Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Năm, 30 tháng 1, 2014

Sách "THỰC HÀNH DIỆN CHẨN" (Phần 2.5 )




5- Tám quy tắc chữa bệnh không dùng huyệt
1/ Tác động tại chỗ (Theo nguyên tắc cục bộ):
Đau nhức ở đâu, dùng cây lăn hay cây cào tác động tại chỗ bị bệnh, quy tắc này có thể áp dụng cho nhiều tình trạng khác nhau, ngay cả việc không đau nhức. Nếu muốn da dẻ hồng hào, láng mịn ta cũng có thể dùng cây lăn đồng láng để lăn tại chỗ, giúp máu huyết lưu thông và tình trạng của da sẽ được cải thiện đáng kể.
2/ Tác động gần nơi đau nhức (Theo luật lân cận):
Vì một lý do nào đó khiến ta không thể  tác động ngay tại chỗ thì ta có thể tác động chung quanh, như khi tác động chung quanh một cái u nhọt sẽ làm cho bớt đau.
3/ Tác động nơi đối xứng với bộ phận hay chỗ bị đau (Theo luật đối xứng):
Vì hai bên cơ thể đều có mối liên quan, tương tác qua lại và  có sự ảnh hưởng nhất định nên ta có thể tác động ở nơi đối xứng với bộ phận hay vị trí đang đau sẽ đạt kết quả nhanh chóng. Ví dụ: Đau bắp chân bên phải, ta tác động vào bắp chân bên trái ở vị trí đối xứng với nơi đau.
4/ Tác động theo nguyên tắc trước sau là một:
Vì các bộ phận ở vị trí đối nhau (phía  trước và phía sau) có liên quan mật thiết nên có ảnh hưởng lẫn nhau . Cho nên tác động nơi này ( phía trước) sẽ có ảnh hưởng nơi kia ( phía sau) hay ngược lại. Ví dụ: Bị bướu cổ, ta không thể hơ ngay cổ mà có thể hơ phía sau gáy. Bị đau lưng ta có thể lăn trên bụng .v.v.
5/ Tác động theo nguyên tắc giao thoa (Tác động chéo):
Đây là một kỹ thuật khá đặc biệt, có thể tác động chéo giữa cánh tay và cẳng chân trong một vài trường hợp. Ví dụ: Đau cánh tay trái, ta có thể tác động trên cẳng chân mặt (Chéo xuống) – Đau chân trái thì tác động trên cánh tay mặt (Chéo lên)
6/ Tác động theo nguyên tắc bên dưới cùng bên:
Cụ thể là dùng cây lăn (Lăn sừng hay lăn đồng) cây Cào hay que dò để ấn, day hay gạch từng đường dài trên da của vùng đau tương ứng trên chân để trị cho cánh tay đau cùng bên. Ví dụ: Đau cổ tay mắt ta sẽ dùng cây lăn, lăn cổ chân bên mặt. Hay có thể dùng  cây dò, gặch trên da quanh cổ chân trên mặt.
7/ Tác động theo luật đồng ứng ( Giữa các bộ phận có hình dạng tương tự nhau):
Dùng các dụng cụ để lăn, vạch hay hơ ngải cứu trên các bộ phận ngoại vi ( bên ngoài như Tay, chân…) để tác động đến các bộ phận nội tạng ( ở bên trong tim, gan, thận hay  các khớp xương)
Ví dụ: Đau nhức cột sống có thể dùng cây lăn để lăn trên ống quyển ( lăn ngoài da) Đau họng có thể dùng que dò ấn vào điểm đau dưới khớp ngón chân cái cho đến lúc hết đau, vì ngón chân cái có hình dạng cái đầu, từ đó suy ra phần dưới ngón chân cái tương ứng với cổ họng. Còn nếu đau trên đỉnh đầu thì ta lại ấn trên đầu ngón tay giữa (đầu ngón nào cũng được, nhưng thường ta nên ấn vào ngón giữa).. Có thể nói, mỗi ngón tay đồng ứng với một con người.
8/ Tác động theo luật phản chiếu :
Dùng các dụng cụ tác động ( cào, day, ấn, lăn ) chủ yếu trên vùng mặt, là nơi phản chiếu của hầu hết các bộ phận nội tạng và ngoại vi của cơ thể. Ta cũng có thể tác động trên vùng lưng, hay ngực bụng, cũng là nơi phản chiếu nhiều bộ phận trong cơ thể.
Ví dụ: Đau lưng dùng que dò gạch ở mang tai hay sống mũi vì 2 nơi này phản chiếu sống lưng. Ta có thể xem các đồ hình phản chiếu để biết chính xác vị trí của các bộ phận phản chiếu trên mặt.

6-     Kỹ thuật tác động bằng dụng cụ
 Phần dưới đây giới thiệu các thao tác kỹ thuật bằng việc sử dụng các dụng cụ chuyên biệt trong Diện Chẩn. Tất cả đều nhằm vào mục đích kích thích các huyệt đạo, phác đồ và sinh huyệt trên vùng mặt và toàn thân để trị và phòng các bệnh chứng .
Bất cứ dùng kỹ thuật, dụng cụ nào đều cần phải tìm cho được những vùng hay những điểm nhạy cảm hơn so với xung quanh (đau,  thốn,  lõm,  cộm,  rát,  nóng , lạnh..) đó là những nơi cần được tác động để trị bệnh (không nên tránh né những chỗ đó). Sau khi tác động tòan bộ một lần, cần tác động kỹ hơn vào những nơi nhạy cảm ấy cho đến khi chứng giảm hẳn hoặc các nơi nhạy cảm ấy giảm nhạy cảm trong mỗi lần điều trị. Nếu không muốn tác động tòan bộ (vì ít thời giờ chẳng hạn). Ta có thể tìm ra các nơi nhạy cảm trong Hệ phản chiếu hoặc tại nơi đang có bệnh, nếu thấy cần thiết.
Trước và sau khi dùng dụng cụ để chữa bệnh, phải lau sạch dụng cụ bằng Acool (cồn) để tránh lây bệnh ngòai da.
1/ LĂN:
Cầm cây lăn cho thật thoải mái,  thuận tay,  cây lăn luôn luôn tạo với mặt da góc 45o(xéo góc với mặt da). Lăn đủ nhanh theo hai chiều tới và lui,  sức đè tay vừa phải tùy theo người bệnh (nhưng nên biết: Lăn nhẹ quá thì không kết quả). Lưu ý nơi nhạy cảm lăn tới lăn lui nhiều lần từ nhẹ đến mạnh dần. Lăn cho đến khi cảm giác cảm giác của nơi đó giảm hẳn thì ngừng lăn. Cây lăn nhỏ dùng lăn ở mặt. Cây lăn trung dùng lăn ở cổ,  gáy,  tay,  chân hoặc vùng rộng ở mặt như trán chẳng hạn. Cây lăn lớn dùng lăn ở đầu,  gáy,  cổ,  tay, chân,  lưng và ngực,  bụng. Cây lăn đôi  dùng lăn ở hai bên thắt lưng .
Tác dụng: Cải thiện hệ tuần hoàn,  hệ bạch huyết,  hệ thần kinh,  lưu thông khí huyết. Có tác dụng trong hầu hết các chứng bệnh do sự bế tắc khí huyết mà ra như nặng đầu,  căng thẳng thần kinh,  mệt mỏi,  tê nhức do khí huyết bị bế tắc.
Cách sử dụng các dụng cụ nhỏ/lớn, điển hình như:
-Cây lăn đồng đơn – lăn cầu gai đơn lớn 

Với các dụng cụ nhỏ ( đơn – đôi) ta cầm bằng 3 ngón tay (ngón cái, trỏ và giữa) tương tự như cầm một cây viết, và dùng ngón trỏ đề điều khiển lực ấn của dụng cụ trên da

Với các dụng cụ lớn (đơn – đôi) ta cầm bằng ngón trỏ và ngón cái. Cầm gọn trong lòng bàn tay và dùng ngón cái để điều khiển lực tác động khi lăn.
-Cây lăn cầu gai đơn lớn - lăn đinh đơn lớn  



Lăn cầu gai đơn lớn
Lăn trên các huyệt vùng vai, lưng, cánh tay, cẳng chân. Lăn vùng cổ chữa vẹo cổ. Lăn trên cột sống chữa thoái hóa cột sống. Có tính Dương –làm ấm.

Lăn đinh đơn lớn
Lăn trên vai, lưng, bụng, đùi, cánh tay, cẳng chân. Giúp giải tỏa sự ứ nhiệt, làm tan mỡ. Có tác dụng kích thích, làm mát. Có tính Âm
2/  GÕ:
Có hai loại búa: Loại nhỏ có 2 đầu,  một đầu có cao su và một đầu có gai (gồm 7 kim như Mai Hoa Châm)-Loại lớn cán dài,  đầu nhôm có 5 gai bằng cao su lớn và một đầu có viền cao su.
Búa nhỏ: dùng gõ vào huyệt,  dùng sức bật của cổ tay và độ rung của búa,  gõ thẳng góc vào mặt da nơi nhạy cảm. Nếu gõ mạnh (hơi quá sức chịu đau) thì gõ chừng 5 cái rồi nghỉ một tí rồi lại gõ tiếp (tổng cộng chừng 20-30 cái),  không nên gõ quá mạnh hay quá nhiều có thể gây bầm. Nếu gõ nhè nhẹ thì có thể gõ liên tục chừng 20-30 cái hoặc nhiều hơn.
Búa lớn: Cán dài,  có 5 gai bằng cao su và một đầu có viền cao su dùng để gõ vào lưng,  vai,  mông,  đùi, …Các nơi có nhiều thịt thay cho quả đấm bằng tay người,  tạo nên một cảm giác dễ chịu,  thoải mái vì làm cho máu ứ được lưu thông tạo sự trao đổi lưu lượng máu ở các vùng khác nhau của cơ thể. Ngoài ra,  còn làm mềm cơ,  dẻo gân.
Tác dụng: Búa nhỏ có đầu cao su có tác dụng cao trong những trường hợp co cơ,  bong gân,  co mạch vì lạnh (trong chứng nhực đầu do lạnh). Búa đầu gai (phải gõ thật nhẹ vì dễ trầy da) có tác dụng của ĐẦU GAI là tiết khí và tán khí.
BÚA NHỎ

BÚA LỚN

3/CÀO:
Cầm cán CÀO chắc tay,  các răng cào thẳng mặt da. Cào dọc hay ngang tùy sự thuận tay lúc cào. Lực đè đều tay,  lưu ý những nơi nhạy cảm. Sau đó,  có thể đẩy CÀO tới,  lui nơi nhạy cảm đó.
Tác dụng: Làm huyết lưu thông mạnh,  giải trừ những bế tắc về huyết,  nhờ đó mà khí thông theo. Ngoài ra còn có tác dụng an thần (làm dịu thần kinh),  chống đau nhức,  căng thẳng.
CÂY CÀO LỚN

CÂY CÀO 2 ĐẦU LỚN/NHỎ

4/ ẤN:
Cầm Que dò thẳng góc mặt da. Ấn vào huyệt tìm được,  vừa sức chịu đựng của bệnh nhân cho đến khi cảm giác đau nơi đang ấn giảm hẳn hoặc chứng bệnh giảm hẳn thì ngưng ấn,  đổi huyệt khác. Cách dò tìm sinh huyệt: Dùng que dò vạch trên da với lực đủ mạnh,  xem điểm nào đau nhất trong các điểm đau, đó là điểm có giá trị cao trong chẩn đoán và điều trị bệnh (Huyệt được tìm đúng thường có dấu lõm hoặc cộm cứng khi vạch que dò trên da ngoài cảm giác đau thốn đã nói trên).
Tác dụng: Tác dụng của QUE DÒ (day,  ấn,  vạch, …) rất rộng,  có thể thay thế cho kim châm hay các kỹ thuật dụng cụ khác mà vẫn có hiệu quả dù có thể không đặc hiệu như từng thủ pháp riêng biệt
CÂY DÒ 2 ĐẦU
CÂY DÒ, DAY
CÂY DAY HUYỆT

5/ DAY:
Sau khi tìm được điểm nhạy cảm cần tác động (sinh huyệt) bằng Que dò, ta day tròn hay di động tới lui đầu bi của Que dò quanh huyệt,  tóm lại là tạo được một kích thích động đều, còn Ấn là kích thích tĩnh.
Tác dụng: như kỹ thuật Ấn nhưng tác dụng mạnh hơn,  gây đau cho bệnh nhân hơn.
6/ GẠCH:(VẠCH):
Dùng Que dò vạch dọc hoặc ngang (theo các đường cong đặc biệt như:viền mũi,  bờ cong ụ cằm,  gờ xương lông mày, …)nhiều lần nơi nhạy cảm. Bệnh nhân sẽ rất đau nhưng sau đó chứng bệnh sẽ dịu rất nhanh. Đây là thủ pháp gây kích thích mạnh hơn DAY- ẤN. Dùng kỹ thuất này khi DAY-ẤN không đạt kết quả cao.
7/ DÁN CAO,  XỨC DẦU,  DÙNG CAO DÁN
Ta dùng cao dán hiệu ( hay loại tương tự): Cắt từng miếng nhỏ vuông, cạnh 4mm,  Salonpas dán lên Huyệt đã được tìm thấy bằng Que Dò . Nên dán theo hình thoi,  cạnh hình vuông tạo với trục thẳng đứng góc 450 để tạo nét thẩm mỹ. Thời gian lưu dán khỏang 2 giờ, mỗi ngày dán một lần cho các bệnh cần điều trị lâu dài (các bệnh mãn tính,  Hư,  Hàn). Đối với người lớn tuổi suy nhược,  bệnh Hư Hàn có thể TỐI DÁN, SÁNG GỠ (dán qua đêm) để có kết quả cao hơn và thuận lợi hơn.Với những bệnh mới phát có thế dán 3 lần một ngày, chia đều trong ngày.Dùng dầu nên dùng loại Dầu Cao (Dầu Cù là), chấm đầu ngón tay vào Dầu Cao rồi chấm lên huyệt, lập lại quy trình này 3 lần cho mỗi huyệt đề sức nóng đủ độ bền trên huyệt.Sau khỏang 2 giờ, có thể chùi sạch dầu và lúc này mới được tắm rửa.Nếu làm ướt nơi xức dầu sớm, có thể bị trúng nước, cảm lạnh.
Tác dụng:Có kết quả trong tất cả các chứng bệnh do lạnh gây ra như các chứng đau nhức dữ dội mà không có nguyên nhân cụ thể nào gây ra.Vì có tác dụng chống lạnh mạnh.Riêng DÁN CAO còn có tác dụng hút ẩm, làm khô ráo.
Lưu ý:Không dùng kỹ thuật dán cao, xức dầu cho những bệnh nhân nóng nhiệt (vì có thể sinh Táo bón, khô da, ngứa).
8/ HƠ NÓNG:
Dùng điếu ngải nhỏ (đặc biệt của DIỆN CHẨN), cỡ điếu thuốc lá hay bất cứ vật liệu nào tỏa nhiệt như điếu thuốc lá, nhang. Cầm điếu ngải nhỏ (đã được đốt cháy đỏ) bằng 3 ngón tay cái, trỏ và giữa, dùng ngón tay út đè nhẹ lên mặt da làm điểm tựa, mồi lửa cách mặt da khỏang gần 1cm, di chuyển rất chậm (rà) điếu ngải và để ý xem đến chỗ nào bệnh nhân có phản xạ mạnh (như:giật tay nếu là hơ ở tay, né mặt là hơ ở mặt) hoặc kêu nóng quá, thì biết đó là huyệt cần hơ để điều trị bệnh .
Lưu ý: Nếu bệnh nhân chỉ thấy ấm bình thường chỉ không nóng như phỏng hoặc nóng buốt sâu vào trong thịt thí đó không phải là huyệt cần hơ).
Cách HƠ điều trị: Sau khi đã tìm đúng huyệt(nóng như phỏng, nóng buốt hoặc nóng rát tại một điểm nhất định), ta lập tức nhấc điếu ngải xa cách mặt da độ 2cm (khỏi tầm hút nhiệt của huyệt) và bôi VASELINE hay DẦU CÙ LÀ vào ĐIỂM VỪA HÚT NÓNG.Rồi lại tiếp tục HƠ lại chỗ cũ 3 lần nữa.Như thế là đủ(HƠ nhiều hơn sẽ gây phỏng da).
Lưu ý:Đối với những người da mỏng và không quen với sức nóng nên lại càng phải HƠ ít hơn kẻo phỏng da.Trường hợp mới tập hơ, không nên hơ trên mặt mà nên hơ ở bàn tay hoặc trong thân thể.
Tác dụng:Thủ pháp này rất hiệu quả trong những bệnh do lạnh gây ra như:Cảm lạnh,  thấp khớp, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, đau nhức,  tê…Tốt hơn DÁN CAO hay XỨC DẦU. Nhưng cần cẩn thận, không nên dùng bừa bãi và lạm dụng.
Chỉ nên dùng cách này mỗi ngày 1 lần, dùng quá một lần, cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng và theo dõi sát.Vìe cách này dễ gây phỏng và nếu lạm dụng sẽ làm cho bệnh nhân nóng nhiệt, khô người, có thể sinh ra nổi nhọt, nhức đầu, mất ngủ, táo bón.Nếu lỡ gặp được trường hợp này nên uống thức uống mát để giải trừ:nước dừa, rau má, bột sắn…
9/ CHƯỜM LẠNH: Dùng cục nước đá cỡ ngón táy cái áp sát và rà trên da mặt.Nơi nào lạnh buốt (khác với lạnh mát thông thường)thì áp vào cho đến khi nơi đó tê dại hoặc người bệnh chịu không nổi hay triệu chứng bệnh giảm hắn thì ngưng, đổi huyệt bằng cách tìm nơi lạnh buốt khác.
Lưu ý:Nơi vùng trán không nên áp đá lâu quá, dễ gây nhức đầu.
Tác dụng: Làm co rút cơ, mạch máu, hạ nhiệt, chống viêm nhiễm sưng đau do nhiệt.Chữa trị tốt các bệnh do nhiệt gây ra như:Cảm nóng, trúng nắng, Kiết lỵ mới phát trong ngày đầu tiên(đột nhiên thấy đau bụng đi cầu, phân nhão, nóng hậu môn, nhức răng do nóng, say rượu.v.v..)lòi dom, trĩ.
   Trên đây là những kỹ thuật và nguyên tắc trong việc chẩn đoán và trị liệu theo phương pháp Diện Chẩn. Điều quan trọng là phải có niềm tin vào phương pháp và tấm lòng dành cho người bệnh, cũng như sự hiểu biết để biết dựa trên tư tưởng của Việt Y Đạo, vì cái giá trị của Diện Chẩn không phải chỉ là các kỹ thuật/y thuật.  
(CÒN TIẾP)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét