Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Hai, 3 tháng 8, 2015

Da bạn có đang "ốm yếu"?

Việc mụn nhọt, đặc biệt là trên mặt, ở mỗi vị trí khác nhau đều hàm ý một nguyên nhân riêng. Chỉ có điều, đôi khi bản thân các cô gái quá lơ là sức khỏe của mình mà thôi.

"Face Mapping" - Biểu đồ da mặt chính là một công cụ hữu hiệu giúp các bác sỹ da liễu chuẩn đoán bệnh cho bệnh nhân của mình
1. Trán
Nếu trán xuất hiện những dấu hiệu "xuống sắc" vì mụn trứng cá, nếp nhăn,… chắc chắn cơ thể đàn trải qua thời kỳ bị ảnh hưởng bởi các vấn đề như tiêu hóa, đường ruột, thận yếu hay các vấn đề về tâm sinh lý như căng thẳng đầu óc, ăn ngủ thất thường, chế độ ăn bất hợp lý và thậm chí là những phản ứng phụ của các sản phẩm chăm sóc tóc. 

Để đánh bại mụn trứng cá trên trán, hãy lập lại chu trình sinh hoạt điều độ của bản thân, ngủ ít nhất 7 tiếng một ngày, uống nhiều nước lọc, theo dõi chế độ ăn uống hằng ngày để biết cơ thể có bị ảnh hưởng tiêu cực bởi loại đồ ăn nào không. 

Ngoài ra, đừng quên kiểm tra cả những sản phẩm chăm sóc tóc và da mặt dùng hằng ngày bởi ngay cả những sản phẩm "ruột" cũng vẫn sẽ không hợp với da mặt/da đầu trong một khoảng thời gian nào đó.
2. Khu vực lông mày, giữa hai bên lông mày và thái dương
Khi bị mụn tại khu vực này hoặc xung quanh mắt thì có thể nguyên nhân là do hệ thống tuần hoàn đang gặp trục trặc, cơ thể gặp phải các vấn đề về túi mật hoặc chế độ ăn quá nhiều chất béo thức ăn nhanh và chất cồn. Trong trường hợp này, việc nên làm chính là uống thêm nhiều nước khoáng, ổn định chế độ ăn hằng ngày và thường xuyên tập thể dục.
3. Mũi
Điều đáng sợ nhất mà hầu hết các cô nàng đều không muốn đối mặt chính là sự xuất hiện "không mời mà có" của những nốt mụn đáng ghét trên mũi. Đây có thể là hậu quả của các vấn đề sức khỏe như táo bón, đầy bụng, mất cân bằng tiêu hóa, khó tiêu và tuần hoàn máu kém. 

Những thực phẩm chứa nhiều vitamin B như chuối, bơ, hạnh nhân, cà chua, rau dền hay khoai lang,… sẽ giúp cải thiện tình trạng mụn tại khu vực mũi. Ngoài ra, thức ăn hằng ngày cũng nên được nấu nhạt đi một chút, điều này sẽ giúp cơ thể dễ tiêu hóa hơn.
4. Gò má
Gò má có mụn là ảnh hưởng của các vấn đề về phổi, thận, dạ dày, căng thẳng đầu óc, thậm chí là cả các ảnh hưởng ngoại cảnh như tai nghe điện thoại bẩn, gối ngủ không sạch hoặc cọ trang điểm bẩn. Những nguyên nhân này ngay lập tức khiến chúng ta nghĩ tới việc phải vệ sinh các dụng cụ thường dùng hằng ngày để tránh gây nên tình trạng mụn mọc một cách xấu xí như vậy.
5. Khu vực quanh miệng/môi
Nhiệt miệng, mụn nhọt quanh miệng là nguyên nhân của bệnh táo bón, ăn quá nhiều đồ cay, nóng, chiên xào và dị ứng với một số loại kem đánh răng. Vì vậy, duy trì chế độ ăn nhiề uhoa quả, rau củ, chất xơ sẽ hạn chế mọn mọc quanh khu vực này.
6. Cằm
Thông thường, các về đề liên quan tới hoóc-môn, phụ khoa, thận, thậm chí là cả kem đánh răng và chống cằm thường xuyên cũng là những nguyên nhân gây nên mụn mọc tại cằm. Lời khuyên không thể thiếu vẫn là uống nhiều nước, ăn nhiều thực phẩm chứa Omega-3 để cân bằng hóc-môn.
7. Tai
Đa số trường hợp mụn mọc ở tai là do thận yếu. Bởi vì, nếu thận hoạt động không được hiệu quả và hấp thụ đủ chất dinh dưỡng và nước, những nốt mụn to và "cứng đầu" sẽ xuất hiện hai bên tai. 

Để tránh tình huống khó chịu này, chỉ cần bản thân chăm chỉ uống nước và tránh việc dùng quá nhiều muối hay caffein.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét