Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2015

Bạn biết gì về muỗi vằn truyền bệnh sốt xuất huyết?

Loài động vật giết nhiều người nhất mỗi năm chính là muỗi. Chỉ với một cú chích, muỗi vằn đã có thể ngay lập tức truyền bệnh sốt xuất huyết cho mọi người, không chừa một ai.
Bạn biết gì về muỗi vằn truyền bệnh sốt xuất huyết?
Đừng đánh giá thấp loài côn trùng nhỏ bé này. Muỗi là vật trung gian lan truyền nhiều căn bệnh nguy hiểm, trong đó có sốt xuất huyết.
Vậy bạn đã biết rõ vòng đời của muỗi?
Muỗi có bốn giai đoạn phát triển rõ ràng trong vòng đời của chúng bao gồm trứng, bọ gậy, cung quăng và muỗi trưởng thành.
Trứng muỗi đẻ nổi trên mặt nước, trứng nở thành bọ gậy nằm ở dưới nước nhưng lấy không khí trên mặt nước qua ống thở, bọ gậy phát triển thành cung quăng cũng nằm dưới nước và lấy không khí trên mặt nước, cung quăng lột xác để thành muỗi trưởng thành không ở dưới nước mà thoát lên trên mặt nước.
Muỗi cái thường chỉ giao phối một lần nhưng có thể đẻ trứng suốt đời theo từng đợt. Để thực hiện được việc đẻ trứng, phần lớn muỗi cái cần phải đốt máu người hoặc động vật. Muỗi đực không đốt máu như muỗi cái, chúng chỉ hút các loại nhựa cây để tự nuôi dưỡng. Sau khi đốt no máu, muỗi cái tìm nơi trú đậu kín đáo, an toàn để tiêu máu và phát triển trứng.
Ở vùng có khí hậu nhiệt đới, thời gian này cần khoảng từ 2 đến 3 ngày; còn ở vùng có khí hậu ôn hoà thì thời gian này sẽ lâu hơn. Muỗi cái khi đã mang trứng, chúng bay đi tìm các nơi thích hợp để sinh đẻ. Sau đó lại tiếp tục tìm mồi để đốt máu và đẻ một lứa trứng khác. Chu trình này cứ lặp đi lặp lại cho tới khi muỗi chết.
Diệt lăng quăng, diệt muỗi vằn – hành động nhỏ thôi nhưng có thể bảo vệ sức khỏe, thậm chí là tính mạng của những người xung quanh.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét