Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Năm, 28 tháng 5, 2015

Xử trí khi say nóng, say nắng

Bác sĩ Hà Thanh Hà, Bệnh viện cấp cứu Trưng Vương (TP HCM) cho biết, say nắng, say nóng là hiện tượng trúng nóng trúng nắng do phơi mình quá lâu dưới ánh sáng mặt trời. Say nóng thường gặp vào buổi xế chiều còn say nắngvào lúc trưa và say nắng thường nặng hơn, thậm chí tử vong.
say-nang-1371088462_500x0.jpg
Làm mát bệnh nhân bằng cách dấp nước liên tục và cho uống nước là cách tốt nhất giúp người say nắng tỉnh lại.
Chứng say xảy ra khi hoạt động trong môi trường quá nóng khiến cơ thể mất nước do nhiều mồ hôi. Khi thải mồ hôi không còn đủ khả năng thải nhiệt, thân nhiệt sẽ tăng lên, nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài, cơ thể sẽ mất nước nặng dẫn đến rối loạn các cơ quan, đặc biệt là não.
Một trong những nguyên nhân khác khiến thân nhiệt tăng còn do sự bay hơi của mồ hôi bị cản trở khiến việc điều hòa thân nhiệt bị cản trở. Nguyên nhân do quần áo được may bằng vải không thấm nước hoặc độ ẩm của môi trường quá cao.
Biểu hiện thường thấy của người bị say nắng say nóng là thân nhiệt cao 39-40 độ C, mặt đỏ, da khô, môi và lưỡi rộp, tụt huyết áp. Tình trạng rối loạn ý thức cũng có thể xảy ra khiến bệnh nhân ngất, hôn mê, co giật. Một số người say nắng nặng còn có thể chảy máu não do tổn thương thần kinh trung ương mà nguyên nhân là do bức xạ mặt trời chiếu vào đầu.
Việc đầu tiên cần làm đối với bệnh nhân say nắng say nóng là đưa người bệnh vào nơi râm mát, thoáng gió, cởi bớt áo quần. Dùng khăn dấp nước mát đắp lên người bệnh nhân, tập trung ở các vị trí như trán, gáy, ngực, nách, cánh tay, đùi. Phải dấp nước liên tục không để khăn nóng lên. Trong trường hợp bệnh nhân nóng hơn 40 độ C, cần dùng nước dội liên tục. Chườm đá cũng là việc có thể làm bởi đá có thể làm nhiệt độ hạ nhanh, tuy nhiên lại làm co mạch ngoài da. Chính vì thế nếu chườm thì phải thay đổi vị trí.
Bệnh nhân có thể dùng thuốc hạ sốt, sau đó bù nước và các chất điện giải bằng cách cho uống nước có pha muối (4-5g muối ăn trong một lít nước) hoặc uống dung dịch oresol cho đến khi hết khát.
Người bệnh cần được chuyển đi bệnh viện khi xử trí ban đầu không có kết quả hoặc có biểu hiện co giật, hôn mê, rối loạn ý thức. Nếu bệnh nhân còn tỉnh, tự uống được, hoặc sau chườm lạnh thấy nhiệt độ cơ thể hạ xuống, thì tiếp tục điều trị tại chỗ và theo dõi.
Để tránh say nóng say nắng, bác sĩ Hà khuyên mọi người nếu làm việc quá lâu trong môi trường nắng gắt thì phải đội mũ, uống nhiều nước và tốt nhất là uống nước có pha muối theo công thức 4-5 gam muối ăn cho một lít nước.
Thiên Chương

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét