Người thầy thuốc trước hết phải biết gương mẫu thực hiện phép dưỡng sinh, lấy kết quả luyện tập dưỡng sinh ở chính bản thân mình làm hình ảnh chứng minh, đồng thời phải giúp người bệnh nhận ra những nguyên nhân đưa đến bệnh tật cho họ, phải hướng dẫn cách phòng ngừa, để sau khi khỏi bệnh, người bệnh có thể tự mình giữ gìn, không để bệnh tái phát.
Dương Kế Châu, danh y đời Minh ở Trung Quốc, tác giả bộ sách "Châm cứu đại thành" là một trong những thầy thuốc rất coi trọng dưỡng sinh cả về mặt thể chất và tinh thần, chúng tôi xin lược trích những nét chính yếu ông đã viết để cùng tham khảo như sau:
I. VỀ PHẾ
Phải luôn giữ nhịp thở đều |
Mùa thu nên kiêng ăn các loại quả họ dưa (dưa, bí, mướp).
Mùa thu thấy ấm chân, mát đầu, đó là lúc khí được thanh túc (sạch sẽ nghiêm chỉnh), và cơ thể được thu liễm (được gom vào). Từ ngày hạ chí trở đi, âm khí vượng dần, chiếu mỏng, áo mỏng nên bồi thêm nền thọ.
“Mật pháp” dặn rằng: “Đi, ở, nằm, ngồi thường ngậm miệng, thở ra hít vào cho điều hòa nhịp; ít nói, cam tân ngọc dịch (nước miếng) xuống họng đều đều, không lúc nào phổi không nhuận (ẩm ướt), làm cho tà hỏa giáng xuống mà phế kim được mát”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét