Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Tư, 29 tháng 4, 2015

8 tác dụng tuyệt vời của mướp đắng với sức khỏe

1. Cải thiện khả năng miễn dịch
Cải thiện khả năng miễn dịch là tác dụng tuyệt vời của mướp đắngCải thiện khả năng miễn dịch là tác dụng tuyệt vời của mướp đắng
Mướp đắng là thực phẩm có tác dụng cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể rất tốt.Nước luộc mướp đắng còn có tác dụng chống nhiễm trùng và bệnh tật. Ngoài ra, mướp đắng giàu vitamin C, chất chống oxy hóa giúp da và loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể. 
Mướp đắng giúp ngăn ngừa cảm lạnh và có lợi cho hệ tiêu hóa. Nó còn giúp ngăn chặn hoặc hạn chế dị ứng thực phẩm, loại bỏ các bệnh nhiễm trùng nấm men tự nhiên. Một lợi ích khác là giúp điều trị chứng trào ngược axit và chứng khó tiêu.
2. Chữa rối loạn hô hấp
Đối với các bệnh về rối loạn đường hô hấp như cảm lạnh, ho và hen suyễn, nước trái cây mướp đắng có tác dụng tuyệt vời. Hãy tạo thói quen uống nước ép mướp đắng vào mỗi buổi sáng trước khi ăn sáng để có kết quả tốt nhất.
3. Trị mụn trứng cá
Mướp đắng giúp thanh lọc và giải độc cơ thể. Mướp đắng có thể làm trắng da, mịn da, giảm mụn trứng cá, ngăn ngừa và trị rôm sảy. Bạn có thể bổ sung mướp đắng vào thực đơn của hoặc uống nước ép mướp đắng hàng ngày vừa mát lại đẹp da. 
Ngoài ra, mướp đắng còn có tác dụng ngăn chặn các bệnh nhiễm trùng da và máu như ghẻ lở, mụn nhọt, bệnh nấm, hắc lào…
4. Điều trị bệnh tiểu đường loại 2
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng mướp đắng làm giảm lượng đường trong máu thông qua việc tăng cường trao đổi glucose. 
Uống một cốc nước ép mướp đắng mỗi ngày và trải nghiệm hiệu quả. Ngừng uống nếu bạn bị đau bụng, tiêu chảy hoặc sốt. Theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên và điều chỉnh thuốc khi cần thiết, với sự trợ giúp của bác sĩ.
5. Giúp giảm cân
Mướp đắng chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, nên ăn mướp đắng làm bạn nhanh có cảm giác no. Loại quả này chứa lượng calo rất ít nên bạn có thể yên tâm ăn các loại thức ăn chế biến với mướp đắng, mà cơ thể vẫn đảm bảo được cung cấp dưỡng chất cần thiết cho hoạt động hằng ngày và không lo sợ bị tăng cân. 
Ngoài ra, mướp đắng rất giàu chất chống oxy hóa, hữu ích trong việc lọa bỏ các độc tố, chất béo có hại với sức khỏe.
6. Cải thiện thị lực
Mướp đắng giúp cải thiện và tăng cường thị lực cho mắt, làm giảm các bệnh về mắt như nhiễm trùng mắt, đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng.
7. Chữa táo bón
Đối với những người bị các vấn đề về đường ruột như đau dạ dày, đại tràng, táo bón thì mướp đắng là bài thuốc chữa bệnh tuyệt vời. Mướp đắng chứa nhiều chất xơ giúp thực phẩm được tiêu hóa dễ dàng, ngăn chặn, phòng chống các bệnh về đường tiêu hóa.
8. Ngăn ngừa các bệnh tim mạch
Mướp đắng làm giảm mức cholesterol trong cơ thể, ngăn chặn các nguy cơ mắc các bệnh về tim như đột quỵ, đau tim… Ăn mướp đắng thường xuyên giúp cải thiện sức khỏe, đem lại hiệu quả đáng ngạc nhiên.
Theo Mỹ Linh - Gia đình Việt Nam

Bí quyết sử dụng trái cây tốt từ vỏ đến ruột

Các loại trái cây có chứa nhiều chất dinh dưỡng, khoáng chất, vitamin có công dụng rất hữu hiệu trong tăng cường sức khỏe và giữ sắc đẹp.

Các loại trái cây có chứa nhiều chất dinh dưỡng, khoáng chất, vitamin có công dụng rất hữu hiệu trong tăng cường sức khỏe và giữ sắc đẹp. Đừng bỏ qua những công dụng tuyệt vời từ vỏ đến ruột của những loại trái cây dưới đây.
Quả bơ
Bơ có tác dụng trong việc phòng ngừa ung thư thận, ung thư vú, ung thư vú... Ngoài ra ăn bơ còn giảm cholesterol, giúp sáng mắt. Không chỉ vậy, vỏ bơ rất có lợi cho da. Áp mặt trong vỏ bơ lên mặt, xoa nhẹ cung cấp độ ẩm cho da, giúp da mịn màng hơn.
Bí quyết sử dụng trái cây tốt từ vỏ đến ruột
Quả quýt
Vitamin C có nhiều trong quả quýt giúp phòng chống stress, giúp vết thương mau lành, khiến da lâu già. Vỏ quýt có vị thơm, còn có thể điều trị chứng đầy bụng, ho, đờm. Khi nấu nước dùng có thể cho vài lát vỏ quýt để tăng thêm mùi vị và bớt béo. Ngoài ra, vỏ quýt còn có tác dụng khử mùi tanh khi ăn cá, hải sản....
Bí quyết sử dụng trái cây tốt từ vỏ đến ruột
Dưa hấu
Dưa hấu chứa nhiều vitamin nhóm B vốn là những loại vitamin có chức năng tạo năng lượng cho cơ thể.
Theo kết quả nghiên cứu gần đây nhất của các chuyên gia Trung Quốc, vỏ dưa hấu là vị thuốc bổ dưỡng, hàm lượng đường thấp, có tác dụng thanh nhiệt, không gây cảm giác khô miệng hoặc khát nước sau khi ăn. Có thể ăn trực tiếp phần cùi của vỏ dưa hấu, hoặc xắt nhỏ vỏ rồi rang khô, sau đó sắc nước uống để trị bệnh viêm, nhiệt, sưng miệng khá hiệu quả.
Bí quyết sử dụng trái cây tốt từ vỏ đến ruột
Dưa leo giúp giải khát, thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể, giải tỏa căng thẳng, trị nhức đầu hay chướng bụng...Vỏ dưa leo rất giàu vitamin và khoáng chất. Nó có tác dụng lợi tiểu, giảm sưng phù, tốt cho cả người bị đái tháo đường , vì vậy khi ăn dưa leo nên để cả vỏ.
Bí quyết sử dụng trái cây tốt từ vỏ đến ruột
Dưa lê
Vì có chứa nhiều kali, dưa lê giúp điều hòa huyết áp tốt và có thể giúp ngăn ngừa được triệu chứng đột quỵ. Những người muốn giảm cân nên bổ sung dưa lê vào thực đơn ăn kiêng của mình. Ngoài ra, vỏ dưa lê rửa sạch thái nhỏ, cho thêm chút đường tinh có thể trị được viêm họng.
Bí quyết sử dụng trái cây tốt từ vỏ đến ruột
Nước trong quả chanh có chứa nhiều muối, axít xitric có thể phòng trị bệnh thận kết sỏi, đồng thời làm giảm sự kết sỏi thận mạn. Chanh cũng được sử dụng như là một loại nước uống (nước chanh) rất có lợi. Vỏ chanh phơi khô và nghiền thành bột, sử dụng rất hiệu quả trong việc giảm đau đầu, dưỡng ẩm da.
Bí quyết sử dụng trái cây tốt từ vỏ đến ruột
Dưa vàng
Dưa vàng nó có tác dụng bồi bổ, tăng sức đề kháng rất tốt, thích hợp với những người thiếu máu, sức yếu do ốm dậy… Vỏ dưa vàng khá đắng nhưng chính chất đắng này giúp hấp thụ vitamin C dễ dàng hơn và giúp bài độc cơ thể. Ngoài ra, vỏ dưa vàng còn có tác dụng kháng khuẩn tiêu viêm.
Bí quyết sử dụng trái cây tốt từ vỏ đến ruột
Cà chua
Cà chua có khả năng làm giảm nguy cơ mắc ung thư vú, ung thư đầu và cổ. Chế độ ăn nhiều cà chua có khả năng giúp chống lại các bệnh thoái hóa thần kinh... Chất lycopene trong vỏ cà chua có tác dụng chống oxy hóa mạnh, có thể phòng ngăn ngừa bệnh tim mạch, nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, phòng chống ung thư.
Bí quyết sử dụng trái cây tốt từ vỏ đến ruột
Quả chuối
Lượng vitamin B cao trong quả này giúp giữ bình tĩnh rất tốt. Bên cạnh đó, chất sắt trong chuối giúp giảm bệnh thiếu máu bằng cách kích thích sản sinh ra hemoglobin. 
Trong chuối có nhiều kali giúp trí não họat động nhạy bén và linh hoạt. Vỏ chuối còn có tác dụng rất tốt trong việc làm sạch da. Dùng mặt trong của vỏ chuối, rắc lên một ít đường nâu, xoa khắp người để tẩy tế bào chết.
Bí quyết sử dụng trái cây tốt từ vỏ đến ruột
Quả ổi
Ổi là một loại trái cây ăn rất ngon miệng và rất có ích cho sức khỏe. Trong quả ổi có chứa rất nhiều vitamin A và C. Ổi có tác dụng chống béo, làm đẹp da rất tốt. 
Đặc biệt trong trái ổi có chứa chất lycopene giúp chống ôxy hóa, ngăn ngừa các chứng bệnh ung thư tuyến tiền liệt rất tốt.Vỏ ổi chứa nhiều vitamin C hơn một quả cam. Cách đơn giản để bổ sung vitamin C làm đẹp da là khi ăn ổi hãy ăn cả vỏ.
Bí quyết sử dụng trái cây tốt từ vỏ đến ruột
Một số lưu ý khi sử dụng các loại vỏ trái cây:
Trong vỏ các loại trái cây có chứa rất nhiều vitamin có lợi cho sức khỏe và có tác dụng trong việc làm đẹp. Tuy nhiên nếu muốn tận dụng vỏ các loại trái cây này bạn cần lựa chọn trái cây có nguồn gốc xuất xứ và phải rửa thật sạch trước khi sử dụng để tránh ngộ độc.
Theo Thu Anh - Sức khỏe và đời sống

Đi du lịch, nên mang chanh để phòng ngộ độc thức ăn

Ngộ độc có thể xuất hiện bất ngờ dù bạn nghĩ mình đã cẩn thận lắm rồi, làm hỏng chuyến du lịch mà bạn kỳ công thu xếp. Bí quyết tránh là gì.


Di du lịch, nen mang chanh dẻ phòng ngo doc thuc an
Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Anh, mỗi năm có khoảng hơn 50.000 trường hợp bị ngộ độc thức ăn khi đang đi du lịch. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể tận hưởng một lỳ nghỉ tuyệt vời mà không cần lo lắng khi tuân thủ những cách sau.
Di du lịch, nen mang chanh dẻ phòng ngo doc thuc an-Hinh-2
Lên kế hoạch ăn ngủ nghỉ đầy đủ trước khi đi du lịch. Hãy ăn nhiều trái cây và rau quả. Ngoài ra, bổ sung một chế độ ăn uống probiotic trong thời gian này để giúp dạ dày tạo một chiếc áo bảo vệ khỏi vi khuẩn có thể gặp trong chuyến đi.
Di du lịch, nen mang chanh dẻ phòng ngo doc thuc an-Hinh-3
Cẩn thận với những gì bạn ăn. Chọn thức ăn được nấu chín hoàn toàn và đồ trước khi chế biến phải tươi. Tránh ăn các loại thực phẩm tươi sống hay gỏi trong những chuyến du lịch.
Di du lịch, nen mang chanh dẻ phòng ngo doc thuc an-Hinh-4
Bạn cũng không nên sa đà vào những quán ăn vỉa hè hay đường phố vì có thể nó chưa được kiểm định hoặc chất lượng không đảm bảo. Hãy tìm kiếm nơi ăn uống địa phương an toàn và đảm bảo trên internet.
Di du lịch, nen mang chanh dẻ phòng ngo doc thuc an-Hinh-5
Chỉ uống nước an toàn. Ở nhiều địa phương bạn đến, nguồn nước chưa chắc được đảm bảo. Hơn nữa, có thể khách sạn bạn ở đóng chai từ nước không vệ sinh, chưa được lọc từ vòi dẫn đến nguy cơ ngộ độc rất cao. Bạn có thể chuẩn bị viên thuốc lọc nước hoặc chắc chắn chỉ uống nước đóng chai còn nguyên dấu tem.
Di du lịch, nen mang chanh dẻ phòng ngo doc thuc an-Hinh-6
Chuẩn bị chanh và muối. Luôn mang theo muối và vài quả chanh tươi. Ngay khi có triệu chứng đầu tiên ngộ độc thực phẩm: hơi đau nhói ở bụng, trào thành từng đợt nhỏ, đầu choáng váng, buồn nôn, hãy pha một cốc nước, vắt 2 quả chanh và thêm muối vào uống.
Di du lịch, nen mang chanh dẻ phòng ngo doc thuc an-Hinh-7
Phát hiện sớm và xử lý tình huống nhanh sẽ giúp bạn không phải chịu hậu quả lớn hơn nhiều sau đó. Nếu cơn đau vẫn không dứt, bạn phải tìm đến ngay cơ sở y tế gần điểm du lịch. Vì vậy, việc tìm hiểu và ghi lại một số thông tin về các bệnh viện, trạm xá tại điểm đến không bao giờ thừa.

Theo Mi Trần - Kiến thức

Xử lý thế nào khi bị ngộ độc thực phẩm?

Ngộ độc thực phẩm ở mức độ nhẹ thường không gây chết người nhưng nếu trường hợp nặng, chất độc không được tống khỏi cơ thể thì tử vong hoàn toàn có thể xảy ra.

Vì vậy, khi bị ngộ độc thực phẩm, điều đầu tiên cần làm là sơ cứu người bệnh ngay tức thì.
Biểu hiện của ngộ độc: Người bị ngộ độc thường có biểu hiện: nôn mửa, tiêu chảy, chóng mặt, sốt, đau bụng… gây hại tới sức khỏe, khiến cơ thể mệt mỏi
Cách xử lý cấp tốc khi có biểu hiện trên trước 6 giờ sau khi ăn là tống thức ăn ra ngoài bằng cách nôn. Phương pháp phổ biến là dùng tay hoặc các vật như lông gà để ngoáy họng, kích thích người bị ngộ độc nôn thức ăn ra ngoài.
Phương án sơ cứu này cần đặc biệt chú ý với trẻ nhỏ. Cần đặt trẻ nằm nghiêng sang một bên rồi móc họng trẻ cho nôn ra. Lưu ý tránh để xây xát niêm mạc họng của trẻ.
Sau khi nôn ra, việc tiếp theo cần làm là cho bệnh nhân uống bù nước bằng dung dịch oresol pha loãng, nước lọc, nước hoa quả, nước cháo loãng để nhanh chóng cấp nước cho cơ thể.
Trong trường hợp nếu biết chất độc là dầu hỏa, xăng, hóa chất trừ sâu, thuốc chuột... thì không nên gây nôn vì gây nôn sẽ có thể làm bệnh nhân hít chất độc vào phổi hoặc lên cơn co giật khi đang nôn mà nhanh chóng cho nạn nhân uống than hoạt tính 20-30g nếu là người lớn, 5-10g đối với trẻ em.
Hình ảnh Cách xử lý khi bị ngộ độc thực phẩm số 1Cách xử lý cấp tốc khi bị ngộ độc là nôn thức ăn ra ngoài (ảnh minh hoạ)
Than hoạt tính có tác dụng gắn giữ các chất độc không cho thấm vào máu. Sau đó, nhaanh chóng chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu.
Trong trường hợp người có biểu hiện bị ngộ độc trên 6 giờ sau khi ăn, tức là lúc này một phần chất độc đã ngấm vào cơ thể, biện pháp sơ cứu bằng nôn không còn nhiều tác dụng mà phải dùng chất trung hoà để làm loãng chất độc trong cơ thể như nước xà phòng 1%, nước magiê ôxit 4%, cứ cách 5 phút cho người bệnh uống 15ml. Tuy nhiên, tuyệt đối không được dùng thuốc muối để tránh hình thành COlàm thủng dạ dày cho bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày.
Sau đó, cách tốt nhất là đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời.
Phòng ngộ độc thực phẩm như thế nào?
- Rửa sạch tay bằng xà phòng trước khi ăn hay khi chuẩn bị chế biến thức ăn.
- Diệt ruồi, gián, chuột... Tuyệt đối không để chúng tiếp xúc với thức ăn.
- Không uống mật cá trắm, trôi, chép với mục đích chữa bệnh. Tuyệt đối không ăn cá nóc. Không uống bia rượu nấu lậu.
- Nên tìm hiểu kỹ những cây rau, các loại nấm, cá để phân biệt được loại không độc và loại độc. Tuyệt đối không ăn những thức ăn lạ.
- Thực phẩm dùng để làm thức ăn phải được chọn lựa cẩn thận, phải tươi, không dập nát. Không ăn cá ươn, không hái nấm ở dọc đường hay trong rừng để ăn.
- Không ăn rau quả dập nát, có màu lạ, nghi là có hoá chất bảo quản.
Theo Thoa Nguyễn - Người đưa tin

Những ai dễ mắc bệnh ung thư da?

Ung thư da luôn chịu tác động của rất nhiều yếu tố như: tiền sử gia đình, cơ địa, hay những thói quen của bản thân….

Nhiều người thường có quan niệm rằng chỉ cần bôi kem chống nắng mỗi ngày là có thể ngăn ngừa ung thư da. Sự thật không phải vậy. Ung thư da luôn chịu tác động của rất nhiều yếu tố như: Tiền sử gia đình, cơ địa, hay những thói quen của bản thân…
Dưới đây là 6 điều căn bản về bệnh ung thư da mà bạn nên biết:
1. Với người có làn da sẫm màu
Shelby Moneer, giám đốc giáo dục tại Quỹ nghiên cứu ung thư tế bào hắc tố cho biết "ung thư tế bào hắc tố không phân biệt màu sắc da".
Với những người có làn da sẫm, melanin cung cấp hệ số che nắng khoảng 13,4 (cao hơn nhiều so với 3,4 ở da trắng), nhưng con số này vẫn ít hơn so với mức chuẩn SPF 15 để bảo vệ làn da tương đối dưới ánh nắng mặt trời. Điều này lí giải cho việc tỷ lệ người có làn da sẫm màu mắc bệnh ung thư da rất thấp, nhưng tỷ lệ sống sót sau 5 năm mắc bệnh của họ chỉ đạt 75%, chênh lệch khá lớn so với 93% so với người da trắng.
Brooke Jackson, GS da liễu tại ĐH North Carolina tại Chapel Hill cho biết: "Rất nhiều người, trong đó có cả các bác sĩ, đã nghĩ rằng nếu một người không có làn da trắng thì ung thư da sẽ không xảy ra với họ. Cũng chính bởi nhận thức sai lầm này, nếu một khi những bệnh nhân này được phát hiện đã mắc phải bệnh ung thư da ác tính, thì nó thường đã ở giai đoạn nghiêm trọng".
2. Với những người có làn da trắng
Những người có làn da sáng, đôi mắt sáng và mái tóc sáng có ít hơn các sắc tố melanin để bảo vệ làn da, dễ cháy nắng và nhiều khả năng có nốt ruồi.
Một nghiên cứu gần đây của 477 trẻ em da trắng dưới 10 tuổi cho thấy những người có biến thể gene với đôi mắt màu xanh có nhiều khả năng để phát triển các nốt ruồi và đặc biệt với những người có một biến thể gene cho cả đôi mắt xanh và mái tóc đỏ càng có nhiều khả năng phát triển các nốt ruồi lớn hơn sau khi cháy nắng.
3. Ung thư da liên quan đến tiền sử gia đình
Jennifer Linder, BS da liễu tại Scottsdale, Ariz - phát ngôn viên của Quỹ ung thư đã cho biết: "Nếu bạn có cha mẹ, anh chị em ruột hoặc con cái, đã phát hiện có mắc bệnh ác tính, thì tỷ lệ mà bạn có thể mắc phải lên đến 50%".
Nếu như với người bình thường, các chuyên gia khuyên họ nên kiểm tra 1năm/lần thì với những người sẵn có tiền sử gia đình, nên kiểm tra 6 tháng/lần.
4. Ung thư da có liên quan đến việc tắm nắng
Hơn 419.000 trường hợp ung thư da ở Mỹ mỗi năm có liên quan đến việc tắm nắng trong nhà. Nếu bạn đã từng tắm nắng trong quá khứ hay có bất cứ tiền sử nào về da, hãy đến xin lời khuyên của các bác sĩ để được phòng tránh kịp thời.
5. Các khối u ác tính phát triển ở nốt ruồi có sẵn
Nốt ruồi chính là những khối u hắc tố, sinh ra do sự loạn sản và khu trú của sắc tố melanin.
Theo các chuyên gia những nốt ruồi ở các vị trí thường xuyên cọ sát hay phơi nắng như trên mặt, bàn tay, bàn chân, tóc, râu… có nguy cơ phát triển thành các bệnh lý ác tính trong đó có bệnh ung thư da.
6. Nguy cơ ung thư da tăng cao khi da bị cháy nắng
Nguy cơ mắc ung thư da ác tính tăng gấp đôi nếu bạn trải qua chỉ 1 lần cháy nắng. Thay đổi thói quen tạo sự khác biệt, không bao giờ là muộn với việc bảo vệ làn da. Hãy nhớ bôi kem chống nắng hàng ngày và che chắn cẩn thận để ngăn các tác nhân từ ánh sáng mặt trời và môi trường xung quanh gây ra cho làn da của bạn.
Theo Lê Vân - Giáo dục Việt Nam

Bệnh lang ben và thuốc chữa

Số bệnh nhân nhiễm vi nấm ngoài da ở nước ta khá nhiều, xếp hàng thứ hai trong số bệnh da liễu, chỉ sau bệnh chàm (eczema).

Số bệnh nhân nhiễm vi nấm ngoài da ở nước ta khá nhiều, xếp hàng thứ hai trong số bệnh da liễu, chỉ sau bệnh chàm (eczema). Một trong số những bệnh da do vi nấm hay gặp nhất là lang ben. Điều trị bệnh lang ben "tuy dễ mà khó" vì bệnh thường rất dễ tái phát.
Lang ben lây lan rất nhanh
Lang ben là bệnh nấm nông ngoài da, nguyên nhân do nấm Malassezia furfur gây bệnh. Bệnh thường gặp ở người trẻ, ở các vùng khí hậu nóng, ẩm. Bệnh lan nhanh từ vùng da này sang vùng da khác và lây nhiễm từ người này sang người khác trực tiếp hoặc gián tiếp qua khăn lau, quần áo, giường chiếu… 
Điều kiện thuận lợi để phát bệnh là làn da nóng ẩm do khí hậu, hoạt động thể lực, mặc quần áo bít kín, tiết nhiều mồ hôi nhờn. Bệnh nhân mắc các bệnh Cushing (một loại bệnh nội tiết), sự suy giảm miễn dịch, suy dinh dưỡng cũng là những yếu tố làm bệnh dễ phát sinh.
Bệnh lang ben và thuốc chữaTổn thương da do lang ben
Tổn thương da do lang ben thường là các dát giảm sắc tố (trắng hơn da bình thường), đôi khi là các dát tăng sắc tố (sậm hơn da bình thường) hoặc dát hồng ban (vết hồng đỏ). Bề mặt các thương tổn có vảy mịn như phấn. Nếu dùng bìa cứng hoặc dao cùn cạo thì vảy mịn tróc ra rõ hơn (dấu hiệu vỏ bào). 
Vị trí tổn thương thường là những vùng da bị che kín, tiết nhiều mồ hôi nhờn như giữa lưng, giữa ngực, mạn sườn, bụng, mặt trong cánh tay, đùi, vùng mặt (trước tai, hàm dưới).
Lang ben thường gây cảm giác châm chích khi nóng nực, ngứa ít hoặc không ngứa. Do đó, người bệnh ít khi chữa trị sớm, nhất là khi tổn thương ở vùng da khó nhìn thấy (vùng lưng). Nếu không ngứa, thương tổn chỉ gây mất thẩm mỹ nên bệnh nhân thường để cho lang ben lan rộng, trở nên khó trị và có thể là nguồn lây cho người khác. Bệnh rất hay tái phát, nhất là khi không biết cách phòng ngừa và điều trị đúng.
Chữa trị thế nào?
Có hai dạng thuốc được dùng để điều trị bệnh lang ben: thuốc bôi tại chỗ và thuốc uống toàn thân.
Thuốc bôi gồm có các loại: dung dịch BSI (acid benzoic + acid salicylic + lod), ASA (acid acetylsalicylic, natri salicylat); kem, mỡ hoặc gel trong đó có chứa các loại thuốc kháng nấm như: ketoconazol, bifonazol, clotrimazol, econazol, miconazol...
Dùng thuốc bôi tại chỗ cần chú ý:
Dung dịch ASA hoặc BSI: có thể gây kích ứng da tại chỗ, gây bỏng da, lột da, vì vậy, không được bôi trên diện rộng, không nên bôi ở những vùng da mỏng, nhạy cảm. Không được để thuốc dính vào vùng niêm mạc và bán niêm mạc như mắt, miệng, sinh dục. 
Nên bôi ngày 1 lần vào buổi tối. Nếu tổn thương quá nhiều, nên chia ra bôi từng vùng vào các thời điểm khác nhau trong ngày. Các thuốc loại này hiệu quả thấp, dễ tái phát nếu dùng đơn độc, vì vậy, nên kết hợp với các loại thuốc khác nếu bị bệnh trên diện rộng.
Thuốc bôi dạng kem, mỡ: Cần bôi thuốc khi bề mặt da sạch, khô, không có mồ hôi. Bôi đều và để hở khoảng 30 phút rồi mới mặc áo để tránh thuốc dính vào quần áo vừa lãng phí thuốc lại vừa mất tác dụng. Nên bôi thuốc 2 lần/ngày. Thuốc có thể gây dị ứng nhẹ. Tuy nhiên, dị ứng này sẽ giảm và hết khi ngưng bôi thuốc hay dùng thuốc chống dị ứng.
Thuốc uống toàn thân: Có thể sử dụng các loại thuốc kháng nấm sau: nhóm imidazol (ketoconazol, itraconazol, fluconazol…), nhóm allylamin (terbinafin) và kháng sinh chống nấm griseofulvin.
Lưu ý khi dùng thuốc kháng nấm đường uống:
Mỗi nhóm thuốc đều có những ưu thế và nhược điểm riêng. Ketoconazol rất độc với gan, vì vậy, trước khi điều trị, cần làm các xét nghiệm kiểm tra chức năng gan. Itraconazol, fluconazol ít độc với gan và hiệu quả hơn. Nhóm allylamin hấp thu rất tốt qua đường tiêu hóa, ít gây độc cho gan, những tác dụng phụ có thể gặp là gây rối loạn tiêu hóa, gây rối loạn vị giác. 
Griseofulvin là thuốc uống chống nấm rẻ nhất có hiệu quả với các loại nấm da, tuy nhiên, hiệu quả thực sự không bằng các thuốc nhóm imidazol và allylamin. Thuốc có thể làm tăng nhạy cảm ánh sáng của da, vì vậy, cần tránh nắng trong thời gian dùng thuốc. Nên uống thuốc sau khi ăn vì thuốc hấp thu tốt hơn sau khi ăn các loại thức ăn dầu và nên uống thuốc với nhiều nước.
Người bệnh cần biết
Để điều trị lang ben hiệu quả, cần kết hợp cả thuốc uống và thuốc bôi. Ðiều trị liên tục cho đến khi da lành, sau đó cần tiếp tục bôi thuốc ít nhất 2 tuần nữa để tránh tái phát. 
Nếu điều trị sau 4 tuần không có dấu hiệu cải thiện thì nên đi bác sĩ khám để được chẩn đoán kỹ hơn. Dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không dùng bừa bãi, theo kinh nghiệm mách bảo, bệnh sẽ càng khó chữa, lây lan nhanh và nhanh tái phát.
Ngoài ra, trong quá trình điều trị, cần thực hiện vệ sinh thân thể sạch sẽ. Không nên tắm bằng xà bông, sữa tắm mà nên dùng chanh để tắm, không nên chà xát nhiều. Nên giữ cho cơ thể khô ráo, tránh ẩm ướt và ra mồ hôi. 
Giặt sạch quần áo và phơi dưới nắng to hoặc là ủi mặt trong quần áo trước khi mặc. Không nên mặc quần áo chung với người khác. Khi bệnh đã lui, da đã lành, phải diệt nấm ở những vật dụng cá nhân như quần áo, chăn màn... bằng cách luộc ở nước sôi 100oC trong vòng 15 phút.
Theo DS Lâm Thanh - Sức khỏe và đời sống

13 thủ phạm gây khó tiêu thường gặp

Nếu đã từng phải chịu đựng những cơn đau nhẹ hoặc cảm giác nặng bụng khó chịu ở bao tử sau các bữa ăn, bạn có thể đã mắc chứng khó tiêu.


Khó tiêu là bệnh có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi và thường bắt nguồn từ những nguyên nhân dưới đây
1. Thói quen ăn uống thiếu lành mạnh
Một vài thói quen ăn uống thiếu lành mạnh trong cuộc sống hiện đại có thể gây ra chứng khó tiêu như:
- Ăn quá nhanh và không nhai kỹ
- Ăn quá nhiều trong mỗi bữa ăn
- Ăn nhiều những thực phẩm giàu chất béo hoặc có chứa nhiều gia vị
Để ngăn ngừa chứng khó tiêu, bạn cần ăn thật chậm và nhai kỹ thức ăn, tránh ăn quá no và không nên tiêu thụ nhiều những món ăn có chứa chất béo hay gia vị.
2. Tiêu thụ chất cồn
Chất cồn gây mất nước cho các tế bào trong cơ thể, khiến chúng bị teo lại và hư tổn. Điều này đương nhiên sẽ dẫn đến những rắc rối về vấn đề tiêu hóa. 
Vì vậy, nếu thường xuyên uống bia, rượu, bạn cần hạn chế lượng chất cồn nạp vào cơ thể để ngăn ngừa chứng khó tiêu và những rắc rối khác về sức khỏe có liên quan đến chất cồn.
3. Hút thuốc lá
Thói quen hút thuốc lá khiến bạn không còn cảm giác thèm ăn hay ngon miệng do chúng tiêu diệt các enzyme tiêu hóa. Vì vậy, thức ăn khi được nạp vào cơ thể sẽ không được tiêu hóa trọn vẹn suốt một thời gian dài, dẫn tới tình trạng khó tiêu.
4. Những thực phẩm có chứa nhiều caffeine
Trà, cà phê, sô-cô-la hay nước tăng lực cùng nhiều loại thức ăn và đồ uống khác có chứa caffeine cũng nằm trong danh sách những thứ có khả năng gây đầy bụng, khó tiêu hóa. Vì caffeine kích thích cơ thể tiết ra nhiều a-xít trong dạ dày, dẫn đến tình trạng đầy hơi và đau bụng.
5. Tập thể dục ngay sau bữa ăn
Ăn vặt một thứ gì đó trước khi tập thể thao là một thói quen thường gặp ở nhiều người. Tuy nhiên, bạn cũng nên biết rằng cơ thể cần có một khoảng thời gian nghỉ ngơi ít nhất là từ 30 đến 60 phút sau bữa ăn. Vì sau khi ăn, quá trình tuần hoàn máu trong cơ thể đang tập trung vào nhiệm vụ hỗ trợ hoạt động cho hệ thống tiêu hóa.
Do đó, nếu bạn tập thể thao ngay sau khi ăn, máu sẽ bị rút bớt về các cơ, gây cản trở cho quá trình tiêu hóa và làm bạn bị khó tiêu.
6. Mang thai
Phụ nữ mang thai thường bị khó tiêu không chỉ vì sự thay đổi của lượng hóc-môn bên trong cơ thể mà còn do tử cung đang phát triển nên chúng tạo áp lực lên hệ thống tiêu hóa. Buồn nôn, ợ nóng, đầy hơi và khó tiêu là những triệu chứng về tiêu hóa thường gặp nhất khi mang thai.
7. Sử dụng thuốc
Một số loại thuốc có thể làm bạn bị khó tiêu. Chẳng hạn như loại thuốc nitrate có tác dụng làm giãn nỡ mạch máu có thể gây ra tác dụng phụ là làm giãn cơ vòng nối giữa dạ dày với thực quản, khiến bạn bị trào ngược a-xít. Thuốc bổ sung sắt, thuốc giảm đau, một số loại kháng sinh và những loại thuốc kháng viêm không chứa steroid cũng có thể gây ra chứng khó tiêu.
8. Béo phì
Thừa cân cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây khó tiêu vì lượng cân nặng dư thừa sẽ tạo áp lực lên hệ thống tiêu hóa, làm cho lượng dịch vị trong dạ dày có xu hướng trào ngược lên thực quản.
9. Stress
Thường xuyên bị căng thẳng về tinh thần sẽ gây ra nhiều rắc rối cho sức khỏe, bao gồm cả chứng khó tiêu. Khi bị stress, cơ thể sẽ phải tập trung mọi sự chú ý của chúng vào vấn đề đang xảy ra và lơ là mọi nhiệm vụ, kể cả chuyện tiêu hóa thức ăn.
Stress khiến lượng máu lưu thông đến hệ tiêu hóa bị giảm sút nghiêm trọng, gây trở ngại cho khả năng làm việc của các cơ quan tiêu hóa và làm giảm lượng enzyme tiêu hóa được tiết ra.
Điều này dẫn tới một số rắc rối về tiêu hóa như buồn nôn, khó tiêu, ợ nóng hay triệu chứng kích ứng đường ruột.
Tập thể dục, yoga hay những hoạt động mà bạn yêu thích sẽ giúp làm giảm mức độ stress đáng kể.
10. Chứng sa ruột
Đây là bệnh xảy ra khi các cơ quan ở vùng bụng bị lồi ra khỏi khoang bụng dưới hình thức là một khối u sưng tấy trên da, dẫn tới một số rắc rối về tiêu hóa như trào ngược axít hay khó tiêu.
11. Trào ngược dạ dày thực quản
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GORD) là một rắc rối phổ biến dẫn tới chứng khó tiêu. Chúng có nguyên nhân do sự trào ngược a-xít từ dạy dày lên thực quản. Ở những người mắc bệnh GORD, lượng a-xít trào ngược rất lớn và xảy ra thường xuyên, dẫn tới cảm giác bỏng rát ở thực quản và gây đau khi nuốt thức ăn.
12. Nhiễm khuẩn
Helicobacter pylori là một loại vi khuẩn phổ biến gây viêm dạ dày. Tình trạng viêm nhiễm sẽ làm bạn thường bị khó tiêu và có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, trong những trường hợp hiếm gặp, tình trạng viêm nhiễm có thể dẫn tới sự xuất hiện của các khối u hoặc thậm chí là bệnh ung thư dạ dày.
13. Khối u trong dạ dày hoặc ung thư dạ dày
U xơ dạ dày hiểu đơn giản là các vết loét phát triển ở thành bên trong của cả dạy dày lẫn ruột non. Chúng có thể bắt nguồn từ tình trạng trào ngược a-xít quá thường xuyên hoặc do bị viêm dạ dày. Một trong những triệu chứng cho thấy sự phát triển của các khối u trong dạ dày đó là chứng khó tiêu.
Trong những trường hợp hiếm gặp, khó tiêu có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày. Các tế bào ung thư sẽ phá vỡ lớp bảo vệ ở niêm mạc dạ dày, khiến lượng a-xít ở trong dạ dày có điều kiện tiếp xúc với thành dạ dày.

Theo Hồng Xuân - Phụ nữ TPHCM

Sống có mục đích giúp giảm bệnh tim và phòng ngừa đột quỵ hiệu quả

Một nghiên cứu mới đây được công bố bởi Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cho biết, nếu có ý thức tốt về mục đích sống thì nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ sẽ giảm thiểu.

Ảnh: flickr.com
Theo đó, các nhà khoa học thuộc Bệnh viện Mount Sinai St. Luke và Mount Sinai Roosevelt (Mỹ) đã tiến hành phân tích dữ liệu của 10 cuộc nghiên cứu đối với hơn 137.000 người, chủ yếu xem xét mối liên hệ giữa ý thức sống với tỷ lệ tử vong do các bệnh tim mạch.
Kết quả cho thấy, những người có mục đích sống lành mạnh, vui tươi, yêu đời có tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân giảm 23%, và nguy cơ bị đau tim, đột quỵ, hoặc cần thiết phải phẫu thuật động mạch vành (CABG) giảm 19%.
Ngược lại, những người sống không có mục đích, sống với tâm lý lo lắng, bất an, luôn viện cớ bận rộn với công việc, ít dành thời gian để tập thể dục hay làm những việc mình yêu thích… có tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch rất cao.
Ảnh: flickr.com
Giáo sư Randy Cohen - trưởng nhóm nghiên cứu nhấn mạnh, "Nghiên cứu của chúng tôi đã cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa ý thức sống và bệnh tim mạch. Nếu bạn cảm thấy cuộc sống này thật đáng sống, sống có mục đích lành mạnh, bạn sẽ có thể làm giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim và tử vong do đột quỵ xuống mức thấp nhất".
Các nhà khoa học khuyến cáo, dù cuộc sống bận rộn và nhiều lo toan đến đâu, bạn cũng nên dành thời gian để vạch ra cho mình những mục đích sống lành mạnh, vui tươi, thoải mái, tận hưởng những phút giây sống đầy ý nghĩa nhằm bảo vệ trái tim khỏe mạnh hơn.
Theo Đình Huệ - Phụ nữ TPHCM

Ngứa ... bâng quơ

Không ít người đã bị tăng men gan, suy thượng thận thứ phát, thậm chí trở nên hoang tưởng chỉ vì... quá ngứa.

Hàng trăm "thủ phạm"
Mới đây, một bệnh nhân (BN) nam đến khám tại Phòng khám Dị ứng - miễn dịch lâm sàng, BV ĐH Y Dược TPHCM, với biểu hiện khắp người có vết cào cấu, nhiều vết chưa lành miệng. Người bệnh khẳng định "có con gì ẩn dưới da khiến tôi luôn ngứa ngáy. 
Rất nhiều lần thấy nó, tôi đã dùng móng tay cạy lên và bắt được. Nó có màu trắng, tròn tròn nhỏ nhỏ...". Tuy nhiên, khi bác sĩ (BS) yêu cầu BN này thực hiện việc "bắt con gì" tại chỗ thì chỉ có máu chảy ra. BN lý giải: "Chắc tại nó... sợ BS!".
ThS.BS Lê Thái Vân Thanh, Bộ môn Da liễu ĐH Y Dược TPHCM, người trực tiếp điều trị BN này phân tích: do căn bệnh ngứa kéo dài nhiều năm mà không được điều trị đúng cách nên người bệnh đã chuyển sang mắc chứng tâm thần hoang tưởng nhẹ. Lúc nào BN cũng nghĩ có con gì bò lúc nhúc dưới da nên tìm mọi cách để moi ra.
Trường hợp khác, hai BN nữ đến khám trong tình trạng luôn cảm thấy ngứa khắp người, đã từng uống thuốc thời gian dài nhưng không hết. Theo BN, do kết quả xét nghiệm huyết thanh dương tính với ký sinh trùng (KST) nên họ đã uống thuốc xổ nhiều đợt. Thuốc đã uống, tiền đã mất mà "ngứa vẫn hoàn ngứa". Chưa kể, với những triệu chứng biểu hiện trên da và một số xét nghiệm, BS còn phát hiện BN đã bị suy thượng thận.
BS Trần Thiên Tài, Phòng khám Dị ứng - miễn dịch lâm sàng BV Đại học Y Dược TPHCM cho biết: dị ứng là phản ứng quá mức của cơ thể với một chất, một thành phần, một tác nhân nào đó. Nguồn cơn là do hệ miễn dịch bị rối loạn, cơ thể không chấp nhận chất nào đó nên tạo ra những phản ứng để báo hiệu. 
Tác nhân gây dị ứng có thể đến cả trăm loại khác nhau, từ bên trong cơ thể hoặc từ môi trường bên ngoài. Những nguyên nhân từ bên ngoài có thể kể đến: nhiệt độ đột ngột thay đổi, nắng nóng hay khô lạnh quá cũng gây ngứa; hóa chất bảo quản, kích thích tăng trưởng… trong thức ăn; môi trường sống ô nhiễm; bụi bẩn, nấm mốc, phấn hoa, lông súc vật; mỹ phẩm, dầu thơm; các loại thuốc; nhiễm KST... Ngoài ra còn có trường hợp không thể tìm được nguyên nhân do có những rối loạn từ bên trong cơ thể.
Biểu hiện của dị ứng rất đa dạng, nó có thể tác động đến mũi gây viêm mũi dị ứng, nặng hơn là lên cơn hen suyễn; đến mắt gây viêm kết mạc dị ứng; đến da gây nổi mề đay, viêm da tiếp xúc dị ứng… Triệu chứng điển hình của dị ứng là ngứa, nặng hơn là nổi mẩn đỏ, nổi mề đay, mẩn nước; hơn nữa là bỏng nước, loét, bóc da toàn thân; thậm chí gây sốc, khó thở đến ngưng thở.
Tỷ lệ dị ứng với những tác nhân của cuộc sống hiện đại (hóa chất trong thực phẩm, trong sản phẩm gia dụng, vệ sinh, làm đẹp; không khí ô nhiễm…) ngày càng tăng cao với triệu chứng điển hình là ngứa một bộ phận hoặc nhiều vị trí trên cơ thể, thậm chí là rất mơ hồ, không xác định được. 
Ngứa tuy không nguy hiểm nhưng lại gây nên một hệ lụy đáng sợ xuất phát từ sự chủ quan của người bệnh. Họ không chỉ khổ ải trầm luân trong chứng bệnh ngứa mà còn gánh thêm một số bệnh hiểm khác.
Khi ngứa hầu hết người bệnh đều không đi khám mà tự ý mua thuốc uống, thoa (với ngứa trên da) hoặc xịt (với ngứa mũi). Để cắt nhanh cơn ngứa, thông thường nhà thuốc sẽ bán loại dược phẩm có chứa corticoid. Vì chưa cắt được nguyên nhân nên tần suất bị ngứa trở lại rất cao và người bệnh lại tiếp tục tự ý uống thuốc. Kết quả, nhiều BN ngoài bệnh dị ứng còn bị suy thượng thận, men gan tăng do bị corticoid phá hủy.
Nếu đi khám, thông thường lần đầu BN sẽ được bác sĩ kê thuốc cắt cơn ngứa. Trên thực tế, không ít thuốc được kê đơn thuộc nhóm chứa corticoid vì có tác dụng cắt cơn ngứa nhanh, mạnh (nguyên nhân do người bệnh thường đến khám trong tình trạng bệnh đã trở nặng). Do thấy có tác dụng nên người bệnh lại tiếp tục mua thuốc chứa corticoid theo đơn đầu tiên chứ không tái khám.
Nhiều BN bị rơi vào cái vòng ngứa luẩn quẩn do đi xét nghiệm huyết thanh để tìm KST. Theo Viện Sốt rét - KST - Côn trùng Trung ương, có đến hơn một nửa dân số Việt Nam nhiễm KST. Vì vậy, phần lớn các xét nghiệm đều cho kết quả dương tính. 
Tuy KST là một trong những tác nhân gây ngứa nhưng không phải cứ nhiễm là ngứa. Song với kết quả dương tính, BN sẽ được cho uống thuốc xổ, loại thuốc này rất độc cho gan. Kết quả, ngứa không hết mà lại rước thêm bệnh gan.
Cùng nhau chữa bệnh
ThS.BS Lê Thái Vân Thanh khuyến cáo: để điều trị bệnh ngứa, BN cần có sự hợp tác tốt với BS điều trị để cùng nhau tìm ra được tác nhân gây bệnh. Trước tiên, BN nên tự rà soát lại trong sinh hoạt thường ngày mình đã tiếp xúc với những nguyên nhân gây dị ứng nào. Có thể bắt đầu từ điều kiện vệ sinh trong nhà ở, phòng làm việc. 
Liệu những nơi đó có quá bụi, có nhiều gián, kiến hay những con mạt; bạn có nuôi chó mèo, thú cưng hay trồng hoa không… Nếu có thì khả năng bị dị ứng rất cao, nên hãy loại bỏ chúng trước. Drap giường, quần áo đồ dùng được giặt tẩy bằng loại xà bông nào, loại có tác dụng tẩy rửa càng mạnh, càng trắng thì càng có nguy cơ gây dị ứng cao hơn…
Thực phẩm hàng ngày cũng là tác nhân gây dị ứng cần đặc biệt lưu ý. Các loại hải sản, thịt bò, thực phẩm công nghiệp đóng hộp, đóng gói sẵn là các loại có nguy cơ cao. Nếu có thể, hãy ăn riêng từng loại và để ý phản ứng cơ thể mỗi khi ăn để "bắt tận tay" kẻ gây rối.
Một số tác nhân gây ngứa có thể không ở gần người bệnh, chẳng hạn trong rất nhiều trường hợp, dù nhà BN không nuôi chó mèo, không trồng hoa, nhưng nhà hàng xóm có nuôi, có trồng, BN vẫn bị ảnh hưởng vì phấn hoa, lông súc vật có thể phát tán trong gió.
Những dữ liệu tự rà soát mà BN cung cấp sẽ giúp việc chẩn đoán thuận lợi. Từ đó, BS sẽ loại trừ được một số nguyên nhân và tiếp tục cho BN thực hiện xét nghiệm để tìm ra tác nhân cụ thể. Theo BS Trần Thiên Tài, sau hơn một năm áp dụng phương pháp test lẩy da, hầu hết các trường hợp đều tìm được "thủ phạm". Tác nhân gây dị ứng phổ biến ở nước ta là do thức ăn, môi trường sống ô nhiễm và lông súc vật.
ThS.BS Lê Thái Vân Thanh cho biết thêm: trong trường hợp chưa tìm được tác nhân, BS sẽ cắt ngứa cho BN bằng những thuốc kháng dị ứng. Người bệnh cần hiểu rằng, thuốc có rất nhiều nhóm khác nhau, điển hình như: nhóm chứa corticoid có tác dụng rất nhanh, nhưng cũng nhiều tác dụng phụ nên không dùng quá một tuần.
Nhóm kháng histamine có thể dùng lâu dài mà không gây tác dụng phụ. Trong thực tế, vẫn có những trường hợp không thể tìm được nguyên nhân gây dị ứng nên thường xuyên phải điều trị bằng thuốc, lúc này nhóm kháng histamine sẽ là lựa chọn tốt.
Người bệnh nên chú ý, nếu bị ngứa, không nên ra nhà thuốc khai bệnh mà cần đi khám ở chuyên khoa về miễn dịch, dị ứng để được chẩn đoán và điều trị tốt nhất.
Theo An Hà - Phụ nữ TPHCM

Những nguyên nhân không ngờ có thể gây bệnh tim mạch

Thời tiết
Thời tiết thay đổi, thất thường cũng sẽ làm tăng số lượng tiểu cầu, hồng cầu, tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch vành hay tai biến mạch máu não. 
Khi nhiệt độ xuống thấp, người mắc bệnh tim mạch dễ bị hạ thân nhiệt do không có khả năng tạo đủ năng lượng để duy trì nhiệt độ bên trong cơ thể. Điều này có thể dẫn tới tử vong, chủ yếu là do suy tim.
Mặt khác, khi thời tiết thay đổi chuyển sang nắng nóng sẽ khiến cho lượng bệnh nhân tim mạch phải nhập viện tăng lên. Nguyên nhân là do thời tiết nóng làm tim phải gắng sức co bóp, gây quá tải, tình trạng suy tim tăng lên, có thể gây tử vong với người mắc bệnh van tim, bệnh tim bẩm sinh, bệnh mạch vành…
Riêng với bệnh mạch vành, tim gắng sức làm tăng nhu cầu ôxy nên dễ gây thiếu máu cơ tim, gây ra triệu chứng đau thắt ngực, mệt, khó thở và gây nhồi máu cơ tim.
Không tiêm phòng bệnh cúm
Tiêm phòng cảm cúm sẽ có tác dụng làm giảm khả năng phát tác của các bệnh tim mạch. Ngoài ra, do thời tiết lạnh, động mạch thường co lại, làm huyết áp tăng lên, dễ gây bệnh tim mạch.
nhung-nguyen-nhan-khong-ngo-co-the-gay-benh-tim-machStress làm cho thần kinh tiết ra nhiều adrenalin làm tăng huyết áp dẫn tới tổn thương thành mạch
Stress
Có thể làm tăng nhịp tim và tăng huyết áp. Người bệnh tim mà liên tục chịu ảnh hưởng của stress thì tần số cơn đau thắt ngực tăng lên; stress làm cho thần kinh tiết ra nhiều adrenalin làm tăng huyết áp dẫn tới tổn thương thành mạch; làm tăng kết tập tiểu cầu tạo cục máu đông, dễ bị nhồi máu cơ tim.
"Yêu" bừa bãi
Các nhà nghiên cứu của Ý chỉ ra rằng, nam giới đã kết hôn nếu làm chuyện đó bừa bãi sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch tăng cao.
Một trong những nguyên nhân là do những người này có cuộc sống gia đình không viên mãn, xuất hiện chứng trầm cảm, khiến nguy cơ mắc bệnh tim mạch tăng lên. Ngược lại, cuộc sống gia đình viên mãn, hạnh phúc sẽ rất có lợi cho sức khoẻ tim mạch của nam giới.
Ít uống nước trắng
Các nhà nghiên cứu Mỹ đã tiến hành điều tra hơn 2 vạn người khoẻ mạnh, cả nam và nữ. Kết quả cho thấy, những người mỗi ngày chỉ uống khoảng 2 ly nước có nguy cơ tử vong vì các bệnh liên quan đến tim mạch cao hơn nhiều so với những người mỗi ngày uống 5 ly nước.
Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng, về cơ bản, việc uống không đủ nước cũng gây nguy hại cho sức khoẻ tim mạch tương đương với việc hút thuốc, và thiếu vận động.
Biện pháp làm giảm nguy cơ mắc bệnh
Muốn tránh nguy cơ bệnh tim mạch, cách tốt nhất là loại bỏ các yếu tố nguy cơ đã nêu trên, bao gồm: bỏ hút thuốc lá ngay tức thì bằng nghị lực chứ đừng suy tính giảm hút dần dần.
Giữ cân bằng cholesterol, cần giảm ăn chất béo có nguồn gốc động vật, ăn nhiều rau và trái cây các loại.
Giảm cân nặng chống béo phì bằng giảm khẩu phần ăn hằng ngày.
Tăng cường hoạt động thể lực như tập thể dục đều đặn, đi bộ, chơi một môn thể thao thích hợp…
Phòng và chữa tăng huyết áp; cân bằng đường huyết ở mức trung bình; tránh những cảm xúc bất lợi, những căng thẳng hằng ngày…
Theo Thanh Lê - Phunutoday.vn

Thiếu máu - Triệu chứng thường gặp khi bị suy thận mạn

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới thiếu máu như suy dinh dưỡng, hồng cầu bị phá huỷ quá nhiều, chức năng tạo máu của tuỷ gặp trở ngại, mất máu. Những bệnh nhân suy thận mạn cũng bị thiếu máu ở các mức độ khác nhau, đó là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
Thiếu máu - Triệu chứng thường gặp khi bị suy thận mạn
Khi bị suy thận, mức độ thiếu máu luôn song hành với mức độ tổn thương của thận.
Truy tìm nguyên nhân
Suy dinh dưỡng: Người bệnh suy thận mạn bị suy nhược do có khẩu phần ăn ít mỡ, sự tạo thành protein trong cơ thể giảm thiểu nhưng trong nước tiểu lại có một lượng lớn protein bị thải ra ngoài, thêm vào nữa là phần lớn người bệnh đều chán ăn, khả năng hấp thụ của ruột cũng kém, kết quả là những chất tạo máu như Fe, acid folic, protein không đủ cung cấp cho cơ thể. Những yếu tố này khiến người bệnh bị suy dinh dưỡng, từ đó dẫn tới thiếu máu.
Lượng hồng cầu tạo ra bị suy giảm: Trong kỳ cuối của bệnh thận, thực chất thận chịu sự phá huỷ rất nghiêm trọng, chức năng thúc đẩy quá trình sản sinh hồng cầu của thận giảm, tác dụng của chất hình thành hồng cầu tuỷ yếu đi khiến quá trình sản sinh và trưởng thành của hồng cầu gặp trở ngại, từ đó dẫn tới chứng thiếu máu.
Tốc độ phá huỷ hồng cầu tăng lên: Khi bị suy thận mạn tính, lượng chất thải trong quá trình trao đổi chất được bài tiết ra ngoài cơ thể con người ít đi, nồng độ máu tăng cao. Những chất này làm gia tăng tốc độ phá huỷ hồng cầu khiến tuổi thọ của hồng cầu bị rút ngắn dẫn tới thiếu máu.
Mất máu mạn tính: Với những người bị chứng nhiễm độc nước tiểu, những chất thải và chất có nguồn gốc acid không thể tự bài tiết ra ngoài qua nước tiểu, chúng một mặt khiến chức năng đông máu có biểu hiện dị thường, mặt khác lại khiến các mao mạch máu càng giòn hơn. Người ta gọi những vật chất này là những độc tố gây nên bệnh nhiễm độc nước tiểu. Dưới tác dụng của những độc tố này, người mắc bệnh nhiễm độc nước tiểu thường có triệu chứng chảy máu mũi, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da và xuất huyết dạ dày. Đây cũng là nguyên nhân gây thiếu máu.
Những hệ luỵ do thiếu máu gây ra
Thiếu máu trong thời gian dài có thể dẫn đến các biến chứng về tim mạch, đột quỵ, thậm chí gây tử vong cho người bệnh. Khi bị thiếu máu, bệnh nhân thường cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, da xanh xao, niêm mạc có màu hồng nhợt nhạt, tim đập nhanh, sức chịu đựng kém và khả năng tập trung suy giảm… Nếu có bệnh lý cơ quan nào khác đi kèm thì các triệu chứng của bệnh lý đó sẽ biểu hiện nặng thêm, ví dụ: thiếu máu có suy tim thì suy tim trở nặng hơn, dễ thiếu máu não… Theo thống kê, tỷ lệ suy thận mạn (giai đoạn 3 - 5 của bệnh thận mạn tính) là 3,1%. Ước tính theo dân số Việt Nam với tỷ lệ này thì có khoảng 7 triệu người lớn bị suy thận mạn. Trên thực tế, con số này có thể cao hơn và ngày càng gia tăng. Điều này có nghĩa là ngày càng có nhiều bệnh nhân thiếu máu do suy thận mạn.
Lời khuyên của thầy thuốc
Thiếu máu là do bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối gây ra nên được gọi là thiếu máu do bệnh thận; tính chất thiếu máu là do thiếu sắt hoặc do tiểu bào thiếu sắc tố. Mức độ thiếu máu luôn song hành với mức độ tổn thương của thận, ở những người suy thận nặng, thiếu máu rất trầm trọng.
Như trên đã nói, thiếu máu do suy thận mạn tính có thể làm gia tăng khả năng bị các bệnh lý về tim mạch, đột quỵ, tăng nguy cơ suy thận mạn tiến triển đến giai đoạn cuối... Vì thế, việc điều trị thiếu máu cần được tiến hành sớm. Người bệnh cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, nhất là dưỡng chất tạo máu, đồng thời phải điều trị tình trạng nhiễm khuẩn, viêm nhiễm, mất máu (nếu có)… song song với bù đắp thiếu hụt chất erythropoietin nội sinh bằng thuốc kích thích tạo máu.

BS. Nguyễn Hải Châu

Tác hại do tăng mỡ máu và cách kiểm soát

Cholesterol, triglycerid là thành phần cơ bản của mỡ máu và có liên quan mật thiết đến thói quen ăn uống cũng như chế độ sinh hoạt của mỗi người, đặc biệt là người cao tuổi. Tác hại của tăng cholesterol và triglycerid máu gây ảnh hưởng xấu rất lớn đến sức khỏe của người cao tuổi. Làm thế nào và cách gì để hạn chế nguy cơ này?
Tác hại do tăng mỡ máu và cách kiểm soát
Những thực phẩm giúp làm giảm mỡ máu: quả bơ, quả việt quất, các loại đậu, hạt hạnh nhân, yến mạch...
Nguồn gốc tạo nên cholesterol và triglycerid
Cholesterol là một chất béo có tên steroid có ở màng tế bào của tất cả các mô tổ chức trong cơ thể và được vận chuyển trong huyết tương của con người. Phần lớn cholesterol không có nguồn gốc từ thức ăn mà được gan tổng hợp nên từ các chất béo bão hòa, một phần nhỏ cholesterol được hấp thu từ thức ăn như trứng, sữa, não, thịt đỏ, mỡ động vật, lòng lợn, lòng bò, tôm... Đặc điểm của cholesterol kém tan trong nước, vì vậy, nó không thể tan và di chuyển trong máu mà phải nhờ vào lipoprotein (lipoprotein do gan tổng hợp và tan trong nước, do đó mang theo cholesterol). Cholesterol rất cần cho sự hoạt động của màng các tế bào trong cơ thể, cần cho sự hoạt động của cơ thể để sản xuất một nội tiết tố và cũng là thành phần rất quan trọng của muối mật...Tuy vậy, khi dư thừa thì rất nguy hiểm cho sức khỏe.
Khi axit béo loại tự do được hấp thu qua gan sẽ được chuyển thành cholesterol, nếu lượng axit béo bị dư thừa thì sẽ trở thành triglycerid. Tại gan, chất triglycerid sẽ kết hợp với chất apoprotein (do gan sản xuất) và được đưa ra khỏi gan dưới dạng lipoprotein có tỷ trọng thấp. Khi có sự mất cân bằng giữa lipid vào gan và lipid ra khỏi gan thì mỡ sẽ tích lại trong gan gây nên gan nhiễm mỡ. Và khi gan bị nhiễm mỡ, sẽ hạn chế chức năng sản xuất chất apoprotein làm cho lượng axit béo vào gan quá lớn càng làm cho gan nhiễm mỡ nặng hơn. Và khi tăng quá cao triglycerid máu, lúc đó gan vừa bị nhiễm mỡ nặng vừa có nguy cơ gây viêm tụy cấp tính.
Khi nào được gọi là tăng cholesterol và triglycerid máu?
Qua các công trình nghiên cứu cho thấy, khi có một trong các chất sau đây không nằm trong giới hạn bình thường thì được gọi là tăng cholesterol hoặc triglycerid hoặc tăng cả 2 loại.
Tăng cholesterol máu (bình thường cholesterol máu < 5,2mmol/l). Cholesterol gồm các chất HDL-C (High Density Lipoprotein-Cholesterol = cholesterol có tỷ trọng cao). HDL-C là loại cholesterol tốt, bởi vì chúng có tác dụng bảo vệ thành mạch máu, còn chất LDL-C (Low Density Lipoprotein - Cholesterol = cholesterol có tỷ trọng thấp). LDL-C trong máu người bình thường < 3,4mmol/l là loại cholesterol xấu bởi vì chúng có khả năng làm xơ vữa thành động mạch mà hậu quả sẽ là làm hẹp lòng động mạch gây tăng huyết áp, đột quỵ, tai biến mạch máu não, thiểu năng mạch vành...
Khi triglycerid máu trên 1,88mmol/l được gọi là triglycerid cao. Còn khi tăng cả cholesterol và triglycerid thì được gọi là tăng mỡ máu hỗn hợp.
Những nguyên nhân gây tăng mỡ máu
Hay gặp nhất trong tăng cholesterol máu là do chế độ ăn không hợp lý như ăn nhiều mỡ, lòng và phủ tạng động vật, da gà, vịt, thịt đỏ, trứng (nhất là lòng đỏ trứng), sữa toàn phần, bơ trong các bữa ăn hàng ngày. Tiếp đến là người béo phì, ngoài ra, có thể gặp do di truyền hoặc mắc một số bệnh về rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường.
Tăng triglycerid máu hay gặp nhất là do uống quá nhiều rượu, béo phì, di truyền, lười vận động hoặc rối loạn gen chuyển hóa...
Cách gì để giảm thiểu nguy cơ tăng mỡ máu khi luống tuổi?
Chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý là vô cùng quan trọng đối với NCT. Vì vậy, để hạn chế tăng cholesterol, triglycerid máu, NCT nên hạn chế ăn mỡ, nội tạng động vật, các loại thịt màu đỏ (bò, trâu, chó)... Nên hạn chế ăn da (gà, vịt, ngan) và nên ăn dầu thực vật trong các bữa ăn hàng ngày. NCT nên ăn nhiều cá, mỗi tuần nên ăn từ 2 - 3 bữa cá thay thịt. NCT cũng rất cần tăng cường ăn rau, các loại trái cây (cam, bưởi, táo, nho). Bởi trong rau, trái cây có nhiều vi chất và chất xơ giúp tiêu hóa thuận lợi. NCT không nên nghiện rượu, bia hoặc uống quá nhiều rượu, bia hàng ngày và không nên hút thuốc. NCT không nên ăn quá nhiều tinh bột sẽ làm tăng cân, tăng mỡ máu. Hàng ngày, NCT cần tăng cường tập thể dục đều đặn hoặc chơi các môn thể thao nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe và điều kiện của mình như đi bộ, chơi cầu lông, đọc sách báo, sinh hoạt câu lạc bộ dành cho NCT. Nên đi khám bệnh định kỳ để được chỉ định xét nghiệm mỡ máu, nếu có hiện tượng tăng mỡ máu sẽ được điều trị kịp thời và tư vấn bổ ích. Không nên tự động mua thuốc để điều trị khi chưa có ý kiến của bác sĩ.

PGS.TS. Bùi Khắc Hậu

Không chủ quan với cơn thiếu máu não thoáng qua

Cơn thiếu máu não thoáng qua còn gọi là thiếu máu não cục bộ không chỉ xảy ra ở người cao tuổi mà còn có khả năng xuất hiện ở người trẻ hơn. Nhiều người thiếu máu não thoáng qua, sau một vài lần thấy không có biểu hiện gì đặc biệt nên xem thường, chủ quan. Ðiều này đặc biệt nguy hiểm vì nếu không được khám và điều trị sớm, dần dần các cơn thiếu máu não thoáng qua rất có thể dẫn đến đột quỵ não, tim mạch...
Không chủ quan với cơn thiếu máu não thoáng qua
Thiếu máu não thoáng qua cần được phát hiện và điều trị sớm.
Vì sao bị thiếu máu não thoáng qua?
Nhiều nhà chuyên môn cho rằng, cơn thiếu máu não thoáng qua là do ảnh hưởng tác động của gốc tự do. Bình thường, các phân tử của cơ thể ở trạng thái cân bằng, nhưng trong quá trình trao đổi chất, có một số nguyên tử bị mất điện từ do các tác nhân bên trong hoặc bên ngoài cơ thể gây ra (tia tử ngoại, môi trường ô nhiễm, stress,...). Các tác nhân đó đều có khả năng làm hư tổn tế bào và axit nhân gây ra gốc tự do. Những nguyên tử này trở thành bất ổn định và đi thu lượm (chiếm đoạt) các điện từ của những nguyên tử lành lặn khác và lần lượt tạo ra một chuỗi những gốc tự do mới, gây rối loạn cho sinh hoạt bình thường của tế bào. Vì thế, gốc tự do được xem là nguồn gốc của sự lão hóa và nhiều bệnh tật, trong đó thành mạch máu, não bộ là cơ quan thường bị tổn hại nặng nề nhất. Bằng chứng là gây xơ vữa động mạch hoặc hình thành cục máu đông làm cản trở lưu thông dòng máu gây thiếu máu não, tai biến mạch máu não, đau nửa đầu, suy giảm trí nhớ, bệnh Alzheimer, Parkinson.
Sự thiếu máu não thoáng qua là hậu quả của sự chuyển hóa liên tục xảy ra ở lớp nội mạc mạch máu mà rất nhiều gốc tự do được sinh ra tại đây. Từ đây sẽ hình thành các mảng xơ vữa ngăn cản sự lưu thông của dòng máu và thậm chí hình thành các cục máu đông (huyết khối). Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng gốc tự do tấn công vào tất cả các cấu trúc tế bào trong cơ thể và đặc biệt chúng “ưa thích” những tế bào chứa nhiều chất béo (lipid), trong khi đó bộ não con người chiếm tới 60% thành phần là axit béo cho nên não là cơ quan bị gốc tự do tấn công dữ dội nhất. Ngoài ra, xơ vữa động mạch còn do tác động của cholesterol và triglycerit trong máu (mỡ máu cao). Với những người có mỡ máu cao, đặc biệt là loại cholesterol xấu (LDL - cholesterol - C) thì nguy cơ xơ vữa động mạch là rất lớn, càng gây cản trở lưu thông máu, nhất là mạch máu não gây thiếu máu não thoáng qua.
Triệu chứng của cơn thiếu máu não thoáng qua
Trong những năm gần đây, sự gia tăng của bệnh tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, thừa cân - béo phì, đái tháo đường, ô nhiễm môi trường và tình trạng stress khiến tỷ lệ mắc bệnh thiếu máu não thoáng qua ngày càng trẻ hóa, nhiều trường hợp chỉ ở tuổi 40, thậm chí trẻ hơn.
Cơn thiếu máu thoáng qua xảy ra chóng vánh chỉ trong một thời gian ngắn không quá 1 giờ. Các triệu chứng giống như đột quỵ não nhưng sau đó phục hồi. Chính vì vậy, một số người chủ quan, nhất là người tuổi chưa cao. Đó là các triệu chứng chóng mặt khiến người bệnh đi loạng choạng, mất thăng bằng, ngã khuỵu. Có thể bị yếu một chân và tay cùng bên. Người bệnh có nhức đầu, thậm chí nhức đầu dữ dội và rối loạn cảm giác một bên cơ thể biểu hiện như kiến bò, tê cứng. Nói khó khăn, nói ngọng, thậm chí không nói được. Yếu cơ một bên mặt làm miệng bị méo và khó nhắm mắt. Có thể bị mất ý thức trong thời gian ngắn (đờ đẫn). Nhiều người thiếu máu não thoáng qua, sau một vài lần không thấy biểu hiện gì đặc biệt nên xem thường, chủ quan. Nên lưu ý là nếu không được khám và điều trị sớm, dần dần có thể đưa đến tình trạng đột quỵ não, tim, thậm chí tử vong trong những năm đầu sau khi có cơn thiếu máu não thoáng qua.
Có phòng ngừa được không?
Khi đã có một lần xuất hiện cơn thiếu máu não thoáng qua cần đi khám bệnh ngay để được tư vấn và điều trị kịp thời. Những người có nguy cơ cao bị cơn thiếu máu não thoáng qua như tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng mỡ máu, uống nhiều rượu, bia cần đi khám bệnh định kỳ và nên nghe theo tư vấn của bác sĩ khám bệnh cho mình.
Trong cuộc sống thường ngày, cần ngăn chặn các yếu tố thuận lợi làm xuất hiện gốc tự do như môi trường ô nhiễm, các stress, nghiện rượu, nhiễm khuẩn. Những trường hợp bị tăng huyết áp, đái tháo đường cần uống thuốc đều đặn, thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không ngưng uống thuốc hoặc thay đổi liều lượng, chủng loại thuốc. Nếu bị tăng mỡ máu cho dù là lứa tuổi nào cũng nên uống thuốc theo đơn của bác sĩ và nên có chế độ ăn hợp lý (hạn chế ăn mỡ động vật, da gà vịt, lòng động vật, tôm, các loại thịt đỏ...). Để lưu thông khí huyết tốt, cần vận động cơ thể đều đặn bằng các hình thức khác nhau tùy theo điều kiện của từng người. Nên sống vô tư, lạc quan, yêu đời tránh căng thẳng thần kinh.

BS. Việt Anh