Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Tư, 18 tháng 3, 2015

Sơ cứu cơn đột quỵ não thế nào?

Đột quỵ não là một bệnh nguy hiểm xảy ra nhiều nhất lúc chuyển mùa. Đây là chứng bệnh nếu không cấp cứu kịp thời có thể nguy hiểm cho tính mạng.


Đột quỵ não (ĐQN) là triệu chứng đột ngột xảy ra (không phải do sang chấn), xảy quanh năm nhưng thường gặp nhiều nhất khi thay đổi thời tiết đột ngột, đặc biệt khi nóng quá hoặc lạnh quá. ĐQN là tình trạng não bị thiếu máu một cách đột ngột do do tổn thương ở não bởi mạch máu quá hẹp (không phải do chấn thương) hoặc do lượng máu ít quá hoặc do tắc nghẽn động mạch não.
Nguyên nhân và triệu chứng đột quỵ não
Phần lớn ĐQN là do nguyên nhân phối hợp trên một người bệnh tăng huyết áp (THA), đái tháo đường, tăng cholesterol máu (loại cholesterol toàn phần hay cholesterol xấu hoặc cả hai), vữa xơ động mạch não, dị dạng mạch máu não, hoặc gặp ở người bị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, hẹp van hai lá, rối loạn nhịp tim.
Một số yếu tố thuận lợi gây ĐQN như: nghiện thuốc lá, nghiện rượu hoặc gặp ở người có hội chứng đau nửa đầu (migraine), béo phì, ít vận động. ĐQN chiếm tỉ lệ cao hơn cả là ở những người trên 55 tuổi có tăng huyết áp kèm theo xơ vữa động, nhất là động mạch não. 
Bởi vì, khi xơ vữa động mạch thì thành của lòng động mạch bị dày lên, xù xì làm xơ cứng làm hẹp lòng động mạch gây cản trở lưu thông dòng máu, và tạo điều kiện cho sự hình thành cục máu đông. 
Cục máu đông sẽ bị chặn lại ở những nơi mạch máu nhỏ (động mạch nuôi tim, não bộ), lòng động mạch bị hẹp gây tắc mạch. Các mảng xơ vữa động mạch cũng có thể bị bong ra và cũng gây nên tắc mạch ở những nơi lòng động mạch hẹp (mạch máu não, mạch vành tim). 
Vì vậy, khi những động mạch đưa máu lên não bị tắc nghẽn, não sẽ bị thiếu chất dinh dưỡng và oxy, dẫn đến đột quỵ. Hậu quả là gây tổn thương mạch máu não, làm xuất huyết não (mạch máu não bị vỡ) hoặc nhồi máu não (mạch máu não bị tắc nghẽn).
Cảnh giác đột quỵ não
ĐQN là nguyên nhân gây tử vong được xếp vào loại thứ 3 sau bệnh tim mạch và ung thư. Theo thống kê thì mỗi năm trên toàn cầu có khoảng 5 triệu người bị đột quỵ. Riêng Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 người, trong đó tử vong có khoảng 100.000 người.
Vì vậy, khi thiếu máu lên não với bất kỳ lý do gì thì các tế bào não sẽ hoạt động rất kém hoặc ngưng hoạt động và có thể bị chết trong vài phút, nặng hơn nữa là không hồi phục. 
Nhiều trường hợp được cứu sống nhưng có thể bị tàn phế suốt đời (giảm trí nhớ, lú lẫn, liệt nửa người hay toàn thân, bại não, chiếm tỉ lệ trên 90%). Nên lưu ý là ĐQN não khi tái phát, thường nặng hơn lần trước.
Triệu chứng của ĐQN thường khởi đầu là nhức đầu, chóng mặt, mất định hướng, yếu một tay, một chân cùng phía, miệng méo, nhân trung lệch sang bên lành, nói khó, mất định hướng. Nhiều trường hợp xảy ra đột ngột vào ban đêm cho nên bản thân người bệnh và người nhà không thể biết được, khi phát hiện thì đã hôn mê, đại, tiểu tiện không tự chủ. 
Biểu hiện lâm sàng do tắc mạch não hay do xuất huyết não rất khó xác định mà cần dựa vào tiền sử bệnh, các xét nghiệm cần thiết như X-quang sọ não, chụp cắt lớp não (chụp CT), hoặc tốt hơn nữa là chụp cộng hưởng từ (MRI) não.
Nguyên tắc sơ cứu và phòng bệnh
Nếu chậm một phút trong cấp cứu ĐQN sẽ làm 2 triệu tế bào thần kinh chết đi, như thế tính mạng bệnh nhân sẽ như ngàn cân treo sợi tóc. 
Vì vậy, khi có triệu chứng khởi đầu của đột quỵ xảy ra thì người nhà nên nới lỏng quần áo và để người bệnh nằm ở trên mặt phẳng, gối đầu cao khoảng 300và ở tư thế nằm nghiêng để tránh nguy cơ bị sặc do các chất tiết ra từ miệng. Tuyệt đối không cho bệnh nhân ăn uống gì hoặc uống bất kỳ một loại thuốc nào khi nghi ngờ ĐQN. 
Nếu người bệnh còn tỉnh táo thì bảo thở thật sâu và đều. Nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời, tránh đưa bệnh nhân đi xa vì thời gian di chuyển kéo dài càng làm cho tình trạng bệnh sẽ nặng hơn và nguy cơ tử vong cao hơn.
Để người bệnh nằm ở trên mặt phẳng, gối đầu cao khoảng 300 và ở tư thế nằm nghiêngĐể người bệnh nằm ở trên mặt phẳng, gối đầu cao khoảng 300 và ở tư thế nằm nghiêng
Đề phòng đột quỵ thì cần loại trừ các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ và phòng ngừa tái phát đối với bệnh nhân bị đột quỵ. NCT cần được khám bệnh định kỳ, đặc biệt là những người có bệnh về tăng huyết áp hoặc có kèm đái tháo đường, tăng mỡ máu, xơ vữa động mạch để dùng thuốc đều đặn theo lời dặn của bác sĩ.
Cảnh giác với nóng, lạnh đột ngột. Mùa lạnh, cần mặc ấm, không ra khỏi nhà khi tiết trời còn lạnh, nhất là buổi sáng và chiều tối hoặc lúc mưa. 
Vào mùa lạnh, cần tắm rửa bằng nước ấm, ở buồng kín gió. Cần tắm nhanh và lau khô người, mặc quần áo ngay. Mùa hè cũng không nên tắm nước lạnh và không nên tắm biển vào lúc đã hết mặt trời. Cần có chế độ ăn, uống hợp lý và cần bỏ thuốc lá, không nên lạm dụng bia, rượu.
Theo Sức khỏe và Đời sống

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét