Âm thanh trực tiếp truyền qua tai nghe cá nhân có thể làm suy giảm thính lực. Ảnh minh họa: Thinkstock
|
Theo Sreekant Cherukuri, bác sĩ chuyên ngành tai mũi họng ở bang Indiana, Mỹ, iPod và điện thoại thông minh là nguyên nhân gây bệnh mất thính lực. Lời khuyên của ông là giới trẻ nên hạn chế sử dụng tai nghe vì nó mang âm thanh đến gần màng nhĩ hơn và làm tăng âm lượng thêm 9 decibel (dB)
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cho biết khoảng 1,1 tỉ thanh thiếu niên và người trẻ tuổi có nguy cơ suy giảm thính lực do tiếp xúc nhiều với các thiết bị âm thanh cá nhân và tiếng ồn từ các địa điểm vui chơi giải trí.
Dữ liệu nghiên cứu cho thấy gần 50% nhóm 12-35 tuổi tiếp xúc với mức âm thanh không an toàn khi sử dụng thiết bị âm thanh cá nhân, 40% tiếp xúc với mức độ âm thanh có khả năng gây hại từ nguyên nhân còn lại.
WHO khuyến cáo mức an toàn là dưới 85 dB trong 8 giờ hoặc 100dB trong 15 phút. Viện Y tế Quốc gia cũng cho rằng việc tiếp xúc với âm thanh vượt quá 85dB lặp đi lặp lại có thể làm giảm thính lực. Trong khi đó Nicole RAIA, một chuyên gia thính học lâm sàng tại BV Đại học ở Newark, bang New Jersey, Mỹ, thấy rằng chứng ù tai xuất hiện nhiều ở người trẻ tuổi, một dấu hiệu sớm của bệnh mất thính lực.
Để bảo vệ tai, các chuyên gia khuyên rằng chúng ta nên sử dụng quy tắc 60/60, giữ mức âm lượng dưới 60% và chỉ nghe tối đa 60 phút một ngày. Khi dùng điện thoại, chúng ta cũng có thể khóa mức âm lượng cao.
Tại Pháp, luật giới hạn âm lượng 100dB đối với thiết bị âm thanh cầm tay, trong khi đó Liên minh châu Âu đưa ra giới hạn an toàn bắt buộc với mọi thiết bị phát nhạc cá nhân là 85dB.
Việc sử dụng tai nghe để nghe nhạc qua các thiết bị cá nhân, như điện thoại thông minh, máy nghe nhạc, máy tính... là điều phổ biến trong xã hội hiện đại. Nhưng ngày nay, bệnh mất thính lực trong giới trẻ cao hơn 30% so với giai đoạn năm thập niên 80, 90 của thế kỷ trước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét