Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Ba, 17 tháng 3, 2015

Y HỌC CỔ TRUYỀN VÀ CĂN BỆNH THOÁI HÓA CỘT SỐNG

Cột sống là khung đỡ của toàn bộ cơ thể. Theo năm tháng, do ảnh hưởng từ môi trường, chế độ ăn uống, tư thế vận động, sinh hoạt, luyện tập và chịu sức nặng cơ thể mà bị yếu đi, lão hoá và sức nâng đỡ kém.

Bệnh thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, gai cột sống, đau thần kinh tọa là những tên gọi khác nhau của bệnh thoái hóa cột sống. Rất nhiều bệnh nhân thấy hoảng sợ vì không biết tại sao bản thân lại mắc nhiều bệnh đến thế, không phân biệt nổi sự khác nhau giữa các tên gọi của căn bệnh này. Trước khi đề cập đến thành công từ bài thuốc nam chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược tươi trị bệnh thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, gai cột sống, đau thần kinh tọa. Chúng ta đi tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách phân biệt từng tên gọi của bệnh lý.

Những yếu tố nào đã đẩy nhanh quá trình thoái hoá cột sống của con người?

- Điều kiện sống khó khăn, ăn uống không đầy đủ.

- Làm việc, lao động nặng quá sớm và quá sức. Ví dụ như mang vác, gồng gánh nặng từ lúc 12, 13 tuổi, khi mà khung xương còn đang trong giai đoạn phát triển, chưa định hình, hoàn thiện.

- Tập luyện thể dục, thể thao không hợp lý.

- Thường xuyên mang, vác, đẩy, kéo các vật nặng không đúng tư thế.

- Ngồi quá nhiều hoặc luôn luôn làm việc ở một tư thế ít thay đổi.

- Trọng lượng quá mức cho phép khiến cột sống luôn phải gắng đỡ cơ thể.

- Thông thường, bệnh xuất hiện ở người có tuổi từ 35, 40 trở lên. Tỷ lệ bị thoái hoá cột sống ở nam và nữ là gần như nhau mặc dù nguyên nhân là tương đối khác nhau ở hai giới. Nếu như ở nam giới phần lớn là do lao động nặng, chơi thể thao quá độ, thì nữ giới là do thiếu hụt canxi, hậu quả của việc mang thai và sinh nở mà không được bù đắp kịp thời và đầy đủ.

Biểu hiện của thoái hoá cột sống

- Biểu hiện rõ rệt nhất là những cơn đau lưng xuất hiện thường xuyên, cảm giác khó chịu, bức bối trong cơ thể, dáng đi không bình thường, vẹo vọ hoặc lưng còng xuống... Nếu gặp phải những hiện tượng như vậy, có thể bạn đã bị thoái hoá cột sống.

- Nếu như đau lưng do bị thận hoặc một số bệnh khác thường diễn ra theo cơn, dữ dội, thì đau lưng do thoái hoá cột sống lại thường âm ỉ, rả rích ngày này qua tháng khác. Đau chủ yếu ở vùng thắt lưng và cổ, gáy. Cảm giác khó chịu kèm theo khiến bạn mất ăn, mất ngủ, gầy rộc đi, sức làm việc giảm sút và ảnh hưởng đến sinh hoạt chung của cả mọi người xung quanh.
  

- Đôi khi có những cơn đau cấp tính khiến bạn cảm thấy nhói buốt, đau cả sang những vùng khác như vai, thần kinh toạ, đau hông và đùi đến mức không thể đi lại lâu được.

Khống chế những cơn đau lưng và khó chịu do thoái hoá cột sống bằng cách nào?
 
- Có nhiều phương pháp được sử dụng hiện nay tại các bệnh viện là: Dùng thuốc, thuỷ châm, châm cứu, kéo giãn cột sống, vật lý trị liệu v.v... Tất cả các phương pháp này đều phải được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và chỉ định thực hiện.

- Khi ở nhà, nếu bị đau lưng, bạn nên lập tức nằm nghỉ, thư giãn. Nhưng cũng không được nằm quá lâu khiến máu khó lưu thông, tăng cảm giác mệt mỏi. Chỉ cần cảm thấy đỡ đau là bạn đã phải đi lại đôi chút. Nói chung, người bị thoái hoá cột sống không nên ngồi một chỗ mà nên vận động nhẹ nhàng, tập thể dục vừa phải.

- Chườm nóng và xoa bóp được coi là biện pháp hữu hiệu tức thời. Tuy nhiên, có một sai lầm lớn là khi bị đau lưng, ta thường bóp dầu nóng, mật gấu và rượu. Làm như vậy sẽ khiến vùng bị đau có phản ứng co cơ, khiến cơn đau càng trầm trọng hơn.

- Khi đã cảm thấy khá hơn, bạn hãy bơi lội một chút. Theo các bác sĩ thì bơi lội chính là môn thể thao thích hợp nhất để chữa đau lưng, đặc biệt với các cơn đau cấp thì việc bơi trong bể nước ấm sẽ rất có hiệu quả.

- Khi đã từng bị đau lưng do thoái hoá cột sống một lần thì nên giữ gìn, không để tái phát. Vì nếu những cơn đau lặp đi lặp lại sẽ càng ngày càng nặng hơn. Đến một lúc nào đó, bạn chỉ cần đi, đứng, sinh hoạt trong tư thế hơi khác thường là đã bị đau lưng buốt nhói dữ dội.

- Cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và phải kiêng rượu, bia.

Phòng bệnh từ khi còn nhỏ và ngay trong cách thức sinh hoạt hàng ngày

- Các bậc làm cha, làm mẹ cần quan tâm đến con trẻ trong việc ăn uống sao cho đủ chất, học tập và thể thao đúng mức. Ngày nay, những yếu tố dễ dẫn đến thoái hoá cột sống sau này nếu không để ý từ khi còn bé là: trẻ có thể ngồi hàng giờ chơi games trước màn hình vi tính, xem tivi quá nhiều, ăn uống vô độ dẫn đến béo phì v.v...

- Với những người lao động trí óc, cứ ngồi làm việc khoảng 1 - 2 tiếng phải đứng dậy đi lại, tập một vài động tác có lợi cho lưng.

- Với người lao động chân tay, chú ý không mang vác quá sức. Với những vật quá nặng, không bao giờ được đứng cúi lưng để nhấc vật lên mà phải ngồi xổm xuống, nâng vật lên từ từ.

- Tập thể dục thường xuyên, đều đặn. Tập Thái cực quyền, bơi lội là rất tốt để phòng ngừa đau lưng do thoái hoá cột sống.

- Với phụ nữ có thai, việc luyện tập đúng phương pháp lại càng cần thiết để giúp cho cột sống thêm dẻo dai, tránh đau do phải đỡ thêm một phần trọng lượng lớn nữa ngoài cơ thể của chính người mẹ.

Như vậy muốn điều trị, trước hết phải biết để loại trừ nguyên nhân. Sau đó bệnh nhân có thể dùng thuốc kết hợp với luyện tập.

Tư thế hoạt động sai là một trong những nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ và lưng, vôi hóa cột sống. Ở mức độ nặng, bệnh có thể gây ra các biến chứng phức tạp như cảm giác khó nuốt,buồn nôn,chóng mặt… Ngoài thuốc, châm cứu, bấm huyệt kết hợp với xoa bóp cũng là cách điều trị hiệu quả.

Một số bài thuốc cơ bản

- Hàng ngày rang lá ngải cứu, rải giường nằm. Để Ngải ngang vùng đốt cổ hoặc đốt thắt lưng. 
- Ngoài lá Ngải cứu, có thể thay thế bằng lá lốt, lá cúc tần, v.v.... 

Thuốc uống trong có thể dùng một số bài như sau:

- Tục đoạn 12g, dây đau xương 12g, huyết giác 12g, thiên niên kiện 12g, cẩu tích 20g. Ngày sắc uống 1 tháng.

- Cây lá lốt và ngải cứu lấy cả rễ, thân, lá, Cây trinh nữ dùng liềm cắt lấy phần thân, Cây cỏ xước nhổ cả rễ. Hai loại cây này phơi tái, rũ bỏ sạch lá. Tất cả đem băm và sao vàng. Mỗi ấm thuốc bốc mỗi vị độ 150 gam (một lạng rưỡi) và cho thêm vài lát gừng tươi cho ấm và dẫn thuốc. Cho thêm một nhúm cam thảo nam cho dễ uống. Ngoài những vị trên cho thêm mỗi ấm độ 100 gam rễ, thân, lá đinh lăng khô cho thuốc có mùi thơm như thuốc bắc. Sau đó đun sôi một lúc là được. Cứ đun đi đun lại cho tới khi thấy nước nhạt thì bỏ. Uống nước thuốc này thay cho nước uống hằng ngày.
 Một số phương pháp tập cơ bản:
Giữ khoảng cách hợp lý từ tay đến bàn làm việc hay máy tínhCác chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng máy tính có màn hình lớn, tối thiểu là từ 17 inch trở lên. Điều này không chỉ đem lại những hữu ích cho đôi mắt của bạn mà còn giúp các cơ cổ không bị căng, mỏi.

Khi ngủ hãy thường xuyên chuyển mình, tránh nằm chỉ một hoặc 2 tư thế sẽ rất dễ bị vẹo cổ. Không nằm sấp, bởi tư thế này sẽ khiến cho cổ bị gập xuống rất dễ gây nên chứng thoái hóa đốt sống cổ. Ngồi cách màn hình vi tính 50 - 66cm và đặt màn hình dưới tầm mắt khoảng 10 - 20 độ. Không để tầm màn hình quá cao hoặc quá thấp hơn so với tầm mắt. Sắp xếp hợp lý nguồn ánh sáng, chọn những đồ nội thất không bị phản chiếu ánh sáng, giảm ánh sáng và sự chiếu sáng của màn hình máy tính.

Chú ý đặt màn hình máy sao cho cùng bên với cửa sổ, sử dụng mành để che bớt ánh sáng, điều này cũng rất có lợi cho mắt. Bạn hãy để màn hình thẳng ngay trước mặt chứ đừng để lệch về một bên. Khi ngồi gần bạn nên chỉnh ghế sao cho 2 cẳng tay của bạn song song với nền nhà. Bạn cũng nên nhớ luôn giữ thẳng lưng và 2 vai giữ ngang bằng. Nếu bạn sử dụng đồ kẹp hồ sơ dùng khi đánh máy thì kẹp này nên để càng sát màn hình càng tốt.

Mát xa cổ cũng là một trong những cách giảm đau mỏi cho cổ rất hữu hiệu. Mát – xa giúp giảm đau: Đầu tiên bạn hãy mát-xa từ phần sau cổ, xoa bằng hai tay hoặc một tay. Lòng bàn tay áp sát vào cổ, di chuyển từ phần tóc ở gáy xuống lưng và phần khớp vai. Sau đó, dùng cạnh của lòng bàn tay và ngón cái bóp mạnh. Dùng mu lòng bàn tay day nhẹ từ gáy đến cổ. Thực hiện khoảng 1 - 2 phút. Dùng tay phải tìm đốt sống cổ thứ 7 (to hơn các đốt sống khác) và day xung quanh đốt sống đó.


Tiếp theo, đan hai tay vào nhau để sau gáy. Ngẩng cằm lên, hít vào từ từ và đếm đến 10. Mắt mở, nhìn trên trần nhà. Khi làm động tác này, tay đóng vai trò là lực cản đầu đang ngẩng lên. Các cơ ở cổ căng hết mức. Thở ra trong 10 giây, cằm từ từ cúi xuống ngực. Dưới sức nặng của tay (lúc này vẫn đan chặt vào nhau để sau cổ), các cơ ở cổ giãn ra. Lặp lại động tác này 3 lần. Bạn cũng có thể dùng túi chườm nóng để chườm cũng sẽ giúp bạn loại trừ cảm giác đau đớn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét