Mới bước vào tháng 3 nhưng trẻ mắc viêm não do vi rút liên tục nhập viện, nhiều trẻ bị biến chứng nặng, phải thở máy, có trẻ gần như phải sống đời sống thực vật.
Quá đơn giản để mắc viêm não do vi rút
Sau đó, cháu than tê chân, tê tay rồi bị sốt, đờm lên cổ đậm đặc, gia đình đưa đến BVĐK An Giang. Các bác sĩ ở đây chẩn đoán, cháu bị viêm màng não mủ.
Trẻ bị viêm não do vi rút liên tục nhập viện, ngày nào tại các BV Nhi đồng 1 và Nhi đồng 2 TPHCM cũng có trẻ chẩn đoán mắc viêm não do vi rút, trong đó có không ít trường hợp mắc viêm não Nhật Bản.
Tại Khoa Nhiễm - Thần kinh, BV Nhi đồng 1, TPHCM hiện có hơn 10 trẻ mắc viêm não do vi rút, trong đó có nhiều trường hợp rất nặng phải cấp cứu, thậm chí có trường hợp phải thở máy.
BS Trương Hữu Khanh - Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, BV Nhi đồng 1 cho biết, trong hơn 10 trường hợp bị viêm não phải nhập viện, có đến 3 trường hợp nặng phải cấp cứu, 1 trường hợp phải thở máy. Hiện ngày nào cũng có bệnh nhi mắc viêm não do vi rút vào ra.
Bệnh viêm não do vi rút thường bắt đầu vào mùa tháng từ 5 đến tháng 10, nhưng hiện nay mới bước vào tháng 3, tình trạng trẻ mắc viêm não do vi rút đột nhiên tăng.
"Nếu người dân không chịu ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, ăn uống vệ sinh, tiêm phòng vắc xin viêm não Nhật Bản đầy đủ cho trẻ, bệnh viêm não do vi rút có nguy cơ bùng phát, ngành y tế lại phải chịu trận", BS Khanh tỏ ra lo lắng.
Chị Mai (ngụ ở quận 6, TPHCM ) cho biết, chị khá bất ngờ khi biết kết quả chẩn đoán con trai chị là Phạm Đỗ Gia Bảo (14 tuổi) bị viêm não do vi rút. Vì Bảo rất khỏe mạnh, ít khi bị bệnh tật.
Chị Mai kể, chiều hôm đó (8/3), Bảo đi chơi với bạn về, nhà có nấu cơm, nhưng quên không nấu canh, không có canh rau Bảo ăn không được.
Thấy vậy, chị Mai đi ra hẻm mua một tô nước lèo với mấy viên bò viên của bà bán hủ tiếu về cho Bảo chan cơm ăn. Ăn tối xong, Bảo đi ngủ bình thường nhưng đến sáng vẫn chưa dậy.
Thấy vậy, chị Mai đi ra hẻm mua một tô nước lèo với mấy viên bò viên của bà bán hủ tiếu về cho Bảo chan cơm ăn. Ăn tối xong, Bảo đi ngủ bình thường nhưng đến sáng vẫn chưa dậy.
"Lúc đó, tui tưởng cháu ngủ nướng, để cháu ngủ, nhưng đến gần 10 giờ cháu vẫn chưa chịu dậy. Tui đến gọi cháu vẫn không mở mắt. Tui liền đỡ cháu dậy, nhưng cháu không ngồi dậy được, cứ ngã nhào ra phía sau, người lại nóng nóng. Sợ quá, gia đình lập tức đưa đến bệnh viện", chị Mai cho biết.
Kế bên là anh Lực (quê ở huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp) ngồi ủ rũ bên đứa con gái Trần Thị Tuyết Hoa (12 tuổi, học sinh lớp 6) mắc bệnh viêm não Nhật Bản bị biến chứng gần như phải sống đời sống thực vật.
Sau một thời gian điều trị viêm não Nhật Bản, bé Hoa (12 tuổi) gần như phải sống đã sống thực vật |
Theo anh Lực, Hoa là một đứa con rất ngoan, cháu học giỏi, cả 5 năm học đều là học sinh giỏi, ở nhà cháu không phải làm việc gì, chỉ lo học tập, nhưng không hiểu sao cháu lại mắc bệnh viêm não Nhật Bản quái ác này.
Anh Lực cho hay, cách đây hơn 1 tháng, cháu bỗng dưng bị ói, gia đình đưa đến bác sĩ gần nhà. Qua thăm khám, bác sĩ nói, cháu chỉ bị ăn không tiêu, chích mũi thuốc là hết. Sau khi chích thuốc xong, cháu hết tiêu chảy, sáng hôm sau đi học bình thường, nhưng đến trưa về lại ói tiếp.
Sau đó, cháu than tê chân, tê tay rồi bị sốt, đờm lên cổ đậm đặc, gia đình đưa đến BVĐK An Giang. Các bác sĩ ở đây chẩn đoán, cháu bị viêm màng não mủ.
Sau nhiều ngày theo dõi, đến khi cháu bất tỉnh, da thịt gần như mất cảm giác, các bác sĩ ở đây mới chuyển lên BV Nhi đồng 1, TPHCM. Kết quả chẩn đoán của BV Nhi đồng 1 là Hoa đã bị viêm não Nhật Bản.
50% bị biến chứng và tử vong
BS Khanh cho biết, khi mắc bệnh viêm não do vi rút, bệnh nhân nào cũng ở trong tình trạng khá nặng. Bình thường khoảng 30% đến 40% trẻ mắc bệnh viêm não do vi rút phải thở máy. Đối với bệnh viêm não do vi rút, không có thuốc điều trị, chỉ cố gắng duy trì cho bệnh nhân bằng cách cho thở máy, sử dụng thuốc vận mạch, nuôi ăn để duy trì sự sống.
"Trong số các trẻ mắc viêm não do vi rút, tỷ lệ biến chứng và tử vong chiếm đến 50%. Bệnh nhân mắc viêm não do vi rút, thường trong khoảng 10 ngày, nếu bênh nhân có sức đề kháng mạnh, tự vượt qua thì khỏi bệnh; còn không sẽ tử vong hoặc bị di chứng như: chậm phát triển, sống đời sống thực vật....", BS Khanh nói.
Theo BS Khanh, hiện nay trong khả năng tầm soát, chỉ mới phát hiện được viêm não do vi rút Nhật Bản và viêm não do Arbo vi rút, còn các loại viêm não do vi rút khác chưa tìm ra.
Thực tế hiện nay, ngay cả các nước tiến tiến cũng chỉ mới tìm ra 40% nguyên nhân gây viêm não do vi rút. Phần lớn viêm não do vi rút đều có chung triệu chứng sốt, co giật, hôn mê, nhức đầu, khó thở, mất trí nhớ, đờ đẫn, hôn mê…
Dù rất khỏe mạnh, nhưng Phạm Đỗ Gia Bảo (14 tuổi) vẫn bị mắc viêm não do vi rút |
Tuy nhiên, những triệu chứng trên cũng trùng với triệu chứng của nhiều loại bệnh khác. "Để nhận diện triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm não, các bậc phu huynh cần chú ý trẻ có dấu hiệu co giật đột ngột, sốt cao, nhất là trẻ trên 5 tuổi nhiều khả năng trẻ bị viêm não do vi rút", BS Khanh cho biết.
Hiện vi rút gây viêm não lây truyền qua đường hô hấp, ăn uống và muỗi chích. Do đó, những khu vực mất vệ sinh, những thức ăn không đảm bảo vệ sinh dễ bị vi rút gây viêm não xâm nhập.
Đối với vi rút gây viêm não Nhật Bản thường có ở chim, heo, trâu, bò…
Nếu những nơi này không được vệ sinh sạch sẽ để xuất hiện muỗi thì rất dễ bị lây nhiễm vi rút viêm não Nhật Bản. Do muỗi là véc tơ truyền bệnh, tức vật trung gian lây truyền vi rút viêm não Nhật Bản từ heo, trâu, bò sang người.
Nếu những nơi này không được vệ sinh sạch sẽ để xuất hiện muỗi thì rất dễ bị lây nhiễm vi rút viêm não Nhật Bản. Do muỗi là véc tơ truyền bệnh, tức vật trung gian lây truyền vi rút viêm não Nhật Bản từ heo, trâu, bò sang người.
"Để phòng viêm não do vi rút là phải vệ sinh môi trường, thức ăn phải đảm bảo vệ sinh, tránh không cho vi rút gây viêm não xuất hiện. Đồng thời người dân, nhất là người dân các vùng nông thôn phải ở cách xa chuồng heo, bò, tối thiểu là 200m để phòng ngừa muỗi chích từ heo, bò nhiễm vi rút Nhật Bản lây sang người. Các bậc phu huynh cần đưa trẻ tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản để phòng ngừa căn bệnh này", BS Khanh đề nghị.
Theo Hồ Quang - Một thế giới
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét