Thời tiết nồm ẩm kèm mưa kéo dài suốt 2 tuần qua là điều kiện thuận lợi cho vi rút gây bệnh tiêu chảy phát tán mạnh.
Bệnh không chỉ nguy hiểm, dễ lây lan mà còn có nguy cơ gây suy dinh dưỡng và tử vong ở trẻ nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách.
Những tác nhân gây tiêu chảy mùa nồm
Theo các chuyên gia đầu ngành, tiêu chảy thường xảy ra theo mùa và theo địa dư. Ở vùng nhiệt đới, tiêu chảy do vi khuẩn gây nên, xảy ra cao điểm vào mùa mưa và nóng. Đường lây truyền "siêu tốc" nhất là đường phân - miệng. Nếu trẻ khỏe mạnh ăn phải thức ăn, nước uống bị nhiễm virus, vi khuẩn từ trẻ bị tiêu chảy thì cũng sẽ bị mắc tiêu chảy.
Ngoài ra, cách chăm sóc thiếu khoa học của người lớn cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng tiêu chảy cấp ở trẻ em. Đơn cử như việc người lớn cho trẻ bú chai/ bình sữa. Đây là những vật dụng rất khó đánh, rửa.
Mặt khác, thời tiết mưa ẩm kéo dài rất dễ hình thành nấm mốc, vi khuẩn gây bệnh từ chính những vật dụng này. Do đó, nếu uống phải nguồn nước bị nhiễm bẩn hoặc các dụng cụ chứa nước bị nhiễm bẩn cũng có thể là tác nhân gây bệnh tiêu chảy cho trẻ.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo: Cách tốt nhất để trẻ không bị mắc các bệnh trong mùa nồm là cần có những giải pháp căn bản để phòng bệnh đúng cách, bảo vệ trẻ khỏi những tác nhân gây bệnh trong kiểu thời tiết khó chịu này.
Bình đựng sữa trong mùa nồm, dễ là "hang ổ" của vi khuẩn gây tiêu chảy
Điều trị tiêu chảy
Để giải quyết vấn đề tiêu chảy ở trẻ em, ngoài bổ sung nước, bù điện giải cho trẻ, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) còn khuyến cáo cần sử dụng Kẽm và các acid amin thiết yếu để điều trị tiêu chảy cho trẻ, nhất là trẻ dưới 5 tuổi.
Các chuyên gia phân tích: Khi trẻ bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa sẽ làm trẻ mệt mỏi và trở nên biếng ăn. Vì thế, việc cung cấp thêm Kẽm sẽ giúp làm giảm số lần và số ngày tiêu chảy ở trẻ; giúp chuyển hóa năng lượng, tăng sức đề kháng và hạn chế các bệnh nhiễm trùng..
Để phòng bệnh cho bé, cha mẹ nên vệ sinh bàn tay sạch sẽ khi chế biến thức ăn, luôn cho bé ăn chín, uống sôi. Cho bé rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi ăn. Không cho bé ăn thức ăn đã nấu chín nhưng để lâu mà không được bảo quản cẩn thận.
Khi chế biến hay dọn bàn ăn, cần che đậy cẩn thận, tránh ruồi nhặng (tác nhân gây bệnh và truyền bệnh); Nấu chín kĩ các món ăn để tránh sự lây lan của vi khuẩn E. coli, một vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là ở trẻ nhỏ; Phụ huynh cần giữ ấm bụng cho trẻ để tránh bị nhiễm lạnh, gây tiêu chảy, đau bụng và các triệu chứng khác. Giữ ấm bụng cũng sẽ giúp hệ tiêu hóa hấp thu thức ăn tốt hơn.
Theo Saga - Trí thức trẻ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét