Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Bảy, 28 tháng 6, 2014

Trước phẫu thuật, ăn thế nào?

Trong các bệnh ngoại khoa, dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng vì bệnh nhân ngoại khoa phải đủ sức vượt qua được phẫu thuật mất máu, dịch thể, sức lực trong phẫu thuật, thậm chí cả trước phẫu thuật. Do vậy, bệnh nhân phẫu thuật cần phải hết sức chú ý, lên kế hoạch và tuân thủ chế độ ăn uống khoa học để đủ sức lực chịu đựng cho ca mổ sắp tới.
Vai trò của dinh dưỡng trong ngoại khoa
Dinh dưỡng tốt làm tăng tỷ lệ thủ thuật có thể làm được, một số bệnh nhân suy kiệt nếu không dinh dưỡng tốt bệnh nhân sẽ không chịu được phẫu thuật.
Giảm bớt khó khăn cho thủ thuật: Ăn uống có thể làm giảm trướng hơi đối với bệnh nhân bị trướng hơi.
Giảm tỷ lệ tử vong của thủ thuật: Chế độ dinh dưỡng tốt trước và sau thủ thuật sẽ góp phần tăng sức chịu đựng của bệnh nhân cho cuộc mổ và hồi phục sức khoẻ bệnh nhân sau mổ.
Nguyên tắc dinh dưỡng
Dinh dưỡng trong các bệnh ngoại khoa có thể chia ra 3 thời kỳ: trước phẫu thuật, chuẩn bị phẫu thuật và sau phẫu thuật. (Thời kỳ sau phẫu thuật sẽ được giới thiệu trong bài tiếp theo).
Trước phẫu thuật, ăn thế nào?
 
Dinh dưỡng thời kỳ trước phẫu thuật: Thời kỳ này dài hay ngắn tuỳ thuộc vào tính chất bệnh cấp cứu hoặc không và phụ thuộc vào tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân. Nguyên tắc chung của chế độ dinh dưỡng thời kỳ này cần đảm bảo: Nhiều protein – đây là điểm quan trọng nhất vì bệnh ngoại khoa thường làm cho cơ thể mất nhiều protein do chảy máu, vết thương, do viêm, do bỏng nặng…; Nhiều năng lượng (nhu cầu năng lượng cần tăng thêm từ 10-50% và đôi khi phải tăng tới 100% so với bình thường); Nhiều glucid để ngoài cung cấp năng lượng, glucid còn làm cho gan tích trữ được nhiều glycogen và có tác dụng bảo vệ gan khỏi bị tổn thương do dùng thuốc mê. Duy trì chế độ dinh dưỡng cao ít nhất 1 tháng đối với bệnh nhân bị suy dinh dưỡng nặng, có khi phải duy trì hàng 6 tháng hoặc hơn như những trường hợp phải ghép gan.
Dinh dưỡng trong thời gian chuẩn bị phẫu thuật: Thời gian chuẩn bị phẫu thuật thường là một ngày một đêm (24 giờ). Thời gian này không cần phải nhịn ăn, tuy nhiên cần lưu ý như sau: ngày trước hôm phẫu thuật nên cho ăn nhẹ để không làm mệt bộ máy tiêu hoá, ăn thức ăn mềm, ít chất xơ; bữa chiều ăn ít hơn bữa trưa.
Chú ý: Sáng hôm phẫu thuật bệnh nhân phải nhịn ăn, chỉ cho bệnh nhân uống nước đường hoặc một ít nước lọc.
PGS. TS. Trần Minh Đạo

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét