Bệnh ung thư bàng quang nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì khả năng thành công sẽ cao, bệnh không lan rộng ra các hết bàng quang.
Ung thư là sự tăng trưởng của tế bào bất thường trong cơ thể. Ung thư
bàng quang thường bắt đầu ở lớp lót bên trong của bàng quang - cơ quan
lưu trữ nước tiểu sau khi lọc qua thận. Bệnh ung thư bàng quang
nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì khả năng thành công sẽ
cao, bệnh không lan rộng ra các hết bàng quang. Nhưng ung thư bàng quang
có xu hướng tái phát. Vì vậy, việc thường xuyên kiểm tra sức khỏe là
rất quan trọng, nó giúp bạn sớm phát hiện các bệnh nói chung và bệnh ở
bàng quang nói riêng.
Hình ảnh tế bào ung thư
Dấu hiệu cảnh báo nguy cơ ung thư bàng quang
- Có máu trong nước tiểu: Nếu thấy nước tiểu có màu sậm hơn bình thường, màu nâu hoặc đỏ tươi (ít gặp) thì bạn cần cảnh giác vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư bàng quang.
- Một số dấu hiệu khác bao gồm: Muốn đi tiểu liên tục, đi tiểu đau, tiểu buốt, tiểu khó, tiểu dắt, muốn đi tiểu nhưng không đi được...
Những dấu hiệu trên không phải là dấu hiệu chắc chắn của ung thư bàng quang vì các triệu chứng này có thể gặp trong một số bệnh khác như u lành tính bàng quang, sỏi bàng quang, viêm đường tiết niệu... Khi có những triệu chứng trên các bạn nên gặp bác sĩ ngay để bác sĩ có thể chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt.
Những thay đổi ở bàng quang có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư bàng quang
Phương pháp xác định ung thư bàng quang
Nếu bạn có nguy cơ cao bị ung thư bàng quang hoặc có nhiều triệu chứng khả nghi bệnh như trê, các bác sĩ sẽ yêu cầu bạn làm xét nghiệm nước tiểu. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ tiến hàng nội soi bàng quang để thấy cụ thể bên trong bàng quang. Kiểm tra sinh thiết là cách tốt nhất để chẩn đoán ung thư và nó được thực hiện khi các biện pháp trên không cho kết quả rõ ràng.
Nội soi để thấy được những bất thường bên trong bàng quang
Chụp cắt lớp cũng là một biện pháp xác định ung thư bàng quang
Các loại ung thư bàng quang
Các loại chính của ung thư bàng quang được đặt tên theo loại tế bào phát triển thành ung thư. Phổ biến nhất là ung thư tế bào chuyển tiếp - bắt đầu trong các tế bào lót bên trong bàng quang. Ung thư biểu mô tế bào vảy và ung thư tuyến là ít phổ biến hơn.
Có 3 loại ung thư bàng quang
Các giai đoạn của ung thư bàng quang
Giai đoạn 0 : Ung thư ở lại trong lớp lót bên trong.
Giai đoạn I: Ung thư đã lan đến bàng quang.
Giai đoạn II : Ung thư đã đạt đến mức cơ của bàng quang.
Giai đoạn III: Ung thư đã lan rộng đến các mô mỡ xung quanh bàng quang.
Giai đoạn IV: Ung thư đã lan đến thành vùng chậu hoặc bụng, hạch bạch huyết, hoặc lan tới xương, gan hay phổi.
Ung thư bàng quang phát triển qua 5 giai đoạn
Điều trị
Có nhiều phương pháp điều trị được lựa chọn đối với những bệnh nhân ung thư bàng quang như điều trị bằng phẫu thuật, xạ trị, hoá chất... Tuy nhiên, việc điều trị còn tùy thuộc vào loại ung thư bàng quang, giai đoạn bệnh, và độ của khối u, tốc độ phát triển của khối u cũng như tuổi tác, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân...
- Phẫu thuật cắt bỏ: Phương pháp cắt bỏ u qua nội soi được áp dụng với những ung thư ở giai đoạn sớm (u còn ở bề mặt). Bác sĩ đưa một ống soi vào bàng quang qua niệu đạo, sau đó sử dụng một dụng cụ có dạng sợi thòng lọng nhỏ để lấy bỏ khối u và đốt những ung thư còn lại bằng dòng điện.
Nếu ung thư đã xâm lấn sâu hơn trong bàng quang, các bác sĩ phẫu thuật sẽ có nhiều khả năng thực hiện cắt bỏ một phần của bàng quang hoặc cắt bỏ toàn bộ bàng quang. Đối với nam giới, tuyến tiền liệt và niệu đạo cũng có thể được phẫu thuật cắt bỏ. Đối với phụ nữ, có thể phải cắt bỏ tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng và một phần của âm đạo.
Sau khi cắt bỏ bàng quang, bác sĩ sẽ giúp người bệnh có khả năng đi tiểu bình thường thông qua việc tạo ra một bàng quang nhân tạo.
Đối với nam giới, tuyến tiền liệt và niệu đạo cũng có thể được phẫu thuật cắt bỏ.
Sau khi cắt bỏ bàng quang, người bệnh sẽ được tạo bàng quang nhân tạo.
- Hóa trị: Phương pháp này dùng hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư. Những loại thuốc này có thể được dùng trước khi phẫu thuật để thu nhỏ khối u, làm cho chúng dễ dàng loại bỏ hơn. Hóa trị liệu cũng được sử dụng để tiêu diệt các tế bào ung thư còn lại sau khi phẫu thuật để giảm nguy cơ ung thư tái phát.
Đối với ung thư bàng quang còn ở bề mặt, bác sĩ sẽ đưa hoá chất vào bàng quang sau phẫu thuật lấy u qua đường niệu đạo- đây là phương pháp điều trị tại chỗ. Khi ung thư đã xâm lấn vào thành bàng quang hoặc lan tới các hạch lymphô và các cơ quan khác thì phương pháp được lựa chọn là hoá chất toàn thân qua đường tĩnh mạch. Đây là phương pháp điều trị hệ thống nghĩa là thuốc sẽ theo dòng máu tới hầu hết các bộ phận khác nhau của cơ thể.
Tác dụng phụ khi áp dụng biện pháp này thường là rụng tóc, buồn nôn, chán ăn và mệt mỏi...
- Xạ trị: Đây là phương pháp điều trị trong đó người ta sử dụng những tia có năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư. Giống như phẫu thuật, xạ trị là phương pháp điều trị tại chỗ do đó chỉ có tác dụng diệt các tế bào ung thư tại vùng chiếu xạ.
Xạ trị là phương pháp điều trị tại chỗ do đó chỉ có tác dụng diệt các tế bào ung thư tại vùng chiếu xạ.
Một số ít bệnh nhân có thể điều trị bằng tia xạ trước khi phẫu thuật với mục đích thu nhỏ thể tích của khối u làm cho việc phẫu thuật sau đó dễ dàng hơn. Còn đa số các bệnh nhân khác điều trị bằng tia xạ được áp dụng sau phẫu thuật để tiêu diệt nốt các tế bào ung thư còn sót lại. Ngoài ra, đối với những bệnh nhân không còn khả năng phẫu thuật thì áp dụng biện pháp xạ trị cũng có cơ hội chữa được bệnh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét