Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Năm, 30 tháng 1, 2014

Sách "THỰC HÀNH DIỆN CHẨN " (Phần 2.4 )


Kỹ thuật Ảnh công: Dùng que dò ấn trên đồ hình
         3. Các kỹ thuật trị liệu

Việc trị liệu theo phương pháp Diện Chẩn chủ yếu là tác động vào các huyệt đạo trên vùng mặt, mỗi một tác động và mỗi một huyệt đạo lại có những hiệu quả khác nhau.
Tuy nhiên, không chỉ tác động lên  một huyệt đạo mà chúng ta thường phải tác động lên một nhóm các huyệt đạo khác nhau, mỗi nhóm huyệt đạo được gọi là một phác đồ, mỗi một phác đồ khi được tác động đúng cách, đúng phương pháp sẽ tạo nên hiệu quả nhất định trên một loại bệnh hay một tình trạng bất ổn nào đó của cơ thể.
Khi cần tham khảo để áp dụng theo sách này bạn đọc cần dựa trên hai cơ sở :
1/ Bệnh đó thuộc về hệ nào của cơ thể, ví dụ: Đau dạ dầy thuộc hệ tiêu hóa, Huyết áp cao thuộc hệ tuần hoàn, Nhức đầu thuộc hệ thần kinh…Như vậy, khi muốn tìm bệnh Đau dạ dầy, bạn phải tìm đến các phác đồ chữa bệnh trong Hệ Tiêu Hóa.
2/ Sau khi đã tìm đến phần Hệ Tiêu hóa, bạn đọc sẽ tham khảo các bệnh trong các bộ phận của hệ này được xếp theo nguyên tắc từ trên xuống dưới và từ ngoài vào trong. Các bệnh của từng bộ phận sẽ được xếp theo thứ tự ABC.  Mỗi một loại bệnh, sẽ có một hình minh họa các phác đồ và giới thiệu công cụ, kỹ thuật trị liệu cho loại bệnh đó.
Các bước trị liệu cơ bản:
 Một tiến trình trị liệu thường được tiến hành theo từng bước;
Chẩn đoán: Dựa trên sự nhận thức của bệnh nhân, cho biết mình đang bị tình trạng gì , mức độ đau như thế nào và đã áp dụng biện pháp gì trước khi đến với Diện Chẩn.
Khai thông huyệt đạo và sử dụng các phác đồ hỗ trợ: Khai thông huyệt đạo là dùng que dò tìm kiếm trên các vùng đau của bệnh nhân các sinh huyệt ( điểm đau nhất ) sau đó dùng các phác đồ hổ trợ, như khi bị sưng tấy, thì đánh phác đồ giảm đau, phác đồ tiêu viêm tiêu độc, phác đồ làm mát ..v.v. trước khi đi vào việc điều trị chủ yếu cho bệnh chứng đó.
Tiến hành tác động theo phác đồ đặc hiệu: Mỗi một bệnh chứng thường có từ một đến nhiều phác đồ trị liệu tương tự hay  khác nhau, ta có thể dùng phác đồ nào tỏ ra thích hợp nhất (Khi tác động có biểu hiện giảm bệnh rõ rệt)
Việc áp dụng các phác đồ đặc hiệu không nhất thiết là phải theo đúng một phác đồ nào mà phải linh động vận dụng theo hai nguyên tắc chính là Tùy và Biến:  Tùy theo tình trạng, mức độ và khả năng tin tưởng của bệnh nhân.
Linh hoạt biến đổi các phác đồ, dụng cụ, biện pháp điều trị khác nhau. Đây chính là điểm độc đáo của Diện Chẩn, vì có rất nhiều những biện pháp khác nhau cho cùng một tình trạng bệnh.
Áp dụng những biện pháp hỗ trợ: Xem xét các nguyên nhân yếu tố gây bệnh, để yêu cầu bệnh nhân hay người nhà không tiếp tục các hoạt động đó nữa (Ăn uống/nghỉ ngơi/ giao tiếp không hợp lý )
- Sử dụng các công cụ: Như chúng ta đã biết, trong phương pháp Diện Chẩn có đến trên 80 loại công cụ lớn nhỏ khác nhau, hình dáng khác nhau, công năng khác nhau để vận dụng vào việc phòng và chữa bệnh. Nhưng ngoài các dụng cụ đặc thù đó ra, ta vẫn có thể dùng những công cụ khác như đầu bút bi hết mực, cán bàn chải đánh răng và thậm chí là bằng tay không qua việc xoa vuốt, day ấn với các ngón tay.
Chúng ta có thể thực hiện bằng 2 cách:
-   Bằng khớp ngón tay cái hay ngón tay trỏ : Bạn  co các ngón tay lại và dùng các đầu khớp ngón tay để thực hiện việc bấm huyệt trên mặt, vì lực ấn phải đủ mạnh mới tạo được kết quả. Bạn cũng có thể dùng khớp ngón tay để chà xát huyệt đạo, nhưng cần phải kiểm soát được lực tác động.
-   Bằng ngón tay trỏ, ngón giữa, ngón áp út hay có khi cả ba. Ta có thể ấn, chà xát, day hay gõ lên các vùng xương cứng như trán.
Ngoài ra, đầu bút bi hay bất cứ vật nào có đầu tròn đều có thể sử dụng trong việc day ấn các huyệt đạo. Tuy nhiên, việc sử dụng các công cụ nhất thời này chỉ nên dùng trong các trường hợp bất đắc dĩ, khi chúng ta không có những công cụ đặc thù bên cạnh, vì hiệu quả của chúng không cao, có thể không đạt được tác dụng mong muốn.
Vì thế, người sáng lập ra phương pháp này đã thiết kế các dụng cụ hay dùng (que dò – cây sao chổi – cây lăn …) theo 3 loại kích cỡ:
Mini (loại nhỏ) , loại trung và loại lớn mà tác dụng đều như nhau. Với loại mini, ta rất dễ dàng mang theo người. Có thể bỏ trong túi xách, thậm chí là túi áo, túi quần hay bóp (ví). Vì thế, khi đã biết cách sử dụng các công cụ này và biết một vài kỹ thuật can thiệp và điều trị một số bệnh thông thường, chúng ta nên đem theo trong mình để có thể lấy ra sử dụng bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu.
 CÁC DỤNG CỤ MINI NÊN MANG THEO BÊN MÌNH
1/ Cây dò hai đầu2/ Cây dò và day huyệt
3/ Cây Sao Chổi mini4/ Cây lăn – dò huyệt mini
5/ Cây lăn đồng – dò huyệt mini6/ Cây lăn hai đầu
Chúng ta có thể mang theo 3 cây : số 2, số 3 và số 6. 
4. Mười hai  biện pháp trị liệu :
                  1.     Chữa theo phác đồ đặc hiệu
Là cách chọn các phác đồ  theo các huyệt đặc hiệu, tức là huyệt đã biết rõ vị trí, tính chất, công dụng đặc hiệu của nó đối với một loại bệnh chứng nào. Cách này dựa trên cơ sở của thuyết Sinh khắc, đôi khi chỉ cần 1 huyệt là đủ giải quyết một chứng bệnh nào đó của bệnh.
                  2.     Chữa theo Phác đồ Hỗ trợ :
Trong diện chẩn có đến 52 phác đồ hỗ trợ Do đó, ta có thể tùy theo tình trạng và biểu hiện của bệnh mà tác động bằng phác đồ hỗ trợ tương ứng. Đa phần các bệnh không nặng hay tình trạng mệt mỏi của cơ thể, chỉ cần dùng kỹ thuật này là có thể đạt kết quả.
                  3.     Chữa theo phác đồ hỗ trợ kết hợp với phác đồ đặc hiệu :
Khi chữa bệnh theo phác đồ, đa phần các trường hợp ta nên kết hợp cả việc tác động lên các Phác đồ hỗ trợ trước khi tiếp tục điều trị bằng các phác đồ đặc hiệu. Trong kỹ thuật này thì các phác đồ hỗ trợ sẽ giúp cho cải thiện thể trạng của bệnh nhân khiến cho việc tác động bằng các phác đồ đặc hiệu sẽ đạt kết quả tốt hơn.
                  4.     Chữa theo Đồ hình & Sinh Huyệt
Là cách chọn huyệt căn cứ vào những biểu hiện bệnh lý tức là những dạng dấu hiệu bất thường hay khác thường được khám phá bằng mắt hoặc bằng tay không, hoặc dưới sự trợ giúp của các dụng cụ thông thường (không dùng máy) như đầu bút bi hết mực hay dùng  que dò để dò tìm các điểm đau (Sinh huyệt). Các vị trí day bấm hoặc ấn vuốt này có thể nằm trong hay ra ngoài các huyệt vị thông thường. Có thể so sánh nó với lối châm theo thiên ứng huyệt hoặc a thị huyệt của Thể châm. Cách này dựa trên cơ sở của thuyết đồng bộ và đồng bộ thống điểm.
                  5.     Chữa theo Sinh huyệt không cần đồ hình 
Dựa trên cơ sở của thuyết bất thống điểm, người chữa bệnh chọn những điểm ít nhạy cảm nhất trên da mặt (không đau, ít đau) mà tiến hành chữa trị. Tất nhiên nó phải được phối hợp với thuyết đồng bộ để biết vùng tương ứng mà chọn huyệt.
                        6.     Chữa theo tính chất đặc hiệu của từng Huyệt
Trong phương pháp Diện Chẩn, có đến trên 500 huyệt đạo trên khuôn mặt (Chính diện và trắc diện) và phía sau vành tai. Trong đó có các huyệt có tính năng đặc hiệu dùng để chữa một số bệnh nội tạng như các huyệt 233 – 41 – 50 được gọi là tam giác gan dùng để chữa các bệnh về gan.

Các huyệt vùng tam giác gan

                                                
                              7.    Chữa theo lý luận Đông Y
Cách này đặc biệt dành cho giới Lương y hoặc những người đã biết khá nhiều về Đông y, tùy theo sở học của mình mà sẽ chọn huyệt dựa vào các lý thuyết của Đông y trong Nội kinh, Nạn kinh, lý luận về Kinh lạc, Tạng tượng, Âm Dương, Ngũ hành, để chữa bệnh từ gốc…Kết quả thế nào sẽ tùy thuộc trình độ của mình
                       8. Chữa theo lý luận Tây Y
Tương tự như trường hợp trên nhưng dựa vào Cơ thể học (Các hệ nội tạng và bộ phận ngoại vi) để chữa theo các nguyên lý Phản chiếu hay Đồng ứng: Tác động trên các bộ phận ngoại vi để chữa các cơ quan nội tạng.
              9.   Chữa theo lý luận kết hợp Đông Tây Y và Diện Chẩn
Hệ thống trị liệu theo Diện Chẩn được xem là một biện pháp chữa trị mở, biến người bệnh thành thày thuốc, vì thế khi điều trị mỗi người có thể có được những kinh nghiệm riêng của mình mà đưa ra những biện pháp chữa trị khác nhau và cũng qua các kinh nghiệm mà h́nh thành những cảm nhận mang tính trực giác để có thể đưa ra một số biện pháp đặc thù có tác dụng riêng cho bản thân hay các trường hợp mà mình điều trị.
           10. Chữa theo 8 quy tắc :
Đây là cách đơn giản để chữa một số bệnh thông thường, chủ yếu là chữa các bệnh trên các bộ phận ngoại vi như đầu, lưng, bụng, tay chân… theo nguyên tắc: “Đau đây chữa đó” bằng các thủ thuật như Day, ấn, hơ ngải cứu và dán cao. Tám quy tắc là: Chữa tại chỗ, lân cận, đối xứng, giao thoa, trước sau như một, trên dưới cùng bên, đồng ứng, phản chiếu.
          11. Chữa theo tính năng đặc hiệu của dụng cụ
Các dụng cụ của Diện Chẩn ( 100 món ) được thiết kế  để có thể tác động qua nhiều kỹ thuật khác nhau : Ấn, day, cào, gơ, lăn .v.v. V́ thế, khi tác động ta  cần phải xem hiệu quả của biện pháp đang sử dụng. Nếu thấy không có hiệu quả hay hiệu quả thấp, th́ì ta có thể đổi qua kỹ thuật khác, sao cho phù hợp. Ví dụ: Nếu day, ấn không hiệu quả có thể chuyển sang cào, gõ…để việc tác động đạt hiệu quả tốt nhất.       
        12. Chữa theo Huyền công
Đây là kỹ thuật cao cấp trong Diện Chẩn bao gồm nhiều phép chữa bệnh đặc biệt mà chỉ có những người có căn duyên và đã tập luyện Âm Dương Khí công mới có thể vận dụng được. Các kỹ thuật này cũng tùy theo người bệnh, nếu thực sự tin tưởng vào thày thuốc thì mới có thể có những kết quả nhanh chóng và kỳ diệu. Kỹ thuật này bao gồm 14 thủ pháp được gọi là “Thập Tứ Huyền Công”. Để thực hành được các thủ pháp này, người sử dụng phải có một quá trình tập luyện Âm Dương Khí Công, có được sự bình tâm và niềm tin vào phương pháp. Các kỹ thuật này là :
1.     Ngôn công: Chữa bệnh qua việc dùng lời nói.
2.     Niệm công: Chữa bệnh bằng cách đọc số huyệt đạo của Diện Chẩn.
3.     Ý Công: Dùng ý nghĩ tác động đến các huyệt để chữa bệnh.
4.    Chỉ công: Dùng ngón tay chỉ “cách không” vào vị trí các huyệt đạo hay bộ phận đang bị bệnh để chữa bệnh.
5.     Nhãn công: Chữa bệnh bằng ánh mắt.
    6.  Khoán công Dùng ngón tay hay ý nghĩ viết chữ trên bộ phận đang bị bệnh để chữa bệnh
     7.  Ảnh công: Chữa bệnh bằng việc tác động bằng nhiều hình thức khác nhau  trên hình ảnh ( Hình cơ thể học, Đồ hình – Huyệt Đạo của Diện Chẩn, hình chụp X Quang …) và bằng nhiều phương tiện: Qua màn hình điện thoại, máy chụp hình, màn hình vi tính….
      
   8.     Thuỷ công : Dùng nước để chữa bệnh.
   9.     Phách công: Chữa bệnh qua cách phẩy tay vào bộ phận có bệnh của bệnh nhân.
  10.     Từ công  Dùng chữ viết trên giấy để trị bệnh, (Thư pháp trị liệu)
  11.     Phóng công: Dùng 5 ngón tay búng vô bộ phận có bệnh của bệnh nhân
   12. Đàn chỉ thần công: Dùng ngón tay trỏ và ngón cái để búng vào bộ phận có bệnh của bệnh nhân.
   13.Thập tự công : Dùng ngón tay trỏ vạch dấu thập trên bộ phận có bệnh
   14. Xoắn công : Dùng ngón tay trỏ vẽ hình xoắn trôn ốc trên bộ phận có bệnh. 
(CÒN TIẾP)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét