Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Năm, 30 tháng 1, 2014

Sách "Thực hành Diện Chẩn" (Phần 3.6)



TAI
Cấu trúc tai gồm 3 phần: tai ngoài, tai giữa và tai trong.
Tai ngoài: gồm loa tai (vành tai), ống tai.

Tai giữa: màng nhĩ. Chuỗi xương con (xương búa, xương đe, xương bàn đạp) các xương này liên kết với nhau bởi các khớp. Các tế bào chũm. Vòi Eustache là ống thông giữa hòm nhĩ với thành sau họng. Vòi nhĩ có chức năng điều hòa cân bằng áp lực trong hòm nhĩ và môi trường bên ngoài màng nhĩ.
Tai tronggồm mê đạo xương tiền đình và các ống bán khuyên có chức năng giữ thăng bằng cho cơ thể. Ốc tai có hình dạng như con ốc có nhiệm vụ tiếp nhận âm thanh sau đó mã hóa và chuyển lên não.
Tai có các chức năng chính
- Dẫn truyền âm thanh
Cơ chế nghe: sóng âm thanh đập vào màng nhĩ lan truyền qua chuỗi xương con, ốc tai đến cơ quan thụ cảm âm thanh sau đó theo thần kinh ốc tai lên não.
- Giữ thăng bằng cơ thể, định hướng trong không gian:cơ quan tiền đình có chức năng giữ cho cơ thể luôn ở trang thái cân bằng trong không gian ba chiều.
Khi rối loạn chức năng sinh lý nghe dẫn đến giảm hay mất khả năng nghe. Rối loạn chức năng thăng bằng biểu hiện bệnh lý chóng mặt, mất thăng bằng.




Theo nguyên lý Đồng Ứng ( Đồng Dạng – Đồng Hình ) Tai còn đồng ứng với Quả thận và Dạ dày. Vì thế trong việc điều trị các bệnh về Thận và Dạ dày, ta có thể tác động trên 2 vành tai như một biện pháp hỗ trợ.
Theo Luật Lân Cận ( Mắt đâu Tai đó ) thì Tai còn nằm ở các vùng :
-          Vùng dưới và trước mắt cá ngoài bàn chân.
-          Vùng dưới đốt thứ ba ngón tay trỏ
ĐIẾC TAI :
Căn cứ cấu tạo giải phẫu và chức năng các bộ phận của tai, người ta phân biệt các thể bệnh điếc như sau:
Điếc dẫn truyền: do có dị vật nằm ở tai ngoài và tai giữa như nút ráy tai, viêm tai giữa, ngăn cản sự dẫn  truyền của âm thanh đến tai trong, mức độ điếc nhẹ hay vừa, có khi chỉ bị điếc tạm thời. Có thể dùng thuốc hay phẫu thuật, sử dụng máy nghe đối với thể điếc này hiệu quả rất tốt.
- Điếc tiếp nhận ốc tai: do tổn thương nằm ở tai trong, khi đó âm thanh truyền đến tai trong không biến đổi được thành các xung điện, gặp trong các trường hợp: điếc ở người cao tuổi, do ảnh hưởng của tiếng ồn lâu ngày làm cho các tế bào của ốc tai bị tổn thương, điếc do nhiễm vi khuẩn hoặc virut trong các bệnh như quai bị, viêm màng não... Mức độ điếc: nhẹ, vừa, nặng, sâu, thậm chí điếc hoàn toàn.
- Điếc hỗn hợp: do có tổn thương tai ngoài, tai giữa, hay cả tai ngoài và tai giữa và tai trong. Loại điếc này có cả đặc điểm của điếc dẫn truyền, điếc thần kinh ốc tai.
Điều trị :
Có một huyệt rất công hiệu để trị bệnh Điếc:
Điểm gặp từ huyệt 139 kéo thẳng lên và từ 103 kéo qua. Khi ấn vào rất đau nhưng rất công hiệu.
Các phác đồ :
1/ Day ấn huyệt 15 – 0 , cào da đầu vùng trên tai. Day ấn sinh huyệt quanh tai. Bấm sinh huyệt quanh mắt cá chân.
( Bùi Quốc Châu và Lý Phước Lộc)
2/ Day ấn huyệt :
-          43, 45, 65, 300, 235, 0
-          8, 189, 1, 39, 57, 132
-          43, 45, 65, 300, 235, 0
Day ấn một trong 3 phác đồ trên kết hợp với cào đầu phía trên đỉnh tai, sau tai.
Kinh nghiệm điểu trị của học viên:
-          Day ấn 41, 16, 37, 38 : Dãn cơ, thanh nhiệt, thông khí.
-          Day ấn 45, 1, 300, 0: Tăng khí huyết vùng đầu.
-          Hơ ngải và dán cao các bộ huyệt trên. ( lưu cao 2 giờ)
-          Hơ ngải vùng đồng ứng với tai trên bàn tay nắm lại.
-          Cào đầu nhiều lần
-          Dùng lăn cầu gai đôi lăn hai bên thăn lưng và vùng thắt lưng ( ngày 1 – 2 lần).
( Theo Phan Xuân Quyên - K 2 )
LÃNG TAI :
Điều trị: Day ấn huyệt 65, 3, 45, 300, 14, 15, 16, 0
NHỌT SAU TAI :
Điều trị:  Day, dán cao huyệt 360, 38
Ở những người già, thận và tỳ suy kém nên thính lực thường bị giảm, đôi khi còn nghe những tiếng vi vo trong tai.
 Điều trị:
Phác đồ 1: Day ấn nếu người bình thường, dán cao khi người có trạng thái lạnh tay chân, các huyệt:
8, 189, 1, 39, 37, 132. 


Phác đồ 2 : Day ấn các huyệt 14, 15, 16, 138, 0, 3, 179


Phác đô 3:
Day ấn huyệt 3, 14, 15, 16,  0.

VIÊM TAI GIỮA
Bệnh có nhiều dạng lâm sàng khác nhau tuỳ: tuổi, thể trạng, nguyên nhân, tổn thương, tiến triển...
Nguyên nhân :
Có nhiều hình thức Viêm tai giữa :
Viêm tai giữa cấp xuất tiết :
Do viêm mũi họng, viêm VA - Do mất thăng bằng áp lực không khí giữa tai giữa và tai ngoài - Do cơ địa dị  ứng.
Viêm tai giữa cấp mủ
Thường do viêm mũi họng, viêm amidan, viêm V.A., viêm xoang, sau các bệnh nhiễm trùng lây: như cúm, sởi...Sau chấn thương: do áp lực, do hỏa khí gây thủng màng nhĩ...
Nguyên nhân khác có thể gặp như: nhét bấc mũi sau để quá lâu, xì mũi không đúng cách, do khối u ở vòm mũi họng, thoái hóa đuôi cuốn dưới làm tắc vòi Eustasche.
Viêm tai giữa mạn tính
Gồm VTG mạn tính mủ nhầy và VTG mạn tính mủ mãn. Hai thể này khác nhau về nguyên nhân, tổn thương giải phẩu bệnh, triệu chứng lâm sàng, biến chứng, điều trị và tiên lượng.
Điều trị :
Dán cao các huyệt 14, 15, 16 – Day ấn huyệt: 65, 45, 17, 38
VIÊM TAI GIỮA CÓ MỦ VÀ MÁU:
Điều trị:
1.     Day ấn : 16, 138, 0, 14, 61, 37, 38, 17, 1 ( Vưu Thị Mai)
2.     Day, ấn dán cao : 14, 15, 16, 0 ( Bùi Quốc Châu)
3.     Day ấn : 65,45, 17, 38 và thổi hơi nóng vào lỗ tai có mủ.
 TAI CÓ MỦ :
Điều trị : Day ấn gõ, hơ nóng :
Huyệt chính diện : 332, 179, 0, 17, 79, 127, 38.
Huyệt trắc diện : 280, 60, 14, 15. 57


Kinh nghiệm điểu trị của học viên:
Chữa viêm tai có mủ :
Dùng que dò huyệt 14, 15, 16, 0, 65  thấy đau buốt,  ấn 40 nhịp mỗi huyệt, sau đó thổi hơi nóng ngải cứu vào trong tai đau. Mỗi ngày làm 1 lần, sau 3 ngày thì khỏi hẳn.
Ngô Hoàng Yến – khóa 116/2011

(CÒN TIẾP)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét