Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Bảy, 28 tháng 2, 2015

Trẻ mọc răng phải làm sao?

Rất nhiều cha mẹ tỏ ra quá lo lắng khi thấy con mình có biểu hiện sốt, quấy khóc... Tuy nhiên có rất nhiều lý do khiến trẻ có biểu hiện đó

Hãy quan sát những biểu hiện dưới đây để phát hiện xem có phải bé đang mọc răng hay không.
Mốc giai đoạn trẻ mọc răng
Trẻ từ 6 tháng tuổi đã bắt đầu mọc răng sữa. Chiếc đầu tiên là răng cửa giữa, hàm dưới. Thời kỳ mọc răng sữa của bé bắt đầu trong khoảng từ 5 - 8 tháng tuổi. Không có mốc chuẩn cụ thể nào qui định cho thời gian mọc răng sữa của trẻ, một số trẻ mọc sớm lúc 3 - 4 tháng tuổi, có trẻ mọc răng lúc 6 - 7 tháng tuổi và một số trẻ có thể muộn hơn.
Việc mọc răng nhanh hay chậm vài tháng là điều hoàn toàn bình thường. Thậm chí, có trẻ sinh ra đã có sẵn 1 hoặc 2 chiếc răng rồi gọi là "răng sơ sinh". Giới hạn của tuổi mọc răng đầu tiên là từ lúc sinh tới 1 tuổi. Răng đầu tiên trung bình mọc vào 6 - 8 tháng tuổi. Hai răng cửa hàm dưới sẽ mọc đầu tiên, sau đó các răng khác sẽ tuần tự mọc.
Bộ răng sữa của trẻ gồm có tất cả 20 răng, 10 ở hàm trên và 10 ở hàm dướiBộ răng sữa của trẻ gồm có tất cả 20 răng, 10 ở hàm trên và 10 ở hàm dưới
Những dấu hiệu và biểu hiện trẻ đang mọc răng
Khi mọc răng, trẻ thường có một số "rối loạn" trong cơ thể, trẻ có thể mệt mỏi, quấy khóc, hay mè nheo, ít ngủ, dễ bị kích động khi mọc răng, như bứt rứt khó chịu trong người nên hay làm nũng cha mẹ.
Một số trẻ hay bị chảy nhiều nước miếng và thường gặm thứ gì đó trong miệng cũng là những biểu hiện thường thấy. Khi mọc răng trẻ dễ bị bệnh, bị rối loạn tiêu hóa. Vào thời kỳ này hoặc sớm hơn, trẻ thường bị sốt nhẹ và đôi khi kèm đi tiêu phân lỏng, dân gian thường gọi là "tướt mọc răng".
Trước khi răng nhú lên, nướu có thể bị sưng, viêm tấy đỏ, có khi bị loét. Nướu sưng đỏ làm trẻ luôn có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu tại chỗ răng nhú lên, trẻ thường cho ngón tay, đồ chơi hay bất kỳ đồ vật gì có trong tay vào miệng để cắn, những triệu chứng này thường xảy ra trước khi răng nhú lên 3 - 5 ngày.
Trước khi răng nhú lên, nướu có thể bị sưng, viêm tấy đỏ, có khi bị loétTrước khi răng nhú lên, nướu có thể bị sưng, viêm tấy đỏ, có khi bị loét
Những chăm sóc cần thiết khi trẻ mọc răng
Có thể làm dịu sự khó chịu cho trẻ tạm thời bằng cách cho một vật nhẹ, mềm để trẻ cắn lên (như vòng mọc răng, ngậm núm vú giả bằng cao su). Nếu cảm thấy trẻ bị đau dữ dội gây khó khăn cho việc ăn uống và sinh hoạt của trẻ, phụ huynh nên đưa trẻ đến khám và tư vấn bác sĩ chuyên khoa răng - hàm - mặt để được chữa trị tốt hơn.
Nếu trong thời gian mọc răng sữa, trẻ sốt cao 38,50C trở lên và đau nhiều, có thể dùng paracetamol để hạ sốt và giảm đau, liều lượng 10-15 mg/kg cân nặng, cứ 4 - 6h cho uống một lần. Không được để trẻ sốt quá cao. Nếu trẻ sốt nhẹ hơn thì không cần uống thuốc hạ sốt, chỉ cần lau ấm cho trẻ và cho uống thêm nước.
Trẻ mọc răng thường chảy nước miếng nhiều, thường đưa tay vô miệng cắn hoặc dùng lưỡi liếm vùng nướu phía trước. Cần chú ý giữ vệ sinh răng miệng cho trẻ thật tốt. Thường xuyên lau sạch nước miếng chảy quanh miệng trẻ bằng khăn mềm sạch, làm sạch nướu sau khi cho trẻ bú hoặc ăn. Dùng một miếng gạc hoặc vải mềm nhúng nước sạch quấn quanh ngón tay lau thật nhẹ nhàng. Nên cho trẻ uống nước lọc sau khi bú hoặc sau khi cho trẻ ăn.
Chú ý cho trẻ uống nhiều nước. Điều này đặc biệt quan trọng vì tiêu chảy nhiều khiến trẻ dễ mất nước. Nên cho trẻ ăn các thức ăn lỏng, mềm để trẻ ăn uống dễ dàng hơn, thức ăn quá nóng hay quá lạnh đều không có lợi cho sự phát triển của răng trẻ. Ngoài ra cũng cần bổ sung thêm cho trẻ hàm lượng canxi trong thành phần các bữa ăn hàng ngày.
Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ trong giai đoạn mọc răng như thế nào?
Khi mọc răng, trẻ thường biếng ăn. Các bà mẹ cần chú ý đặc biệt đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ trong giai đoạn này. Một số thực phẩm như khoai tây nghiền, lòng đỏ trứng hay cháo ngũ cốc là những loại thức ăn rất tốt cho trẻ.
Khi trẻ ở giai đoạn bắt đầu ăn dặm cũng là lúc trẻ mọc những chiếc răng đầu tiên. Nếu giai đoạn này bé biếng ăn chỉ cần cho bú mẹ là đủ, có thể cho ăn cháo xay nhuyễn trộn lẫn sữa nếu mẹ thiếu sữa. Lúc mọc răng, trẻ thường hay ngứa lợi. 
Vì vậy, trẻ thường hay cho bất kỳ vật gì vào miệng để cắn. Mẹ nên cắt rau củ quả như cà rốt, củ đậu, bí xanh…thành hình khối khác nhau cho trẻ làm đồ chơi và nếu trẻ muốn cho vào miệng để cắn thì những đồ chơi này không ảnh hưởng đến răng của bé
Khi trẻ đã mọc răng hàm, mẹ không nên xay nhuyễn thức ăn mà dùng cách băm, thái nhỏ để bé tập nhai, nên thường xuyên thay đổi món ăn để răng trẻ quen với thức ăn mới.
Tập cho bé biết nhai là vô cùng quan trọng. Khi trẻ biết nhai trẻ sẽ ăn được nhiều loại thức ăn khác nhau, trẻ sẽ ít mắc chứng biếng ăn do chỉ ăn được 1 loại thức ăn xay nhuyễn, động tác nhai giúp trẻ tiết nước bọt nhiều hơn. 
Nước bọt chính là nem tiêu hóa chất bột đường, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Một điều quan trọng động tác nhai giúp phát triển cơ hàm của trẻ, sau này cung hàm không bị hẹp khi thay răng trẻ không bị răng mọc lệch.
Trẻ trên 1 tuổi nên cho uống nước bằng cốc, ăn sữa bằng cốc thìa, hạn chế bú bình sẽ tốt hơn cho sự phát triển của răng.
Khi mọc răng, trẻ thường biếng ănKhi mọc răng, trẻ thường biếng ăn
Những sai lầm hay gặp khi chăm sóc răng miệng cho trẻ
Nằm uống sữa: Trẻ đang thời kỳ mọc răng nên rất ngứa lợi, nên thói quen của trẻ là cái gì cũng đưa lên miệng. Nếu lúc này mẹ đưa cho bé 1 bình sữa và để bé nằm uống thì phản xạ của bé sẽ là ngậm chặt núm bình, sau đó để răng mình ngâm trong sữa rất lâu. Điều này sẽ khiến răng bị biến dạng và là 1 trong nguyên nhân làm hỏng nem răng. Hơn nữa điều này sẽ tạo nên điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở và gây sâu răng cho trẻ.
Mút đầu ngón tay: Trẻ có thói quen cho đầu ngón tay cái vào miệng và mút ngon lành. Nhiều mẹ không để ý điều này và coi điều đó là bình thường. Tuy nhiên, thói quen mút tay có thể sẽ khiến răng của bé phát triển không bình thường hoặc mọc không đều, không thẳng hàng.
Nhai một bên: Răng của trẻ khi còn nhỏ sẽ phát triển chưa hoàn thiện và rất dễ bị tổn thương. Nếu bé nhai 1 bên và duy trì thói quen này sẽ khiến bé bị lệch hàm, ảnh hưởng đến thẩm mĩ của khuôn mặt.
Không cho con ăn thức ăn cứng: Nhiều mẹ vì bảo vệ răng của con mình nên dù bé được 1 tuổi vẫn cố nghiền nát thức ăn và chỉ cho bé ăn thức ăn mềm mà thôi. Tuy nhiên, các nha sĩ cho rằng điều này không có lợi cho sự phát triển răng miệng ở trẻ nhỏ. Người lớn nên quan sát sự phát triển ở răng cửa trẻ và bổ sung thức ăn có độ cứng phù hợp để răng của bé thích nghi và phát triển toàn diện hơn.
Theo Song Ngư - Gia đình Việt Nam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét