Viêm mũi dị ứng và hen phế quản có rất nhiều điểm giống nhau về triệu chứng lâm sáng: ho, ngứa, nghẹt mũi khó thở khi tiếp xúc với các dị nguyên gây hen phế quản.
Do đó, bạn cần phải xác định được rõ bệnh khi có các biểu hiện như trên.
Viêm mũi là gì ?
Viêm mũi là tình trạng tổn thương ở mũi và hầu họng. Các lớp lót niêm mạc trong mũi và hầu họng bị viêm làm cho nó trở nên nhạy cảm và có thể bị kích ứng bởi nhiều yếu tố khác nhau như : không khì lạnh, mùi khó chịu, thực phẩm kích thích và khói thuốc lá…Biểu hiện của việc viêm mũi đó là ngứa, đau họng, nghẹt mũi, hắt xì và chay nước mũi.
Viêm mũi dị ứng
Khi gặp các tác nhân gây dị ứng thì hệ miễn dịch của người bệnh sẽ có những biểu hiện để phản ứng lại. Có rất nhiều yếu tố gây dị ứng như mạt giường hay còn gọi là dị ứng nguyên trong nhà, thú nuôi, nấm mốc, khói…Tùy vào từng người bệnh là có các tác nhân gây dị ứng khác nhau.
Ảnh hưởng của viêm mũi dị ứng đối với bệnh hen phế quản
Ảnh hưởng của viêm mũi dị ứng đối với bệnh hen phế quản
Viêm mũi dị ứng và hen suyễn là những bệnh thuộc hệ hô hấp. Vì vậy, chúng có quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Theo thống kế cho thấy có khoảng 80% bệnh nhân bị hen phế quản thường đi kèm với viêm mũi dị ứng và khoảng 30% bệnh nhân viêm mũi dị ứng có dấu hiệu bị viêm phế quản.
Ngoài ra, viêm mũi dị ứng ở trẻ em chiếm 27% nguyên nhân khởi phát cơn ở trẻ. Viêm mũi dị ứng có nhiều biểu hiện bệnh giống với hen suyễn, do đó với bệnh nhân hen suyễn vừa bị viêm mũi dị ứng thì việc kiểm soát bệnh trở nên khó khăn hơn.
Viêm mũi dị ứng có tác động tiêu cực tới bệnh hen suyễn. Để kiểm soát tốt hen suyễn thì điều trị viêm mũi dị ứng là một điều cực kỳ quan trọng. Các triệu chứng của hen suyễn khá giống với viêm mũi dị ứng, do đó khi bị hen suyễn bệnh nhân nên kiểm tra viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng thường gây ra nghẹt mũi, chay nước mũi, hắt xì gây ra cảm giác rất khó chịu cho người bênh.Các triệu chứng của viêm mũi dị ứng: Thường viêm mũi dị ứng bệnh nhân thường có các biểu hiện như: chảy nước mũi, hắt hơi, đau họng thường xuyên, khan giọng, ho và hay bị rối loạn giấc ngủ. Đặc biệt đối với trẻ em dễ bị nhiễm trùng tai giữa.
Phân biệt viêm mũi dị ứng và hen phế quản
Các bạn có thể cơ bản phân biệt hen phế quản và viêm mũi dị ứng qua bảng so sánh biểu hiện của 2 bệnh này dưới đây.
Viêm mũi dị ứng
+ Chảy nước mũi, thường là trong và loãng,nghẹt mũi, ngứa mũi, có thể kèm viêm kết mạc mắt.
+ Hắt hơi từng tràng dài
+ Ho, sốt nhẹ, mệt mỏi, bứt rứt, căng thẳng…
Hen phế quản
+ Khó thở, khò khè khi tiếp xúc với các dị nguyên, thời tiết thay đổi, sau khi vận động mạnh
+ Ho, khạc đờm, khi thở có những tiếng ran rít
+ Ngứa mũi, ngạt mũi, chán ăn, đau bụng, nặng ngực
Làm gì khi bị hen phế quản ?
Khi nghi ngờ bị viêm phế quản, bạn cần đến ngay các cơ sở chuyên khoa để khám và điều trị kịp thời. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số phương pháp điều trị hen phế quản cũng như một số các bài viết chuyên sâu về bệnh trong chuyên mục "Bệnh hen phế quản"
Làm gì khi bị viêm mũi dị ứng ?
Tránh các tác nhân gây viêm mũi dị ứng
Đối với những người bị viêm mũi dị ứng thì việc tránh xa các tác nhân gây dị ứng là một điều rất cần thiết. Không hút thuốc lá và tránh xa người hút thuốc là ra. Khói thuốc rất có hại cho sức khỏe đặc biệt đối với các bệnh nhân mắc bệnh về đường hô hấp như viêm mũi và hen suyễn. Tránh các tác nhân dị ứng như phấn hoa, bụi bẩn, nấm mốc, lông thú nuôi.
Khi thời tiết thay đồi, đặc biệt về mùa đông và sáng sớm cần giữ ấm cho cổ, mũi đi ra ngoài nên mang đeo khẩu trang và choàng khăn. Bệnh nhân nên cố gắng giữ cho môi trường sống của mình thoáng đáng, sạch sẽ, nên lắp máy lọc không khí trong nhà để hạn chế bớt các tác nhân gây dị ứng.
Dị ứng nguyên trong nhà ( mạt giường)
Dị ứng nguyên trong nhà là những vi sinh vật bé nhỏ không thể quan sát bằng mắt thường. Chúng ăn những tế bào chết và phân của chúng là những dị ứng nguyên kích hoạt hen suyễn và dị ứng mũi, xoang. Với khí hậu nóng ẩm như ở nước ta thì dị ứng nguyên rất phổ biến. Chúng ta có thể hạn chế dị ứng nguyên bằng cách:
+ Giữ vệ sinh sạch sẽ đặc biệt các đồ dùng liên quan tới phòng ngủ như chăn màn, gối đêm ( nên giặt chúng trong nước nóng ở trên 550C)
+ Thường xuyên thay, loại bỏ các đồ cũ như thảm chân, chăn gối, nên dùng loại chống bụi
Dị ứng nguyên từ thú nuôi.
Những con thú cưng của bạn cũng là một trong những nguyên nhân gây ra viêm mũi dị ứng. Bạn nên có một khu riêng biệt để nuôi thú cưng như chó mèo, trong trường hợp không thể nuôi riêng thì bạn không nên cho chúng vào phòng ngủ. Việc kiểm soát viêm mũi dị ứng sẽ không khá hơn nếu như bạn vẫn sống chung với những chú thú cưng.
Nếu bạn chịu loại bỏ những con thú cưng trong nhà, thì sau khi loại bỏ nên vệ sinh lại toàn bộ nhà một lần thật sạch sẽ, thay thảm, giặt giũ chăn màn để đảm bảo rằng các dị ứng nguyên từ các con vật nuôi không còn dính lại trong ngôi nhà bạn.
Điều trị viêm mũi dị ứng
Hiện nay có rất nhiều thuốc dùng để điều trị viêm mũi dị ứng như: các thuốc xịt glucocorticoid, thuốc kháng histamin dạng uống, thuốc kháng histamin dạng xịt, thuốc giảm sung huyết mũi dạng uống…
Tuy nhiên để hiệu quả cao và an toàn nhất thì nên dùng các thuốc xịt glucocorticoid. Các thuốc xịt glucocorticoid giúp làm giảm viêm niêm mạc mũi. Các bệnh nhân nên dùng liên tục giống như điều trị hen suyễn.
Cho đến hiện này thì việc sử dụng Các thuốc xịt glucocorticoid vẫn rất an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên nếu dị ứng theo mùa thì không nhất thiết phải sử dụng liên tục, chỉ cần sử dụng khi mùa dị ứng bắt đầu, thuốc thường đạt hiệu quả sau 2 tuần sử dụng. Những thuốc xịt glucocorticoid thường chứa một trong những hoạt chất sau: beclomethasone, budesonide, mometasone, fluticasone, …
Ngoài ra, bạn có thể hạn chế viêm mũi dị ứng đó là nên nhỏ nước muối sinh lý hằng ngày. Khi nhỏ mũi không nên để chai nước mũi chạm vào mũi và chỉ sử dụng nước mũi sinh lý trong vòng 24h sau khi mở nắp.
Theo Bacsi.com/ Khoeplus
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét