Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Ba, 31 tháng 3, 2015

Trầm cảm: Căn bệnh của xã hội hiện đại

Ẩn họa từ trầm cảm

Trầm cảm là một căn bệnh đang ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của xã hội. Cuộc sống càng phát triển, con người càng đối diện với nhiều căng thẳng, áp lực. Đây là nguyên nhân chính gây nên trầm cảm. Ngày càng có nhiều vụ việc xảy ra mà nguyên nhân chính là trầm cảm.
Những vụ bạo lực hay án mạng liên quan đến trầm cảm đang ngày càng gia tăng. Mới đây nhất là thảm kịch Germanwings gây rúng động toàn thế giới, khiến toàn bộ 150 người trên chuyến bay thiệt mạng. Dù chưa có kết luận điều tra chính thức nhưng một số chứng cứ cho rằng, nguyên nhân của vụ tai nạn chính là cơ phó của chuyến bay này đang bị trầm cảm và cố tình gây ra vụ việc.
Có thể nói rằng, trầm cảm là căn bệnh của cuộc sống hiện đại.
Trầm cảm: Căn bệnh của xã hội hiện đại - ảnh 1

Cơ phó trong thảm kịch Germanwings

Trầm cảm là gì?

Trầm cảm là tình trạng phổ biến trong số các bệnh lý về tâm thần. Theo thống kê, khoảng 20% người lớn từng trải qua tâm lý này. Trầm cảm ảnh hưởng đến cách cảm nhận, suy nghĩ và hành xử của con người. Bệnh được đặc trưng bởi các đặc điểm như hay cảm thấy lo âu, tuyệt vọng, tự ti và giảm hứng thú với mọi thứ. Trầm cảm có thể gặp ở bất cứ ai.
Trầm cảm: Căn bệnh của xã hội hiện đại - ảnh 2

Số lượng bệnh nhân trầm cảm đang ngày càng gia tăng

Nguyên nhân chính xác gây trầm cảm chưa được biết rõ. Tuy nhiên, di truyền, môi trường và mất cân bằng về hóa học có thể là những yếu tố nguy cơ liên quan đến trầm cảm. Phụ nữ có nguy cơ bị trầm cảm cao gấp 2 lần so với nam giới, do tác dụng của những thay đổi về nội tiết tố. Yếu tố tuổi tác cũng có thể ảnh hưởng đến tình trạng này. Trầm cảm có thể bắt đầu ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên, tuổi trung bình để xuất hiện là vào khoảng tuổi 20. Tính di truyền và những bệnh tật trước đó có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện bệnh.

Những ảnh hưởng về thể chất

Trầm cảm khiến người bệnh gặp khó khăn trong các hoạt động hàng ngày, chán nản, lười hoạt động, luôn cảm thấy mệt mỏi, sụt cân hay tăng cân do thay đổi cảm giác ngon miệng (mà không phải do bệnh nhân theo một chế độ ăn kiêng đặc biệt nào).
Một số người nghĩ trầm cảm là một căn bệnh tâm lý không quá nghiêm trọng. Nhưng thực tế, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, trầm cảm có thể ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe về tinh thần và thể chất. Những căng thẳng kéo dài sẽ gây hại tới các bộ phận trong cơ thể, đặc biệt là hệ thống tim mạch. Thậm chí, nó có thể làm giảm tuổi thọ.
Trầm cảm: Căn bệnh của xã hội hiện đại - ảnh 3

Trầm cảm gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam giới

Những ảnh hưởng về tinh thần

Người bệnh luôn cảm thấy buồn và lo lắng vì cho rằng bản thân vô giá trị hoặc thấy mặc cảm tội lỗi. Họ không còn thích thú với những hoạt động ưa thích trước đây (như phim ảnh, thể thao, nghe nhạc…); cảm giác không còn sức lực, bồn chồn và dễ tức giận; gặp khó khăn khi muốn suy nghĩ, tập trung chú ý hay khi cần phải ra một quyết định nào đó.
Hơn nữa, người trầm cảm còn có thể thường xuyên thấy tuyệt vọng, vô dụng và tự đổ lỗi cho mình về mọi thứ. Họ dễ bị suy sụp tinh thần, không tham gia vào những hoạt động thường ngày, xa lánh gia đình và bạn bè, không muốn đi làm hay giao tiếp với người lạ. Có người còn mất kiểm soát với những hành động của bản thân, thậm chí nghĩ đến tự sát.
Trầm cảm: Căn bệnh của xã hội hiện đại - ảnh 4

Trầm cảm gây ảnh hưởng tiêu cực cả về thể chất và tinh thần

Hiện nay, bệnh trầm cảm đang ngày càng trở nên phổ biến ở các nước đang phát triển. Trên thực tế, bệnh trầm cảm không chỉ ảnh hưởng đến người mắc mà còn hệ lụy tới gia đình và xã hội. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh có thể không tự chăm sóc cho bản thân mình, trở thành gắng nặng đối với gia đình. Nhiều trường hợp còn là mối nguy hiểm cho cộng đồng và xã 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét