Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Năm, 30 tháng 1, 2014

Sách "THỰC HÀNH DIỆN CHẨN " (Phần 3.1)



CHƯƠNG III
CHẨN TRỊ BỘ PHẬN NGOẠI VI
Để tiện tham khảo, chúng tôi tạm chia cơ thể con người làm ba phần là thượng vị ( phần trên) bao gồm các bộ phận : Đầu (tổng thể) cổ gáy, trán và tóc.
Trong phần này chúng ta se xem xét các bệnh chứng liên quan đến các bộ phận vừa nêu.
Phần trung vị là các bộ phận ở giữa của cơ thể người. Trong phần này chúng ta sẽ khảo sát các bệnh chứng thuộc về các bộ phận như Ngực, vai, vú, lưng, lưng, bụng, cánh tay và bàn tay.
Phần Hạ vị là các bộ phận ở phần dưới của cơ thể. Trong phần này chúng ta sẽ khảo sát về các bệnh chứng của các bộ phận như Mông, háng, đùi, đầu gối, cẳng chân, bàn chân và gót chân.
I.       BỘ PHẬN THƯỢNG VỊ
1.     Đầu – cổ gáy – trán – tóc
Đầu :
Đầu được xem là bộ phận quan trọng bậc nhất của con người,  những tổn thương ở đây thường để lại những hậu quả nghiêm trọng thậm chí là cái chết. Các cơ quan điều khiển mọi hoạt động trong cuộc sống đều tập trung tại đây.
Trong quan điểm của Diện Chẩn, thì các tác động trên đầu (từ đỉnh đầu, vùng mặt phía trước, vùng chẩm và cổ gáy phía sau cũng như hai bên vùng thái dương và tai) đều có ảnh hưởng (phản chiếu và đồng ứng) đến tất cả các bộ phận ngoại vi và nội tạng trên cơ thể con người. Vì thế tất cả các Huyệt Đạo của Diện Chẩn đều tập trung trên vùng mặt và hai bên tai. Khi tác động vào các huyệt đạo này, có nghĩa là chúng ta đã tác động lên các bộ phận (Phản chiếu và đồng ứng).  Trong phần này chúng ta sẽ lần lượt tham khảo các bệnh chứng liên quan đến đầu – cổ gáy – trán và tóc.

NHỨC ĐẦU
Chưa có bệnh chứng nào thông thường, phổ biến bằng NHỨC ĐẦU.Nhưng cũng Chưa có triệu chứng nào mà nguyên nhân phức tạp bằng. Vì thế thày thuốc ít quan tâm xem xét kỹ lưỡng, còn bệnh nhân thì thường tự chữa lấy bằng những phương thuốc được bạn bè mách sau khi đã khám nhiều thầy thuốc,  bằng những thuốc điều trị NHỨC ĐẦU bán tự do có lẽ được tiêu thụ nhiều nhất thế giới.
Nguyên nhân
Theo Tây Y:  Những danh từ: nhức đầu,  vàng đầu,  buốt óc chỉ là mức độ khác nhau. Nhức đầu thường ở các vị trí sau:Vùng trán,  thái dương,  đỉnh đầu,  chẩm(occiput)không có giá trị nhiều về chẩn đoán.Chỉ có Nhức nửa đầu (migraine).Đau dây thần kinh số V là rõ rệt.Không thể kể hết nguyên nhân nhức đầu và phần lớn lại không tìm ra được nguyên nhân.
Theo một số tác giả thì nguyên nhân nhức đầu  có thể là :
Do mạch máu như huyết áp tăng, chứng nhức nửa đầu, dị ứng,
Do chấn thương sọ não,
Do phản ứng vì bệnh:Tai,  mũi,  họng,  xoang,  răng,  bệnh mắt(cận thị, viễn thị, ) bệnh cột sống,  cổ hay có bệnh xa não (tiêu hóa, gan, mật, thận,  sinh dục, nhiễm độc, thiếu máu).
Do rối lọan tinh thần, suy nhược thần kinh.
Đứng về phương diện điều trị,  người ta phân biệt:
-Nhức đầu do một bệnh tìm thấy được,
-Nhức đầu đơn độc không tìm thấy nguyên nhân.
Nói nhung, có nguyên nhân hay không trừ vài nguyên nhân có thể điều trị khỏi hẳn như:Viêm xoang,  răng, mặt, mắt phần lớn NHỨC ĐẦU khó khỏi hẳn, tái phát và cần điều trị triệu chứng bắng thuốc
Theo Đông Y: ĐẦU là nơi hội họp của các Kinh dương cũng là nơi tụ tập khí huyết của TẠNG PHỦ .Vì vậy NGỌAI CẢM hay NỘI THƯƠNG đều làm cho Mạch lạc mất điều hòa, khí huyết bị trở ngại mà sinh ra đau đầu.
Có thể do ngoại cảm tức là CẢM nhiễm tà khí của Phong, Hàn, Thử, Thấp làm cho Mạch Lạc cũng tắc, khí huyềt không thông.
Có thể do nội thương như: Tình chí không điều hòa làm cho can – khí xung nghịch nên ăn uống không điều độ làm cho đàm trọc uất kết lại, phòng dục không tiết chế làm cho Thận khí suy yếu dần.
Sau khi bệnh nặng đã khỏi, khí huyết còn suy yếu kém. Các nguyên nhân trên đều gây ra bệnh đau đầu.
Theo Diện Chẩn ĐKLP:
Nguyên nhân:
Nhưc đầu là bệnh phổ biến và do nhiều nguyên nhân, nhưng cũng không ngoài các yếu tố: Thần kinh,  Nội tạng, Môi trường, Khí hậu, Sinh họat, Ăn uống. Cho nên muốn chữa có kết quả thì phải tìm hiểu xem nguyên nhân gây ra nhức đầu  là do ở cơ quan, bộ phận nào hay do môi trường (khói xe, khói thuốc lá, thời tiết nóng nực, thiếu ôxy, nhiều gió) do thức ăn (nước đá,  rau má, nước chanh,  cam, nước dừa,  rượu, cà phê, thuốc lá) hoặc sinh họat(quá căng thảng đầu óc,  lo sợ,  buồn rầu.).
Nhức đầu thường khởi phát do nhiều nguyên nhân, thông thường bắt đầu là các cơ đầu cổ căng thẳng. Nhức đầu cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh như dị ứng, nhiễm khuẩn hoặc uống quá nhiều rượu. Hiện tượng co thắt hay giãn nở các mạch máu cũng như các thay đổi áp suất trong đầu (điều này có thể xảy ra khi thời tiết thay đổi) cũng có thể gây nhức đầu.
Triệu chứng:
Trên thực tế Nhức đầu có nhiều dạng do cảm giác của bệnh nhân ghi nhận được như nặng nề, ê ẩm, nhức buốt, nhức căng, nhức có cảm giác như có cái gì giật bên trong, nhức như thanh sắt xuyên qua đầu hoặc búa bổ vào đầu, nhức như niền xiết đầu, như như lồi mắt ra, nhức gân gáy lan ra hai vai, nhức sau chẩm, giữa đỉnh đầu, giữa trán, nhức ½ bên đầu…tùy theo kiểu đau và vị trí chỗ đau mà có cách chữa khác nhau.
Cũng giống Đông Y và Tây Y thì Diện Chẩn  tìm nguyên nhân gây ra nhức đầu là do ở cơ quan, bộ phận nào và từ đó tìm cách chữa cùng lúc nguyên nhân và triệu chứng .
Ví dụ: Tìm ra chứng Nhức đầu của một bệnh nhân là do Huyết áp cao hoặc thấp  thì chữa huyết áp là chính, đồng thời vẫn chữa triệu chứng nhức đầu.
Nhức đầu là một trong các tín hiệu báo động mạnh mẽ nhất của cơ thể, thường báo là đã có dấu hiệu "quá tải" cả về thể lực và tinh thần. Có nhiều loại nhức đầu và chúng khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây nhức đầu, vị trí của nhức đầu... Các chứng nhức đầu gồm có:
Nhức đầu đơn thuần: Thường nguyên nhân do stress, nhạy cảm với thời tiết hoặc các thay đổi áp suất trong bầu khí quyển, tăng huyết áp, sốt hoặc thiếu ôxy... khi đó đầu nhức như búa bổ, có tiếng ù nhẹ, có tiếng nhịp đập trong đầu...
Nhức đầu do căng thẳng: Nguyên nhân thường do căng cơ hoặc dáng đi sai lệch. Đau giống như đang bị hành hạ xảy ra ở thái dương, bắt đầu ở đằng sau đầu và cổ hoặc ở trán và lan tỏa ra khắp đầu.
Nhức đầu cụmĐau như đâm chọc, nóng ran xảy ra ở một bên đầu và luôn luôn cùng một chỗ, thường không rõ nguyên nhân.
Chẩn đoán:
Dùng que dò để chẩn đoán các huyệt về thần kinh và nội tạng để biết đau do thần kinh hay nội tạng . Như dò thấy huyệt 124 – 34 đau, ta biết đó là do thần kinh căng thẳng. Nếu đau ở huyệt 50 ta biết là do huyết áp thấp. Thấy đau ở huyệt 26 – 8 biết là do Huyết áp cao, nếu đau ở huyệt 7 – 53 biết do kinh nguyệt không đều.
Điều trị
Các phương pháp đơn giản trị nhức đầu tự nhiên bao gồm vận động thư giãn, xoa bóp như massage... cũng đem đến hiệu quả khá tốt.
Tắm với nước ấm có thể làm dịu căng thẳng và thư giãn các mạch máu từ đó bớt nhức đầu. Nếu thêm một vài giọt tinh dầu sả pha vào với nước ấm cũng giúp làm bớt căng thẳng và bớt nhức đầu.
Bạn có thể làm giảm bớt nhức đầu bằng cách đắp khăn lạnh, tắm hơi, xoa bóp bấm huyệt hay thư giãn.. Thư giãn và tạo môi trường yên tĩnh êm dịu, tránh các kích thích bên ngoài, tắt mọi thiết bị điện tử như đài, tivi, điện thoại... Nếu sống ở một nơi quá ồn có thể tìm cách bịt tai lại, việc thư giãn sẽ tốt hơn nếu có sự trợ giúp của các kỹ thuật yoga...
Dùng QUE DÒ khám các huyệt về thần kinh và Nội tạng để biết đau do Thần kinh hay Nội tạng.
Ví dụ: Dò thấy huyệt 124-34 đau biết là nhức đầu do thần kinh căng thẳng hay do mất ngủ,  hoặc thấy đau ở huyuệt 50 biết là do huyết áp thấp.Đau ở huyệt 26-8 biết là do huyết áp cao. Thấy đau ở huyệt 7-53-156 biết đau dokinh huyệt không đều.
Vì vậy, khi nói về nhức đầu, ta cần phải biết rõ về: Tình trạng sức khỏe của người bệnh trước đó, các tổn thương về thần kinh, các sang chấn về tâm thần và khu vực xảy ra nhức đầu, vì mỗi khu vực biểu hiện cho một tình trạng khác nhau.
Ta cũng cần xem đó chỉ là cơn nhức đầu nhất thời hay đây là một tình trạng mãn tính kéo dài nhiều năm và cuối cùng là xem đến các dấu hiệu khác như có nấm hay viêm trên da đầu.
NHỨC ĐỈNH ĐẦU :
Cách thứ nhất : Day ấn các huyệt : 103, 50, 87, 51, 61, 127, 19, 37, 126, 103, 37, 50, 51, 87.
Cách thứ hai : Hơ vùng huyệt 103 hay huyệt 126
Cách thứ ba : Hơ đầu ngón tay giữa của bàn tay trái .
Cách thứ tư: Hơ đầu gu xương ngón tay giữa của bàn tay trái nắm lại
Cách thứ năm : Lăn các đầu ngón tay chụm lại.
Nếu không rõ nguyên nhân gây nhức đầu có thể  Day ấn thêm Huyệt 275, 288, 87.
 NHỨC ĐẦU CHÓNG MẶT
Nguyên nhân:
Tình trạng này có nhiều nguyên nhân khác nhau:
Do suy dinh dưỡng hay các cơ quan tiêu hóa bị bệnh – Do thiếu máu não, thiếu máu cơ tim – Do thiếu ngủ - Suy nghĩ căng thẳng.
Do thời tiết thay đổi đột ngột, gay gắt khi cơ thể đang yếu, mệt – Ngủ cạnh cửa sổ hay mái hiên trong những đêm có gió, sương lạnh.
 Điều trị
Cách 1 : Hơ đầu ngón tay giữa bàn tay trái  - Ấn, day và hơ các huyệt: 19, 63, 127, 0
Cách 2 : Ấn hơ các huyệt : 300, 19, 127, 0, 63, 26
Cách 3: Xoa dầu buổi sáng và dán cao Salonpas vào buổi tối các huyệt: 26, 103, 106, 50, 61, 124, 34.
NHỨC ĐẦU TRƯỚC  TRÁN
Điều trị:
Cách 1 : Day ấn: 103, 106, 60, 39, 127, 51, 61, 26.
 Cách 2 : Day ấn  60, 39, 51, 37, 106, 61, 103, 197



Cách 3 : Day ấn các huyệt : 60, 106, 1, 50, 39, 51, 87
ĐAU SAU ĐẦU GÁY
Điều trị : Day ấn các huyệt  560, 8, 1, 37, 41, 50, 53, 127, 22, 87
NHỨC ĐỈNH ĐẦU
Điều trị:
Phác đồ 1: 37, 50, 51, 87, 103, 126
Phác đồ 2: 19, 37, 50, 51, 61, 87, 103, 127
Hơ đầu ngón tay giữa ( đồng ứng với đầu)
Lăn đầu gu xương ngón giữa ( Bàn tay nắm lại )
Lăn các đầu ngón tay chụm lại. 
            Phác đồ 1                                       Phác đồ 2

NHỨC ĐẦU MỘT BÊN
Nhức đầu migraine (nhức nửa đầu) là một trong những vấn đề thường gặp nhất ở phòng cấp cứu. Migraine được gây ra từ sự thay đổi trên não và những mạch máu xung quanh.
Nhức đầu migraine thường kéo dài từ 4 đến 72 giờ và tần số xuất hiện thay đổi từ hằng ngày đến ít hơn một lần mỗi năm. Nhức đầu migraine ảnh hưởng đến 15% dân số. Nhức đầu migraine gặp ở nữ nhiều hơn 3 lần so với nam giới. Có trên 80% người nhức đầu migraine có người thân trong gia đình cũng bị tương tự.
Nguyên nhân:
Nguyên nhân chính xác của nhức đầu migraine vẫn chưa được biết rõ, tuy nhiên thường là do giãn nở các mạch máu và phóng thích các chất hóa học gây viêm và đau.
Dopamine và serotonin là một trong những nguyên nhân gây ra migraine. Bình thường, những chất hóa học này được tìm thấy trong não và có thể làm các mạch máu hoạt động bất thường nếu chúng xuất hiện với số lượng bất thường hoặc nếu những mạch máu nhạy cảm hơn với chúng.
·         Một số loại thức ăn như chocolate, bơ, đậu phộng, rượu, gia vị cay gắt hay ăn uống thất thường cũng có thể gây ra tình trạng này.
·         Stress và căng thẳng cũng là những yếu tố nguy cơ. Ngườ ta thường bị nhức đầu migraine trong suốt thời gian tăng cảm xúc hoặc trong trạng thái stress.
·         Sử dụng các viên thuốc ngừa thai là một yếu tố khởi phát thường gặp. Phụ nữ có thể bị nhức đầu vào giai đọan kết thúc vĩ thuốc.
·         Hút thuốc cũng có thể gây ra nhức đầu migraine hoặc khó khăn trong quá trình điều trị. 
Triệu chứng
 Triệu chứng rất đa dạng ở từng người. Có năm giai đoạn sau:
 Giai đoạn tiền lâm sàng: có thể chỉ là sự thay đổi tâm trạng( ví dụ: cảm thấy hứng khởi, chán nản hay dễ cáu giận) hoặc sự thay đổi kín đáo của các giác quan (vị hoặc mùi lạ).
Giai đoạn tiền triệu: thường là rối loạn thị giác và xuất hiện trước giai đoạn nhức đầu. Nhiều bệnh nhân có thể thấy những điểm mù hoặc những hoa văn hay tia sáng, ánh sáng nhiều màu sắc, hoặc giảm thị lực ở một bên
Giai đoạn nhức đầu: Mặc dù nhức đầu migraine thường xuất hiện một bên đầu nhưng cũng có khoảng 30-40% bệnh nhân nhức cả hai bên. Đau nhói cũng có thể có. Hơn 80% bệnh nhân cảm thấy buồn nôn và có thể nôn. 70% bệnh nhân trở nên nhay cảm với ánh sáng (sợ ánh sáng) và âm thanh. Giai đoạn này kéo dài từ 4-72 giờ.
Giai đoạn kết thúc: ngay cả khi không chữa trị thì cơn đau thường sẽ tự khỏi sau khi điều trị.
Sau cơn đau: một số dấu hiệu của nhức đầu migraine (như chán ăn, giảm khả năng tập trung hay mệt mỏi) có thể kéo dài một thời gian sau khi cơn đau biến mất.
Cần lưu ý khi có các triệu chứng sau:
·         Cơn nhức đầu lúc nặng lúc nhẹ , kéo dài trong nhiều ngày.
·         Nhức đầu kèm theo dấu hiệu cảm cúm, đột quỵ.
·         Sụt cân nhiều , suy nhược cơ thể, yếu liệt cơ.
Nên đến phòng cấp cứu khi có những dấu hiệu sau:
·         Có cơn đau đầu nặng nề.
·         Nhức đầu liên quan đến chấn thương ở đầu – mất cảm giác.
·         Sốt nóng, giảm sự tỉnh táo hoặc lũ lẫn.
·         Liệt một bên hay xuất hiện tai biến.
Điều trị
Phác đồ 1 : 3, 41, 51, 54, 55, 56, 100, 130, 180, 184.
Phác đồ 2: 41, 131, 235, 320, 437.
Phác đồ 3: 41, 50,51, 61, 124, 180.
Phác đồ 4: 14, 15, 16, 26, 51, 61, 179, 240.
Phác đồ 5:  184, 100,180,61, 3, 54, 41, 55, 56, 51, 130
Các biện pháp khác:
Cách 1 : Khai thông huyệt đạo 41, 50 – Chấm BenGay và hơ điếu ngải cứu cạnh đầu ngón tay giữa bên tay phải, rồi khai thông huyệt đạo ở sau gáy ( nửa bên phải) lần 2 hơ thêm ở gáy.
Cách 2 : Dùng búa nhỏ (Đầu cao su) gõ nơi đau.
Nhức đầu bên phải: Hơ mu bàn tay phải ( hơ ½ nắm bàn tay)
Đau bên phải dùng ấn hay gõ
Nhức đầu bên trái: Hơ mu bàn tay trái ( Hơ ½ nắm bàn tay)
Còn đau bên trái thì dùng các hơ dán hay xức dầu
Phác đồ 5: 41, 131, 235, 324, Đau bên nào dùng huyệt bên ấy.
Nặng đầu :  Gõ bằng búa , đầu cao su các huyệt: 188, 51, 100, 14, 126.
Kinh nghiệm điều trị của các học viên:
1/  Lăn vùng trước trán và vùng huyệt 26 ( Ấn đường )
Dùng điếu ngải cứu hơ huyệt 121, 36 và huyệt Liệt khuyết
Lăn toàn bộ nửa đầu bên đau  Bs. Trần Viết Lan ( khóa 7 )
2/ Dùng que dò chấm dầu cù là gạch ngắn tại 6 vùng Phản chiếu hệ bạch huyết. Sau khi gạch xong bệnh nhân thấy nhẹ đầu, nhẹ nhõm bớt đau liền. -   Bùi Quang Hưng ( khóa 110)
CÒN TIẾP

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét