Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Năm, 30 tháng 1, 2014

Sách "THỰC HÀNH DIỆN CHẨN " (Phần 3.3)



2. Mặt – mắt – mũi – tai
*Mặt
CHÓNG MẶT
Chóng mặt là một triệu chứng rất hay xảy ra, và thường khó diễn tả, nếu xác định không đúng, chữa tất không trúng
Chóng mặt có nhiều kiểu, do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Chóng mặt kiểu “vertigo” (chóng mặt kiểu “quay”).: Trong các chứng chóng mặt, chóng mặt quay xảy ra nhiều nhất, đến một nửa (50%) số trường hợp chóng mặt. Người bị chóng mặt kiểu “vertigo” có ảo giác như mình hoặc mọi vật chung quanh đang chuyển động. Thường là ảo giác quay tròn: bạn thấy bạn hoặc mọi vật chung quanh quay mòng mòng. Thỉnh thoảng, có người thấy mọi vật chuyển động theo chiều dọc: có cảm giác đang ngồi trên ghế rocking, hay đang đứng trên bong tàu rập rình lên xuống theo sóng nước.
Chóng mặt kiểu sắp xỉu : Người chóng mặt kiểu này thường đang ngồi hay đứng lúc chóng mặt. thấy trong người khó ở, đầu váng, mắt hoa, chân nặng như đá, rồi trời đất như tối sầm lại. Người bệnh toát mồ hôi, da lạnh, mặt xanh tái. Triệu chứng nặng dần đưa đến xỉu (syncope), hoặc bớt dần do người bệnh nằm ngay xuống.
Loại chóng mặt này gây do máu lên óc không đủ. Khi nằm ngay xuống, máu ùa lên óc, triệu chứng sẽ giảm dần. . Không cần cạo gió hay thoa dầu gì cả. Lại càng không nên đổ nước hay vắt chanh vào miệng người bệnh. Trong lúc thần trí lơ mơ, người bệnh có thể hít nước vào phổi rất nguy hiểm.
- Chóng mặt kiểu mất thăng bằng khi đi lại. : Nhiều vị mang những bệnh thần kinh làm đi lại khó khăn (bệnh thần kinh ngoại biên, bệnh tủy sống, bệnh của tiểu não, bệnh Parkinson...) cảm thấy chóng mặt khi đi lại. Nhất là khi có những tổn thương của thần kinh nhận định vị trí ở bàn chân, và khi mắt kém.
Chúng ta biết, cảm giác thăng bằng, không bị chóng mặt là do sự phối hợp tinh vi của nhiều cơ quan khác nhau: cơ quan giữ thăng bằng nơi tai trong, thần kinh số 8, cuống não, tiểu não. Khi ta chuyển động, đi đứng, lại thêm các tín hiệu từ các dây thần kinh nhận định vị trí ở bàn chân, các tín hiệu ở mắt được liên tục gửi về óc. Có thế, ta mới biết đích xác cơ thể ta đang ở vị thế nào, chân ta đang bước ra sao.
Nếu vì bệnh, các dây thần kinh nhận định vị trí ở bàn chân làm việc không đàng hoàng, báo cáo không chính xác, sẽ cho ta cảm giác mất thăng bằng khi đi lại. Nếu mắt ta kém (ví dụ do cườm), các tín hiệu chuyển về óc cũng sai lạc. Cảm giác chếnh choáng, mất thăng bằng, chỉ trong lúc đi lại thường xảy ra ở các vị có tuổi, mắt kém, các dây thần kinh nhận định vị trí ở bàn chân, có khi vì bệnh, không còn làm việc hữu hiệu. Thêm vào đó, lắm khi cơ quan giữ thăng bằng nơi tai trong cũng đã mòn mỏi theo thời gian.
- Chóng mặt do nguyên nhân tâm lý : Chóng mặt do nguyên nhân tâm lý, khiến đầu ta nhẹ bâng bâng (light-headedness), ngây ngây, choang choáng, không phải cái cảm giác mọi vật chung quanh quay cuồng, cũng không phải cảm giác sắp xỉu hoặc mất thăng bằng khi đi lại. Người bệnh tâm thần, nhất là bệnh căng thẳng tâm thần (anxiety) hay than bị chóng mặt loại này.
Chóng mặt vì nguyên nhân tâm lý là một trong những định bệnh nhiều nhất (chiếm đến 20-25% các trường hợp chóng mặt, chỉ sau chứng chóng mặt quay
Điều trị:
Tác động theo các phác đồ sau:
-          Day ấn huyệt: 61, 8, 63.
-          Day ấn huyệt: 8, 19, 63.
-          Day ấn huyệt 63, 19, 127, 0.
-          Day ấn huyệt 34, 290, 156, 70.
Nếu do rối loạn tiền đình: ( chóng mặt mất thăng bằng khi đi lại ):
Day ấn , dán cao huyệt 124, 34, 65, 189, 3. ( theo Đức Thành)
 Hoặc: Day ấn huyệt 127, 63, 8, 60, 65, 103, 0 ( theo Huy Tòng )

Chóng mặt không do cao huyết áp :
Day ấn : 34, 70, 156, 290. ( Tạ Minh )
Chóng mặt do rối loạn tiền đình:
Day ấn : 3, 34, 65, 124, 189. ( Trần Đức Thành )
Day ấn : 0, 8, 60, 63, 65, 103, 127
MẶT NÁM
Nám tất cả vùng mặt :
Day ấn : 3, 26, 28, 34 ( Ích Viễn )
Mặt nám có mụn :
Day ấn : 17, 19, 38, 53, 63, 73, 103, 106, 138, 275
Phác đồ 2 : Day ấn 17, 45, 51
Phác đồ 3: Day ấn 3, 26, 28, 34
Có thể hỗ trợ thêm bằng cách dùng lòng trắng trứng gà trộn với nước nghệ xoa mặt buổi tối. Làm 3 ngày là có kết quả !
 TÀN NHANG – TRỨNG CÁ
Tàn nhang là loại u giả, gồm các đốm tăng sắc tố kích thước cỡ đầu đinh hoặc hạt vừng; có thể có màu nâu sẫm, nâu nhạt, vàng, xám, đỏ hoặc đen nhưng luôn đậm hơn màu da xung quanh; có ranh giới rõ hoặc nham nhở. Thường xuất hiện ở vùng da hở như mặt, cổ, lưng và mặt ngoài cánh tay, tàn nhang tăng đậm khi tiếp xúc với ánh nắng. Tàn nhang thường xuất hiện ở tuổi thiếu nhi, tăng lên ở độ tuổi 18-20. Mật độ và màu sắc của nó thay đổi theo mùa, mùa hè tăng lên còn mùa đông thì giảm xuống. Người có nước da sáng và tóc màu, nhất là màu đỏ thì dễ bị tàn nhang hơn.
Ánh nắng làm phát sinh tàn nhang nhưng không phải là yếu tố duy nhất. Di truyền cũng là nguyên nhân quan trọng, gen tàn nhang được xác định ở nhiễm sắc thể 4q32-q34.
Về mô học, ở các nốt tàn nhang nhận thấy hiện tượng biểu bì tăng sản tạo thành các mào lấn vào chân bì; các tế bào lớp đáy tăng sắc, nhiều hắc bào có các nhánh bào tương dài hơn. Ngược lại, một số vấn đề nguy hiểm như ung thư da lại trải qua giai đoạn tưởng như nốt tàn nhang.
Còn nguyên nhân theo y học cổ truyền thì do tạng can và tạng phế hư kém gây ra; vì can tàng huyết, phế chủ bì mao.
Phác đồ 1: 3, 38, 60, 61, 143, 156
Phác đồ 2: 3, 17, 45, 61, 73, 300
(CÒN TIẾP)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét