Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Năm, 31 tháng 12, 2015

Đau bụng kinh nặng có thể là dấu hiệu của cao huyết áp

Các nhà nghiên cứu đại học Massachusetts (Hoa Kỳ) đã tìm được mối liên hệ giữa việc bị hội chứng tiền kinh nguyệt (HCTKN) nặng và chứng cao huyết áp (CHA) ở phụ nữ.


Khi theo dõi gần 3.500 phụ nữ qua 20 năm, các nhà nghiên cứu nhận thấy 40% những phụ nữ bị HCTKN nặng có nguy cơ phát triển CHA sau này so với phụ nữ bị HCTKN ở mức vừa phải.
Triệu chứng của HCTKN không chỉ là những bất thường về tính khí mà còn gồm đau bụng, căng ngực, nhức đầu và trướng bụng. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cũng thấy rằng những phụ nữ bổ sung liều cao các vitamin B thiamine và riboflavin sẽ giảm được 25 – 30 % nguy cơ phát triển HCTKN.
Nghiên cứu viên chính, TS Elizatbeth Bertone-Johnson nói: “Đây là nghiên cứu dài lâu đầu tiên gợi ý HCTKN liên quan đến nguy cơ phát triển vấn đề sức khoẻ mạn tính sau này trong đời”. Nghiên cứu công bố trong tạp chí American Journal of Epidemiology này cũng cho thấy phụ nữ trẻ hơn 40 tuổi nếu bị HCTKN thì nguy cơ CHA của họ tăng gấp ba lần so với phụ nữ không bị. HCTKN nặng ảnh hưởng khoảng 8 – 15 % phụ nữ và TS Bertone-Johnson khuyên những phụ nữ có hội chứng này cần tầm soát CHA đều đặn.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Những sai lầm dễ tăng nặng bệnh tăng huyết áp

Mùa đông dễ gây ra tai biến mạch máu não, đột quỵ cho người mắc bệnh tăng huyết áp. Những sai lầm nhiều người đang mắc phải dưới đây sẽ khiến bệnh thêm nặng.


Các bạn trẻ từ 25 tuổi trở lên cũng cần phải kiểm tra huyết áp định kỳ để sớm phát hiện bệnh. Ảnh: P.T
Các bạn trẻ từ 25 tuổi trở lên cũng cần phải kiểm tra huyết áp định kỳ để sớm phát hiện bệnh. Ảnh: P.T
Sai lầm thường hay gặp
PGS.TS Hà Hoàng Kiệm – giảng viên Khoa Nội (Học viện Quân Y) cho biết,tăng huyết áp (THA) là bệnh lý thường gặp nhất trong các bệnh lý tim mạch. Nhiều trường hợp những biểu hiện của bệnh THA không được rõ ràng nên người bệnh chủ quan. Cũng từ đó đã có những lầm tưởng hết sức nguy hiểm về căn bệnh này.
* Tăng huyết áp là do thần kinh căng thẳng
Một số người nghĩ rằng, THA là do bị căng thẳng về thần kinh. Bởi vậy họ thường chỉ uống thuốc khi bản thân cảm thấy khó chịu, căng thẳng về tinh thần. Nhưng THA không chỉ do căng thẳng về tinh thần mà nó là một bệnh. Có những người dù sống trong điều kiện thoải mái, nhẹ nhàng vẫn bị THA.
* Ngừng thuốc khi huyết áp về bình thường
Sau khi uống thuốc một thời gian, trị số huyết áp trở lại mức bình thường, nhiều người liền ngừng uống thuốc vì cho rằng đã hoàn toàn khỏe mạnh, uống tiếp sẽ gây tụt huyết áp. Điều này thực sự nguy hiểm vì huyết áp đã về bình thường là do tác dụng của thuốc, nếu ngừng thuốc huyết áp sẽ tăng trở lại. 
Hơn nữa, khi huyết áp tăng cao thường không có biểu hiện gì đặc biệt nên người bệnh khó nhận biết và có thể gây ra các tai biến nguy hiểm. Điều trị THA chủ yếu là điều trị triệu chứng và phải điều trị lâu dài, liên tục nên phần lớn người THA đều phải uống thuốc huyết áp suốt đời.
*Chỉ người già mới bị
GS.TS Nguyễn Lân Việt - Giám đốc Ban quản lý Dự án Phòng, chống tăng huyết áp cho biết, không hiếm người cho rằng chỉ người cao tuổi mới bị THA. Không phải chỉ người cao tuổi mới mắc bệnh và càng không phải người trẻ tuổi là không mắc bệnh. 
Theo điều tra gần đây của Viện Tim mạch Việt Nam tại 8 tỉnh, thành phố của nước ta, tỷ lệ THA của những người từ 25 tuổi trở lên đã là 25,1%. Trong đó có 52% không biết mình bị THA; 30% số người biết bị THA nhưng không điều trị; 64% số người biết bị THA đã được điều trị nhưng không đạt huyết áp mục tiêu.
* Mùa lạnhkhông nên chơi thể thao
Do bệnh THA có thể dẫn đến tai biến mạch máu não hoặc nhồi máu cơ tim nên nhiều người nghĩ không nên chơi thể thao, nhất là mùa lạnh càng nên kiêng. Thực tế, người THA cần phải luyện tập một cách đều đặn để giúp ổn định huyết áp, mạch máu lưu thông…
Người THA có thể chọn một số môn nhẹ nhàng như đi bộ, chạy chậm, bơi lội, bóng bàn… Nên tập vừa sức mình, tốt nhất là mỗi ngày tập 20 - 30 phút hoặc tập 3 lần mỗi tuần, không nên tập kéo dài hơn về thời gian và nặng về cường độ. Nhiều nghiên cứu cho thấy, người bệnh THA vận động tay chân thường xuyên trong ngày rất tốt cho tim mạch.
Sống khỏe với bệnh tăng huyết áp trong mùa lạnh
PGS.TS Hà Hoàng Kiệm cho biết, huyết áp về mùa đông tăng cao hơn huyết áp về mùa hè khoảng 5mmHg. Hơn nữa, huyết áp rất khó khống chế do nhiệt độ thấp, các mao mạch sẽ co lại để thân nhiệt ổn định, giảm bớt sự tỏa nhiệt khiến lực cản huyết quản điều tiết bên ngoài tăng lên. Mồ hôi lại ra ít khiến dung lượng máu tăng lên. Nhiệt độ thay đổi đột ngột, nguy cơ chủ yếu là gây ra biến chứng, đặc biệt là xuất huyết não, đứt mạch máu do thiếu máu và tử vong do nhồi máu cơ tim.
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên THA, tuy nhiên khoảng >95% các trường hợp không phát hiện được nguyên nhân. Để sống khỏe với THA trong mùa lạnh, người mắc bệnh THA cần tuân thủ việc khám, điều trị và uống đều đặn thuốc huyết áp. Không nên tùy tiện dừng uống bởi sẽ dễ THA đột biến sau 40 giờ ngừng thuốc.
Ngoài ra, cần điều chỉnh một số thói quen sinh hoạt để phù hợp với tình trạng sức khỏe. Nên tắm bằng nước ấm và tuyệt đối tránh tắm quá lâu hoặc tắm khuya. Không nên tắm gội cùng một lúc, ra ngoài tập thể dục vào lúc sớm vì lúc này nhiệt độ còn thấp, sự chênh lệch với nhiệt độ cơ thể dễ khiến các mạch máu co lại, tăng nguy cơ huyết áp. 
Thậm chí, bệnh nhân có thể bị đột quỵ hoặc tai biến mạch máu não. Tốt nhất vận động trong nhà trong những ngày giá lạnh. Khi ra ngoài nên mặc quần áo ấm, nhất là giữ ấm đầu, cổ, bàn chân để tránh nguy cơ bị nhiễm lạnh. Hạn chế những yếu tố gây lo âu quá mức, không nên quá căng thẳng, bức xúc…
Theo GS.TS Nguyễn Lân Việt, để điều trị THA, người bệnh cần sử dụng một số thuốc hạ áp để đạt được huyết áp mục tiêu. Tuy nhiên có một số trường hợp THA kháng trị (đã sử dụng từ 3 loại thuốc hạ áp trở lên, trong đó đã có thuốc lợi tiểu) nhưng vẫn chưa đạt được huyết áp mục tiêu (< 140/90 mmHg). Trong trường hợp này gần đây người ta có áp dụng một kĩ thuật mới là triệt phá các thần kinh giao cảm quanh động mạch thận bằng sóng RF.
Việc điều chỉnh lối sống hợp lý phối hợp với điều trị các bệnh lý khác và yếu tố nguy cơ đi kèm cũng hết sức cần thiết. Cần hình thành chế độ ăn nhạt, không sử dụng rượu, bia và các chất cồn quá nhiều, hạn chế ăn mỡ động vật và thức ăn chứa nhiều cholesterol. Nên ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng như thịt nạc, gà, cá, sữa và chế phẩm từ đậu. Không hút thuốc vì nó ảnh hưởng đến nội mạc của mạch máu, gây ra xơ vữa mạch và gây nhồi máu cơ tim.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Chóng mặt, buồn nôn: Cẩn thận bệnh nguy hiểm

Đây là biểu hiện khi bạn bị tụt huyết áp. Tuy nhiên, nhiều người đang chủ quan vì không hiểu hết mối nguy hiểm của căn bệnh này.

Bệnh nguy hiểm ra sao?
TS.BSCKII Đặng Xuân Tin cho hay, hiện nay tỷ lệ người bị huyết áp thấp đang ngày càng tăng, chiếm khoảng 5 - 7% dân số trưởng thành. Nữ giới mắc bệnh nhiều hơn nam.
Người huyết áp thấp thường có biểu hiện mệt mỏi, lả, hoa mắt chóng mặt, khó tập trung và dễ cáu, cảm giác buồn nôn, có thể suy giảm khả năng tình dục, da khô và nhăn nheo, kèm theo rụng tóc, vã mồ hôi nhưng vẫn cảm thấy lạnh, thở dốc, nói như hụt hơi nhất là sau khi leo lên cầu thang, làm việc nặng, thay đổi tư thế hay choáng váng, xây xẩm mặt mày…
“Có nhiều nguyên nhân gây nên huyết áp thấp như rối loạn chức năng vỏ não của trung khu thần kinh vận mạch; sự suy giảm chức năng của các cơ quan như tim, thận, hệ tiêu hóa hoặc do hệ thống thần kinh tự động không tự điều chỉnh được.
Ngoài ra còn do mắc một số bệnh mạn tính gây thiếu máu, kém dinh dưỡng kéo dài, viêm loét dạ dày tá tràng, viêm đại tràng mạn, suy giáp, suy thượng thận. Tất cả nguyên nhân đó gây suy giảm áp lực bơm máu và thể tích máu dẫn đến huyết áp thấp”, bác sĩ phân tích.
BS Đặng Xuân Tin còn đặc biệt nhấn mạnh đời sống căng thẳng, môi trường sống và làm việc ô nhiễm, xu hướng lạm dụng hóa chất trong bảo quản thực phẩm hiện nay đã làm cho bệnh huyết áp thấp ngày càng gia tăng. Tuy nhiên nhiều người hiện đang xem nhẹ căn bệnh này, dẫn đến những biến chứng khó lường.
Trong khi nhiều người lo sợ vì huyết áp cao thì ngược lại rất ít người quan tâm tới huyết áp thấp. Bác sĩ khuyến cáo bất kỳ sự tăng - giảm nào so với mức bình thường đều nguy hiểm.
“Về nguyên tắc, huyết áp càng thấp càng dễ bị mất trí nhớ. Huyết áp giảm 10 mmHg, nguy cơ bị mất trí tăng 20%, người có huyết áp thấp kéo dài liên tục trong 2 năm có khả năng bị mất trí nhớ cao gấp 2 lần.
Huyết áp hạ quá thấp cũng có thể làm nhịp tim nhanh, gây choáng, ngất. Đây cũng là nguyên nhân gây tai biến mạch não”, BS Tin khuyến cáo.
Dự phòng huyết áp thấp
Theo bác sĩ này, nhiều người bị huyết áp thấp là do thành mạch máu quá yếu, sức co bóp của tim giảm do cơ tim yếu. Để củng cố thành mạch và nâng cao khả năng đẩy máu của tim, bệnh nhân cần tích cực tập luyện thể dục thể thao. 
Các bài tập đi bộ, chạy, bơi, thể dục nhịp điệu, cầu lông, phù hợp với thể lực đều rất tốt trong việc giảm chứng huyết áp thấp.
Ông cho biết thêm khi chúng ta ngủ, máu tập trung vào gan, phổi, lách, nên gây ra tình trạng thiếu máu não tạm thời. Vì vậy, khi thức dậy, bạn cần nằm thêm một lúc, thực hiện vài động tác khởi động đơn giản rồi mới ngồi dậy, để chân trên giường, sau đó mới từ từ thả chân xuống, ngồi một lúc rồi mới đứng lên.
Trong sinh hoạt hàng ngày, người bệnh cũng cần tránh thay đổi tư thế đột ngột, nên thở sâu vài phút trước khi đứng lên để tăng cường lưu thông máu đến các bộ phận của cơ thể. Khi có hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, bạn cần nằm nghỉ ngơi ở tư thế đầu thấp để tăng lượng máu lên não.
Ngoài ra, cần thận trọng khi xông hơi, tắm nước nóng để tránh nguy cơ tụt huyết áp do mất nước, giãn mạch. “Người bị huyết áp thấp vẫn có thể mắc bệnh tăng huyết áp, nhất là ở tuổi trên 50, vì vậy cần thường xuyên kiểm tra huyết áp để có thể điều chỉnh cho hợp lý”, bác sĩ Tin cho biết thêm.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Lối sống cần áp dụng với người cao huyết áp

Huyết áp cao hay tăng huyết áp là một chứng bệnh rất nguy hiểm đối với sức khỏe con người. Do đó, việc làm giảm huyết áp rất quan trọng để bạn có một cuộc sống khỏe mạnh và lâu dài. 

Mắc bệnh cao huyết áp rất nguy hiểm khi nókhiến trái tim của bạn phải làm việc nhiều hơn để bơm máu đi khắp cơ thể, do đó có thể gây bệnh tim, đột quỵ, suy tim, gây ra bệnh thận và các bệnh khác như xơ vữa động mạch hay xơ cứng động mạch. 

Ngoài việc dùng các loại thuốc do bác sĩ kê, có rất nhiều cách tự nhiên để giảm huyết áp như tập thể dục, duy trì một trọng lượng hợp lý và giảm lượng natri trong chế độ ăn uống của bạn.
Giảm lượng natri khi ăn uống
Người bị cao huyết nên ăn uống có lượng natri không quá 2300mg mỗi ngày, tốt nhất nên dưới 1500mg. Để có thể giảm lượng natri trong chế độ ăn uống của mình, bạn có thể dùng các vị khác thay thế, tránh xa các thực phẩm chế biến, đóng gói, thức ăn nhanh. Bạn cũng cần chú ý nhiều loại thực phẩm và rau đóng hộp thường có natri để giúp chúng tươi lâu hơn.
Lối sống cần áp dụng với người cao huyết áp

Tập thể dục
Chạy, đạp xe, bơi hoặc tập thể dục trong một tiếng đồng hồ mỗi ngày, 3-5 lần một tuần. Tập thể dục thường xuyên là việc cần thiết để giúp kiểm soát huyết áp của bạn. Khi có thể, hãy đi lên đi xuống cầu thang, dùng máy chạy bộ và tìm cách kết hợp việc tập thể dục vào các thói quen hàng ngày của mình.
Thư giãn mỗi ngày
Lo âu nhiều sẽ dẫn đến huyết áp cao. Căng thẳng có ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe thể chất của bạn, vì vậy bạn cần phải tìm cách dừng ngay những suy nghĩ căng thẳng sau khi trở về nhàvà sẵn sàng tìm cho mình không gian thích hợp để thư giãn. Bạn có thể dành ra 15-30 phút mỗi ngày để đóng cửa, tắt điện thoại và dừng tất cả mọi hoạt động nặng nhọc. Chọn một cuốn sách hoặc nghe nhạc trước khi đi ngủ cũng rất hợp lý.
Ăn đủ 4.700 mg kali mỗi ngày
Kali có thể làm giảm tác động của natri. Bạn có thể ăn các thực phẩm có chứa hàm lượng kali cao như trái cây và rau quả hoặc sử dụng thuốc vitamin và khoáng chất bổ sung. Một số loại thực phẩm giàu kali là: chuối - 422mg, nước cam - 496mg, sữa chua ít chất béo - 540mg.
Bổ sung nhiều vitamin D trong chế độ ăn uống
Nghiên cứu cho thấy rằng những người có nồng độ cao vitamin D sẽ ít căng thẳng hơn. Bạn có thể bổ sung vitamin D bằng cách tiếp xúc với ánh sáng mặt trời khoảng 20 đến 25 phút mỗi ngày. Ăn các loại cá như cá hồi, cá thu, cá ngừ. Ăn các sản phẩm từ sữa như sữa tươi, sữa chua ít béo và sữa.
Uống ít caffeine
Caffeine có thể làm tăng huyết áp ở những người hiếm khi uống cà phê và đặc biệt ở những người đã được chẩn đoán mắc bệnh cao huyết áp. Caffeine làm tăng độ cứng của động mạch, làm cho tim phải bơm mạnh hơn dẫn đến tăng huyết áp.
Uống ít rượu
Với số lượng rất nhỏ, rượu có thể làm giảm huyết áp của bạn. Tuy nhiên, uống quá nhiều sẽ có thể làm tăng huyết áp và làm giảm hiệu quả của nhiều loại thuốc điều trị huyết áp.

Tránh hút thuốc lá
Nhiều người thường hút thuốc lá để giảm căng thẳng, tuy nhiên, bạn nên tìm cách khác thay vì “phì phèo” điếu thuốc. Hút thuốc lá không chỉ có hại cho sức khỏe tổng thể mà còn là một trong những tác nhân sẽ làm tăng huyết áp của bạn.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

7 bước đơn giản cho trái tim khỏe mạnh

Theo Daily Mail, trái tim được coi là cơ quan quan trọng, định hướng cho máu và oxy tới các bộ phận khác trên cơ thể. Sự suy giảm của chức năng này có thể ảnh hưởng tới toàn bộ cơ thể, khiến con người có nguy cơ tử vong sớm. Do vậy, AHA đã đưa ra 7 bước cho trái tim khỏe là:
- Kiểm soát huyết áp
- Kiểm soát cholesterol
- Giảm đường huyết
- Hoạt động thể chất
- Ăn uống lành mạnh
- Duy trì cân nặng vừa phải
- Bỏ thuốc lá
7 bước đơn giản cho trái tim khỏe mạnh
Để duy trì trái tim khỏe mạnh, bạn cần phải thực hiện 7 bước quan trọng theo AHA đã đưa ra. Ảnh: Dailymail.
Nếu bạn thực hiện theo các bước trên, bạn có thể giảm hơn 50% nguy cơ bị suy tim. Tuy biết tầm quan trọng của lối sống lành mạnh, nhiều người vẫn không thực hiện theo các khuyến cáo này.
Một nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Boston đã theo dõi 3,201 người tham gia (có độ tuổi trung bình là 59) trong thời gian 12 năm. Nghiên cứu này nhấn mạnh tầm quan trọng khi bạn biết rõ tình trạng sức khỏe và cách cải thiện điểm số trên mỗi thước đo sức khỏe của từng người.
Theo đó, những người tham gia nghiên cứu tuân thủ nghiêm ngặt 7 bước trên có khả năng giảm 50% nguy cơ suy tim, trong khi những người thực hiện 3 bước chỉ giảm 23%. Trong thời gian nghiên cứu, có 188 người tham gia bị suy tim.
Tiến sĩ Aaron Folsom của Đại học Minnesota cho biết những nghiên cứu trước đó chủ yếu về bệnh tim mạch vành, không có nhiều về suy tim. Nghiên cứu lần này đã cố gắng ngăn chặn những nguy cơ đầu tiên phát triển bệnh suy tim, đồng thời giáo dục mọi người thực hiện theo các hành vi lành mạnh.
Đồng quan điểm trên, tiến sĩ Veronique Roger của Bệnh viện Mayo ở Minnesota cũng cho rằng việc tạo ra môi trường hoạt động thể chất và kiểm soát các thành phần của thực phẩm giúp người dân có những lựa chọn lành mạnh hơn. "Điều đó phụ thuộc vào ý thức của người dân. Chúng ta không thể trông chờ vào các bác sĩ chữa bệnh khi quá muộn", tiến sĩ Veronique khẳng định.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Chân tay lạnh, báo hiệu điều gì?

Với những người bị tay - chân lạnh trong một thời tiết lạnh là một điều bình thường, không có gì đáng ngại, chỉ cần thực hiện một số biện pháp đơn giản là giữ ấm tay - chân.

Tay và chân thuộc thành phần ngoại vi của cơ thể, do đó nhiệt độ thường  thấp hơn các bộ phận khác, đây là lý do vì sao trong những lúc thời tiết lạnh lẽo, rất nhiều người bị tay - chân lạnh ngay cả khi cơ thể được ủ ấm trong chăn thì tay chân vẫn lạnh và phải mang tất rất lâu. Với những người bị tay - chân lạnhtrong một thời tiết lạnh là một điều bình thường, không có gì đáng ngại, chỉ cần thực hiện một số biện pháp đơn giản là giữ ấm tay - chân.
Nhiệt độ môi trường thấp khiến mạch máu ngoại biên co nhỏ làm bàn tay tái màu và lạnh ngắt
Trong một số trường hợp thì tay - chân lạnh là dấu hiệu báo động của một căn bệnh nào đó, thường khi bạn luôn cảm thấy tay - chân lạnh thì các bác sĩ phải nghĩ đến những bệnh chứng thường gặp như sau:
Bệnh suy tuyến giáp: Trong trường hợp giảm năng tuyến giáp, tuyến giáp không sản xuất đủ hormon làm cho biến dưỡng cơ thể chậm lại, kém đi, lúc này cơ thể không phát ra đủ nhiệt lượng để điều hòa nhiệt độ cơ thể theo nhu cầu nên ta có triệu chứng tay - chân bị lạnh kèm theo hiện tượng rụng tóc và giảm trí nhớ.
Hiện tượng Raynaud: Bình thường lúc ở trong môi trường lạnh, cơ thể chúng ta tự điều tiết làm co các mạch máu nhỏ ở ngoại biên (tay, chân, đầu ngón tay - chân, mũi, vành tai) để bảo vệ cho phần nhiệt lượng ở trung tâm cơ thể (óc, phổi, bụng), hiện tượng này làm tay - chân lạnh và tái; 
Trong chứng Raynauld, phản xạ tự nhiên này của cơ thể trở nên quá mẫn, quá nhạy cảm với những thay đổi nhỏ của nhiệt độ bên ngoài, ngón tay ngón chân dễ trở nên tái hoặc tím ngắt, lúc bớt lạnh thì trở nên đỏ và sưng; đối với những ca nhẹ thì bệnh nhân chỉ cảm thấy lạnh, khám không thấy gì đặc biệt...chỉ cần mang áo ấm, găng tay, vớ. Tuy nhiên, hiện tượng này thường xảy ra ở người trẻ, phụ nữ và có thể đi kèm theo bệnh thứ phát là phong thấp.
Tình trạng mệt mỏi, lo âu quá sức: Lo âu quá mức làm cơ thể chúng ta bị suy nhược, cảm thấy tay - chân và cơ thể bị lạnh như chúng ta thường hay dùng từ “rét”, vì lúc này cơ thể không đủ năng lượng để thực hiện các chu trình chuyển hóa, không tỏa ra nhiệt lượng đủ để làm ấm cơ thể. Nguyên nhân gây mệt mỏi có thể là thiếu ngủ, stress...
Nhẹ cân: Người quá gầy dễ bị lạnh vì ít mỡ để che chở, khối cơ bắp là nơi phụ trách phát nhiệt chống lạnh ở người gầy cũng ít hơn.
Biếng ăn: Người kén ăn, ăn quá ít sẽ thiếu những chất cung cấp calori tạo nhiệt lượng như: tinh bột, mỡ... làm cơ thể có cảm giác lạnh.
Thiếu máu: Một số người thiếu máu, thiếu sắt thì cơ thể cũng cảm thấy lạnh, trong trường hợp này cần bổ sung sắt, dùng các loại thực phẩm giàu chất sắt như: cá, thịt đỏ, phô mai, ca cao, gan động vật... Các bác sĩ có thể loại trừ nguyên nhân thiếu máu bằng thử nghiệm máu đơn giản: đo lượng huyết sắc tố.
Rối loạn giấc ngủ: Bệnh rối loạn giấc ngủ làm bệnh nhân buồn ngủ ban ngày và không ngủ được vào ban đêm, thỉnh thoảng đột ngột cơ thể bị mềm nhũn, lăn đùng ra ngủ một giấc... Ở những đối tượng này, họ cũng than phiền về chứng lạnh kinh niên. Các nhà chuyên môn cho là do vùng Thalamus trong não bị rối loạn - Thalamus vừa phụ trách tình trạng thức - ngủ, vừa phụ trách về điều hòa thân nhiệt.
Nhiệt độ môi trường: Khi nhiệt độ môi trường quá thấp, cơ thể tiếp xúc quá lâu trong môi trường lạnh làm cho tay - chân trở nên lạnh cóng. Để hạn chế tình trạng này, cần tăng cường dùng nhiều thực phẩm có chứa sắt... Bên cạnh đó cần bổ sung các loại thực phẩm làm tăng nhiệt lượng như: thịt bò, thịt dê, óc động vật...; cần tăng cường luyện tập thể dục, thể thao giúp cơ thể khỏe mạnh, chống rét tốt hơn.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Tê mỏi tay lâu ngày coi chừng bị hẹp ống sống cổ do thoái hóa

Bệnh hẹp ống sống cổ do thoái hóa thường gây đau nhức, khó chịu, đôi khi cơn đau biểu hiện giống như mỏi, mơ hồ và không rõ ràng, tê thường gặp ở vùng cẳng tay, bàn tay, các ngón.


Hệnh hẹp ống sống cổ do thoái hóa có nguyên nhân từ tình trạng cốt hóa dây chằng dọc sau (OPLL - Osscification of Posterior Longituidinal Ligament). Do ảnh hưởng của quá trình lão hóa, dây chằng dọc sau hóa xương và phì đại làm hẹp lòng ống sống một đoạn dài.
te-moi-tay-thuong-xuyen-coi-chung-bi-hep-song-song-co-do-thoai-hoa
Trong phẫu thuật điều trị hẹp ống sống cổ do thoái hóa, bác sĩ sẽ mở rộng ống sống, tạo không gian thoáng hơn cho tủy sống, giải phóng tình trạng chèn ép
Hẹp ống sống cổ do thoái hóa là bệnh mắc phải, không do bẩm sinh. Tình trạng này thường xảy ra ở những người bị hẹp ống sống cổ bẩm sinh. Qua quá trình lão hóa, các thành phần trong ống sống như dây chằng vàng, dây chằng dọc sau phì đại lên và hóa xương, làm cho khoảng không gian của ống sống cổ vốn đã hẹp càng trở nên chật chội hơn và chèn ép vào tủy. Ở người bình thường ống sống không bị hẹp thì những cấu trúc thoái hóa phải phì đại rất lớn mới đủ sức gây ra hậu quả như thế.
Dây chằng dọc sau nằm ở phía sau của thân đốt sống, trước tủy sống. Dây chằng này trải dài từ đầu cột sống (nơi tiếp giáp với xương sọ) đến xương cùng. Người ta không biết nguyên nhân làm cho dây chằng dọc sau bị cốt hóa, thường chỉ xảy ra tại vùng cổ. Theo thống kê, Nhật là quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh này cao nhất, một số giả thiết nghi ngờ có liên đến truyền thống ăn cá sống của người dân nước này.
Khi dây chằng dọc sau bị cốt hóa sẽ ngày càng dày thêm, choán hết lòng ống sống, phần cốt hóa dính khá chặt vào màng tủy. Trong một số trường hợp, các mảnh cốt hóa phì đại đâm vào tủy sống gây ra các triệu chứng của thương tổn tủy.
Một trình trạng ít gặp hơn là hẹp ống sống cổ do phì đại dây chằng vàng. Đó là dây chằng nằm ở phía sau tủy sống, kết nối giữa 2 bản sống. Sự phì đại của dây chằng này đôi khi chỉ xảy ra ở một hoặc 2 điểm nhưng lại chèn ép vào các cấu trúc thần kinh, gây ra các triệu chứng tương tự như trên.
Về mặt lâm sàng, một số trường hợp hẹp ống sống cổ do thoái hóa không có triệu chứng, bệnh nhân được phát hiện do tình cờ chụp phim khi bị một bệnh lý khác. Đối với những ca biểu hiện thành triệu chứng được chia thành 2 nhóm: Bệnh lý rễ và bệnh lý tủy.
Ở nhóm bệnh lý rễ biểu hiện nổi bật thường là đau và tê. Đau ở cổ và gáy, thường lan ra vai và xuống tay làm hạn chế vận động của tay khi đưa ra sau (gãi lưng) hoặc lên cao (chải đầu). Đôi khi đau lan ra cả một vùng da đầu. Cảm giác thường gặp là đau nhức nhối, khó chịu, đôi khi biểu hiện giống như mỏi, mơ hồ và không rõ ràng.
Bệnh nhân cũng bị cảm giác tê thường thấy ở vùng cẳng tay, bàn tay và các ngón. Khi các ngón tay tê, người bệnh có cảm giác khác lạ lúccầm nắm các đồ vật thường dùng. Nếu có kèm theo yếu cơ, người bệnh sẽ không cầm nắm chắc được, giảm khả năng viết, cầm đũa hoặc gài nút áo. Ở giai đoạn nặng có thể bị teo một số cơ ở tay.
Ở nhóm bệnh lý tủy có biểu hiện nổi bật là tê và yếu liệt. Tê thường bắt đầu ở vùng thân mình, đặc biệt ở bụng trước, sau đó là 2 chân và 2 tay. Chân thường yếu trước 2 tay làm cho người bệnh hay bị rớt dép hoặc dễ vấp ngã. Nếu bị yếu nhiều, có thể thấy các thớ cơ rung lên mỗi khi chạm tay vào hoặc hoạt động gắng sức. Nếu tình trạng nặng, người bệnh đi lại khó khăn, 2 tay không thể làm việc bình thường được, tiểu khó và thường bị táo bón, cảm thấy thiếu hơi, khó thở.
Lưu ý: Nhiều người có cả biểu hiện của bệnh lý rễ và bệnh lý tủy.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Phương pháp điều trị bệnh trĩ cấp

Duy trì chế độ ăn uống khoa học, chú trọng thực phẩm chứa chất xơ, uống nhiều nước, dùng thuốc điều trị trĩ sẽ giúp người bệnh đẩy lùi trĩ cấp

Trĩ gây nhiều phiền toái, khổ sở cho người bệnh. Nếu để tình trạng bệnh kéo dài, không được chữa trị hiệu quả, bệnh còn gây ức chế tinh thần hoặc dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác như nhiễm trùng, hoại tử, mất máu cấp. Do đó, điều trị trĩ thế nào luôn là mối quan tâm hàng đầu của người bệnh.
Tại Việt Nam, hiện có 2 phương pháp nội khoa, ngoại khoa được áp dụng để điều trị bệnh trĩ. Việc nắm rõ những kiến thức cơ bản về phương pháp hoặc thuốc điều trị trĩ sẽ giúp người bệnh tự tin hơn khi chữa trị.
Điều trị ngoại khoa
Theo ThS.BS Dương Phước Hưng - Trưởng phân khoa hậu môn, BV Đại học Y dược TPHCM, y học hiện đại đã có nhiều bước tiến, khám phá các cách điều trị bệnh trĩ. Tuy nhiên, chỉ sau khi thăm khám cụ thể, bác sĩ mới có thể quyết định điều trị theo phương pháp phù hợp với từng bệnh nhân. 
Thông thường, biện pháp can thiệp ngoại khoa chỉ được chỉ định sau khi điều trị nội khoa với thuốc không có hiệu quả, hoặc bệnh nhân khi đến thăm khám đã ở giai đoạn bệnh nặng, phải can thiệp bằng phương pháp giải phẫu ngay.
phuong-phap-dieu-tri-benh-tri-cap
Bệnh trĩ gây nhiều phiền toái, khổ sở cho người bệnh
Đối với trĩ độ một, độ 2, các thủ thuật ngoại khoa phổ biến hiện nay là chích xơ, thắt trĩ bằng vòng cao su, quang đông hồng ngoại. Thủ thuật chích xơ được thực hiện bằng cách tiêm thuốc làm xơ hóa vùng dưới niêm mạc để giảm lưu lượng máu đến búi trĩ.
“Thủ thuật này tuy đơn giản nhưng cần được thực hiện bởi các bác sĩ có tay nghề để đảm bảo tránh được các biến chứng như xuất huyết hoặc tiêm quá sâu vào tuyến tiền liệt, trực tràng”, bác sĩ Hưng chia sẻ.
phuong-phap-dieu-tri-benh-tri-cap-1
Người bệnh nên đến các cơ sở y tế, bệnh viện để được bác sĩ tư vấn
Một thủ thuật khác được áp dụng cho các búi trĩ nhỏ và vừa là thắt trĩ bằng vòng cao su. Với phương pháp này, búi trĩ sẽ được cột lại bằng một vòng cao su nhỏ và sẽ hoại tử sau 3 - 4 ngày. Tuy hiệu quả cao nhưng vị trí cột vẫn có nguy cơ bị xuất huyết, nhiễm trùng huyết, loét và cần được thực hiện tại những cơ sở có uy tín.
Quang đông hồng ngoại cũng là một trong những thủ thuật được sử dụng phổ biến , dùng sức nóng tia hồng ngoại để làm cho mô bị đông lại và tạo sẹo xơ, giảm lưu lượng máu đến búi trĩ, đồng thời cố định trĩ vào ống hậu môn. Thủ thuật này tuy hiệu quả nhưng đòi hỏi người bệnh phải tới lui cơ sở y tế thực hiện nhiều lần.
Đối với trĩ nội ở cấp độ 3, 4 và trĩ ngoại có biến chứng, trĩ sa vòng, bác sĩ sẽ xem xét chỉ định phẫu thuật cắt trĩ. Hiện nay có rất nhiều hình thức cắt trĩ được áp dụng như phẫu thuật Longo, khâu treo trĩ bằng tay, dùng máy siêu âm Doppler để khâu cột động mạch trĩ. Đây được xem là biện pháp cuối cùng, khi các phương pháp điều trị bằng thuốc và thủ thuật không đem lại hiệu quả.
Tuy tác động trực tiếp để tiêu diệt búi trĩ, điều trị ngoại khoa thường không giải quyết tận gốc gây ra bệnh trĩ, rất dễ tái phát nếu không tuân thủ nghiêm ngặt các chế độ ăn uống, sinh hoạt và uống thuốc sau phẫu thuật.
Điều trị nội khoa
Với ưu điểm, dễ tìm mua, có tác dụng tăng trương lực tĩnh mạch, bảo vệ tĩnh mạch, tăng tuần hoàn máu và chống viêm nhiễm hậu môn, điều trị nội khoa luôn được ưu tiên hơn phương pháp ngoại khoa. Tuy nhiên, người bệnh cần tuân thủ đúng liệu trình dùng thuốc điều trị trĩ cũng như các hướng dẫn điều trị khác của bác sĩ chuyên khoa.
Ở giai đoạn trĩ cấp, khi bắt đầu có các triệu chứng của trĩ như chảy máu lúc đi đại tiện, bị rát hoặc có dịch nhầy, cảm giác đau rát, ngứa ngáy, khó chịu vùng hậu môn người bệnh có thể sử dụng các thuốc điều trị trĩ không kê đơn chứa flavonoid dạng vi hạt. 
Các nghiên cứu lâm sàng quốc tế đã chứng minh flavonoid dạng vi hạt có kích thước nhỏ nên hấp thu dễ dàng hơn, giúp thuốc tác dụng nhanh và mạnh để tăng sức bền thành mạch cũng như kháng viêm chuyên biệt.
phuong-phap-dieu-tri-benh-tri-cap-2
Điều trị nội khoa bằng thuốc điều trị trĩ  được nhiều người lựa chọn khi phát hiện bệnh trĩ cấp
Nhờ đó, bệnh nhân trĩ có thể dứt các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra với một lộ trình 7 ngày gồm cầm máu trong 3 ngày đầu và giảm các triệu chứng như ngứa ngáy, đau rát, khó chịu trong 4 ngày kế tiếp dùng thuốc.
Sau khi dứt các triệu chứng khó chịu của trĩ cấp, người bệnh cần lưu ý duy trì chế độ ăn uống khoa học, chú trọng những thực phẩm có nhiều chất xơ như rau, khoai, chọn những loại trái cây nhuận tràng như đu đủ, thanh long, bưởi, uống nhiều nước, hạn chế các gia vị cay nóng.
Ngoài ra, người bệnh cần tránh gồng quá sức khi làm việc nặng, tránh rặn khi đi đại tiện, giữ vệ sinh vùng hậu môn để tránh cho bệnh trở nặng hơn vì viêm nhiễm.
Theo Nguyễn Linh - VnExpress


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Thay khớp ngón tay


Ngón tay được thay khớp - Ảnh: Hữu Khoa
Bà B.T.T.L, sinh năm 1955, bị đau khớp ngón tay trước đó. Ba tháng trước khi đi khám tại bệnh viện, bà L. bị va chạm mạnh vào khớp ngón tay làm sưng, đau và khó khăn trong việc gấp, duỗi khớp. 
Ngày 21/12, sau khi khám với chẩn đoán: thoái hóa liên đốt gần ngón IV, cứng khớp tay trái; bà L. được các bác sĩ chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình BV Quận Thủ Đức, TP.HCM, chỉ định phẫu thuật thay khớp ngón tay. Ngày 28/12 bà L. xuất viện với tình trạng vết mổ tốt, ngón tay đã bắt đầu gấp, duỗi. Đây là trường hợp đầu tiên được BV Quận Thủ Đức thay khớp ngón tay.
BS Lê Hoàng Văn Hải  - Trưởng khoa Chấn thương Chỉnh hình BV Quận Thủ Đức - cho biết: khớp ngón tay giúp bàn tay cầm nắm, gấp duỗi được. Khi khớp bị hư, tay bị cứng, mất các chức năng cầm nắm cũng như khả năng lao động. Nguyên nhân gây ra tình trạng cứng khớp là do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, các bệnh lý viêm đa khớp dạng thấp… Chỉ định duy nhất là thay khớp.
Việc thay khớp phổ biến là thay khớp háng, khớp gối, khớp vai, tiếp theo sau là khớp vai, cổ chân, ngón tay, khủy… Phần lớn các loại khớp làm bằng chất liệu hợp kim và có thời hạn từ 15 – 20 năm. Riêng bà L, khớp ngón tay được thay bằng chất liệu silicone và có hạn sử dụng trong 10 triệu lần gấp duỗi. 
Trước đây, những bệnh nhân bị thoái hóa khớp ngón tay luôn chủ quan do còn chịu đựng được, ảnh hưởng đến lao động ít hơn so với thoái hóa khớp háng, khớp gối… nên không chịu đi phẫu thuật thay khớp, đến khi khớp hư hẳn  phải hàn khớp, làm khớp cứng lại, mất chức năng cầm nắm, mất thẩm mỹ.
BS Lê Hoàng Văn Hải cũng lưu ý dù kỹ thuật này có ưu điểm lớn là giúp bệnh nhân phục hồi được khả năng lao động và thẩm mỹ tốt nhưng chi phí còn khá cao, chưa được Bảo hiểm y tế chi trả.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Cách xử trí khi gặp người bị đau tim

Dấu hiệu đau tim
Đau tim là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi các động mạch cung cấp máu cho tim không thể hoạt động vì bị tắc nghẽn hoặc các biến chứng khác. 
Ngày càng trở nên phổ biến với những người mắc thậm chí ở độ tuổi 20 và 30, tình trạng này có thể xuất hiện mà không có bất cứ dấu hiệu cảnh báo nào. Khi gặp một người bị đau tim, những thông tin dưới đây có thể giúp bạn sơ cứu cho người bệnh trước khi đưa họ vào bệnh viện:
Sơ cứu cơn đau tim
Bất kì ai bị đau ngực, thậm chí có thể không phải là đau tim, cũng cần được chăm sóc. Bước đầu tiên là giúp người bệnh thư giãn. Nới lỏng quần áo và mở cửa sổ. Tiếp đến bỏ một viên aspirin vào miệng và yêu cầu người bệnh nhai trong miệng, không uống nước. 
Nếu người bệnh không thể nhai, cần nghiền nát viên thuốc và cho họ uống với một ít nước. Một loại thuốc khác có thể sử dụng là sorbitrat. Đặt thuốc này dưới lưỡi của bệnh nhân. 
Bạn có thể đặt 3 viên trong 5 phút. Cả aspirin và sorbitrat đều có đặc tính chống đông máu và giúp làm tan các cục máu đông. Tuy nhiên, không sử dụng sorbitrat cho những người bị huyết áp thấp hoặc/và bị đổ mồ hôi nhiều.
Cach-xu-tri-khi-gap-nguoi-bi-dau-timBên cạnh đó, bạn không nên để bệnh nhân nằm ngửa. Yêu cầu họ tựa người vào ghế sofa hoặc ngồi thẳng và ho ra. Ho sẽ giúp đưa không khí vào phổi.
Ngoài ra, bệnh nhân đau tim cần được đưa tới bệnh viện càng sớm càng tốt (trong vòng 1 giờ - được gọi là “thời gian vàng”) vì khi bị đau tim tim của người bệnh ngừng bơm máu nên có thể gây tổn thương cho các cơ quan trong cơ thể. 
Giống như đột quỵ, đau tim cũng có một thời gian vàng mà nếu được cứu chữa bệnh nhân sẽ phục hồi nhanh hơn.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Phục hồi chức năng cho người bệnh tâm thần phân liệt

Phục hồi chức năng cho người bệnh tâm thần phân liệt sau điều trị là quá trình thực hiện, tạo nên cơ hội cho bệnh nhân vốn chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống hàng ngày...

Tâm thần phân liệt là bệnh loạn thần nặng tiến triển từ từ, có khuynh hướng dẫn đến mạn tính. Người bệnh thường tách ra khỏi cuộc sống chung quanh, thu dần vào thế giới nội tâm, tình cảm trở nên khô lạnh, khả năng học tập và làm việc ngày càng giảm sút... Vì vậy, sau các biện pháp điều trị bệnh, việc phục hồi chức năng tâm lý xã hội và lao động nghề nghiệp là vấn đề cần được quan tâm.
Phục hồi chức năng cho người bệnh tâm thần phân liệt sau điều trị là quá trình thực hiện, tạo nên cơ hội cho bệnh nhân vốn chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống hàng ngày đạt được các mục đích tối ưu về chức năng sinh hoạt giao tiếp, tâm lý xã hội, lao động nghề nghiệp để có thể hòa nhập với cộng đồng và môi trường ở chung quanh.
Phục hồi chức năng tâm lý xã hội
Sự cần thiết phải phục hồi và cách thức phục hồi:
Bệnh nhân tâm thần phân liệt sau khi được điều trị có thể hết các triệu chứng rối loạn tâm thần nhưng không học tập, làm việc và lao động được; có nội tâm bất ổn định làm ảnh hưởng đến sinh hoạt. Người bệnh thường có khuynh hướng sống ngày càng tách rời, xa lánh xã hội ở chung quanh; khó hòa nhập với cộng đồng và bệnh có khả năng tiến triển trở thành mạn tính. Trên cơ sở tồn tại này, xã hội cũng có xu hướng bỏ rơi bệnh nhân và thường xem họ không thể giúp ích được gì cho xã hội.
Để giúp cho việc phục hồi chức năng của người bệnh tâm thần phân liệt sau điều trị, nhân viên y tế cần giải thích cho người bệnh, gia đình bệnh nhân về bệnh lý mắc phải; đồng thời nên chấp nhận bệnh tâm thần phân liệt, xây dựng các chương trình phục hồi chức năng tâm lý và lao động nghề nghiệp cho từng người bệnh. 
Ngoài ra, phải giải thích cho người bệnh tầm quan trọng của việc dùng thuốc và cách dùng thuốc; hướng dẫn xử trí các tác dụng phụ của thuốc. Cần giúp  cho người bệnh, người nhà của bệnh nhân biết cách ứng xử với những biểu hiện bất thường có thể phát hiện.
Một số điểm cần lưu ý khi phục hồi:
Cần lưu ý người bệnh tâm thần phân liệt bỏ nhà đi lang thang dễ có nguy cơ bệnh nặng thêm và bị nhiều ảnh hưởng khác do không được chăm sóc. Phải thuyết phục làm sao để gia đình, người thân của bệnh nhân ứng xử với người bệnh thuận lợi; bệnh nhân cảm thấy có được sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương, đùm bọc; có không khí ấm áp, cảm giác an toàn khi sống với người thân. 
Trên thực tế, người bệnh không thể thực hiện được các hoạt động, công việc như trước khi bị bệnh; vì vậy bác sĩ điều trị và người thân của bệnh nhân phải quan tâm tìm hiểu khả năng sinh hoạt, làm việc của người bệnh; trên cơ sở này giúp họ có thể làm được những việc có ích mà họ có thể làm được.
Người bệnh không thể thực hiện sinh hoạt một cách hoàn chỉnh, công việc hay nôn nóng; do đó cần hướng dẫn cho người thân trong gia đình hiểu là phải kiên nhẫn, chia công việc ra từng công đoạn cho người bệnh dễ thực hiện, dần dần làm từ việc đơn giản đến việc phức tạp để có thể thực hiện phù hợp, khỏi bồn chồn và nôn nóng. 
Đối với những hành vi, cách cư xử khác thường của người bệnh; nhân viên y tế cần giải thích cho gia đình bệnh nhân có sự hiểu biết cần thiết để không nên căng thẳng, không nên phê phán và tranh luận hoặc trừng phạt hay xa lánh họ; tìm cách hướng dẫn người bệnh tránh thực hiện những hành vi, cách cư xử khác thường đó.
Nên động viên, khuyến khích, biểu dương, khen ngợi khi người bệnh làm được một việc tốt hoặc có sự cư xử phù hợp với những vấn đề mà người thân và gia đình mong muốn để họ vẫn cảm thấy rằng bản thân mình được yêu mến, sống còn có ích; dễ chấp nhận sự hướng dẫn điều trị, chăm sóc của bác sĩ và gia đình hơn. 
Hướng dẫn, giúp đỡ người bệnh để họ có thể quyết định thực hiện được một cách đúng đắn trước một công việc nào đó rất quan trọng và cần thiết. Bác sĩ điều trị, gia đình và người thân của bệnh nhân phải thường xuyên, tiếp tục nói chuyện với người bệnh, để cho họ tham gia vào những cuộc nói chuyện trong gia đình; cần lắng nghe để người bệnh có thể nói được hết những suy nghĩ, tâm tư, cảm giác và thể hiện là mọi người trong nhà đều hiểu được họ.
Trong sinh hoạt hàng ngày, cần giúp đỡ và hướng dẫn người bệnh thực hiện được những công việc thông thường, biết tự chăm sóc cho bản thân mình, có thể làm được những việc đơn giản như tắm giặt, vệ sinh cá nhân; gấp chăn màn, quần áo; quét nhà, thu xếp, dọn dẹp gọn gàng nơi ăn chốn ở của họ... 
Không nên để bệnh nhân ở trong tình trạng thụ động, cần giúp đỡ và hỗ trợ họ đi lại, đi chơi đây đó, giao tiếp, ứng xử, làm việc phù hợp với khả năng của họ. Tránh những tình huống có thể ảnh hưởng, làm cho tình trạng bệnh lý của người bệnh càng nặng thêm như bị những cảm xúc căng thẳng, lo lắng, sợ hãi, buồn phiền; có những lời nói, cử chỉ, hành vi, thái độ thiếu thân thiện, không thận trọng của người chung quanh; tránh các cảm xúc đau buồn đột ngột, những xung đột trong mối quan hệ trong gia đình và cộng đồng xã hội đối với bản thân họ.
Khi tình trạng bệnh lý của người bệnh trở nên xấu hơn qua cách cư xử khác thường của bệnh nhân như: trầm lặng, không ăn uống, thu mình lại hoặc trở nên hiếu động, nói luôn miệng hoặc bị kích động, sợ hãi; có ý định gây thương tích cho bản thân hay dọa nạt, tấn công người khác thì gia đình cần nhanh chóng đưa người bệnh đến các bệnh viện chuyên khoa để được xử trí điều trị phù hợp.
Một loại ký sinh trùng sống trên mèo có nguy cơ gây bệnh tâm thần phân liệt ở những người nuôi mèo trong nhà từ nhỏ
Một loại ký sinh trùng sống trên mèo có nguy cơ gây bệnh tâm thần phân liệt ở những người nuôi mèo trong nhà từ nhỏ
Phục hồi chức năng lao động nghề nghiệp
Sự cần thiết phải phục hồi:
Người bệnh tâm thần phân liệt sau khi được điều trị có thể giảm bớt hoặc mất đi các triệu chứng bệnh lý, chức năng tâm lý xã hội có khả năng được hồi phục nhưng không thể lao động, làm việc được; trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội dẫn đến sự buồn chán đối với bản thân. Vì vậy, việc phục hồi chức năng lao động nghề nghiệp cho người bệnh sẽ giúp khắc phục được tình trạng này.
Lao động nghề nghiệp sẽ giúp cho người bệnh phát huy khả năng hoạt động tâm thần, hướng suy nghĩ của bệnh nhân vào công việc; hạn chế bớt việc suy nghĩ lan man, giúp họ quên đi bệnh tật, quên các cảm giác khó chịu do tình trạng ảo giác và hoang tưởng gây ra. 
Công việc và lao động nghề nghiệp cũng giúp người bệnh thoát khỏi hoàn cảnh ăn không ngồi rồi, đi lang thang, phá phách; giúp họ tự tin vào bản thân, xóa bỏ mặc cảm, ăn ngon và ngủ yên hơn. Đồng thời chính công việc và lao động nghề nghiệp cũng sẽ làm cho mọi người ở chung quanh giảm bớt những suy nghĩ sai lầm về người bệnh.
Cách thức phục hồi:
Trên thực tế, tùy theo từng trường hợp người bệnh và hoàn cảnh, môi trường sống của mỗi bệnh nhân để chọn lựa cho họ loại hình lao động nghề nghiệp thích hợp, phục hồi công việc cũ trước đây người bệnh vẫn làm như chăn nuôi, trồng trọt, lao động tiểu thủ công nghiệp... Có thể dạy cho bệnh nhân một công việc mới đơn giản, dễ thực hiện và phù hợp điều kiện hoàn cảnh. 
Lưu ý các công việc để người bệnh bắt đầu trở lại làm là những việc nhẹ nhàng, đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp hoặc có thể chia công việc ra làm nhiều công đoạn để giúp họ dễ dàng làm và hoàn thành từng công đoạn một. 
Khi khởi đầu, cần có người hướng dẫn, kèm cặp, giúp đỡ; bảo đảm an toàn cho người bệnh khi lao động, làm việc. Nên có sự đánh giá, động viên, khen ngợi và khuyến khích họ để thúc đẩy công việc thực hiện tốt hơn.
Một vấn đề cũng cần được quan tâm là tổ chức thời gian phục hồi lao động nghề nghiệp phải phù hợp với tình hình sức khỏe của người bệnh, khả năng làm việc của từng người; đồng thời nên động viên bệnh nhân cố gắng, kiên nhẫn trong công việc và giúp cho họ có được thu nhập từ chính lao động nghề nghiệp của mình để tạo niềm tin nỗ lực phấn đấu.
Lời khuyên của thầy thuốc

Hiện nay theo các nhà khoa học, bệnh tâm thần phân liệt chiếm tỉ lệ khoảng từ 0,3 - 1% dân số ở các nước và có khuynh hướng phát triển ở nhóm tuổi còn trẻ từ 18 - 40, đây là lứa tuổi lao động chính của gia đình và xã hội. 

Vì vậy, sau khi người bệnh được điều trị giảm bớt hoặc khỏi hẳn những triệu chứng bệnh lý lâm sàng, gia đình bệnh nhân kể cả nhân viên y tế ở các cơ sở y tế chuyên khoa cần quan tâm đến việc thực hiện phục hồi chức năng tâm lý xã hội và lao động nghề nghiệp nhằm giúp bệnh nhân có điều kiện tiếp cận với môi trường sống ở chung quanh, hòa nhập vào cộng đồng như những người bình thường khác để họ không còn là gánh nặng của gia đình và xã hội nữa.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Đi tiểu ra máu: Dấu hiệu của bệnh ung thư biểu mô tế bào thận

Sử dụng lâu dài thuốc giảm đau, hút thuốc nhiều khiến tỉ lệ mắc bệnh ung thư biểu mô tế bào thận tăng cao.


Đi tiểu ra máu có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư biểu mô tế bào thậnDùng nhiều thuốc giảm đau khiến tỉ lệ mắc bệnh ung thư biểu mô tế bào thận tăng cao
Ung thư là bệnh liên quan đến sự đột biến của tế bào, vô cùng nguy hiểm đến tính mạng con người. Song có thể khẳng định là, một số bệnh ung thư có liên quan rất nhiều đến thói quen sinh hoạt và ăn uống. Hút thuốc, tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng mặt trời, ăn uống không lành mạnh, tiếp xúc nhiều với hoá chất, amiăng và các chất gây ung thư khác... đều có thể là nhân tố gây bệnh ung thư.
Báo cáo nghiên cứu y học cho biết, những người có thói quen hút thuốc thì tỉ lệ mắc bệnh ung thư biểu mô tế bào thận cao gấp 5,7 lần so với những người không có thói quen hút thuốc. Bệnh ung thư biểu mô tế bào thận ngoài yếu tố di truyền, nó cũng liên quan đến gen và môi trường. 
Ung thư biểu mô tế bào thận giai đoạn đầu không có triệu chứng, thường là khi khối u đã lớn mới có thể sờ thấy khối u, gây đau hoặc đi tiểu ra máu, lúc này triệu chứng đã tương đối nghiêm trọng. Do vậy, ung thư biểu mô tế bào thận cũng được coi là sát thủ thầm lặng.
Đi tiểu ra máu có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư biểu mô tế bào thận
Ung thư biểu mô tế bào thận chữa trị trong giai đoạn đầu tỉ lệ khỏi bệnh là trên 90%
Sở dĩ bệnh ung thư biểu mô tế bào thận khó phát hiện là do thận nằm ở phía sau của bụng, xung quanh thận lại được bao bọc bởi các mô mỡ, là bộ phận rất khó sờ được bằng tay, chỉ có thể nhận biết thông qua dấu hiệu đi tiểu ra máu, nhưng do dễ bị hiểu nhầm là bệnh sỏi thận nên thường bỏ lỡ thời cơ chữa trị.
Theo thống kê lâm sàng, nếu bệnh ung thư biểu mô tế bào thận có thể được làm phẫu thuật trong giai đoạn đầu thì tỉ lệ khỏi bệnh có thể lên tới trên 90%, nếu chữa trị trong giai đoạn thứ hai thì tỉ lệ khỏi bệnh là 60%, nhưng để sang giai đoạn thứ tư thì tỉ lệ khỏi bệnh chỉ còn 20%. Cũng có nghĩa là, phát hiện bệnh càng sớm thì tỉ lệ chữa khỏi càng cao.
Nếu cơ thể xuất hiện triệu chứng đau lưng không rõ nguyên nhân, nước tiểu ban đêm sẫm màu, đi tiểu ra máu, bụng có khối u thì phải đi khám ngay, đặc biệt khi thấy đi tiểu ra máu không rõ nguyên nhân thì phải lập tức đi khám chuyên khoa tiết niệu để loại bỏ nguy cơ mắc bệnh ung thư biểu mô tế bào thận.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Bạn sẽ gặp những nguy hiểm gì khi ngủ nướng vào mùa đông

Rối loạn nội tiết
Việc ngủ nướng sẽ ảnh hướng tới đồng hồ sinh học của chúng ta, phá vỡ nhịp sinh học của các cơ quan bên trong cơ thể. Nó dẫn tới một hậu quả vô cùng nguy hiểm là rối loạn nội tiết, đồng thời còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tinh thần, trong đó có cả căn bệnh trầm cảm. Về lâu dài, chứng rối loạn nội tiếtkhông chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe, mà còn làm giảm sức đề kháng, khiến chúng ta mắc nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.
Tăng nguy cơ béo phì
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, việc ngủ nướng, trong đó bao gồm ngủ quá nhiều, dậy muộn đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì, thừa cân. Người ngủ từ 9-10 giờ mỗi ngày sẽ làm khả năng béo phì tăng lên 21%. Nguyên nhân là do lượng thức ăn và chất dinh dưỡng nạp vào cơ thể sẽ tích tụ thành mỡ thừa trong thời gian ngủ, kéo theo tình trạng tăng cân nhanh và dẫn tới thừa cân.
Đau dạ dày
Một hệ quả của việc ngủ nướng là khiến chúng ta ăn uống không đầy đủ, không đúng giờ. Điều này sẽ dẫn tới tình trạng co thắt đường tiêu hóa, về lâu dài sẽ gây nên bệnh viêm dạ dày mãn tính hoặc có thể mắc chứng khó tiểu.
Đau nhức khắp cơ thể
Ngủ nướng thường gây ra chứng đau đầu sau khi thức dậy do nhịp sinh học bị phá vỡ, các dây thần kinh bị ảnh hưởng. Cùng với đó, việc nằm một chỗ quá lâu, nhất là vào buổi sáng - là thời gian cơ thể cần vận động - sẽ gây đau nhức các cơ bắp. Vì vậy, tình trạng đau đầu, đau nhức cơ thể là không thể tránh khỏi sau khi bạn ngủ nướng.
Tăng nguy cơ mắc bệnh tim
Một nghiên cứu đã cho thấy, người ngủ 9-11 giờ mỗi đêm sẽ bị tăng 38% nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành so với người chỉ ngủ 8 tiếng mỗi ngày. Khi chúng ta ngủ, sự co bóp của cơ tim và hoạt động tuần hoàn máu không còn mạnh so với thông thường. 
Vì thế, ngủ quá nhiều cũng đồng nghĩa với việc hoạt động của tim và dẫn truyền máu bị ảnh hưởng. Nó dẫn tới các bệnh tim mạch và huyết áp, gây xơ vữa động mạch, tim mạch vành…
Tăng nguy cơ đột quỵ
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, những người ngủ trên 9 giờ mỗi ngày có nguy cơ đột quỵ cao hơn 70% so với người chỉ ngủ 7 giờ. Bên cạnh đó, ngủ nướng quá nhiều cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến não. Bởi vậy, lời khuyên cho chúng ta là chỉ nên ngủ 7-8 giờ mỗi ngày thôi nhé!


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317