Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Tư, 19 tháng 11, 2014

Giải pháp làm chậm tiến trình suy thận

Suy thận mạn là hội chứng thận mất chức năng dần dần và ngày càng nặng theo thời gian. Bên cạnh đó, suy thận mạn tiến triển rất âm thầm. Khi các triệu chứng của suy thận biểu hiện ra ngoài thì bệnh đã ở giai đoạn muộn. Do đó, việc phát hiện sớm suy thận để điều trị bảo tồn, ngăn chặn bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng hơn có vai trò hết sức quan trọng.
Suy thận mạn được chia làm 5 giai đoạn. Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân cần được điều trị bảo tồn với mục đích làm chậm diễn tiến và hạn chế biến chứng của suy thận mạn. Điều trị bảo tồn bao gồm: điều trị nguyên nhân gây suy thận mạn, kiểm soát tốt huyết áp, ổn định đường huyết; điều trị các triệu chứng: thiếu máu, phù,… kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý. Đến giai đoạn suy thận nặng (độ 4, độ 5), bệnh nhân cần được lọc máu tại bệnh viện hoặc ghép thận. Tuy nhiên, chi phí chạy thận, đặc biệt ghép thận rất cao và tại Việt Nam, nguồn tạng còn hạn chế.
Giải pháp làm chậm tiến trình suy thận
Ảnh minh họa
Theo các chuyên gia về thận - tiết niệu, bên cạnh sử dụng thuốc thì chế độ ăn uống hợp lý đóng vai trò rất quan trọng trong việc làm chậm tiến trình suy thận. Bệnh nhân cần giảm muối, ăn nhạt khi có phù, hạn chế chất đạm, không ăn phủ tạng động vật, hạn chế thức ăn giàu kali như chuối tiêu, rau dền,… cai rượu bia, uống đủ nước trong ngày.

Giải pháp làm chậm tiến trình suy thận
Ảnh minh họa

Những điều cần biết cho bệnh nhân suy thận:
1. Thức ăn nên hạn chế: Muối (ăn nhạt nếu có phù, mỗi ngày chỉ nên dùng khoảng 2 thìa nhỏ nước mắm); đạm (hạn chế ăn đạm thực vật như đậu đỗ, lạc, vừng, tránh ăn nội tạng động vật); đồ nướng, rán, thực phẩm giàu kali (cam, chuối, nho, đào, chanh, bưởi, lạc, hạt điều, hạt dẻ, socola); thực phẩm giàu phốt-pho (pho-mat, cua, lòng đỏ trứng, thịt thú rừng, đậu đỗ…).
2. Thức ăn được khuyến khích: Chất bột (khoai lang, khoai sọ, sắn, miến dong); chất đường (đường, mía, mật ong, hoa quả ngọt); chất béo (có thể ăn khoảng 30-40g/ngày, ưu tiên chất béo thực vật); bổ sung canxi (sữa); bổ sung vitamin (nhóm B, C, acid folic…).
3. Nước uống: Lượng nước uống hàng ngày nên sử dụng = 500ml + lượng nước tương đương với lượng nước tiểu hàng ngày (tổng nước uống + nước canh trong bữa ăn…); hạn chế đồ uống có ga, cồn (bia, rượu...).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét