Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Hai, 30 tháng 3, 2015

Khi bị sứa biển đốt phải làm gì?


Khi bị sứa biển đốt phải sớm rửa vết thương bằng nước biển
Khi bị sứa đốt, người bơi cần nhanh chóng rời khỏi mặt nước để tránh trường hợp có thể bị sốc nặng dẫn đến chết đuối. Chỗ bị sứa đốt thường sưng đỏ, có cảm giác nóng xung quanh, trường hợp nhẹ không đáng ngại nhưng nếu nặng sẽ có những triệu chứng nhức đầu, co thắt cơ bắp.
Trong vài trường hợp có thể hốt hoảng, đau đớn, nặng hơn có thể bị sốc phản vệ, mạch nhanh, tụt huyết áp. 
Do đó cần sớm rửa vết thương bằng nước biển để làm sạch các tế bào phóng độc chưa bị kích hoạt (không rửa bằng nước ngọt hoặc nước nóng vì sẽ làm tổn thương nặng hơn), cần bất động nạn nhân ngay nếu có thể hoặc hạn chế vận động chi bị cắn; lấy tay quấn 1 miếng khăn mỏng chà xát nhẹ lên da chỗ tiếp xúc với sứa; chườm nước đá lên vùng bị thương nhằm làm giảm đau, bớt sưng và ngăn không cho nọc độc lan ra; dùng mật ong bôi lên da chỗ tổn thương và băng nhẹ.
Trường hợp không có mật ong có thể dùng rượu (bất kỳ loại rượu nào), dấm, dội lên vùng bị thương rồi băng lại. Có thể dùng dung dịch bicarbonate (nếu có); sử dụng một số thuốc bôi tại chỗ để hạn chế tổn thương phát triển lan tỏa và làm giảm ngứa, giảm sưng như Diprosalic, Gentrison. Nếu còn đau nhức có thể uống an thần, giảm đau như: Aspirin, Hapacol…
Sứa thường xuất hiện hầu hết các tháng trong năm, nhưng tập trung nhiều nhất vẫn là thời điểm cuối mùa Xuân đến hết mùa Thu, đây cũng là mùa du lịch biển. Những con sứa có màu trong suốt nên khó được phát hiện để có thể chủ động tránh, vì thế, việc xử lý thế nào với những vết sứa đốt được nhiều người đi nghỉ ở biển quan tâm giống như bạn.
Sơ cứu vết thương cho bệnh nhân tại Trung tâm Y tế Xuyên Mộc. Ảnh: MINH THIÊN
Xử lý trong giai đoạn sau: Dùng gạc mềm lấy hết giả mạc và thấm dịch, rửa tổn thương bằng nước muối sinh lý, Oxy già, Betadine, hoặc các dung dịch sát khuẩn nhẹ khác; tẩm gạc dung dịch sát khuẩn và băng tổn thương; thay băng hàng ngày; sử dụng kháng sinh toàn thân đường uống như: Amoxicillin, Erythromycin…
Trong trường hợp bị nặng và có biểu hiện trầm trọng như mệt, mạch nhanh, huyết áp tụt, khó thở,… phải nhanh chóng đưa đi cấp cứu tại bệnh viện.
Theo BS Nguyễn Thanh Phước - Bà Rịa-Vũng Tàu Online

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét