Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn nội tiết và chu kì kinh nguyệt nên còn nhiều vấn đề liên quan đến hội chứng buồng trứng đa nang mà bạn chưa từng được nghe nói đến.
(PCOS) là bệnh trở nên ngày càng phổ biến. Do sự mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ, PCOS thường kết quả của tình trạng chu kỳ kinh nguyệt không đều. Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn nội tiết và chu kì kinh nguyệt, vì vậy, có thể còn nhiều vấn đề liên quan đến PCOS mà bạn chưa từng được nghe nói đến.
Dưới đây là 8 điều có thể bạn chưa biết về PCOS.
1. Kiểm tra một lần là không đủ
PCOS là bệnh phổ biến ở nhiều phụ nữ trên toàn thế giới. Tuy nhiên, nguyên nhân gây ra bệnh này vẫn chưa được xác định một cách rõ ràng, chính xác. Theo nhiều nhà khoa học cho thấy, bệnh có thể do yếu tố gen di truyền nhưng không có nghĩa là vì vậy mà nó được chẩn đoán rõ ràng. Do đó, một lần kiểm tra sẽ không đủ để phát hiện và chẩn đoán chính xác bệnh.
Nếu bạn nhận thấy các triệu chứng của PCOS như kinh nguyệt không đều, xuất hiện nhiều lông ở mặt... thì nên đi kiểm tra đều đặn.
2. PCOS có thể dẫn đến bệnh tiểu đường
Một trong những triệu chứng của PCOS là kháng insulin. Điều này làm thay đổi cách xử lý đường của cơ thể. Hệ quả kéo theo sau tình trạng này là tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường. Vì vậy, bạn nên tránh ăn các loại thực phẩm chế biến có lượng đường cao nếu được chẩn đoán bị hội chứng buồng trứng đa nang - PCOS.
3. PCOS có thể gây trầm cảm
Nhiều phụ nữ không nhận thức được rằng trầm cảm cũng là một triệu chứng của PCOS. Nếu bạn thường xuyên gặp khó khăn trong giấc ngủ, ăn uống và thư giãn, hoặc bạn cảm thấy buồn, chán nản... hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên tư vấn sức khỏe ngay lập tức. Đây hoàn toàn có thể là những dấu hiệu sớm của bệnh trầm cảm do PCOS gây ra.
4. Nếu không điều trị y tế, hội chứng buồng trứng đa nang có thể trầm trọng hơn
Nếu bạn thấy mình có các triệu chứng của rối loạn và nghi mình có nhiều khả năng bị PCOS, bạn cần đi khám và để được điều trị ngay. Mặc dù đây là bệnh phổ biến và không đe dọa nhiều đến tính mạng nhưng nó hoàn toàn có thể cản trở bạn trong chuyện con cái. Hơn nữa, bệnh này có thể tái phát liên tục nếu không được điều trị triệt để và cẩn thận.
5. Bạn vẫn có thể thụ thai khi bị hội chứng buồng trứng đa nang
Nhiều phụ nữ lo lắng về việc họ không thể thụ thai sau khi bị chẩn đoán PCOS. Thực tế, khoa học y tế đã chỉ ra rằng phụ nữ bị PCOS có thể gặp khó khăn trong việc thụ thai, nhưng không có nghĩa là không thể. Trong thực tế, bạn thậm chí có thể có con theo cách tự nhiên, chỉ là tỉ lệ thành công không cao. Chính vì vậy, bạn nên điều trị khỏi bệnh là tốt nhất.
6. Chế độ ăn uống và tập thể dục là rất quan trọng với người bị PCOS
Ngoài thường xuyên dùng thuốc, chế độ ăn uống và tập thể dục đóng một vai trò quan trọng để việc điều trị PCOS có hiệu quả. Thực phẩm và các loại thảo mộc như tỏi, gừng và húng quế giàu protein có thể giúp bạn duy trì mức insulin của bạn. Mỗi ngày bạn nên tạo cho mình thói quen đi bộ 30 phút và duy trì thói quen đó để có một lối sống lành mạnh.
7. PCOS có thể ảnh hưởng đến lượng sữa mẹ của bạn
Các nhà khoa học chỉ ra rằng do mất cân bằng nội tiết tố có liên quan đến PCOS nên sự phát triển của sữa trong vú bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ bị PCOS vẫn có thể cho con bú mà không gặp bất kỳ rắc rối nào.
Vì vậy, khi bạn thụ thai, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được kiểm tra ngực và có cách thức khắc phục tình trạng không có sữa hoặc ít sữa sau khi sinh.
Vì vậy, khi bạn thụ thai, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được kiểm tra ngực và có cách thức khắc phục tình trạng không có sữa hoặc ít sữa sau khi sinh.
8. Giảm cân có thể có tác động tích cực đến hội chứng buồng trứng đa nang
PCOS ngăn chặn cơ thể của bạn trong việc chế biến đường một cách nhanh chóng. Kết quả là bạn sẽ dễ tăng cân kết hợp với cholesterol và các vấn đề về huyết áp. Do đó, các bác sĩ khuyến cáo chị em cần kiểm soát cân nặng và giảm cân để đối phó với PCOS. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng mất đi ngay cả 5% trọng lượng khi bạn thừa cân cũng có thể giúp cải thiện các triệu chứng PCOS.
Theo Tr.Thu - Trí thức trẻ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét