Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Tư, 30 tháng 7, 2014

Danh y Aelius Galenus: Anh hùng hay tội đồ?

Ðược biết đến là một trong những người có đóng góp lớn vào lịch sử hình thành và phát triển của ngành giải phẫu học - một trong những nền tảng quan trọng của y học hiện đại ngày nay. Aelius Galenus là một trong những danh y nổi tiếng thời Hy Lạp cổ đại. Song xung quanh ông có không ít điều tiếng, lớp danh y cùng thời không những phủ nhận tài năng của Galenus mà còn lên án ông như một tội đồ của y học thời kỳ ấy.
Từ một giấc mơ
Claudius Galenus sinh ra trong một gia đình giàu có, là con trai của Aelius Nicon – một kiến trúc sư, học giả nổi tiếng, Galenus may mắn được lớn lên trong môi trường giáo dục hoàn hảo là nền tảng cho sự nghiệp sau này. Song, mọi chuyện bắt đầu khi cha ông nằm mơ gặp thánh Asclepius (Aesculapius) và được thánh thần mách bảo rằng hãy cho con trai ông theo học ngành y. Năm 16 tuổi, Galenus bắt đầu theo học tại một thánh đường danh giá. Sau 4 năm (năm 148 sau Công nguyên) khi đó Galenus mới 19 tuổi, cha ông qua đời, để lại cho ông một gia tài lớn. Ông trở thành người vô cùng giàu có, nhưng vẫn nỗ lực không từ bỏ con đường mà cha đã lựa chọn và cũng hợp với nguyện vọng của bản thân mình.
Năm 157, ở tuổi 28, Galenus trở lại Pergamon, Hy lạp để khởi đầu sự nghiệp với ngành y. Ông rất ham học hỏi về y học, đặc biệt là lĩnh vực giải phẫu và y dược. Ông cũng bị ảnh hưởng lớn bởi các danh y Hy lạp cổ như Hippocrates. Sau này, lý thuyết về giải phẫu của Galenus còn thống trị và ảnh hưởng tới nền y học phương Tây trong suốt nhiều thế kỷ.
Anh hùng hay tội đồ? 1
 Hippocrates đang nói chuyện với Aelus Galenus.
Bị lên án là tội đồ của ngành y
Nói về lĩnh vực giải phẫu, Galenus từng tiến hành nhiều thí nghiệm giải phẫu trên các loài  động vật như khỉ, lợn, chuột…điều mà không một nhà nghiên cứu nào thực hiện cho tới tận năm 1543.
Năm 1628, sau nhiều năm miệt mài nghiên cứu, Galenus đưa ra lý thuyết về hệ tuần hoàn lần đầu tiên trong lịch sử y học nhân loại. Khi đó, William Harvey cũng cho xuất bản cuốn luận án của mình mang tên De motu cordis – nói về quá trình tuần hoàn của máu và hoạt động của tim giống như một chiếc bơm trong cơ thể. Song từ những lý thuyết mà Galenus và Harvey đã độc lập phát hiện ra, phải đến đầu thế kỷ 19, người ta mới bắt đầu hiểu rõ những điều mà Galenus đã viết.
Một phát hiện tiến bộ nữa và đi trước thời đại của Galenus khi đó là việc ông phát hiện ra não bộ kiểm soát mọi hoạt động của các cơ thông qua vỏ não và các dây thần kinh ngoại biên. Cơ sở để ông đi đến kết luận này dựa trên nhiều thí nghiệm về hoạt động của hệ thần kinh được ông tiến hành trên các con vật thí nghiệm.
Cùng với tính cách ham học hỏi của mình, Galenus bắt đầu tiến hành giải phẫu trên những cơ thể sinh vật phức tạp hơn và gần gũi với loài người hơn, như  loài động vật linh trưởng. Ông đề nghị các thầy tu cho phép ông và các danh y thời đó nghiên cứu giải phẫu học trên các loài linh trưởng, song đã bị họ từ chối. Sau đó, ông lại đề xuất cho phép giải phẫu trên thi thể người chết để nghiên cứu, nhưng bị kịch liệt lên án bởi luật của Roman không cho phép tiến hành điều này.
 
Galenus cũng bị chỉ trích là kẻ tội đồ về việc đã đưa ra đề xuất mà giáo hội cho rằng xúc phạm đến người chết. Kể từ đó, Galenus âm thầm tự mình tiến hành các cuộc giải phẫu trên động vật. Chính việc nghiên cứu vết thương trên cơ thể sinh vật là cánh cửa giúp ông tìm hiểu rõ hơn về cơ thể người. Tuy nhiên, cũng chính việc ông cứ mải lần tìm nghiên cứu về các vết thương đã khiến ông trở nên xung đột với các danh y khác cùng thời. Họ phản đối ông và lên án ông đã đầu độc thành phố và buộc ông phải rời khỏi thành phố ông đang sống.
 
Trong cuộc đời hành nghề y của mình, Galenus đã chữa trị cho rất nhiều người, đặc biệt là trong hoàng gia. Khi triết gia Eudemus - thầy giáo của Galenus mắc dịch sốt dai dẳng nhiều ngày, Galenus cũng đã ra sức cứu chữa thành công trong khi các danh y khác buộc phải bó tay. Tuy có nhiều thành tựu và cống hiến như vậy, song Galenus lại bị nhiều chỉ trích từ phía các danh y cùng thời, đặc biệt là tại Rome.
 
Họ chỉ trích Galenus chỉ dựa vào dự đoán để chữa trị cho Eudemus và điều này xung đột với chuẩn mực đương thời, đó là chủ yếu dựa vào thuật bói toán và chủ nghĩa thần bí. Galenus đã dũng cảm chống lại những lời gièm pha để bảo vệ quan điểm và phương pháp của mình, song điều đó càng khiến ông bị coi là kẻ tội đồ. Và rồi ông đã nghe lời thầy không gây xung đột với các danh y khác. Ông cam chịu tai tiếng, chỉ trích của những danh y có quan điểm đối lập cho đến tận cuối đời.
Galenus mất năm 199 ở tuổi 70 (có một số tài liệu ghi rằng ông mất ở tuổi 87), ông đã để lại nhiều luận thuyết liên quan đến y học có giá trị và những đóng góp to lớn cho y học hiện đại. Trong đó phải kể tới lý thuyết về hệ tuần hoàn và sự phân biệt giữa động mạch, tĩnh mạch. Với những gì đã để lại cho ngành giải phẫu, tất nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, Galenus xứng đáng là một trong những nhân vật có đóng góp quan trọng đối với lịch sử y học.
Minh Ngọc (Theo The medical news)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét