Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Ba, 17 tháng 3, 2015

"PHÉP DƯỠNG SINH" - ĐƠN GIẢN VÀ HIỆU QUẢ - PHẦN 3: VỀ TÂM

 Tâm là chủ soái của toàn thân, đầu đường sinh tử. Tâm sống thì mọi thứ muốn sống, mà thần không nhập khí (thần không biến vào hơi thở). Tâm tĩnh thì mọi thứ muốn tĩnh, mà thần với khí hòa hợp nhau (bao bọc nhau). “Nội Kinh” nói rằng: Tháng hạ, thân người ta phát dương khí ra ngoài, dấu âm khí ở trong, là lúc thoát tinh thần, tránh lưu thông (giao hợp nam nữ) làm tiết tinh khí. Ba tháng mùa hạ nói chung, khí thiên địa giao nhau, vạn vật hóa thực (lớn mạnh), “đêm nằm dậy sớm, không ngán ban ngày”, làm cho khí không giận dữ, khả năng biến thành tài năng. Đó là ứng với khí mùa hạ, phải dưỡng thành cái đạo như thế. Làm ngược lại thì tổn thương tâm, đến mùa thu dễ sinh khái ngược (một loại sốt dai dẳng), cho nên, người ta thường ngồi yên tĩnh, điều nhịp thở ở tim, ăn nóng, tránh lạnh, thường “buông mi che mắt, đem ánh sáng chiếu vào trong, giáng tâm hỏa xuống đan điền”. (nghĩ như nhìn thấy đan điền), làm cho thần và khí hòa hợp nhau. Thái Huyền Dưỡng Sơ viết: Tâm tạng ở sâu, đúng là cái gốc của sự nhanh nhạy, thần không ngoài chỗ đó, tâm bị lôi kéo ở việc thì hỏa động ở trong.
Tâm hỏa ở mùa hạ bảo làm chính vượng, mạch vốn hồng, đại. Nếu như mạch hoãn là thương thử, đến đêm không nên ăn nhiều, ngủ không nên quạt, vì dễ bị gió độc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét