Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Sáu, 23 tháng 6, 2017

Thần y Hoa Đà đã khuyên phải ngủ thế này, làm theo chẳng thừa đâu

Hoa Đà được coi là một trong những danh y cổ đại hàng đầu thế giới và là một trong những ông tổ của Đông y. Thậm chí người ta còn tôn sùng ông là thần y vì những cống hiến vô cùng quý giá mà ông đã để lại và tạo nền tảng cho thế hệ sau.
 
Than y Hoa Da 1
Bức họa Thần y Hoa Đà (Ảnh: Internet)

Không chỉ có những phát minh y học đi trước các nước phương Tây hơn 1000 năm, Hoa Đà còn chú ý rất nhiều đến việc dưỡng sinh, bảo vệ sức khỏe bằng những đúc kết từ kinh nghiệm chữa bệnh của mình. Trong số những lời khuyên dưỡng sinh quý giá của ông, giấc ngủ được coi là một trong những hoạt động quan trọng nhất có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mỗi người. Chính vì vậy mà ông đã để lại 4 lời khuyên quý giá về giấc ngủ mà hàng ngàn năm sau mọi người đều phải bội phục vì quá chính xác và khoa học.

Lời khuyên đầu: Phải ngủ trước giờ Tý (giờ Tý bắt đầu lúc 11 giờ đêm và kết thúc lúc 1 giờ sáng)

Trong khái niệm của Thiếu Lâm tự, ngủ là một trong những việc lớn của đời người. Những người thức đêm lâu năm, cho dù là nam hay nữ đều sẽ bị tổn thương gan, lâu ngày thận sẽ yếu cuối cùng biến thành cơ thể suy nhược, gầy gò ốm yếu xanh xao. Cho dù có dùng thực phẩm dinh dưỡng, rèn luyện thân thể hàng ngày cũng không thể bù đắp lại những thương tổn do thiếu ngủ hoặc ngủ không ngon giấc mang lại. 
 
Than y Hoa Da 2
(Ảnh: Internet)

Sáng dậy sớm thế nào cũng không sao nhưng tuyệt đối không được ngủ trễ. Thiếu ngủ hay ngủ không ngon sẽ khiến tinh thần mệt mỏi, hoảng hốt, nội tạng bị tổn thương, mắt cũng chịu ảnh hưởng mà yếu dần lại dễ bị trầm cảm. Đừng bao giờ nghĩ giấc ngủ tối có thể bù lại vào ban ngày mà chủ quan coi thường việc đi ngủ sớm. Thương tổn được hình thành ngay trong đêm không ngủ, ngủ bao nhiêu giấc cũng không thể bù lại được.

Lời khuyên thứ hai: Để đầu óc thanh thản khi ngủ
 
Trạng thái ngủ lý tưởng nhất là từ từ chìm sâu vào giấc ngủ , lúc đầu óc hoàn toàn thanh tịnh, không bị quấy rầy bởi những lo lắng hay suy tư lung tung. 

Có nhiều người mắc chứng mất ngủ vì suy nghĩ quá nhiều. Lúc này đừng cố ép bản thân phải đi vào giấc ngủ khiến đầu óc căng thẳng càng khó ngủ hơn. Phương pháp tốt nhất là nên ngồi một lát rồi mới nằm xuống ngủ tiếp. 

Thực tế trong thời hiện đại này, để ngủ được trước 11 giờ tối thì biện pháp tốt nhất là nằm trên giường, gạt bỏ hết mọi lo lắng suy tư trong đầu, để mọi suy nghĩ từ từ lắng lại thì mới cảm thấy buồn ngủ. Nếu như vì nhiều nguyên nhân mà vẫn không ngủ được thì có thể ngồi xếp bằng trên giường hoặc ngồi trong tư thế thiền, hai tay đặt trên đùi, từ từ hít thở. Khi nào cảm thấy buồn ngủ thì nằm xuống.

Lời khuyên thứ ba: Nên ngủ một giấc ngắn hoặc nghỉ ngơi vào buổi trưa (từ 11 giờ trưa đến 1 giờ chiều)
 
Nếu như điều kiện không cho phép không thể nằm xuống để ngủ thì có thể lựa chọn ngồi ở một nơi yên tĩnh, nhắm mắt dưỡng thần. Ngủ trưa cũng chỉ cần 3 phút là đã tương đương với 2 tiếng đồng hồ, tuy nhiên ngủ vào lúc giữa trưa mới tốt nhất.

Than y Hoa Da 3
Ngủ trưa cũng chỉ cần 3 phút là đã tương đương với 2 tiếng đồng hồ, tuy nhiên ngủ vào lúc giữa trưa mới tốt nhất. (Ảnh: Internet)

Lời khuyên thứ tư: Nên dậy sớm

Một ngày của các nhà sư thường bắt đầu một ngày mới từ rất sớm, cho dù là mùa đông lạnh giá họ cũng sẽ dậy trước 6 giờ sáng. Các mùa còn lại sẽ dậy trước 5 giờ. Đối với dưỡng sinh mà nói, dậy sớm sẽ rất có lợi việc trao đổi chất của cơ thể sau một đêm dài nghỉ ngơi.

Sáng sớm không khí cũng được thanh lọc sạch sẽ, lúc này hít thở khí trời sẽ tống các chất bẩn ra ngoài cơ thể. Nếu rời giường quá trễ, ruột già không có đủ thời gian hoạt động sẽ ảnh hưởng đến chức năng bài tiết. Trong khoảng thời gian từ 7 giờ đến 9 giờ là lúc hệ tiêu hóa hoạt động và hấp thu chất dinh dưỡng tốt nhất. Vì vậy đừng nên có thói quen ngủ nướng, những triệu chứng như đâu đầu, chóng mặt một phần là do ngủ nhiều mà nên.


                                https://4.bp.blogspot.com/-bPvEyosu2pI/VqNs9-AA9mI/AAAAAAAAAME/i5FHTH7XBUQ/s400/images.jpg

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408 

Cách hít thở đúng giúp bạn giữ bình tĩnh và làm việc hiệu quả

Tại một số những thời điểm trong cuộc sống, khi vô số sự kiện quan trọng xảy ra khiến bạn xáo trộn cảm xúc, ảnh hưởng đến hiệu quả công việc. Lốc xoáy cảm xúc như vậy chính là cách não bộ xử lý stress. Bác sĩ Tina Chadda, bác sĩ tâm thần, chuyên gia tâm lý ở Toronto, người phát triển ứng dụng thiền Akasha, giải thích rằng, có 2 vùng chính của não bị rúng động hoặc rơi vào trạng thái vận hành thái quá khi bạn stress hoặc lo lắng mức độ cao. Đặc biệt, những vùng này là hạch hạnh nhân - một phần não bộ kích hoạt phản ứng phức tạp chống hay chạy (fight or flight) và hệ cận viền có liên quan tới cảm xúc của chúng ta.
Cách hít thở đúng giúp bạn giữ bình tĩnh và làm việc hiệu quả - Ảnh 1.
Tại một số những thời điểm trong cuộc sống, khi vô số sự kiện quan trọng xảy ra khiến bạn xáo trộn cảm xúc.
Theo Chadda, cả hai vùng này của não trở nên tăng động khi bạn bị stress. Đây chính xác là điểm mà hơi thở sâu tác động vào. Bác sĩ cũng giải thích cách thức hít thở sâu thực sự giúp não thư giãn như thế nào. Ông cũng hướng dẫn thực hiện bài tập tập trung vào hít thở sâu ở bất cứ thời điểm nào bạn cảm thấy stress - ở nhà, ở cơ quan và thậm chí ngay cả khi bạn vào phòng tắm...
Tại sao lại là hít thở sâu?
Theo bác sĩ Chadda, có vô số lý do tại sao chúng ta nên dựa vào hít thở sâu và thiền để đạt được trạng thái thoải mái toàn diện tốt hơn. Các chuyên gia yoga, các tín đồ đạo Phật, các nhà khoa học và các bác sĩ đều ca ngợi phương pháp thiền chánh niệm là cách tuyệt vời để ứng phó với stress, đau mạn tính, bệnh thần kinh và chứng nghiện, với những người mới bắt đầu.
Cách hít thở đúng giúp bạn giữ bình tĩnh và làm việc hiệu quả - Ảnh 2.
Hít thở đúng cách giúp bạn dễ dàng giải quyết những suy nghĩ tiêu cực.
"Chúng ta có rất nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, khi thực hành hít thở sâu - bài tập hít thở đúng cách, tiến hành liệu pháp thư giãn hay hít thở chánh niệm, chúng ta tạo ra những thay đổi trong các vùng chủ chốt của não bộ, tâm trạng của bạn sẽ ổn định và nhờ đó bạn dễ dàng giải quyết những suy nghĩ tiêu cực. Bạn cũng sẽ không bị lún sâu thêm nữa vào những suy nghĩ lo lắng, tuyệt vọng", bác sĩ Chadda nhấn mạnh.
Điều xảy ra là hạch hạnh nhân liên tục thay đổi theo thời gian, bác sĩ lý giải. Thậm chí chỉ nửa giờ tập hít thở trong chánh niệm mỗi ngày, duy trì trong vòng 2 tháng cũng sẽ làm co rút hạch hạnh nhân. Tác động đó là lâu dài và nó sẽ không biến đi.
Cách hít thở đúng
Đôi khi mọi người không hiểu rõ ý của chuyên gia yoga và bác sĩ khi hướng dẫn hít thở sâu là như thế nào và nên hít thở ra sao: Có phải từ mũi? Hay từ cơ hoành? Hay qua bụng? 
Bác sĩ Chadda cho biết: "Quy tắc số 1 thực sự đơn giản là cảm thấy khí đi qua lỗ mũi khi bạn thở. Nếu bạn thở chỉ hơi sâu một chút và hơi ép buộc một chút, bạn có thể cảm nhận sự dịch chuyển của không khí ngay trên môi trên. Điều này có nghĩa là bạn đang hít vào theo cách của thiền hay theo chánh niệm". Một cách mà bác sĩ gợi ý cách điều chỉnh luồng khí là giữ ngón tay trỏ bên dưới môi trên.
Cách hít thở đúng giúp bạn giữ bình tĩnh và làm việc hiệu quả - Ảnh 3.
Quy tắc số 1 thực sự đơn giản là cảm thấy khí đi qua lỗ mũi khi bạn thở.
Trong trường hợp bạn vẫn còn băn khoăn tại sao hít thở sâu lại có hiệu quả ngay từ đầu, Chadda giải thích rằng, vách ngăn chia mũi thành lỗ mũi trái và lỗ mũi phải thường không đối xứng. Kết quả là, chúng ta không có đủ lượng khí đi vào cả hai phần của não bộ. Hít thở mạnh hơn một chút, bác sĩ nói, sẽ giúp bù đắp cho tình trạng thiếu hụt này khi cho phép luồng khí di chuyển đều sang hai bán cầu não.
Cách thiền và thở
1. Đứng thẳng và ý thức về cơ thể. Ý thức về sự tiếp xúc của bàn chân trên mặt sàn. Giờ thì, đơn giản là chú ý hơi thở của bạn - hơi thở vào và hơi thở ra. Cố gắng càng thư giãn càng tốt.
Bây giờ, hãy để ý rằng, hơi thở ra của bạn thực sự là một chuyển động của trạng thái thư giãn. Nó khiến bạn cảm thấy bình ổn. Khi bạn thở ra chính là bạn đang tạo ra một khoảng không bên trong cơ thể. Nếu bạn thiền ngoài trời và trời rét, bạn sẽ thực sự nhìn thấy luồng hơi thở ra của mình.
Cách hít thở đúng giúp bạn giữ bình tĩnh và làm việc hiệu quả - Ảnh 4.
2. Khi thở ra, bạn đang tạo ra một khoảng không, sự căng thẳng sẽ được nới lỏng, như một nút thắt lỏng dần hoặc chưa được thít chặt lại. Bạn có thể sử dụng nó để xoa dịu tình trạng căng thẳng cơ thể hoặc để đặt câu hỏi cho chính mình: "Tại sao tôi lại ở đây?" hay "Điều này nghĩa là gì?".
3. Đơn giản là đứng lại trong vài phút. Đó là một cách đơn giản, dễ dàng và hiệu quả để duy trì và vun đắp sự thoải mái tinh thần.


                                https://4.bp.blogspot.com/-bPvEyosu2pI/VqNs9-AA9mI/AAAAAAAAAME/i5FHTH7XBUQ/s400/images.jpg

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408 

Tai không chỉ để nghe và xem tướng mà còn chẩn bệnh

Có mối liên quan về mặt thần kinh giữa một số điểm cụ thể trên cơ thể chúng ta và các cơ quan nội tạng, ví dụ như tai. Không chỉ để nghe, nó còn giúp chúng ta nhận biết được tình trạng sức khỏe hiện tại, thậm chí chẩn đoán bệnh tật trong tương lai. Sau đây là những điều thú vị ít người biết về chức năng khác đầy vi diệu của đôi tai:
Mỗi người có hình dạng tai khác nhau
Từ khi sinh ra đến lúc trưởng thành, hình dạng đôi tai của con người không hề thay đổi hay phát triển, mặc dù dái tai có nhỏ đi đôi chút. Do đó, đôi tai cũng là một đặc điểm nhận dạng chính xác giống như dấu vân tay.
Đừng xem thường, tai không chỉ để nghe và xem tướng mà còn chẩn bệnh được đấy - Ảnh 1.
(Ảnh: Brightside)
Được biết, một người Mỹ đã phát minh ra loại máy chụp ảnh chuyên dùng để lấy ảnh vân tai người. Với kỹ thuật chụp ảnh này, lấy vân tai còn dễ hơn lấy vân tay mà độ tin cậy trong việc giúp cho cảnh sát phá án lại không hề kém cạnh. Hiện nay, phòng hồ sơ của cảnh sát bang California, Mỹ đã lưu giữ tư liệu vân hàng vạn đôi tai người Mỹ và người nhập cư vào Mỹ để phục vụ cho quá trình điều tra nếu cần.
Gen lặn hay gen trội?
Dái tai cũng có thể cho biết chúng ta được thừa hưởng gen lặn hay gen trội từ bố mẹ. Cụ thể, kết quả một nghiên cứu cho thấy dái tai dính liền (dính trực tiếp vào một bên đầu) được xem là gen lặn. Dái tai không dính liền (dái tai dài hơn điểm kết nối với đầu) được xem là đặc tính của gen trội.
Đừng xem thường, tai không chỉ để nghe và xem tướng mà còn chẩn bệnh được đấy - Ảnh 2.
(Ảnh: Brightside)
Bệnh mạch vành
Dái tai và bệnh động mạch vành nghe có vẻ không liên quan nhưng chúng lại có sự gắn kết khá chặt chẽ. Năm 1973, Tiến sĩ Sanders T. Frank và đội ngũ các nhà nghiên cứu đã công bố trên Tạp chí Y học New England nghiên cứu cho rằng một nếp gấp chéo trên dái tai (phần thịt ở tai) được gọi là Frank’s Sign – là một sự báo tích cực đối với bệnh động mạch vành.
Đừng xem thường, tai không chỉ để nghe và xem tướng mà còn chẩn bệnh được đấy - Ảnh 3.
(Ảnh: Brightside)
Trong một nghiên cứu trên 43 đàn ông và 20 phụ nữ, 90% những người tham gia có cả một nếp gấp dái tai (DELC) và có lông mọc ở trong tai là những người từng mắc bệnh suy tim. Thế nên, nếu phát hiện trên dái tai của mình xuất hiện một nếp gấp chéo đáng ngờ, bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra nhé.
Thiếu vitamin và canxi
Thiếu vitamin đôi khi khó chẩn đoán vì gây một số triệu chứng không đặc hiệu. Nhưng chúng ta có thể chẩn đoán sơ bộ khi đôi tai trở nên màu nhợt nhạt thì đó có thể là dấu hiệu thông báo cơ thể bạn đang thiếu và cần bổ sung vitamin lẫn canxi.
Đừng xem thường, tai không chỉ để nghe và xem tướng mà còn chẩn bệnh được đấy - Ảnh 4.
(Ảnh: Brightside)
Bệnh thận
Khi đôi tai bất ngờ đỏ lên mà không có bất kì lí do gì, chúng ta không nên xem thường bởi đó có thể là dấu hiệu cho thấy bất ổn của tuyến thượng thận, cơ quan chịu trách nhiệm tiết hóc môn adrenaline có tác dụng giúp cơ thể phản ứng lại tình huống căng thẳng nào đó, theo Medline Plus. Thiếu adrenaline cũng dẫn đến huyết áp cực thấp, sút cân, suy thận hoặc các căn bệnh khác. Tai ửng đỏ có thể là dấu hiệu thiếu adrenaline.
Đừng xem thường, tai không chỉ để nghe và xem tướng mà còn chẩn bệnh được đấy - Ảnh 5.
(Ảnh: Brightside)
Ngoài ra, tai đỏ cũng có thể là một dấu hiệu của hội chứng Red Ear Syndrome. Theo một bài báo năm 2013 được xuất bản trong The Journal of Headache and Pain, tình trạng này được đặc trưng bởi một hoặc cả hai tai trở nên cực kỳ đỏ và nóng khi chạm vào trong vài giây. Rối loạn rất hiếm, với khoảng 100 trường hợp được xuất bản trong tài liệu y khoa.
Rối loạn não
Chúng ta nên dành sự chú ý cao độ đến màu sắc đôi tai. Nếu tai ửng đỏ là dấu hiệu bệnh thận thì khi chuyển sang màu đỏ đậm, nó có thể cảnh báo về những căn bệnh khác nguy hiểm hơn như mất trí nhớ, đau đầu liên tục hoặc các vấn đề về não.
Đừng xem thường, tai không chỉ để nghe và xem tướng mà còn chẩn bệnh được đấy - Ảnh 6.
(Ảnh: Brightside)
Viêm sụn tai
Viêm sụn tai hay viêm sụn vành tai là tình trạng viêm nhiễm trùng thứ phát sau chấn thương va đập làm tụ máu ở vành tai. Nguyên nhân gây bệnh có thể do chấn thương va đập gây tổn thương lớp màng sụn ở vành tai làm cản trở dòng máu tới nuôi dưỡng sụn ở vành tai làm xuất tiết dịch. Dịch thường khu trú ở giữa lớp màng sụn và lớp sụn làm cản trở nuôi dưỡng sụn vành tai, nếu không được điều trị tốt có thể dẫn tới vành tai bị viêm hoại tử.
Khi bị viêm sụn tai, bệnh nhân thường có các dấu hiệu như đau ở vành tai, mức độ đau tăng lên khi va chạm hay khi kéo vành tai lên. Vành tai sưng, nóng đỏ và đau, giai đoạn sau có thể thấy túi sưng phồng ở vành tai, khi ấn thấy đau, cảm giác bên trong bập bềnh có dịch. Khi xuất hiện những triệu chứng trên, chúng ta nên tìm đến các trung tâm y tế chuyên khoa tai mũi họng khám sớm để có lộ trình điều trị phù hợp, tránh để lâu bệnh sinh ra nhiều biến chứng phức tạp.
Phản xạ tai
Phản xạ của tai cũng nhanh nhạy chẳng kém gì phản xạ của tay hay chân trong việc giảm stress và đau nhức. Mỗi một bên tai có đến 200 điểm huyệt kết nối với nhiều bộ phận khác nhau và hệ thống cơ xương trong cơ thể. Bằng cách bấm huyệt, bạn có thể chữa được nhiều bệnh, cả về thể chất lẫn tinh thần.
Đừng xem thường, tai không chỉ để nghe và xem tướng mà còn chẩn bệnh được đấy - Ảnh 7.
(Ảnh: Brightside)
Bản đồ phản xạ phía trên mô tả vị trí các huyệt, bạn có thể tìm hiểu về kĩ năng xoa bóp để giải quyết rối loạn đơn giản như nhức đầu. Với các vấn đề sức khoẻ lớn, tốt nhất nên tham khảo ý kiến của một chuyên gia về bấm huyệt hoặc bác sĩ.
Bằng cách bấm vào những huyệt như hình dưới, bạn có thể giảm đau nhức ở một số những khu vực cơ bản:
1. Lưng và vai.
2. Các cơ quan.
3. Khớp.
4. Xoang và họng.
5. Tiêu hóa
6. Đầu và tim
Đừng xem thường, tai không chỉ để nghe và xem tướng mà còn chẩn bệnh được đấy - Ảnh 8.
(Ảnh: Brightside)


                                https://4.bp.blogspot.com/-bPvEyosu2pI/VqNs9-AA9mI/AAAAAAAAAME/i5FHTH7XBUQ/s400/images.jpg

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408 

Thứ Bảy, 17 tháng 6, 2017

Vì sao chúng ta ngửi được các mùi?

Mũi có 2 hố mũi, ngăn cách nhau ở giữa bởi vách mũi giữa, mỗi hố mũi đều có 4 thành và 2 lỗ mũi trước, sau.

Ổ mũi được lót bởi niêm mạc (màng nhầy) có cấu tạo đặc biệt, chia làm 2 vùng, thực hiện 2 chức năng chính: vùng thở và vùng ngửi. Niêm mạc mũi là một màng bao phủ tất cả các thành của mũi và lách vào tất cả các xoang liên quan với mũi. Nên khi mũi bị viêm, lớp niêm mạc bị phù nề làm lấp hoặc hẹp một phần lỗ thông của các xoang đổ vào mũi.
16-41-47_kg1
Ảnh minh họa
Lớp niêm mạc mũi chia làm 2 tầng: Tầng trên hay tầng khứu giác: kể từ chỗ bám vào phía trên xương xoăn trên trở lên, chiếm 1/3 niêm mạc mũi. Ở đây niêm mạc có màu vàng hay xám nâu, là đầu các dây thần kinh khứu giác, là khu phẫu thuật nguy hiểm, vi sinh vật có thể qua dây thần kinh khứu giác đi tới màng não và não.
Sở dĩ ta ngửi được mùi vì không khí thở vào qua lỗ mũi, theo ngách mũi trên tác dụng vào các mặt đoạn thần kinh khứu giác nằm ở lớp niêm mạc làm cho ta nhận biết được mùi.
Tầng dưới hay tầng hô hấp: là vùng ở dưới xoắn mũi trên, chiếm 2/3 dưới niêm mạc ở mũi có mầu đỏ hồng, nhiều tuyến tiết nhầy (để cuốn các bụi làm thành vẩy mũi) có các lông để ngăn bụi, có nhiều tế bào bạch huyết để bảo vệ, có nhiều mạch máu tạo thành một mạng chi chít bao quanh xương xoăn dưới, đặc biệt là ở hai bên vách lá mía nó tụ lại thành một điểm mạch ở cách sau lỗ mũi trước 1,5 cm, là nơi dễ gây ra chảy máu (chảy máu cam).
Tầng trên của niêm mạc mũi bị các sợi thần kinh vây kín và luôn được giữ ướt nhờ các tuyến dịch. Trên niêm mạc mũi có những sợi lông nhỏ mà phần cuối được bọc lại bởi lớp mỡ. Nếu các sợi lông nhỏ này bị tách ra và bị khô đi thì chúng ta mất năng lực khứu giác.
Mùi là cảm giác hóa học gây ra bởi sự tác động của các phân tử chất bay hơi sau khi vào mũi, được hòa tan trong chất lỏng của niêm dịch (dịch nhầy) mũi với những cơ quan thụ cảm nằm trên các lông nhỏ của màng nhầy khứu giác. Khi ngửi chúng ta phải tốn một chút thời gian mới nhận thấy được mùi. Mùi phải tạo ra từ các hợp chất bay hơi và có thể hoà tan trong lớp mỡ bao bọc phần cuối của các lông khứu giác.
Trong não có một trung khu mùi, nó tiếp nhận thông tin từ thần kinh khứu giác trong mũi và giúp ta nhận biết từng loại mùi. Các thụ thể khứu giác là các tế bào lưỡng cực có đường kính chỉ khoảng 5 - 10micromet (viết tắt là μm, 1μm = 1/1000mm).
Ở niêm mạc khứu giác của mỗi người có khoảng 1 tỷ tế bào khứu giác hình thoi. Trên bề mặt các tế bào khứu giác có những sợi lông nhỏ (có đường kính chỉ khoảng 0,3μm). Những sợi lông này nằm trong lớp niêm dịch giữa các tế bào khứu giác và tạo thành một lớp phủ dầy niêm mạc khứu giác.
Nhờ các sợi lông nhỏ này mà diện tích tiếp xúc của các tế bào khứu giác đạt tới diện tích khoảng 500 - 700cm2(!). Đây là nơi tiếp nhận các kích thích hoá học ứng với từng mùi và chuyển tiếp lên não bộ. Khứu giác là giác quan nhạy cảm nhất trong số các giác quan người.


                                https://4.bp.blogspot.com/-bPvEyosu2pI/VqNs9-AA9mI/AAAAAAAAAME/i5FHTH7XBUQ/s400/images.jpg

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408 

Cách phân biệt các cơn đau đầu để điều trị đúng cách và kịp thời

Đau đầu là một chứng bệnh rất thường gặp, nó làm ảnh hưởng không nhỏ đối với công việc và sinh hoạt hằng ngày. Đặc biệt, vào mùa hè nóng bức thân nhiệt tăng cao càng khiến cơn đau đầu dễ tìm đến với con người hơn. 
Một trong những điều cần biết về đau đầu là chúng có rất nhiều loại, việc phân biệt các triệu chứng đau đầu giúp bạn xác định loại bệnh đang mắc và có hướng điều trị kịp thời.
Đau đầu do xoang (Sinus headache)
Không phải cơn đau đầu nào cũng giống nhau, phải biết phân biệt để điều trị đúng cách và kịp thời - Ảnh 1.(Ảnh: internet)
Đau đầu do xoang có thể kèm theo viêm xoang, một tình trạng mà lớp màng lót xoang trở nên phù nề và viêm. Vị trí đau của đau đầu xoang thường tập trung ở vùng quanh mũi và mắt, mức độ từ nhẹ đến nặng. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy đau và áp lực đè lên hai bên má, vùng chân mày và trán.
Tất cả mọi thứ sẽ trở nên tồi tệ hơn khi chúng ta nhoài người về phía trước hay nằm xuống. Ngoài ra, nó còn đi kèm một số triệu chứng khác như sổ mũi, sốt và khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi.
Đau đầu căng thẳng (Tension headache)
Không phải cơn đau đầu nào cũng giống nhau, phải biết phân biệt để điều trị đúng cách và kịp thời - Ảnh 2.(Ảnh: internet)
Khi chúng ta đau khổ, lo âu, buồn rầu, làm việc quá độ, thiếu ngủ, bỏ bữa ăn, uống rượu hay dùng chất kích thích sẽ dẫn đến tinh thần bị căng thẳng gây ra chứng đau đầu. Đặc biệt, nó có thể xảy ra thường xuyên, trong suốt 30 phút đến 1 tuần hoặc đến tận nửa tháng. Nguy hiểm hơn, chứng nhức đầu này có khả năng trở thành bệnh mãn tính, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người.
Nhức đầu vì căng thẳng tinh thần thường thấy ở hai bên đầu, xuất phát từ gáy và lan ra phía trước mặt. Sự đau đớn có thể âm ỉ như bị một vòng kim cô xiết chặt quanh đầu. Hai vai, cổ và quai hàm cũng có thể co thắt và đau ê ẩm.
Đau nửa đầu (Migraines)
Đau nửa đầu là trạng thái nhức đầu kinh niên, có thể đau đáng kể trong nhiều giờ hoặc thậm chí cả ngày. Lưu ý nó có thể nhầm lẫn giữa chứng đau nửa đầu và đau đầu xoang. Điều này là do các dấu hiệu và triệu chứng của hai loại đau nhức đầu chồng lên nhau. Nghiên cứu cho thấy 90% những người bị đau đầu xoang thực sự có chứng đau nửa đầu.
Không phải cơn đau đầu nào cũng giống nhau, phải biết phân biệt để điều trị đúng cách và kịp thời - Ảnh 3.(Ảnh: internet)
Đau nửa đầu có 4 giai đoạn phổ biến thường xảy ra nhưng không phải ai cũng trải qua tất cả:
- Giai đoạn cảm giác (prodome): xảy ra một hoặc hai ngày trước khi cơn đau đầu kéo đến. Khi đó, tâm trạng bạn có thể bị ảnh hưởng không nhỏ, thường xuyên thèm ăn, cổ bị cứng, hay khát nước và ngáp.
- Giai đoạn tiền triệu (aura): các cảm nhận giác quan về hình ảnh, mùi vị trở nên không bình thường báo hiệu cơn đau nửa đầu sắp diễn ra.
- Giai đoạn đau đầu: cơn đau chỉ xảy ra ở một nửa bên đầu, có thể lên đỉnh điểm rồi lắng xuống và thường kéo dài từ 4 đến 72 tiếng ở người lớn và 1 đến 48 giờ ở trẻ em. 
Cơn đau nửa đầu thường đi kèm với các biểu hiện khác như buồn nôn, nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh và có xu hướng tìm khu vực tối và yên tĩnh. Cảm giác hình ảnh bị mờ, bị ngạt mũi, tiêu chảy, tiểu nhiều, tái xanh, hoặc đổ mồ hôi cũng có thể thấy trong giai đoạn đau đầu.
- Giai đoạn sau cơn đau (Post-drome): bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, chán nản và đau đầu, nhận thức khó khăn, các triệu chứng về hệ tiêu hóa, thay đổi tính khí. Một số người cảm thấy khoan khoái, tỉnh táo lạ thường sau cơn đau, trong khi đó, số khác lại rơi vào trạng thái trầm cảm và phiền muộn.
Cũng như đau đầu xoang, đau nửa đầu thường bị nặng hơn khi uốn cong người về phía trước và chứng đau nửa đầu có thể kèm theo các dấu hiệu và triệu chứng mũi khác nhau - bao gồm cả tình trạng tắc nghẽn, áp lực trên khuôn mặt, và chảy nước mũi. Đau nửa đầu là dấu hiệu của nhiều căn bệnh, trong đó có chứng đột quỵ não rất nguy hiểm.


                                https://4.bp.blogspot.com/-bPvEyosu2pI/VqNs9-AA9mI/AAAAAAAAAME/i5FHTH7XBUQ/s400/images.jpg

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408 

Mẹo giúp bạn giảm đau khớp do tập luyện

Chườm nóng để giảm đau khớp khi tập luyện
Bạn có thể sử dụng túi chườm nóng hay tắm nóng, thực hiện tại nhà, mỗi lần khoảng 15-20 phút, thực hiện 3 lần/ngày sẽ giúp giảm triệu chứng đau.
meo-giup-ban-giam-dau-khop-do-tap-luyen-giadinhvietnam.com 1
Dùng sóng ngắn để giảm đau
Vi ba và siêu âm để đưa nhiệt xuống sâu hơn ở những vùng khớp không bị viêm, thường dùng ở khớp vai để làm giãn cơ gân do tập luyện quá căng.
Nhiệt sâu không được chỉ định đối với những bệnh nhân bị viêm khớp cấp tính.
Sử dụng phương pháp chườm lạnh
Bạn có thể sử dụng ngay các túi đựng nước đá, làm giảm đau và viêm, thường dừng khoảng 10-15 phút mỗi lần. Chườm lạnh được chỉ định trong viêm khớp cấp tính.
Giãn cơ
Bệnh nhân cần học cách thư giãn để làm giãn cơ và giảm đau. Các chuyên viên có thể thực hiện những biện pháp giãn cơ chuyên nghiệp.


                                https://4.bp.blogspot.com/-bPvEyosu2pI/VqNs9-AA9mI/AAAAAAAAAME/i5FHTH7XBUQ/s400/images.jpg

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408 

Chỉ với những cách nắm tay này, ai cũng bất ngờ với công dụng

Chi voi nhung cach nam tay nay, ai cung bat ngo voi cong dung
Ngón tay cái: Khi bạn lo âu hoặc đau đầu, hãy nắm lấy ngón tay cái, các triệu chứng sẽ giảm bớt. Trong trường hợp bạn đau đầu khủng khiếp, hãy nắm thật chặt ngón tay cái trong vòng 5 phút, bạn sẽ đỡ hơn. Đây là một những trị liệu phản xạ bằng cách nắm bàn tay khiến nhiều người bất ngờ nhất.
Chi voi nhung cach nam tay nay, ai cung bat ngo voi cong dung-Hinh-2
Ngón trỏ: Đây là ngón tay được cho là kiểm soát các cơn đau cơ cũng như một số cảm xúc tiêu cực khác. Các nghiên cứu tại Đại học Minnesota đã chứng minh, các bệnh nhân bị đau lưng và đau cơ sẽ cảm thấy tốt hơn khi nắm lấy ngón trỏ trong khoảng 5 phút.
Chi voi nhung cach nam tay nay, ai cung bat ngo voi cong dung-Hinh-3
Ngón tay giữa: Khi giận dữ, bực tức, mệt mỏi khó có thể giải tỏa, hãy nhanh tay nắm lấy ngón tay giữa. Hành động này có thể làm giảm huyết áp, khiến bạn bình tĩnh lại.
Chi voi nhung cach nam tay nay, ai cung bat ngo voi cong dung-Hinh-4
Ngón nhẫn: Khi buồn bã, thất vọng, u sầu hãy nắm lấy ngón nhẫn của bạn và duy trì nhịp thờ sâu, ổn định. Bạn sẽ ngạc nhiên khi nhận ra cảm xúc của mình tốt hơn trông thấy.
Chi voi nhung cach nam tay nay, ai cung bat ngo voi cong dung-Hinh-5
Ngón út: Đây là ngón tay của lòng tự trọng và sự căng thẳng. Nếu như bạn thấy căm hận, thấy bản thân bị bủa vây bởi những áp lực, hãy nhẹ nhàng xoa bóp ngón tay ít 
và suy nghĩ về những điều tốt đẹp trong cuộc sống, bạn sẽ thấy dễ dàng hơn nhiều.
Chi voi nhung cach nam tay nay, ai cung bat ngo voi cong dung-Hinh-6
Lòng bàn tay: Không chỉ có các ngón tay mới làm nên điều kỳ diệu, lòng bàn tay của bạn cũng có công dụng chẳng kém. Khi bạn thấy buồn nôn, chóng mặt, căng thẳng, có dấu hiệu tiêu chảy hoặc táo bón, hãy xoa bóp và nhấn mạnh lên lòng bàn tay của bạn 3 lần kèm theo thở sâu.
Chi voi nhung cach nam tay nay, ai cung bat ngo voi cong dung-Hinh-7
Gấp tay ép vào nhau: Đây là hành động thường thấy trong các động tác thiền định. Đây là động tác không chỉ giúp bạn tập trung tinh thần mà còn thúc đẩy lưu thông máu, rất tốt cho cơ thể.
Chi voi nhung cach nam tay nay, ai cung bat ngo voi cong dung-Hinh-8
Surya Mudra: Đây là động tác thủ ấn sẽ giúp bạn thúc đẩy quá trình tiêu hóa và trao đổi chất. Kỹ thuật này cũng được sử dụng để chữa trị hạ nhiệt máu và cải thiện tình trạng không thấy ngon miệng, tình trạng chán ăn kéo dài.


                                https://4.bp.blogspot.com/-bPvEyosu2pI/VqNs9-AA9mI/AAAAAAAAAME/i5FHTH7XBUQ/s400/images.jpg

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408 

Xem lưỡi đoán bệnh bằng y học cổ truyền

Trong y học cổ truyền, việc bắt mạch và xem các biểu hiện trên lưỡi là hai yếu tố quan trọng để người thầy thuốc làm căn cứ chẩn đoán cho bệnh nhân (BN).

Đặc biệt, các dấu hiệu bất thường trên lưỡi có thể liên quan đến nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Bệnh từ stress và rối loạn nội tiết 
Trung bình mỗi ngày PGS-TS Nguyễn Thị Bay, PK Đông y, cơ sở 3, BV ĐH Y Dược TP.HCM khám cho khoảng 20 BN, thì khoảng 30% trong số này mắc phải các bệnh lý bất thường ở lưỡi.
Gần đây nhất, TS Bay gặp nữ BN P.T.T., 56 tuổi, ngụ Q.8, bị stress vì mới nghỉ hưu, lại đang mãn kinh nên nội tiết tố thay đổi, tinh thần bất an. Khoảng một năm nay, dù đã mãn kinh nhưng cứ gần đến ngày lẽ ra trước đây là chu kỳ, ở niêm mạc môi, miệng và lưỡi của bà T. lại mọc nhiều mụn nước.
Xem luoi doan benh bang y hoc co truyen
Cẩn thận với các dấu hiệu bất thường ở lưỡi
Các mụn này vỡ ra, rỉ dịch, ngứa loét gây đau đớn. BN đã đi khám nhiều nơi, uống thuốc do cả bác sĩ (BS) chuyên khoa răng hàm mặt và da liễu kê, nhưng bệnh không thuyên giảm. 
TS Bay xác định, bà T. bị một loại bệnh do virus gây ra là Aphthous (loét Áp-tơ), biểu hiện qua các mụn rộp mọc trên niêm mạc má, môi, lưỡi với những vết loét sâu, rỉ dịch, rất ngứa, đau. 
Loét Aphthous là bệnh thường gặp ở phụ nữ trung niên vào kỳ kinh nguyệt, không điều trị cũng sẽ tự lành sau năm-bảy ngày nhưng thường xuyên tái phát. “Tôi đã khuyên cô ấy lấy cỏ mực tươi giã ra, thêm chút muối, rồi chấm dung dịch đó lên các vết loét” - TS Bay kể.
Tái khám, BN cho biết, cách của BS rất hiệu quả. Bà T. chấm dung dịch cỏ mực lên vết loét, chỉ vài giây sau là hết đau, dù trong dung dịch có muối, lúc chấm vào là bị xót. Vì thế, BN đã tự ý không cho thêm muối vào. Nếu không thêm muối, dù hết đau rát nhưng thời gian tái phát của bệnh sẽ nhanh hơn.
Xem luoi doan benh bang y hoc co truyen
Cho nên, TS Bay đã hướng dẫn BN lấy lá xoài và cỏ mực tươi sắc lên cho cô đặc rồi chấm vào vết thương. Kết quả, bệnh khỏi hoàn toàn và cũng không tái phát vào chu kỳ kinh nguyệt mỗi tháng nữa.
Aphthous niêm mạc miệng còn có thể do virus, gây ra những vết loét sâu hoặc mụn rộp trên môi, nếp miệng và lưỡi làm BN đau rát, chất lượng sống bị ảnh hưởng. Dùng nước cỏ mực chấm lên vết thương sẽ kiểm soát được bệnh hiệu quả.
Lưỡi nứt bản đồ vì suy thận
Một trường hợp liên quan đến bệnh lý bất thường ở lưỡi khác là anh Đ.H.H., 49 tuổi, ngụ huyện Củ Chi. Anh đến khám không phải muốn điều trị bệnh lý ở lưỡi mà do bị suy thận mạn. BN bị chứng thận nhiễm mỡ từ bé, đang suy thận mạn độ 4 chuyển qua độ 5.
Khám Tây y, BN được yêu cầu phải chạy thận, nhưng do hoàn cảnh khó khăn nên không đủ khả năng BN tìm đến Đông y. Vì thuốc Đông y chứa nhiều chất vi lượng và kim loại nặng, không khéo sẽ càng khiến BN suy thận nghiêm trọng thêm nên các BS Đông y tư vấn cho BN quay lại BV để chạy thận theo yêu cầu của BS Tây y. “Tôi thấy BN bị chứng lưỡi bản đồ (đầu và thân lưỡi có các vết nứt ngang dọc chi chít, hằn sâu như bản đồ).
Xem luoi doan benh bang y hoc co truyen
Nguyên nhân của bệnh này là do stress, rối loạn nội tiết tố, biến chứng của bệnh đái tháo đường… BN luôn thấy vị giác chát đắng, thường xuyên mất ngủ vì tiểu đêm lắt nhắt (mỗi đêm chỉ ngủ khoảng một-hai tiếng), khiến tinh thần, thể lực suy kiệt”, TS Bay kể.
Ngoài việc kê thuốc thang có tác dụng lợi tiểu, an thần cho BN, TS Bay còn khuyên BN đâm lá cỏ mực, lấy nước chấm lên lưỡi. BN bị suy thận nên không được thêm muối vào dung dịch cỏ mực.
Hai tháng sau, sức khỏe BN đã cải thiện đáng kể, ngủ được năm tiếng mỗi đêm, không còn tiểu lắt nhắt, ban ngày lượng nước tiểu cũng khá hơn. Điều trị thêm một tháng nữa, lưỡi và miệng BN hết đau, lấy lại được vị giác. 
Nứt lưỡi và tổn thương do cắn phải
Nứt lưỡi cũng là một trong những biểu hiện bất thường ở lưỡi. Nứt ở thân lưỡi ngoằn ngoèo, chi chít, hằn sâu còn có thể do di truyền. Nếu do di truyền, BN chỉ cần được vệ sinh lưỡi sạch sẽ, tránh để thức ăn bám vào gây viêm loét. Lưỡi bị nứt không phải do di truyền, thì tùy trường hợp mà BS chỉ định thuốc và cho BN bổ sung vitamin B, vitamin PP.
Xem luoi doan benh bang y hoc co truyen
Bên cạnh nứt lưỡi, nhiều trường hợp BN đến khám vì lưỡi bị sưng và đau, sau khi kiểm tra, BS xác định chỉ là tổn thương do tự cắn phải lưỡi. Tổn thương này sẽ tự lành, không cần quá lo lắng. Trong trường hợp vết loét lâu lành nhưng không gây đau đớn thì BN nên đi khám vì có thể đó là một trong những dấu hiệu của ung thư lưỡi.
Bệnh lý về lưỡi thường gặp còn có bệnh nấm candida. Trên lưỡi và cả ở rìa lưỡi của BN xuất hiện những đốm trắng, cạo ra rất đau, sưng và chảy máu.
Khi đó, BN cần điều trị kháng nấm và tăng cường vệ sinh, chăm sóc răng miệng. Đôi khi, niêm mạc miệng và lưỡi có thể bị sưng viêm do đề kháng cơ thể giảm, BN bị mắc phải bệnh lý nhiễm trùng hoặc đang sử dụng thuốc gây tác dụng phụ. 


                                https://4.bp.blogspot.com/-bPvEyosu2pI/VqNs9-AA9mI/AAAAAAAAAME/i5FHTH7XBUQ/s400/images.jpg

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408