Hương bột quế trong các món ăn
Bột quế khi dùng rải trên một số món ăn đề làm tăng độ cay nồng và tăng thêm hương vị cho món ăn. Ngoài ra, quế còn có lợi ích tích cực đối với bệnh tim mạch. Nghiên cứu cho biết, cho dù chỉ với một lượng nhỏ bột quế trong các món ăn bạn cũng có thể hưởng được lợi ích từ nó trong việc ngừa bệnh.
Đậu nành
Một nghiên cứu cho biết, một nhóm phụ nữ tiêu thụ đậu nành mỗi ngày thay vì 25g thịt, trứng hoặc các lọai prôtêin. Kết quả họ có mức huyết áp tối đa gảim 9,9% và huyết áp tối thiểu giảm 6,8%. Đó là lí do bạn nên chế biến những món ăn bổ ích từ đậu nành, hạt tương và đậu hũ.
Tăng cường vitamin D
Khi cơ thể của bạn không hấp thu một cách đầy đủ ánh nắng mặt trời, đồng nghĩa với việc cơ thể không tự sản sinh ra một lượng vtiamin D cần thiết. Sự thiếu hụt vitamin D cũng có khuynh hướng gia tăng nguy cơ cao huyết áp. Để đảm bảo cơ thể có được đầy đủ vitamin D, bạn có thể uống bổ sung một lượng 400IU/ngày.
Lưu ý: Nếu bạn có thói quen ăn vặt, thay vì ăn bánh, kẹo ngọt hoặc những mòn snacks hơi mặn như đậu phộng rang, khoai tây chiên giòn… Hãy thay thế bằng trái cây khô như chuối khô, mận, mơ, đào, hạt dẻ hoặc hạt óc chó, bắp rang không muối, củ sắn, cà rốt...

ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn: Nên hay không?



Máu cuống rốn của trẻ sơ sinh đã được xác nhận chứa nguồn tế bào gốc dồi dào có thể thay thế cho tế bào gốc tủy xương, đã và đang được dùng để điều trị bệnh ung thư máu, thiếu máu, các bệnh lý di truyền về máu, suy giảm miễn dịch và bệnh chuyển hóa.

Máu cuống rốn của trẻ sơ sinh là nguồn tế bào gốc có khả năng miễn dịch cao, dùng để chữa trị cho chính bản thân em bé và người thân trong gia đình có chỉ số sinh học phù hợp với bé. Chính vì vậy, việc lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn được coi như một hình thức "bảo hiểm sinh học".

Trường hợp ghép tế bào gốc máu cuống rốn đầu tiên được thực hiện vào tháng 10/1988 tại Pháp, trên bé trai 5 tuổi bị bệnh thiếu máu Fanconi từ máu cuống rốn em gái sơ sinh của bệnh nhân. Sau ghép, tủy mọc tốt, bệnh nhân khỏi bệnh và ổn định sức khỏe cho đến nay.

Trên thế giới đã có nhiều ngân hàng máu cuống rốn được thành lập. Hiện nay ở Việt Nam có 4 nơi nhận lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn là Bệnh viện Nhi Trung ương, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, Ngân hàng Tế bào gốc MekoStem và BV Truyền máu - Huyết học TPHCM.

Điều kiện để một mẫu tế bào máu cuống rốn được lưu trữ là người mẹ không mắc bệnh truyền nhiễm, tiểu đường, huyết áp, ung thư, bệnh về miễn dịch, khi sinh con không sốt, không bị nhiễm trùng.

Trước khi sinh, người mẹ nên đến những nơi nhận lưu trữ tế bào gốc để được làm các xét nghiệm sức khỏe. Khi tách em bé ra khỏi bánh nhau thì có 2 cách lấy máu cuống rốn.

Một là khi bánh nhau chưa xổ ra khỏi tử cung, máu được lấy luôn từ dây rốn, hai là sau xổ nhau sẽ treo lên và lấy máu. Việc này chỉ được phép tiến hành trong vòng 10 phút đầu tiên kể từ khi xổ nhau bởi nếu không máu sẽ đông, không còn tác dụng.

Sau khi lấy máu sẽ làm các xét nghiệm xem có nhiễm trùng không, có mắc bệnh gì không, đặc biệt là những bệnh về nhiễm sắc tố.



Chi phí cho việc lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn khá cao. Ông Trần Ngọc Quế, Phó giám đốc Trung tâm Tế bào gốc Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, cho biết, chi phí để lưu máu cuống rốn trong ngân hàng tế bào gốc là khoảng 25 triệu đồng/mẫu trong năm đầu tiên.

Những năm sau đó, chi phí lưu trữ trung bình khoảng 2,5 triệu đồng/mẫu và việc lưu trữ sẽ kéo dài trong 18 năm. Lúc này, em bé đã lớn và đủ tư cách pháp nhân để quyết định có tiếp tục việc lưu trữ hay không và trực tiếp đứng tên cho hợp đồng dịch vụ mới, nếu có.

Tuy nhiên, việc lưu trữ tế bào máu cuống rốn có thật cần thiết và có xứng đáng so với số tiền bỏ ra là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Stephen Feig, chuyên gia nhi khoa Đại học UCLA, phát biểu: "Tôi không khuyên bệnh nhân của mình không lưu trữ tế bào máu cuống rốn, nhưng đưa ra những con số của việc sử dụng tế bào máu cuống rốn là rất ít và đây là một bảo hiểm rất đắt đỏ”.

Tỷ lệ một đứa trẻ sử dụng được chính tế bào gốc máu cuống rốn của mình chỉ là 1/2.700, theo Tạp chí Obstetrics and Gynecology năm 2005, lý do là tế bào gốc máu cuống rốn thường chỉ điều trị những bệnh hiểm nghèo, những bệnh bình thường không cần đến. Viện Y khoa Mỹ đã công bố chỉ có 14 trường hợp được ghi nhận sử dụng tế bào cuống rốn để điều trị bệnh thành công.

Việc có lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn cho em bé hay không hoàn toàn do quyết định cá nhân. Việc không lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn cho con cũng không phải là do bố mẹ thiếu thận trọng hay vô trách nhiệm và các bậc cha mẹ cũng đừng lấy đó làm áp lực.

Theo chương trình Tài trợ tủy quốc gia của Mỹ, lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn chỉ tốt trong vòng 10 năm đầu và không phải trị được bách bệnh. Nếu đứa trẻ bị bệnh về gene thì tế bào gốc máu cuống rốn không giúp ích được gì.

Việc dùng tế bào gốc máu cuống rốn của em bé để chữa bệnh cho các thành viên trong gia đình cũng chỉ là 25%, 75% còn lại sẽ phải tìm những nguồn hỗ trợ từ bên ngoài. Tế bào cuống rốn thường chỉ dùng để trị một số bệnh hiểm nghèo ở trẻ em vì số lượng máu lấy từ cuống rốn trẻ sơ sinh chỉ từ 100 - 150ml, do đó cũng hạn chế về số tế bào gốc. 

ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Người bị nhồi máu cơ tim ngày càng trẻ

Ngoài ra, các yếu tố như béo phì, tiểu đường, cao huyết áp, hút thuốc cũng xuất hiện nhiều hơn, làm tăng cao nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở người trẻ.
Theo Fox News, các nhà nghiên cứu thuộc BV Cleveland (Mỹ) đã xem xét hồ sơ y tế của 3.900 tình nguyện viên mắc bệnh tim mạch từ năm 1995 đến 2014. Kết quả, độ tuổi trung bình của bệnh nhân nhồi máu cơ tim giảm từ 64 tuổi xuống 60 tuổi. Đặc biệt, trong số này, tỷ lệ béo phì tăng từ 31% lên 40%, tiểu đường tăng từ 24% lên 31%, cao huyết áp tăng từ 55% đến 77% và hút thuốc tăng từ 28% lên 46%. 
nguoi-bi-nhoi-mau-co-tim-ngay-cang-tre
Bệnh tim mạch đang ngày càng trẻ hóa. Ảnh: Fox News
Các yếu tố ảnh hưởng đến cơn đau tim hầu như đều liên quan đến lối sống và có thể phòng tránh bằng những cách như tập thể dục, bỏ thuốc lá, ăn uống lành mạnh. "Đừng chờ đợi cho đến khi được chẩn đoán bệnh tim mạch mới tự chăm sóc bản thân", TS Samir Kapadia, bác sĩ tim mạch tại BV Cleveland, tác giả công trình trên khuyến cáo. "Bạn phải nỗ lực để phòng tránh bệnh tim mạch ngay từ đầu". 
Đồng tình với quan điểm này, BS Rajiv Jauhar, trưởng khoa Tim mạch BV North Shore tại New York cho biết dù y học đã đạt những bước tiến vượt bậc, dự phòng vẫn là vấn đề mấu chốt. Theo ông, các yếu tố như huyết áp cao, thuốc lá và tiểu đường cần được xử lý mạnh tay hơn. Các bác sĩ cần cố gắng giải thích cho bệnh nhân về những rủi ro một cách chi tiết, rõ ràng.


ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Nước tro tàu có độc hại?

Nhiều loại bánh truyền thống của Việt Nam như bánh ú tro (làm từ gạo nếp), hay bánh đúc (làm từ gạo) cũng được làm với nước tro tàu này để tạo hương vị và màu sắc riêng.



Dùng nước tro tàu để chế biến thực phẩm thì an toàn, nhưng thao tác khi sử dụng nước tro tàu trong nhà bếp là điều cần cảnh giác. Chất kiềm của nước tro tàu gây bỏng mạnh không kém gì acid. Ảnh: TL
Tôi thường sử dụng nước tro tàu để làm bánh trung thu, mì sợi, vỏ bọc hoành thánh. Trước đây ít lâu bên Pháp có lệnh cấm bán nước tro tàu (eau de lessive) vì họ cho rằng độc hại. Xin cho biết độc hại ra sao.
Tôi còn tích trữ vài chai nước tro tàu, vậy có nên tiếp tục sử dụng nữa không? Có chất nào thay thế nước tro tàu không?
Nước tro tàu than củi
Nước tro tàu, hiểu theo nghĩa đen, đúng là nước tro… bếp. Lấy tro của than củi hoà với nước, lắng cặn, lọc lấy nước trong. Đó là nước tro (tàu).
Tro than củi chủ yếu là các chất khoáng, nhiều nhất là calci, kali (potassium), phosphate… Nước tro có tính kiềm mạnh là do kali và phosphate.
Nhiều loại bánh truyền thống của Việt Nam như bánh ú tro (làm từ gạo nếp), hay bánh đúc (làm từ gạo) cũng được làm với nước tro tàu này để tạo hương vị và màu sắc riêng.
Nếu nước tro có độ kiềm yếu (do cách lọc), thì người ta bổ sung thêm nước vôi để tăng độ kiềm.
Nước tro tàu hoá chất
Nước tro tàu thứ thiệt đã trôi vào dĩ vãng. Ngày nay ra chợ hay vào siêu thị mua nước tro tàu, thì đó là dung dịch hoá chất.
Có thể đó là sodium hydroxid (xút), potassium hydroxid. Cũng có thể là sodium carbonate, hoặc potassium carbonate, hoặc là hỗn hợp cả hai chất này. Có loại còn pha thêm cả nước vôi (calcium hydroxid).
Một loại khác cũng khá phổ biến trên thị trường là Kansui, bán ở dạng nước hoặc bột. Đây cũng là một loại nước tro tàu, có bổ sung thêm phosphate. Thêm phosphate vào để làm ổn định độ kiềm.
Tất cả các loại chất nêu trên đều có tính kiềm mạnh. Vấn đề là độ kiềm của nước tro tàu cải thiện hương, vị và cấu trúc sản phẩm. Với bánh trung thu, độ kiềm của nước tro tàu làm vỏ mềm mại hơn, chứ không giòn.
Ngoài ra, nó cũng giúp phản ứng làm vị bánh đậm hơn, mùi thơm hơn, màu bắt mắt hơn. Trong mì sợi, độ kiềm phá vỡ gluten của bột, làm bột nhào “mềm mại” hơn, dễ kéo sợi, tạo hình, và ngả màu vàng.
Nước tro tàu dùng trong thực phẩm có hại không?
Không. Nước tro tàu được dùng rất ít, làm thay đổi pH của bột để cải thiện đặc tính của sản phẩm.
Các loại hoá chất dùng làm nước tro tàu nêu trên đều được châu Âu và Hoa Kỳ cho phép dùng trong thực phẩm.
Vụ bên Pháp cấm dùng nước tro tàu, hoặc là tin đồn, hoặc là một nhãn hiệu nước tro tàu nào đó vi phạm quy định an toàn, chứ không phải cấm bán nước tro tàu.
Dùng nước tro tàu để chế biến thực phẩm thì an toàn, nhưng thao tác khi sử dụng nước tro tàu trong nhà bếp là điều cần cảnh giác.
Chất kiềm của nước tro tàu gây bỏng mạnh không kém gì acid, tàn phá không chỉ trước mắt, mà còn kéo dài dai dẳng.
Cuối năm ngoái, báo chí đưa tin, một em bé bốn tuổi uống nhầm chai nước tro tàu. Không phồng rộp nghiêm trọng, bệnh viện đánh giá bỏng loại 2, được đặt stent, nong thực quản bốn lần trong bốn tháng, nhưng thực quản vẫn bị teo hẹp.
Nước tro tàu hoá chất bán ngoài thị trường có nồng độ khá cao, khoảng trên dưới 50%, độ kiềm mạnh, do đó phải cẩn thận khi thao tác rót mở trong nhà bếp, tránh xa tầm tay trẻ em.
Nếu giọt kiềm bắn vào mắt, rửa nhiều lần bằng nước. Bắn vào người, tay chân cũng cần xả nước nhiều lần, sau đó dùng nước chanh hoặc giấm để rửa qua.
Nếu lỡ uống, thì phải đi bệnh viện ngay, dù triệu chứng tổn thương không thấy rõ.
Có chất nào thay thế nước tro tàu không?
Có. Baking soda (bột nở làm bánh) có pH khoảng 8.
Đưa baking soda vào lò nướng bánh, sấy ở 180 độ C, khoảng 90 phút. Baking soda sẽ chuyển thành sodium carbonate.
Hoà tan 30% với nước, sẽ được dung dịch có độ kiềm tương với nước tro tàu.

ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Khói hương càng thơm, tàn hương càng cong thì dễ ung thư


Các loại hương thơm thường được sử dụng trong các gia đình Việt như sự thành kính với người đã mất. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng khói hương độc không kém gì khói thuốc lá, đặc biệt là những loại hương có tàn tạo thành hình cong. Những loại hương này thậm chí còn có thể là một trong những tác nhân gây ung thư cho những người thường xuyên hít phải.

Khói hương độc hại hơn khói thuốc lá

Hiện nay, các loại hóa chất được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống, kể cả trong thực phẩm hay đồ dùng cho dù không ít thông tin khoa học đã cảnh báo về nguy cơ ảnh trực tiếp đến sức khỏe con người. Ngay cả những loại hương mà nhiều gia đình Việt vẫn dùng để thờ cúng hiện nay cũng được ngâm tẩm hóa chất độc hại.

TS Rong Zhou thuộc Đại học Công nghệ Hoa Nam (Trung Quốc, nguồn  Daily Mail), đã nghiên cứu so sánh mức độ ảnh hưởng của khói hương và khói thuốc lá trên loài chuột. Kết quả nghiên cứu cho thấy, so với thuốc lá, khói hương độc hơn vì có khả năng gây hại đến tế bào cùng ADN. 2 trong số 64 chất được tìm thấy trong thành phần của hương thuộc diện rất nguy hiểm.

Tác hại của hương được cho là bắt nguồn từ lớp mùn cưa có tẩm tinh dầu hoặc hóa chất để tạo mùi thơm. Khi cháy, hương giải phóng các hạt hóa chất vào trong không khí. Nếu hít vào, những hạt này sẽ mắc lại ở phổi và gây nên các viêm nhiễm. Chúng có thể tấn công các vật chất di truyền, thay đổi ADN của tế bào, từ đó làm tăng cao nguy cơ mắc bệnh máu trắng và ung thư phổi. 

Mặc dù cần có thêm các nghiên cứu khác mới có thể đưa ra kết luận cuối cùng. Tuy vậy, TS Rong Zhou hy vọng rằng phát hiện của ông sẽ giúp người tiêu dùng thận trọng hơn. Cũng theo TS Rong, người dân phải hết sức lưu ý khi đốt hương trong nhà, tốt nhất là nên hạn chế việc đốt hương trong nhà.

Theo nghiên cứu của các tổ chức y tế, khói hương độc hại không kém khói thuốc lá. Khi đốt cháy, chất độc từ hóa chất trong hương sẽ tác động đến đường hô hấp, dẫn đến viêm hô hấp mãn tính và phá hủy các tổ chức cơ thể, dẫn đến biến đổi tế bào, biến đổi gen. Khi là tế bào ác tính, chúng sẽ biến thành tế bào ung thư.

1Khói hương độc hại không kém gì khói thuốc lá

Tàn hương có độ vòng cong lại độc hại

Theo những người buôn bán hương (tại chợ Đồng Xuân), không phải loại hương nào có mùi thơm khi đốt cũng đều được ngâm tẩm bằng các loại thảo dược mà hầu hết đều được tẩm hóa chất như axit photphoric, lưu huỳnh... Theo những người bán hương thì các hóa chất này giúp hương cháy tốt hơn. 

Để kiểm chứng xem các loại hóa chất này có hiệu nghiệm như lời người bán quảng cáo, các phóng viên VTV24 đã tiến hành làm thí nghiệm với lưu huỳnh và axit photphoric. Khi dải bột lưu huỳnh ra thành một dãy dài và châm lửa đốt một đầu, với tính chất bắt cháy cao và tỏa nhiệt mạnh, cả dãy bột lưu huỳnh đã nhanh chóng bắt cháy hết và tỏa ra mùi rất khó chịu. Thứ bột này khi được nghiền nhỏ và trộn vào bột hương sẽ giúp hương cháy đều, không bị tắt giữa chừng.

Còn với axit photphoric, một que được nhúng trong axit photphoric, que còn lại để nguyên. Sau khi châm lửa đốt lân lượt từng que, kết quả, que tăm hương không nhúng trong axit cháy hết và rụi tàn. Còn que tẩm axit sau khi đốt cháy bị uốn cong và vẫn giữ nguyên tàn hương, không rụng. 

Việc sau khi đốt, tàn hương không cháy rụi mà uốn cong nhìn đẹp mắt khiến không ít người tiêu dùng cảm thấy thích thú. Và số người lựa chọn loại hương này cũng tăng lên trong khi họ không hề biết rằng, để có được tàn hương như vậy, que hương đã được tẩm những hóa chất rất độc hại.

Muốn tàn hương khi thắp cong xoắn lại không bị gãy nên người ta ngâm hương vào dung dịch axit photphoric (H3PO4). Khi cháy, chất này sẽ làm tăng nhiệt độ, giúp hương cháy nhanh. Đây là điều kiện để tăm hương được cuốn tròn lại và không bị gãy để cho người sử dụng nhầm lẫn tưởng là lộc. 

Nén nhang cong, đẹp tùy theo nồng độ hóa chất và thời gian ngân tẩm. Vì thế, những que nhang càng cong đẹp thì mức độ nguy hiểm sức khỏe con người ngày càng gia tăng. Bởi trong quá trình đốt cháy hương sẽ tạo ra khí P2O5. Đây là khí độc, nếu ngửi lâu dài có thể gây ngộ độc đường hô hấp, làm võng mạc mắt mờ dần và thị lực có thể giảm nhanh.

Theo BS Đặng Văn Nguyên, Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe Hà Nội, thì trong các khói nhang có thành phần tạo mùi thơm của nhang là những hợp chất benzen (vòng thơm). Khi đốt cháy chất độc sẽ kích thích tác động liên kết bề mặt của đường hô hấp dẫn đến viêm đường hô hấp mãn tính. 

Bên cạnh đó, vòng thơm này khi phát tán có khả năng bẻ gẫy cấu trúc tế bào trong cơ thể mà đây là một trong những nguyên nhân gây ung thư.

khói hươngLoại hương có tàn uốn cong càng độc hại


Vì vậy, nếu chúng ta đốt quá nhiều nhang có nghĩa là loại khí CO2, SO2, Nox, formaldehyde sẽ tỏa ra xung quanh. Khi hít phải khói nhang có thể dẫn đến ho, chảy nước mắt, choáng vắng, nhức đầu, khó thở… 

Nếu hít nhiều thì nguy cơ mắc bệnh viêm phổi là rất lớn. Người tiếp xúc lâu với khói nhang có ngâm tẩm hóa chất này còn rất dễ tổn thương niêm mạc mắt, mờ mắt. Chính vì thế, việc thắp nhang trong gian chật hẹp bị khuyến cáo là không nên. 

Ngoài ra, nhiều loại hương còn nhuộm phẩm vàng, đỏ để cây hương có màu tươi đẹp để giữ không bị mốc là do người sản xuất dùng thêm chất chống rêu mốc có trong công nghiệp sản xuất sơn tường ngoài trời khi sử dụng, khói của hương sẽ có mùi khét.

Vì vậy theo các chuyên gia khuyến cáo những người già, trẻ nhỏ và đặc biệt những người có tiểu sử bệnh hô hấp, hen suyễn cần tránh những nơi có khói hương như đền chùa, miếu mạo vì các nơi đó có nhiều que nhang thường được đồng loạt thắp lên với số lượng người tập trung đông sẽ gây nên không khí ngột ngạt. Bên cạnh đó, chúng ta không nên cắm chân hương vào đồ ăn để cúng. Vì chân hương được tẩm hóa chất sẽ dẫn truyền vào thức ăn, dễ gây ngộ độc. 

Chính vì thế khi thắp nhang, bạn phải luôn mở cửa thoáng để khói không bị tụ lại một chỗ. Không nên đốt nhang gần chỗ có người ngủ nghỉ. Tốt nhất là tìm mua nhang ở những cơ sở cửa hàng có uy tín. Nếu có dấu hiệu ho sặc, khó thở, cay mắt vì khói nhang bạn nên ra chỗ thoáng mát nghỉ ngơi…

ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408