Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Ba, 30 tháng 12, 2014

Coi chừng lây bệnh qua nội soi (tiếp theo)

Việt Nam đang là nước phát triển có tần suất cao về các bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là các nhóm bệnh về gan và một số bệnh về tiêu hóa có liên quan đến HP.

Nguồn gốc sâu xa của vấn đề

Thật ra, đã làm trong ngành y thì không ai muốn làm sai, không ai muốn làm những việc ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân. Điều đáng tiếc là những bất cập khá phổ biến, không chỉ ở các phòng khám tư mà ngay ở các bệnh viện lớn, thậm chí tại các trung tâm đào tạo. Một phần nào đó có thể nói là họ "bị ép" phải làm sai. Lí do thật sự ở đâu?

Có thể nói, đây là nhận thức chung chưa theo kịp thời đại mà vẫn còn ở đâu đó của những năm 80 thế kỷ trước. Ví dụ đơn giản nhất là kỹ thuật nội soi dạ dày. Theo thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BYT-BTC ngày 29/2/2012 của Bộ Y tế - Bộ tài chính, mức giá tối đa là 148.000 đồng/ca. Trong khi đó một bộ máy soi đơn giản hiện nay bao gồm máy soi, bộ xử lý, màn hình, máy hút, phụ kiện... khoảng 75.000 USD. Chưa nói đến chi phí phòng ốc, quản lý..., để lấy lại số tiền đã mua máy, nhà quản lý cần khoảng năm năm. Do tuổi thọ trung bình của một máy soi chỉ khoảng ba năm nên đây đơn giản là một "điệp vụ bất khả".

Và đấy là so với mức giá tối đa vừa ban hành năm 2012 chứ đừng nhắc đến việc giá nội soi chỉ bằng một tô phở hạng sang trước đó, vốn có lẽ được ban hành bởi các nhà làm giá nghĩ về nội soi như thuở nào, chỉ cần đúng một dây soi và một nguồn sáng mù mờ mà khi soi xong thì đặt đầu ống vào chậu nước quậy vài cái để rửa, như các bà hàng rong ngoài đường vẫn làm với đống bát đĩa bẩn.

Ngành y ngày nay đã thay đổi rất nhiều. Ngoài việc phát triển về công nghệ và kỹ thuật, chất lượng phục vụ, sự an toàn của bệnh nhân và chất lượng sống dần trở nên là những yếu tố chủ yếu làm nên chất lượng của dịch vụ y khoa. Tại Mỹ, một ca MRI có giá 1.000 - 1.5000 USD trong khi một ca soi có giá 2.000 - 2.500 USD. Cần biết là một thiết bị MRI trị giá hàng triệu USD, trong khi một hệ thống máy soi ít khi vượt quá 100.000 USD. 

Sự khác biệt này là do giá trị dịch vụ nội soi nằm ở kĩ thuật, trách nhiệm của người làm cũng như những yêu cầu rất cao về an toàn của bệnh nhân. Ở Việt Nam thì ngược lại, một ca chụp MRI giá 2 - 2,5 triệu đồng, trong khi một ca nội soi chỉ 100.000 - 500.000 đồng.

Có thể nói, ta chỉ quan tâm đến giá cả thiết bị mà bỏ qua vấn đề trách nhiệm của người soi, càng không để ý đến những yếu tố đảm bảo an toàn cho người soi. Khi có tai biến dẫn đến tử vong của một vài ca, dư luận đổ xô lên tiếng kết án những người thực hiện thủ thuật, có ai nghĩ đến vì sao những quy định về an toàn thủ thuật không được bảo đảm trong những trường hợp như vậy?

Thay lời kết


Khi tình cờ quy trình rửa máy soi tại Piedmont West Surgery Center, Atlanta, Georgia (Mỹ), một bác sĩ đã phát hiện thiếu sót ở bước cuối cùng trong quy trình rửa máy. Căn cứ vào nhật kí rửa máy, 456 bệnh nhân soi từ tháng 5/2011 đến 4/2013 đã được thông báo họ có nguy cơ bị lây HIV, HBV, HCV và một số bệnh nguy hiểm khác. Các bệnh nhân này đã được giám sát để phát hiện kịp thời khi phát bệnh.

Một vụ việc không kém tai tiếng khác của ngành nội soi Mỹ xảy ra ở Southerm Nevada Endoscopy Center, dù không trực tiếp liên quan quy trình rửa máy nhưng hơn 63.000 ca có thể bị phơi nhiễm HIV, HBV và HCV từ năm 2004 đến năm 2008. Nhà chức trách đã gửi hơn 50.000 lá thư đề nghị bệnh nhân đi kiểm tra các bệnh này.

Tháng 4/2013, hai nhà bảo hiểm có liên quan đã nhận cáo buộc yêu cầu bồi thường hơn 500 triệu USD cho các nạn nhân. BS Dipak Desai, người phụ trách, đã bị ra tòa hồi tháng 8/2013 với 27 tội danh, gồm cả tội giết người cấp độ 2.

Ở Việt Nam, những vụ việc như trên chưa từng được nêu, chưa từng được điều tra những như vậy không có nghĩa là không có. Thủ thuật nội soi nói cho cùng cũng là một dịch vụ, nhưng không như một món ăn mà ta có thể chọn. Bạn có thể chọn ăn vặt lề đường, cũng có thể chọn một cửa hàng "năm sao".

Khi ăn uống bên ngoài, bạn hoàn toàn có ý thức được những thực phẩm có nguồn gốc không rõ ràng hoặc chứa mầm bệnh, cách chế biến không hợp vệ sinh hoặc vật dụng/ bát đũa dơ bẩn. Nếu biết rõ nguy cơ và chấp nhận nó vì giá cả hợp túi tiền, bạn có thể trách người bán khi bị bệnh?

Ngược lại, khi đến một cơ sở nội soi, bạn hoàn toàn không ý thức được về các rủi ro có thể xảy ra cũng như mức độ an toàn của thủ thuật. Bạn thậm chí không ý thức được mình có thể nạn nhân kế tiếp của một căn bệnh thời đại. Mà dù có biết, bạn có cơ may nào thay đổi được sự lựa chọn của mình không?

Khi điều hành một phòng nội soi, thiết lập một quy trình rửa máy chặt chẽ và hiệu quả là điều bắt buộc. Máy soi có thể rửa bằng phương pháp thủ công, qua khỏi 12 bước và cần 30 phút. Trong đó, chỉ riêng thời gian tối thiểu ngâm trong dung dịch khử trùng là 12 phút. Bất cứ việc bỏ qua bước nào hoặc rút ngắn quy trình cũng dẫn đến nguy cơ lây bệnh cho bệnh nhân được soi tiếp theo.

Chính vì quy trình soi quá phức tạp và chi tiết như trên mà người đã chế tạo một máy rửa tự động, trong đó mỗi bước đều được lập trình theo thứ tự và thời gian đã định sẵn.

Về nguyên tắc, xử lý bằng máy hay thủ công đều có hiệu quả như nhau. Điểm khác biệt nhất ở đây chính là vai trò của người sử dụng. Khi rửa bằng máy, các bước trong chu kỳ sẽ lần lượt được thực hiện để đảm bảo cuối chu kỳ cho ra một thiết bị an toàn. Ngược lại, việc rửa thủ công không được kiểm soát chặt sẽ khiến người  rửa bỏ qua hay rút ngắn bất cứ bước nào nếu muốn.

Theo TS.BS Võ Xuân Quang - Tạp chí Người cao tuổi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét