Tỳ ở giữa ngũ tạng; gửi vượng trong bốn mùa (tứ quý: đoạn cuối của bốn mùa), chứa ngũ vị mà nuôi lớn, năm thần nhân đó mà lộ rõ ra ngoài, tứ chi, bách hài (trâm đốt xương và tay chân) dựa vào đó mà vận động.
Người ta chỉ do ăn uống không điều độ, làm mệt mỏi quá sức thì tỳ khí bị thương (bị hại); tỳ vị cùng bị thương thì ăn uống không tiêu hóa, miệng không biết mùi vị, tứ chi mệt mỏi, bụng trên đầy trướng, làm mửa, làm ỉa, làm tích ở ruột, những điều đó sách Nội Kinh đều chép đủ, nên tìm đọc để biết.
Đã không đói mà ăn mạnh thì tỳ mệt, không khát mà uống mạnh thì dạ trướng. Ăn quá no thì khí mạch không thông, làm cho tâm bí tắc; ăn quá ít thì thân gầy, tâm bâng khuâng, ý nghĩ không vững chắc. Ăn vật tanh trọc thì tâm thức hôn mê, muống ngồi tưởng nhớ (niệm) cũng không yên; ăn vật không phù hợp thì tứ đại ly phản (khí, huyết, tân, dịch rời nhau) mà động đến bệnh cũ, đều không phải là vệ sinh.
Nêu một câu để làm ví dụ. “Ăn tất phải có giờ, uống tất phải có mức”, “không no không đói là được”. Người ta ăn uống như vậy, không chỉ tỳ vị thuần sạch mà ngũ tạng, lục phủ cũng điều hòa.
Ăn uống điều độ, không chỉ tỳ vị thuần sạch mà ngũ tạng, lục phủ cũng điều hòa. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét