Phần lớn những nạn nhân bị đứt lìa tay, chân ra khỏi cơ thể sau tai nạn thường phải chịu cảnh tàn phế suốt đời. Tuy nhiên, nếu được sơ cứu đúng, họ sẽ tránh bớt được nhiều hậu quả.
Bệnh nhân Trịnh Lê Thanh (25 tuổi), được người nhà đưa vào BV Chấn thương Chỉnh hình TPHCM trong tình trạng hôn mê và cánh tay trái bị chém đứt lìa.
Nhìn cánh tay được người nhà mang theo ướp trong đá, các bác sĩ lắc đầu vì không thể nối được phần tay bị đứt lìa. Tuy nhiên, nếu hiểu biết về các bảo quản các bộ phận bị đứt lìa thì cơ hội được lành lặn của bệnh nhân vẫn còn.
Nhìn cánh tay được người nhà mang theo ướp trong đá, các bác sĩ lắc đầu vì không thể nối được phần tay bị đứt lìa. Tuy nhiên, nếu hiểu biết về các bảo quản các bộ phận bị đứt lìa thì cơ hội được lành lặn của bệnh nhân vẫn còn.
BS.CKII Tống Xuân Vũ, Phó khoa Vi phẫu, BV Chấn Thương Chỉnh Hình TPHCM cho biết, bệnh nhân bị tai nạn nên cần được băng ép để tránh chảy máu vết thương. Khi đã đảm bảo được tính mạng và sự an toàn cho bệnh nhân thì nhanh chóng xoay sang bảo quản phần chi bị lìa khỏi cơ thể.
Thông thường khả năng sống sót của phần chi bị đứt lìa chỉ từ 3 - 8 giờ. Đối với những phần chi nhỏ như ngón tay, ngón chân thì thời gian vàng để cứu được chúng là 4 - 12 giờ. Nếu phần chi bị đứt càng lên trên cao gần thân thì thời gian giảm xuống còn từ 3 - 8 giờ vì các mạch máu càng lớn thì tốc độ mất máu của các chi càng nhanh.
Chính vì thế, đây là khoảng thời gian vàng, rất quan trọng để người thân hoặc người gần hiện trường nơi xảy ra tai nạn đem chi của bệnh nhân đi sơ cứu.
Thông thường khả năng sống sót của phần chi bị đứt lìa chỉ từ 3 - 8 giờ. Đối với những phần chi nhỏ như ngón tay, ngón chân thì thời gian vàng để cứu được chúng là 4 - 12 giờ. Nếu phần chi bị đứt càng lên trên cao gần thân thì thời gian giảm xuống còn từ 3 - 8 giờ vì các mạch máu càng lớn thì tốc độ mất máu của các chi càng nhanh.
Chính vì thế, đây là khoảng thời gian vàng, rất quan trọng để người thân hoặc người gần hiện trường nơi xảy ra tai nạn đem chi của bệnh nhân đi sơ cứu.
BS.CKII Tống Xuân Vũ lưu ý, ướp lạnh hoàn toàn khác với việc đem chi bị đứt lìa bỏ vào thùng đá. Đầu tiên, phần chi bị đứt cần được rửa sạch bằng nước đun sôi để nguội. Tiếp theo là quấn chúng lại bằng vải sạch hoặc băng quanh. Sau đó mới cho phần chi vào túi nilon kín nước và đặt vào trong thùng đá lạnh, chiếc thau có chứa đá lạnh hoặc đơn giản nhất là cho vào trong một túi nhựa khác có chứa đá lạnh.
Cuối cùng, nhanh chóng chuyển nạn nhân cùng các chi vào bệnh viện. Việc làm này giúp giảm nhiệt độ và kéo dài thời gian sống của chi bị đứt. Đối với phần chi bị đứt nhưng chưa lìa khỏi cơ thể, tạm gọi là phần chi bị đứt gần lìa thì rửa phần chi bị và băng chung với vết thương của nạn nhân. Sau đó đặt các túi nhựa nhỏ chứa đá lạnh lên phần đứt gần lìa trong khi di chuyển nạn nhân đến bệnh viện.
Nhiều trường hợp không thể cứu được phần chi bị đứt lìa bởi vì đã bỏ trực tiếp chúng vào thùng đá. Đây là cách sơ cứu sai lầm nhất, vì khi đó phần chi đứt bị tiếp xúc trực tiếp với đá và bị bỏng lạnh. Cuối cùng, nhanh chóng chuyển nạn nhân cùng các chi vào bệnh viện. Việc làm này giúp giảm nhiệt độ và kéo dài thời gian sống của chi bị đứt. Đối với phần chi bị đứt nhưng chưa lìa khỏi cơ thể, tạm gọi là phần chi bị đứt gần lìa thì rửa phần chi bị và băng chung với vết thương của nạn nhân. Sau đó đặt các túi nhựa nhỏ chứa đá lạnh lên phần đứt gần lìa trong khi di chuyển nạn nhân đến bệnh viện.
Bên cạnh đó, một số người bọc phần chi đứt lìa trong những đồ dơ bẩn làm cho chúng bị nhiễm trùng và gây khó khăn cho quá trình điều trị. Ngâm trong sữa hoặc dung dịch nào khác với suy nghĩ rằng chúng sẽ cung cấp dinh dưỡng cho phần chi này sẽ khiến chi nhanh chóng chết đi vì sự không tương đồng về nồng độ sinh lý.
Theo Bùi Hương - Kiến thức
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét