Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Tư, 3 tháng 12, 2014

Dịch hạch là gì, có nguy hiểm không?

Dịch hạch là một bệnh truyền nhiễm tối nguy hiểm, được xếp vào diện phải kiểm dịch và khai báo quốc tế. Dịch hạch có khả năng lây lan mạnh với tỷ lệ tử vong cao.

Dịch hạch là gì, có nguy hiểm không?
Dịch hạch hay còn gọi là Cái chết Đen, được mệnh danh là căn bệnh tồi tệ nhất trong lịch sử nhân loại. Đây là một bệnh truyền nhiễm tối nguy hiểm có khả năng lây lan mạnh với tỷ lệ tử vong cao.
Cái chết Đen là cụm từ chỉ bệnh dịch hạch diễn ra ở châu Á và châu Âu thời trung cổ. Dịch bùng phát hơn 100 lần ở châu Âu trong giai đoạn này. Chỉ trong vòng 5 năm (từ năm 1347 - 1351), giết chết khoảng 50% dân số lục địa châu Âu (khoảng 50 triệu người).
Bệnh dịch hạch còn gọi là Bệnh dịch hạch còn gọi là "Cái chết Đen"
Nguyên nhân gây bệnh dịch hạch
Dịch hạch là một bệnh truyền nhiễm tối nguy hiểm, được xếp vào diện phải kiểm dịch và khai báo quốc tế. Bệnh do trực khuẩn Yersinia pestis gây ra, lưu hành trong quần thể động vật thuộc những loài gặm nhấm (chủ yếu là chuột) và bọ chét ký sinh trên chúng. Bệnh lây truyền sang người qua trung gian bọ chét nhiễm khuẩn.
Ở Việt Nam, bệnh dịch hạch thường phát triển mạnh vào mùa khô, phù hợp với mùa phát triển của chuột và bọ chét. Tuy nhiên, dịch cũng được ghi nhận vào các thời gian khác trong năm kể cả trong mùa mưa.
Vi khuẩn Yersinia pestis gây ra Vi khuẩn Yersinia pestis gây ra "Cái chết Đen"
Dấu hiệu nhận biết bệnh dịch hạch
Biểu hiện của bệnh là hạch nổi khắp cơ thể, sốt cao, rét run.
Khi mạch máu ở các hạch vỡ ra, chúng biến thành những cục máu đen cản trở sự lưu thông máu đi khắp cơ thể. Chính do các cục máu đen tụ lại trên cơ thể nạn nhân, nên thời xưa người ta gọi bệnh này là Cái chết Đen. Phòng bệnh dịch hạch.
Ở những địa phương có dịch hạch lưu hành và những vùng có nguy cơ khi chưa có dịch, phải thường xuyên theo dõi kết quả giám sát dịch tễ học dịch hạch để chủ động phòng chống bệnh dịch.
Tập huấn phòng chống dịch hạch cho tuyến cơ sở, màng lưới cộng tác viên.
Tuyên truyền giáo dục cộng đồng thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, phá vỡ hang tổ và nơi sinh sản của chuột, bọ chét, khi thấy chuột chết bất thường phải khai báo ngay với y tế cơ sở.
Các hiện tượng sốt, nổi hạch phải đến cơ sở y tế để khám và điều trị.
Chuẩn bị sẵn sàng cơ số thuốc điều trị, hoá chất, phương tiện, nhân lực phục vụ chống dịch.
Hạch ở cổ sưng to trong bệnh dịch hạch.Hạch ở cổ sưng to trong bệnh dịch hạch
Cách chữa bệnh dịch hạch
Để điều trị dịch hạch, hãy đến cơ sở y tế để điều trị trong thời gian sớm nhất. Bệnh hoàn toàn có thể chữa trị được nếu được phát hiện sớm.
Sử dụng kháng sinh để chữa bệnh dịch hạch: Streptomycine, Tetracycline, Chloramphenicol, Trimethoprim, Sulfamethoxazol.
Theo Tâm Anh - Gia đình Việt Nam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét