Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Bảy, 27 tháng 12, 2014

Già không đến từ từ

Sức khỏe vẫn là yếu tố quan trọng nhất để có một tuổi già hạnh phúc, có chất lượng cuộc sống tốt nhất.

Thật là một sai lầm lớn khi ta nghĩ rằng già sẽ đến từ từ, cứ từ từ mà thích nghi, mà lần lượt giải quyết mọi chuyện. Không đâu. Già nó xồng xộc trên trời rơi xuống, dưới đất vọt lên.
Không những xồng xộc, nó còn gia tốc, tàn bạo như cơn sóng vỗ vào bờ đá, vội vã để mau chóng nhập vào dòng nước cuồn cuộn đuổi theo sau. Nó mạnh mẽ và tàn nhẫn, tung tóe, tan tác, lắng chìm, không một chút xót thương. Nó lãnh đạm bởi nhiệm vụ nó phải thế. Nó thú vị bởi nó không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, da trắng, da đen… đều phải già, nếu sống lâu - dĩ nhiên! Trong khi đó, có nhiều người chần chờ, chểnh mảng, làm ngơ… đi đâu mà vội. 

Không đâu! Một hôm già bỗng chuyển hệ sang già… khú, rồi già “khú đế” một cách đột ngột làm đảo lộn mọi thứ tính toan. Quên tuốt những ký ức. Lẫn lộn điều nọ với điều kia, thứ này với thứ khác. Tai không nghe rõ, có khi điếc đột ngột. Nói không trôi chảy nữa, lúng ba lúng búng. 
Mắt nhìn hết tinh… Thay kính này kính khác rồi cuối cùng đành đi mổ thay thủy tinh thể nhân tạo! Do đó, nếu không được chuẩn bị trước để “welcome” tuổi già một bước, ta hụt hẫng, ngậm ngùi, cay đắng, làm khổ mình và làm khổ những người chung quanh.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Nhưng, như vậy phải chăng làm ta sẽ nhìn đời bi quan? Không đâu. Trái lại, nó làm cho cuộc sống của ta có chất lượng hơn, có ý nghĩa hơn trong từng năm, từng tháng, từng ngày. Tại những nước có tuổi thọ rất cao hiện nay như Nhật, Thụy Điển, có những chương trình chăm sóc người già khá tốt cả về mặt sức khỏe cũng như về tâm lý xã hội. 
Rèn luyện thể lực để duy trì sức khỏe, dinh dưỡng đúng cách để tránh bệnh mạn tính, người già còn được học vi tính để có thể “giao du” với bạn bè trên khắp thế giới qua mạng. Họ vừa có thể sống trong gia đình với con cháu, lại vừa sống với nhóm bạn cùng lứa, tâm đầu ý hợp.
Tổ chức Sức khỏe Thế giới (WHO) định nghĩa: "Sức khỏe là một tình trạng hoàn toàn sảng khoái (well-being) về thể chất, tâm thần và xã hội, chớ không phải chỉ là không có bệnh hay tật". Đây là một định nghĩa nói chung, còn với người già thì định nghĩa có khác một chút: Sức khỏe của người già chủ yếu là phát triển và duy trì được sự sảng khoái và hoạt động chức năng về tâm thần, xã hội và thể chất của họ. 
Sự khác biệt ở chỗ đã đưa vấn đề “tâm thần” lên hàng đầu: phát triển và duy trì được sự sảng khoái và hoạt động chức năng tốt nhất về tâm thần (mental), sau đó mới nói đến xã hội (social) và thể chất (physical), bởi ai cũng biết tuổi già, thể chất đã dần rệu rã, quá “date”, nên chất lượng cuộc sống chính nằm ở “tâm thần” có an lạc, hạnh phúc hay không mà thôi.
WHO khuyến khích một tuổi già năng động, sáng tạo, sống hữu ích cùng với con cháu trong một gia đình thì tốt hơn là cách ly họ, xa lánh họ. Khẩu hiệu đưa ra là: “Già không phải là một gánh nặng mà là một nguồn lực”. 
Theo BS Đỗ Hồng Ngọc - Phụ Nữ Online

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét