Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Tư, 29 tháng 1, 2014

Phác đồ hợp tuyển (phần 6)




Khái lược phương thức dưỡng sinh
Muốn có một tinh thần sáng suốt cần phải có một thân hình đầy đủ sức khoẻ, cũng như muốn có một thân thể tráng kiện cần phải có một tâm hồn vắng lặng, an vui. Đó là điều kiện tối yếu phương thức điều dưỡng cơ thể mà từ xưa đến nay, từ Tây chí Đông, các Triết nhân, bác sĩ, y khoa đều bảo thế.
Trái lại người đời ít quan tâm chú trọng thực hiện lời chỉ bảo quý giá ấy, cũng như người ta ham sống sợ chết ưa thích tâm thế khoẻ mạnh, chán ghét sự đau ốm bịnh tật, mà chẳng chịu buông bỏ dục vọng tư tâm đương khích động cả tôm thần làm cho cơ thể suy nhược, suy tư ưu ác vọng tưởng sầu náo chính là căn bệnh phát bên trong nội phủ. Sách “Dưỡng bổn tùng nguyên” có nói: con người bịnh sinh là do vọng tưởng. Vọng tưởng sinh phiền não, phiền não sinh thì bên trong tâm thận bị tổn thương, tâm thương thì không dưỡng được tỳ, thận tổn thì không nuôi được phế, tỳ hư, phế kém thì can khí phải suy, ngũ tạng phải kiệt, huyết khí hao mòn, con người ắt phải chết vậy. Lúc vọng tưởng mới phát động tức là bịnh hoạn bắt đầu nhiễm sinh trong các khiếu mạch trong các tế tạng, người thường chẳng biết, chờ đến lúc thân hình đau nhức, tê liệt mới hay có bịnh mà chẳng rõ nguyên nhân phát sinh ra đã chầy ngày chầy tháng rồi.
Trong sách y học nhập môn Đông phương có giải rằng: ngoài thân thể con người thì có luc dâm tập nhiễm là: phong, hàn, thử, thấp, táo, hoả, (gió, lạnh, nóng, ướt, ráo, lửa). Còn bên trong thì có thất tình uất kiết là: hỷ, nộ, ái, ố, lạc, ưu, hoạn (mừng, giận, buồn, ghét, vui, tự lự, lo sợ). bên trong do thất tình uất kiết. Đó là bịnh nội thương, cũng gọi là chứng bất túc nghĩa là khí huyết thiếu kém, ngũ tạng suy kiệt bên trong do lục dâm tập nhiễm là bịnh ngoại cảm cũng gọi là chứng hữu dư (vì ngoại tà nhiều hơn nội khí), vì bất túc mới có bịnh hữu dư. Nếu nguyên khí trong cơ thê đầy đủ thì tà khí ở ngoài không thể nhập vào mà sinh bịnh được. Nên trong sách Tố Vân vua Hoàng Đế có dạy rằng: Ẩm thực hữu tiết, khí cư hữu thường, bất vọng tác lao, tinh thần nội thủ bịnh an tùng lai?Cố năng tận kỳ thiên niên độ bách tuế nãi khứ (ăn uống có điều độ, đi đứng nghỉ ngủ có chừng mực, thân thể chẳng phải mệt nhọc, tinh thần thủ dưỡng, bịnh từ đâu đưa đến? Có thể sống hết tuổi trời của mình, qua trăm năm mới đi).
Trong pháp dưỡng sinh không những ăn uống làm nghỉ đi đứng điều độ mà thôi còn phải biết thủ dưỡng tinh thần. Tinh thần có thủ dưỡng, gìn giữ không cho vọng động, thì ý niệm thất tình mới khỏi tác loạn, tinh khí trong cơ thể mới kết tụ, tinh khí kết tụ lâu ngày sung mãn khắp cơ thể, từ nội cốt (trong ống xương) đến bì phu (ngoài da) đều đầy đặng thì khí huyết tươi nhuận, da thịt haồng hào sức lức cường tráng, có cần gì ăn cao lương, mỷ vị, sơn tràn, hải yến, hay cần gì uống linh dược, đại bổ như những vua chúa thời phong kiến ở Trung Hoa, Hy Lạp, rồi cũng phải co tay ruổi chân nhắm mắt xuôi theo bịnh thần ngự trị vì dục vọng quá mãnh liệt.,
Điều trọng yếu trong pháp dưỡng sinh của ngừơi xưa là biết nội thủ tinh thần, thủ giữ tinh thần ở bên trong sách nho gọi là “thối tàn ư mật” nghĩa là đem cái tâm trở về ngôi chính trung nguyên vị của nó.
Tinh thần tức là chân thể tinh anh sáng suốt của cái tâm con người “Esprit, spirituel”.
Tâm là chân thể bao gồm tất cả sắc thái tinh anh sáng suốt ấy, như cảm ứng ra ngoài với ngoại vật gọi là “tình” hồi về nguyên vị bên trong gọi lá “tính” xuôi theo lục căn gọi là “thức” ngược trở về nảo tuỷ gọi là “trí” vọng tưởng gọi là “ý” trì thủ thì gọi là “chí”
Đem cái tâm trở về nguyên vị tức là về bản tánh chân như
Phật gọi là phật tính, Khổng gọi là Thiên tính. Trở về bản tánh chân như gọi là Nội thủ nếu không nội thủ (đem về bên trong) để cho tâm chiều theo ý dục cần thức vọng tưởng ra ngoài ngoại cảnh thì lấy gìm mà điều dưỡng cơ thể, bằng các phương pháp giải thoát tâm hồn. Cởi bỏ tất cả dục vọng vây phủ bên mình, nào là danh vọng, khen chê, giàu sang, tiền của, vợ đẹp, con thơ, sắc dục, ái luyến. Tất cả những điều đó làm cho con người trở nên sầu đau, khổ não. Nhưng người đời còn mê vọng nên gọi là Hạnh phúc vui thú. Trong sách Phật có chép rằng: ngày xưa có bốn vị Tỳ Khưu ngồilại bàn với nhau những chuyện vui thú, hạnh phúc của thế gian.
Vị thứ 1 nói: không có gì vui thú bằng sự no say với chả phụng, nem công, rượu thịt hả hê, chén quá, chén lại, gia định quyến thuộc sum vầy trong những buổi tiệc linh đình.
Vị thứ 2 nói: Chi bằng cảnh giàu sang phú quí, quần lụa áo là, sớm hát chiều đàn, điệu lên, điệu xuống vui tai đẹp mắt đấy là vui thú nhất ở trần gian.
Vị thứ 3 nói: chỉ có quyền cao chức lớn, kẻ hầu, người hạ, lên xe xuống ngữa, mở miệng ra trăm ngàn tiếng dạ hoạ theo, liếc mắt muôn người van lạy, muốn gì được nấy thế là điều thích thú nhất ở trần gian.
Vị sau cũng nói: không gì bẵng những cuộc tình duyên tươi đẹp, môi son má phấn, mắt phụng màyngài, cười cười, nói nói lơi lả dưới trăng đó là vui thú của trần gian.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét