MẮT
Mắt người là một phần của não hình thành từ tuần thứ 3 của phôi kỳ dưới dạng hai túi thị nguyên thủy, phát triển và lồi dần ra phía trước tạo thành võng mạc, thủy tinh thể và các thành phần hoàn chỉnh khác.
Cặp mắt là một trong năm gác quan quan trọng, giúp con người quan sát và kiểm soát môi trường chung quanh.
Mắt người nằm trong hai lỗ hốc hai bên sống mũi, trên có gò lông mày và trán, dưới giáp xương má. Màng mạc bọc xương của hốc mắt nối tiếp bên sau với màng cứng của não, bọc theo dai dây thần kinh thị giác. Bên ngoài có hai mí mắt khi nhắm lại che kín hốc mắt. Mí trên có lông mi dài cong, lông mi của mí dưới ít hơn và ngắn hơn. Bên trong hốc mắt có các tuyến nước mắt, các bắp thịt di chuyển mắt, trong cùng là các mô mỡ chêm đệm không cho mắt bị kéo vào phía sau bởi các bắp thịt.
![]()
BỤI VÀO MẮT:
Cách đơn giản nhất : Thè lưỡi liếm khóe miệng chéo với bên mắt đáng có bụi làm cho xốn, ngứa. Liếm vài giây là đủ.
MẮT XỐN KHÓ CHỊU :
- Nấu chè đậu xanh ăn 3 hôm liền ( ngày ăn 2,3 ly lớn)
- Áp cục nước đá vào các vùng mắt trên bàn tay và huyệt 16.
- Tác động các huyệt : 0, 8, 12, 130, 131.
MẮT CÓ GHÈN :
- Dùng đá chườm 3 lần cách khoản vào các huyệt 197, 34, 423, 422, 100, 130, 102. ( Đau bên nào chườm bên đó ) .
- Kết hợp với việc chườm đá vào vị trí mắt trên bàn tay.
- Day ấn bộ tiêu viêm tiêu độc. ( Trần Minh Hằng K.10)
ĐAU MẮT ĐỎ CẤP TÍNH
Biểu hiện của viêm kết mạc cấp (đau mắt đỏ) thường bắt đầu khởi phát cấp tính. Triệu chứng chính là cộm mắt, cảm giác có dị vật trong mắt. Một đặc điểm quan trọng là có ghèn rử, sáng ngủ dậy thường bị dính hai mi lại.
Các dấu hiệu khác gồm: tiết rử nhầy hoặc lỏng, đỏ và phù nề mi, sờ thấy hạch trước tai, xuất hiện dưới kết mạc từng chấm hồng, có màng hoặc giả mạc, thẩm lậu dưới biểu mô vài ba tuần sau khi bắt đầu bị viêm kết mạc.
CHẢY NƯỚC MẮT SỐNG
“Bình thường, người ta chỉ chảy nước mắt khi xuất hiện cảm xúc thái quá như buồn bã, giận dữ, đau khổ hoặc hạnh phúc... Ngược lại, khi không có cảm xúc nhưng nước mắt vẫn lưng tròng, thậm chí rơi thành giọt lã chã thường xuyên, thì đó là dấu hiệu của bệnh chảy nước mắt sống”. Có nhiều nguyên nhân gây tắc nghẽn hệ thống lệ đạo như người bệnh từng bị đau mắt hột, viêm mũi, viêm xoang, chấn thương vùng sống mũi... Tuy nhiên cũng có trường hợp vô căn, chủ yếu ở phái nữ. Lý giải trường hợp này, người ta nghĩ nhiều đến khả năng xáo trộn nội tiết tố làm phình trướng hệ thống lệ đạo gây tắc nghẽn.
Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân chảy nước mắt sống thường trải qua tình trạng mắt ướt, nhìn mọi vật nhòe đi. Trường hợp nặng hơn, nước mắt có thể rơi xuống má. Lâu dài, sự tắc nghẽn lệ đạo làm ứ đọng chất nhờn gây viêm niêm mạc túi lệ và dẫn đến bệnh viêm túi lệ mãn tính.. Nếu không điều trị sớm, tình trạng này sẽ dẫn tới những biến chứng như viêm túi lệ cấp, sưng tấy hốc mắt, thậm chí viêm màng não, nhiễm trùng huyết và tử vong.
Điều trị : Day ấn các huyệt 16, 195, 87, 51
CƯỜM NƯỚC : tăng nhãn áp
Ở nước ta, cườm nước là bệnh rất phổ biến. Tỷ lệ mắc bệnh ở những người trên 50 tuổi chiếm khoảng 2%, đồng thời là một trong những bệnh gây mù lòa nhiều nhất.
Cườm nước là gì?
Bệnh tăng nhãn áp (glô-côm) là một bệnh trong dân gian thường gọi là cườm nước. Đây là tình trạng tăng nhãn áp cao hơn mức bình thường, gây tổn thương thần kinh thị giác dẫn đến mù lòa.
Cườm có nhiều dạng: nặng hay nhẹ, cứng hay mềm, thay đổi nhanh hay chậm, toàn bộ thủy tinh thể hay chỉ một phần. Có ba dạng cườm chính :
· Cườm trong lõi (Nuclear). Chất đặc trong lõi thủy tinh thể bị đục và từ từ cứng lại, thay đổi độ hội tụ của mắt. Đôi khi trong một thời gian ngắn có thể làm nhãn quan khá ra và nhiều người khỏi đeo kính khi đọc sách. Nhưng sau đó lõi tiếp tục bị đục mờ nhiều hơn, ố thành màu vàng, xanh rồi nâu. Bệnh nhân khó phân biệt hình vật khi gần tối.
· Cườm vỏ (Cortical). Bắt đầu như một vệt trắng, cườm ăn lan theo lớp màng bọc hủy tinh thể từ ngoài rìa vào trung tâm và gây rối loạn cho ánh sáng đi qua thủy tinh thể. Thị giác xa và gần đều bị giảm, đôi khi hình ảnh bị bóp méo. Bệnh nhân hay bị chói mắt và khó phân biệt sáng tối.
· Cườm dưới vỏ (Subcapsular). Loại cườm này mọc khu phía sau thủy tinh thể, dưới lớp màng bọc, thường nằm trên trục thị giác chắn hoặc làm rối loạn tia sáng đi vào võng mạc. Bệnh nhân đọc sách không rõ chữ, hay bị chói và khi tối thường thấy hào quang chung quanh những điểm sáng.
Nguyên nhân
Tất cả mọi người đều có thể bị glô-côm nhưng những đối tượng sau đây có nguy cơ dễ mắc bệnh hơn:
- Người trên 40 tuổi (thường gặp ở nữ nhiều hơn nam).
- Trong gia đình có người thân bị glô-côm. Người có mắt nhỏ, viễn thị, giác mạc nhỏ. Người có tâm trạng hay lo lắng. Bệnh nhân đái tháo đường. Sử dụng thuốc corticoid kéo dài. Người có tiền sử bị chấn thương vào mắt.
Triệu chứng
Glô-côm mạn tính:
Còn gọi là glô-côm góc mở tiến triển rất thầm lặng. Khi bệnh tiến triển, người bệnh bị thu hẹp dần thị trường người bệnh chỉ có thể nhìn thấy những vật ở phía trước mặt, không thể nhìn thấy hai bên, kiểu "thị giác đường hầm" (tunnel vision)
Glô-côm cấp tính:
Còn gọi là glô-côm góc đóng khởi phát đột ngột với những biểu hiện: đau nhức mắt, đau lan nửa đầu thường dễ lầm với bệnh nhức đầu, thị lực giảm sút, nhìn vào ngọn đèn thấy quầng xanh đỏ như cầu vồng, có thể buồn nôn, cảm giác choáng váng. Các biểu hiện này có thể kéo dài vài giờ rồi hết sau đó lại xuất hiện trở lại.
Phác đồ 2 :
Bước 1: Day ấn các huyệt: 324, 131, 41, 237, 235, 290, 184, 34, 16, 199 .
Bước 2 : Gạch các sinh huyệt theo đồ hình mắt
Bước 3: Dò sinh huyệt trên chân mày rồi dùng cầu gai lăn nhiều lần trong ngày.
Có thể kết hợp bộ Bổ âm huyết để tăng dinh dưỡng cho mắt. Ngoài ra những vùng Phản chiếu mắt ở lòng bàn tay, cổ gáy, lưng, bàn chân củng rất hiệu quả đối vớt các bệnh về mắt, cần lưu ý phối hợp cho đúng.
MẮT CÓ MỦ
MẮT MỜ ( ĐỤC THỦY TINH THỂ )
Ấn ép nhãn cầu từ 30 -60 giây ( ấn 5 giây thư giãn 1 – 2 giây) Thêm bộ bổ huyết : 22, 127, 7, 63, 113, 17, 50, 19, 37, 1, 290, 0 . ( Trần Cẩm K- 7).
Phác đồ 3:
- Lăn vùng mắt 2 lần một ngày ( lăn kỹ vùng gan và mắt, vùng phản chiếu mắt trên toàn bộ cơ thể )
- Tối ngâm chân nước nóng ( Chu thị Hòa – K- 10)
Phác đồ 4: Day ấn huyệt 34, 6 - lăn các sinh huyệt quanh mắt.
Phác đồ 5: Day ấn 34, 1, 127 và lăn quanh mắt.
Phác đồ 6 : Day ấn 267, 130, 388
LẸO MẮT
Điều trị :
Phác đồ 1: Day ấn huyệt 195, 16, 130, 3, 38, 17.
Phác đồ 2: Ấn day 332, 38 ( Phạm Chất Phác)
Phác đồ 3: Dán cao huyệt 38 và dán ngay mụt lẹo ( Tạ Minh)
NHỨC MẮT- MỎI MẮT
Tình trạng này thường xảy ra sau khi ta tập trung nhìn quá lâu ( như làm việc với máy vi tính, xem TV)
Kinh nghiệm điều trị:
LIỆT MẮT MÉO MỒM
Tình trạng: Bệnh nhân bị liệt mắt méo mồm bên phải, ăn uống khó khăn. Nhiễm lạnh vì tắm đêm
Điều trị :
Giải cảm lạnh : Xoa dầu từ huyệt 8 xuống 143 và dọc đường pháp lệnh hai bên viền mũi, xong al81n từ 8 – 143 và hai bên viền mũi.
Chữa Liệt mắt:
Lăn vùng lông mày và vùng dưới mắt phải – trái khoản 5 phút.
Ấn các huyệt: 34, 267, 217 ba lần cách khoản mỗi lần 7 cái, sau 25 phút bệnh nhân đã tự nhắm mắt được, chỉ còn hở khoản 1/10.
Chữa méo mồm :
Day ấn huyệt 127, 5, 37, 20, 0.
Dùng ngón tay cái ấn mạnh vào huyệt Giáp Xa, cả 2 bên.
Tiếp tục điều trị theo phác đồ trên và dùng lòng bàn tay đẩy má bên phải bệnh nhân lên và kéo má trái xuống mỗi lần 7 cái.
Thêm các huyệt chống co cơ : 74, 64, 156, 19, 16.
Sau 15 ngày điều trị, bệnh nhân khỏi hoàn toàn.
Lê Quảng – K.2
|
Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408
Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .
Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.
Thứ Năm, 30 tháng 1, 2014
Sách "Thực hành Diện Chẩn " (Phần 3.4)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét